Năm A

 
 

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm A
1V 19,9a.11-13a / Rm 9,1-5 / Mt 14,22-33
 

An Phong op : "Đừng Sợ, Người Yếu Ḷng Tin"

Như Hạ op : Sóng Gió

Fr. Jude Siciliano, op : Lắng nghe lời "th́ thầm" của Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy luôn tin tưởng và cầu nguyện

G. Nguyễn Cao Luật op : Hiển linh trên sóng biển

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Tin tưởng tuyệt đối

PX Trần Đức Tuân op : Xin tỏ cho chúng con thấy ḷng nhân hậu của Chúa

Đỗ Lực op : Biển Đời Dậy Sóng

Fr. Jude Siciliano, op : Đức Giêsu vẫn hiện diện giữa cơn giông tố

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy can đảm lên, Chúa luôn ở cùng chúng ta

 


An Phong op

Ngài nói với chúng ta : "Đừng Sợ, Người Yếu Ḷng Tin"
Mt 14,22-33

Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố : khi Đức Giêsu đang cầu nguyện trên núi, th́ các môn đệ của Ngài phải lao đao trên biển Galilê. V́ sóng biển vùi dập, các ông sợ hăi và Đức Giêsu xuất hiện đúng lúc, kịp thời, với một lời trấn an : Đừng sợ". Nhưng các môn đệ vẫn chưa yên tâm. Các ông đ̣i những dấu lạ. Và cuối cùng, Chúa nói : người yếu ḷng tin, sao c̣n nghi ngờ.

Chúng ta thường có ngàn lẻ một mối lo, và thậm chí mối sợ nữa. Chúng ta sợ thiên tai, sợ hỏa hoạn, sợ mất nhà cửa. Chúng ta sợ người khác làm hại, bôi nhọ, nói xấu sai sự thật; chúng ta sợ quá khứ, sợ tương lai… chúng ta sợ nhiều thứ, sợ… và sợ.

Chúng ta sợ bởi v́ mối lo lớn nhất của con người hôm nay là không kiểm soát được tiến bộ sẽ đưa con người đến đâu. Tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến bộ trong cách sống, cách suy nghĩ… đều là những điều tốt, những điều đáng trân trọng. Nhưng trong đó, c̣n có một mối lo, một sự sợ hăi.

Đức Giêsu nói với chúng ta : Đừng sợ ! hỡi người yếu tin.

Ngài muốn nói rằng : Hăy tin vào Ngài, đừng sợ !

Ngài muốn nói rằng : Thiên Chúa chăm sóc con người;

hăy tin, đừng sợ !

Ngài muốn nói rằng : Thiên Chúa là chủ lịch sử,

chủ của mọi loài trên trời dưới đất, đừng sợ !

Như thế, để tránh sợ hăi, chúng ta cần một ḷng tin tinh ṛng, chân thành và đơn sơ nơi Thiên Chúa.

Có lẽ chúng ta là nhân vật "con người" trong câu chuyện tạo sau đây : Con người đang lênh đênh trên biển cả, sóng to gió lớn. Hắn chợt nghĩ rằng : Có Chúa. Hắn chợt cầu xin Chúa cứu giúp cho tai qua nạn khỏi. Canh tư đêm tối, Chúa hiện đến, đi trên mặt biển. Ngài trấn an : Đừng sợ, hăy an tâm. Con người muốn "kiểm tra Chúa"; hắn nói : Thưa Ngài, nếu là Ngài, xin truyền cho tôi đi trên mặt nước mà đến với Ngài". Chúa nói : "Anh cứ đi". Hắn vội vă choàng lấy cái áo phao và bước xuống mặt biển. Cuối cùng, hắn cũng đến được nơi Chúa đứng. Chúa mỉm cười : "Này người yếu tin, sao c̣n mang áo phao làm ǵ" ?

C̣n bạn, bạn nghĩ sao ?

Lạy Chúa Kitô,

Chúa thổi Thánh Thần Chúa trên chúng con

như một làn gió mát nhẹ,

và Chúa phán : "Chúc các con được b́nh an"…

Nhưng Chúa biết rằng,

đôi khi chúng con lúng túng, hốt hoảng.

Xin giúp chúng con,

những lúc ấy, biết đợi chờ trong thinh lặng

để chiếu tỏa ra một tia sáng hy vọng giữa loài người.

Robert Schutz


Như Hạ op

SÓNG GIÓ
Mt 14,22-33

Giữa những sóng gió cuộc đời, đâu là con đường đến với Chúa ? Con đường đó phải được khai thông, mọi vấn đề mới có thể giải quyết. Hi vọng truyện thánh Phêrô đi trên biển hôm nay sẽ mạc khải con đường ấy.

THỰC TẾ KHẮC NGHIỆT

Mở đầu và kết thúc câu truyện hôm nay là một cảnh yên tĩnh đầy ư nghĩa. Làm sao thấy hết được tâm hồn Đức Giêsu b́nh an tới mức nào khi "Người lên núi riêng một mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một ḿnh" (Mt 14:23) ? Thật là một cảnh thanh tĩnh tuyệt đối. Bầu khí thanh tĩnh không dẫn đến hư vô, nhưng tới sự hiện hữu vô cùng phong phú với Thiên Chúa.

Kết thúc câu truyện là cảnh thanh tĩnh v́ "gió lặng" (Mt 14:32) sau khi "chiếc thuyền bị sóng đánh v́ ngược gió" (Mt 14:24). Cảnh thanh tĩnh tràn ngập sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Người đă trấn an các ông : "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !" (Mt 14:27) Sự thanh tĩnh này đă dẫn các môn đế đến niềm tin lớn lao : "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !" (Mt 14:33) Nhưng niềm tin đó đă phải trả một giá rất mắc. Chút xíu nữa Phêrô mất mạng. Thật vậy, sau khi "từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước" (Mt 14:29), "thấy gió thổi th́ ông đâm sợ, và bắt đầu ch́m" (Mt 14:30). Tức khắc, "Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông" (Mt 14:21) mà đưa vào thuyền. Bằng hành động cụ thể Người đă trả lại sự b́nh an cho ông và các môn đệ.

Chỉ trong thanh tĩnh, môn đệ mới nhận ra bản chất con người Đức Giêsu. Thực vậy, chính ngôn sứ Êlia chứng nghiệm : "Đức Chúa không ở trong cơn gió băo. Đức Chúa không ở trong trận động đất. Đức Chúa cũng không ở trong lửa" (1 V 19:11.12). Nhưng sự b́nh an đó chỉ đến với những ai thực sự tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa. Xa Chúa, đời chỉ c̣n là băo tố. Kinh hoàng và sợ hăi sẽ bao trùm cả cuộc đời. Nhờ hiện diện, Thiên Chúa sẽ đem tất cả quyền năng để cứu những ai kêu đến Người. Không phải đức tin có thể cứu được con người. Nhưng khi sống với đức tin, con người thiết lập một tương quan với Thiên Chúa. Nói khác, đức tin là một mời gọi Thiên Chúa đến hiện diện với con người. Tự bản chất, đức tin không phải là một sức mạnh. Nhưng Thiên Chúa chỉ hành động nơi những ai có niềm tin mà thôi. Đó chính là một kinh nghiệm các môn đệ đă đạt được sau cơn băo tố trên biển cả

Chính v́ không có niềm tin nơi Đức Giêsu, người Do thái đă làm cho thánh Phaolô "rất đỗi ưu phiền, và đau khổ không ngơi" (Rm 9:2). Đáng lẽ Đức Giêsu phải hiện diện với đồng bào của Người sâu xa và mănh liệt hơn bất cứ đâu. V́ "chính Đức Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một ṇi giống với họ"(Rm 9:5). Thấy cảnh đồng bào không quan tâm ǵ tới ơn cứu độ của Đức Giêsu, thánh Phaolô đă phải đau đớn thốt lên : "Giả như v́ anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa ĺa Đức Kitô, th́ tôi cũng cam ḷng" (Rm 9:3). Như thế mới thấy t́nh yêu thánh nhân dành cho dân tộc sâu xa biết chừng nào. Ông không thể chịu nổi cảnh dân tộc xa ĺa Đức Kitô. Không có một dân tộc nào được vinh dự lớn lao như Do thái. Họ có đủ điều kiện gần gũi hơn bất cứ ai. Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa, là vinh quang Đức Chúa Cha, đă đến thực hiện tất cả những điều đă viết trong lề luật và ngôn sứ. Vậy mà chính người chối bỏ Đức Giêsu lại là dân tộc "đă được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lệ luật, một nền phụng tự và các lời hứa" (Rm 9:4). Thật là chua xót !!!

Không những xa ĺa Đức Giêsu, họ c̣n trở thành những cuộn sóng giận dữ trong ḷng "biển cả đây là một chướng ngại tách ĺa các môn đệ khỏi Đức Giêsu, tượng trưng cho hiện diện của Thiên Chúa" (NIB vol. VIII:327). Tuy thế, người tín hữu luôn tin tưởng chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về Đức Kitô. V́ "chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới bước đi trên biển cả" (G 9:8; 38:16; Tv 77:19; Is ew16; 51:9-10; Kb 3:5) (NIB vol. VIII:327). Nếu Đức Giêsu có cho ông Phêrô "đi trên mặt nước" (Mt 14:29) v́ muốn chia sẻ quyền bính với ông mà thôi. Cũng chính Đức Giêsu đă cứu ông dậy khỏi cơn phẫn nộ của trùng dương ngạo nghễ và biến ông thành hoa tiêu đem con thuyền ra khỏi cơn băo tố. Nhưng muốn vượt qua cơn hiểm nghèo, tới bến b́nh an, con thuyền Giáo Hội phải luôn có Chúa hiện diện. Thật vậy "Thiên Chúa ở với chúng ta trong thuyền, thực sự hiện diện trong cộng đoàn đức tin khi làm cho con thuyền Giáo Hội vượt qua cơn băo tố" (NIB vol. VIII:330).

GIÁO HỘI HÔM NAY

Dưới quyền điều khiển của hoa tiêu Gioan Phaolô II, con thuyền Giáo Hội hôm nay đang lao đi giữa biển cả mênh mông. Không phải lúc nào cũng êm đềm. Có những lúc sóng gió nổi lên dữ dội. Thế nhưng, con thuyền lúc nào cũng đầy ắp sự hiện diện của Đức Giêsu. Bởi thế Giáo Hội đă thực hiện được những bước tiến ngoạn mục trong thế giới hôm nay. Ví dụ cuộc thăm viếng Mỹ Châu tuần qua đă kết thúc ở Mexico. Khắp đường phố Mexico, 12 triệu người ùa ra đón chào Đức Giáo Hoàng. Nhiều người đă khóc v́ vui sướng khi nh́n thấy người. Đó không phải dịp để biểu dương quyền lực cá nhân, nhưng là sự hiện hữu của chính quyền bính Giáo Hoàng, và của Giáo Hội nữa, bất chấp những khó khăn hay gương mù.

Nhân dịp phong chân phước cho Juan Bautista and Jacinto de los Angeles, ĐGH nói : "Trước dung nhan dịu hiền của Đức Mẹ Guadalupe, Đấng hằng hỗ trợ đức tin con dân Mexico, chúng ta hăy canh tân lời thề Phúc âm hóa, đức tính trổi vượt của hai chân phước. Chúng ta hăy làm cho các cộng đoàn Kitô hữu chia sẻ công tác này, để họ có thể nhiệt thành loan báo niềm tin và truyền lại toàn vẹn niềm tin ấy cho thế hệ tương lai. Phúc âm hóa bằng cách làm kiên cường những giao ước hiệp thông huynh đệ và làm chứng cho niềm tin nhờ một cuộc sống gương mẫu trong gia đ́nh, nơi làm việc và những tương quan xă hội ! Hăy t́m Vương Quốc Thiên Chúa và sự công chính Người ngay tại miền đất này qua sự liên đới huynh đệ với những người cùng khốn nhất và những người ngoài lề xă hội (xc Mt 25:34-35) ! Hăy là những nhà xây dựng niềm hi vọng cho toàn thể xă hội" (Zenit 01/08/02). Chính nhờ sự hi sinh lớn lao của hai vị chân phước, cả tu viện Đa Minh đă thoát chết. Các ngài rất can đảm khi vượt qua những sóng gió kinh hoàng nhất để "đến với Đức Giêsu" (Mt 14:29) "là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự" (Rm 9:5). Sau những trận tra tấn dă man, các ngài vẫn cương quyết giữ vững đức tin, mặc cho bao lời dụ dỗ của những người thổ dân nổi loạn.
Xét về mặt xă hội, hai vị chân phước Juan và Jacinto đều là những chưởng ấn. "Các ngài đă khuyến khích các dân tộc bản xứ hôm nay biết quí trọng văn hóa và ngôn ngữ của ḿnh, và nhất là phẩm giá làm con Thiên Chúa. Phẩm giá này phải được người khác tôn trọng trong hoàn cảnh đất nước Mexico, do nhiều dân tộc thuộc các nguồn gốc khác nhau nhưng cùng muốn xây dựng thành một gia đ́nh sống trong công lư và t́nh liên đới" (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 01/08/02). Đàng khác, hai vị đều là những người chồng và người cha trong gia đ́nh, và được đồng bào thời đó nh́n nhận là những người có phẩm cách cao quí. Điều đó nhắc nhở các gia đ́nh Mexico hôm nay về ơn gọi cao cả, giá trị của sự trung tín và t́nh yêu, và ḷng quảng đại chấp nhận sự sống" (Zenit 01/08/02). Trước cảnh những gia đ́nh bị vùi dập dưới những cơn sóng gió trần gian, hai vị đă trở thành điểm sáng hướng dẫn các gia trưởng lèo lái gia đ́nh thấy rơ con đường "đến với Đức Giêsu" (Mt 14:29), Đấng cứu độ duy nhất của toàn thể nhân loại.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Lắng nghe lời "th́ thầm" của Thiên Chúa
Mt 14,22-33

Thưa quư vị.

Nếu được phép, hẳn tiên tri Êlia đă chọn được gặp gở Thiên Chúa trong băo táp, động đất hoặc lửa cháy, bởi ông và các người đồng thời thường được nh́n xem Thiên Chúa tỏ hiện như vậy. Ngày nay trong kỹ nghệ điện ảnh người ta cũng dùng máy vi tính để tạo dựng quang cảnh tương tự. Thí dụ, hai nhà sản xuất nổi tiếng Steve Spielberg và George Lucas. Trong hoàn cảnh hiện tại, tiên tri Êlia đang cần đến một sự hiện diện mạnh mẽ của Thiên Chúa, để bảo vệ và khích lệ ông can đảm đối mặt với kẻ thù. Sau cuộc đọ sức trên núi Các-men ông hết sức lo sợ cho tính mạng. Thực ra Thiên Chúa đang mắc nợ ông một "sô" (Show) biểu dương sức mạnh v́ lẽ chính Ngài đă dun dủi ông vào cuộc hành động chống lại nhà vua và hoàng hậu Ideven.

Cứ như cốt truyện trong Cựu ước th́ Thiên Chúa đă kêu gọi tiên tri Êlia và ông đă đáp lời, nhưng lại phải đối đầu với vua A-kháp và vợ vua, hoàng hậu Ideven, một phụ nữ ngoại giáo, cuồng tín. Bà này đă thuyết phục nhà vua và toàn thể dân Israel quỳ lạy Ba-an, thần ngoại giáo, chủ quản của sự phong phú, mắn đẻ và màu mỡ. Chỉ c̣n duy nhất có tiên tri Êlia thờ phượng Thiên Chúa. Ông thách thức các tư tế Ba-an là 450 người minh chứng xem Ba-an hay Thiên Chúa là thượng đế hùng mạnh và chân thật, đáng mọi người tôn kính. Một hy lễ hiến tế chiều hôm được tổ chức trên núi Các-men. Thần Ba-an bất lực không tỏ hiện được quyền năng của ḿnh. Trái lại, Đức Chúa của Êlia đă khiến lửa bởi trời thiêu đốt hiến lễ của ông. Như vậy Thiên Chúa của Êlia là thượng đế thật, chủ tể muôn loài muôn vật. Êlia đă thắng cuộc, Thiên Chúa được vinh quang. 450 tư tế Ba-an bị tiên tri giết sạch. Bà hoàng hậu Ideven nổi giận. Cuộc chiến thắng của Êlia trở thành nỗi bất hạnh cho ông. Ông phải chạy trốn để giữ lấy mạng sống. Xúc phạm đến kẻ quyền thế không phải là chuyện an toàn. Bài đọc 1 hôm nay tiếp tục câu truyện tiên tri ẩn ḿnh trong một hốc đá ở núi Kho-rép, mệt mỏi và đói lả, ông xin cho được chết. Thiên Chúa đă hiện ra đàm đạo với ông trong cơn gió hiu hiu, chứ không phải trong lửa, động đất hay băo táp.

Ư nghĩa của sự kiện này là thế nào ? Xin tập trung suy nghĩ rồi áp dụng vào cuộc sống mỗi người. Lúc thuận buồn xuôi gió, đức tin không bị thử thách, chúng ta nh́n mọi sự, mọi người với con mắt đầy lạc quan và nghĩ rằng Đức Chúa Trời luôn hằng săn sóc các tôi tớ của Ngài, không bỏ rơi một ai. Thiên hạ đầy màu hồng. Nhưng khi sóng gió đến, t́nh thế đổi ngược hoàn toàn. Chúng ta lẩm bẩm kêu trách trời đất và ḷng đầy thất vọng. Êlia khởi sự mọi việc thật tốt đẹp. Phêrô cũng vậy, khi ông bước ra khỏi thuyền, mắt nh́n thẳng vào Chúa Giêsu. Ông đi dễ dàng trên sóng nước. Nhưng khi nổi gió, băo táp ập đến, ông nh́n quanh sợ hăi kêu lớn : "Lạy Thầy, xin cứu con". Thật khó cho ông khi phải đối mặt với nghịch cảnh. Êlia cũng trong t́nh trạng đó, bị săn đuổi trong sa mạc, ông kiệt lực chán nản, xin cho ḿnh được chết. Đó là tâm lư loài người : Thất nghiệp, hôn nhân tan vỡ, chồng chết, con cái c̣n nhỏ, thân nhân bị bệnh tật, ung thư, Aids, tai họa vô cớ và trăm ngàn thử thách khác cũng khiến ḷng dạ chúng ta bồn chồn không yên. Chúng ta khắc khoải t́m hang để trốn vào đó như Êlia.

Một loại đấu tranh khác không kém phần cam go, đó là khi chúng ta bênh vực cho sự thật và lẽ phải, t́nh thương và đạo đức, nhân ái và khoan dung. Trường hợp của thánh nữ Jeanne d'Arc (1412-1431) là điển h́nh. Mặc dầu mọi người lương thiện đều rơ cô thiếu nữ nông thôn chất phác 19 tuổi này rất đạo đức, đơn sơ, khiết tịnh và can đảm. Nhưng người ta lập ṭa án xử tội cô bùa ngải và rối đạo, rồi hô lớn : thiêu sống (30-5-1431 ở Rouen). Tệ hại hơn nữa ṭa án này nhân danh Thiên Chúa gồm hồng y Pierre Couchon giáo chủ địa phận Bauvais, 6 giám mục và hơn 30 nhà thông thái, linh mục, chuyên viên thần học. Chuyện xảy ra đă gần 600 năm nhưng vẫn mang tính thời sự cao, bởi ngày nay không hiếm trường hợp tương tự : Chiến tranh tôn giáo, công bằng xă hội, kỳ thị chủng tộc, màu da, áp bức, nghèo đói, quyền trẻ em, phụ nữ,… và ngay cả trong gia đ́nh, hàng xóm và Giáo Hội chúng ta. Đôi khi cuộc đấu tranh quá trầy da tróc vẩy đến độ chúng ta cảm thấy như thuyền ch́m không thể đứng vững được nữa. Chúng ta phải kêu lên, xin Chúa trợ giúp hoặc thất vọng ê chề : Phải chăng chúng ta đang thi hành công việc của Thiên Chúa ? Phải chăng Ngài c̣n bênh đỡ chúng ta ? Phải chăng sự thật và lẽ phải c̣n ngự trị trên thế gian ? Chúa về phe với những ai vậy ? và tiếng kêu của Phêrô : "Lạy Chúa xin cứu chúng con" nghe sao mà hợp lư !

Như thế chúng ta có thể thông cảm với tiên tri Êlia khi ông muốn Thiên Chúa tỏ hiện sự có mặt của Ngài rơ nét hơn ngọn gió hiu hiu, và sự quan tâm cụ thể hơn cuộc đàm đạo nhẹ nhàng. Chúng ta muốn động đất, tai họa, băo táp, lửa cháy để thiêu đốt tính ù ĺ của hoàn cảnh và lật ngược mọi thế lực ma quái để có được sự đổi thay ư nghĩa. Thực tế th́ không được như vậy. Chúng ta chỉ được phép tiếp xúc với một Thiên Chúa của Êlia, Đấng không thể bị vận dụng theo ư muốn loài người. Đấng làm chủ chứ không phải là tôi tớ, Đấng chịu trách nhiệm vũ trụ, chứ không phải cư dân trên đó. Cho nên khôn ngoan hơn cả là chúng ta bắt chước vị tiên tri : "ẩn mặt" đi trước tôn nhan chí thánh của Thượng đế và lắng nghe Ngài phán bảo. Chúng ta cũng phải khước từ mọi thứ thần giả tạo Ba-an. Các loại thần có thể dùng quà cáp hối lộ hoặc lời cầu hùng biện để tranh thủ đặc ân. Những thần thánh đó đời đời chẳng thể làm nên tṛ trống ǵ. Hăy trở lại thờ phượng Thiên Chúa chân thật của Êlia.

Ngài không đến trong gió băo, lửa cháy hay động đất để quở trách vị tiên tri v́ đă thất bại trong vai tṛ của ông. Thay v́ thế, Ngài đến trong ngọn gió hiu hiu để an ủi và khích lệ tôi tớ của Ngài đang kiệt sức, mệt mỏi và chán nản. Chúng ta phải để hết tâm trí lắng nghe vị thần này, đôi khi rất khó nhận ra, nhưng thực sự Ngài luôn luôn có mặt, đầu tư và hy vọng vào chúng ta rất nhiều. Cuộc đấu tranh v́ lẽ phải, v́ sự thật không hề thiếu trợ giúp, không hề gặp thất bại. Hai mươi năm, ba mươi năm, một thế kỷ, có khi suốt cả đời người nhưng cuối cùng sẽ chiến thắng vẻ vang. Thế lực đền thờ Do Thái ngày xưa ngang nhiên đóng đanh "Sự Thật" vào thập giá, vậy mà ba ngày sau, "Sự thật" đă trỗi dậy vinh quang.

Với số phận con người, vị Thiên Chúa này luôn nói lời th́ thầm và có khả năng đón nhận những lời khẩn cầu của họ, trong nước mắt, tiếng thở dài hay lời than van thất vọng. Ngài luôn là bạn đồng hành trung tín nhất, bất cứ khi nào họ rơi vào cơn lốc xoáy của cuộc đời. Đôi khi chỉ sau những khó khăn như vậy, nh́n lại các biến cố vui buồn, chúng ta mới nhận ra bàn tay Đức Chúa Trời luôn nâng đỡ ḿnh. Vậy là dù qua những âm thanh th́ thầm khó nhận ra Thiên Chúa toàn năng luôn trung kiên và mạnh mẽ ủng hộ các kẻ thành tâm thiện chí luôn măi. Chúng ta ưa chuộng dao to búa lớn, sấm vang, sét dội. Ngược lại, Thiên Chúa dịu dàng êm ái, nhưng không có nghĩa là nhu nhược hay vắng mặt trên thế gian.

Đây là bài học vô cùng quư giá cho chúng ta, sống trong thế giới tân thời, chung quanh bao bọc bởi hết mọi loại âm thanh ồn ào. Chẳng sao thoát khỏi chúng. Dầu ẩn dật rừng sâu, núi non hiểm trở, bốn bề tuyết phủ, nhưng vẫn bị tiếng động xé trời của các cơ giới trược tuyết quấy rầy. Dầu là mùa Xuân êm ả, suối reo róc rách, chim hót líu lo, nhưng vẫn có tiếng gầm thét gần như vĩnh cửu của tàu kéo ski, thuyền bơi cao tốc, máy bay thể thao phá nát không gian yên tĩnh, trong lành. Chẳng có vệ sinh chút nào, chẳng có điều kiện lư tưởng để lắng nghe lời "th́ thầm" của thiên nhiên và của Thiên Chúa. Phương cách duy nhất là học cùng Êlia, cầu nguyện liên lỉ, lắng nghe lời Chúa dạy bảo trong gió hiu hiu của những giây phút nghỉ ngơi khỏi công việc bận rộn hàng ngày ! Chúng ta phải tập yên lặng để có khả năng tiếp nhận các tần số thiêng liêng Thiên Chúa gởi cho các tôi tớ mệt nhọc của Ngài từng giây từng phút ngơ hầu có thể dơi theo con đường Ngài đă chỉ vẽ.

Phải chăng các nghi lễ phụng vụ là những giây phút mà tiên tri Êlia đă từng kinh nghiệm ? Chẳng có hy vọng trốn thoát thế gian và đi ẩn dật như vị tiên tri, nhưng chúng ta có thể t́m thấy thánh lễ, các cơ hội cấm pḥng, các bí tích là những điểm dừng để hồi tâm dưởng tánh. Lúc ấy chúng ta mường tượng ḿnh đang ở trong hốc đá đón chờ gặp gở Thiên Chúa. Ở đó chúng ta tụ họp cùng các tín hữu khác để có giây phút nâng tâm hồn lên cùng Chúa, quy hướng các khát vọng về Ngài, lắng nghe Ngài có điều chi ích lợi nói với chúng ta. Mỗi tuần trong khi nghe các bài đọc sách thánh, chúng ta gẫm ra được Thiên Chúa đang có điều ǵ "th́ thầm" với ḿnh, và hạ quyết tâm sống thánh thiện, am hợp với lời chân lư của Ngài hơn. Đức tin bảo đảm rằng : Thiên Chúa luôn hằng lắng nghe tiếng kêu cùng khốn của dân Ngài, không hề giả điếc làm ngơ trước những lời cầu khẩn. Điều duy nhất phải làm là biết tin thật Ngài sẽ thực hiện những điều tốt lành nhất trong đời sống mỗi người.

Sau đó, chúng ta tiến lên bàn thánh, dự tiệc thiêng liêng, rao truyền các kỳ công của Đức Chúa Trời, tiếp nhận Bánh thánh nuôi dưởng linh hồn trên đường trần gian. Phải chăng trong bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu đă đến với chúng ta như đến với thuyền ông Phêrô giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời ? Ngài cũng làm cho con thuyền của chúng ta vững chèo, xuôi lái qua những lênh đênh biển đời ? Sau thánh lễ, rồi cũng phải trở lại với công việc hàng ngày, với những thách đố của chức vị làm môn đệ Chúa, chúng ta tràn đầy ḷng biết ơn Ngài đă đoái nghe tiếng th́ thầm sâu thẳm nhất của linh hồn ḿnh và đă ban cho chúng ta lương thực cần thiết nhất. Như một bà mẹ luôn trấn an đứa con nhỏ đang sợ hăi bóng tối, Thiên Chúa luôn "th́ thầm" với mọi linh hồn qua biển đời trần gian. Amen.


Fr. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Hăy luôn tin tưởng và cầu nguyện
Mt 14: 22-33

Anh chị em thân mến,

Tại sao ngôn sứ Ê-li-a lại vào hang trốn ? Sách Các Vua 1 nói là ông tìm chỗ ẩn, không phải do thời tiết xấu. Nhưng để thoát thân vì Vua A-kháp đă kể cho Hoàng hậu I-de-ven là ông đă giết 450 ngôn sứ của thần Ba-an ra sao nên bà tức giận. Và nhờ có một thiên thần dẫn đường cho Ê-li-a đi đến vùng Sinai là núi Khô-rếp, nơi Môisê đă gặp được Thiên Chúa.

Thiên Chúa hỏi Ê-li-a "Ngươi có việc gì ở đây, hỡi Ê-li-a ?'" ông than phiền với Chúa "Ḷng nhiệt thành đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các đạo binh nung nấu con, v́ con cái Ít-ra-en đă bỏ giao ước với Ngài, phá huỷ bàn thờ, dùng gươm sát hại các ngôn sứ của Ngài. Chỉ c̣n sót lại một ḿnh con mà họ đang lùng bắt để lấy mạng sống con." (19:10). Vậy việc Ngôn sứ Ê-li-a trốn trong hang rỏ ràng là do ông lo sợ cho mạng sống của bản thân, và Thiên Chúa hình như không cứu giúp nên ông chạy trốn. Ai có thể khiển trách ông được? Không một lời xin lổi hay an ủi, Thiên Chúa bảo với Ê-li-a là: "Hăy ra ngoài và đứng trên núi trước mặt ĐỨC CHÚA. Ḱa ĐỨC CHÚA đang đi qua.

Trong những lúc khó khăn hoặc chán nản các bạn có nghĩ là Chúa đáng lý ra phải đến giúp các bạn bằng cách tỏ lộ sức mạnh uy quyền đầy dũng lực chứ? Cũng như Ê-li-a trông thấy dấu hiệu đầu tiên là gió mạnh ù ù thổi trên núi làm đá rơi, hay động đất và lửa cháy mạnh. Khi mạng sống của ông bi đe dọa, thì Ngôn sứ Ê-li-a hình như chĩ nghe "tiếng gió hiu hiu.". Còn tôi, thì tôi nghĩ có lý do để lớn tiếng than trách Chúa: "Chúa ơi, Ngài ở đâu khi chúng con cần đến Ngài?"

Thiên Chúa ở đâu khi thế giới than van vì đau khổ ? Thiên Chúa ở đâu trong khi Giáo Hội gặp nhiều tai tiếng ? Thiên Chúa ở đâu khi các lảnh tụ chính trị cắt tiền trợ giúp trẻ em nghèo khó ? Thiên Chúa ở đâu khi chiến tranh cứ tiếp tục măi vậy ? Thiên Chúa ở đâu khi dân thường bị đánh bom do khủng bố, hoặc vì lạc đạn do binh biến ? Thiên Chúa của hòa bình ở đâu trong cuộc tranh chấp kéo dài ở thánh địa ? Vì vậy mà tôi cũng thông cảm với Ngôn sứ Ê-li-a về việc ông trốn trong hang vì ông đă đi trong sa mạc một ngày đường, và ngồi dưới cây kim tước ông mong được chết và than rằng: "Lạy ĐỨC CHÚA, đủ rồi ! Bây giờ xin Chúa lấy mạng sống con đi, v́ con chẳng hơn ǵ cha ông của con." (19:4). Trong cuộc đời chúng ta, có những lúc, chúng ta chĩ mong nghe lời thì thầm của Thiên Chúa thôi.

Sau khi Thiên Chúa đi ngang qua Ê-li-a, Thiên Chúa lại hỏi: "Ngươi có việc gì ở đây, Ê-li-a ?" (19:13b) Ngôn sứ lại đem lời than phiền với Chúa về việc bất trung của dân Chúa và họ chém giết các tiên tri khác. Chừng đó củng đủ để Thiên Chúa cho Ngôn sứ thân yêu của Chúa nghĩ việc và cho đi đâu tùy ý. Nhưng Thiên Chúa lại có dự định khác và Chúa lại gọi Ê-li-a làm việc như trước.

Ông Môisê lên núi Sinai và được thấy sự hiện diện của Thiên Chúa, nào gió băo, động đất và lửa (Sách Xuất hành: 19:18). Những dấu đó báo hiệu sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng không là sự hiện diện cụ thể, nhưng chĩ qua hình bóng:"Tiếng gió hiu hiu" mà thôi. Không ai trông thấy Thiên Chúa cả, mặc dù Ngài vẫn hiện diện trong chúng ta. Ngôn sứ phải kêu gọi dân Chúa trở về với Ngài và lời Giao ước. Họ phải trở về với đức tin không dựa vào những dấu chĩ uy quyền, nhưng dựa vào sự liên hệ mật thiết của Thiên Chúa, và họ phải tin tưởng vào tình yêu của Ngài.

Cả hai ông Môisê và Ê-li-a hiện ra với Chúa Kitô trên một núi khác, vào lúc Chúa Giêsu tỏ mình sáng láng. Khi dân chúng đòi hỏi Chúa Kitô cho họ trông thấy dấu chĩ như gió băo, lửa và động đất, Chúa Giêsu không cho họ thấy những dấu đó. Trái lại Ngài mời dân chúng tin tưởng vào Ngài mặc dù không có dấu gì giúp họ ngay. Ngôn sứ Ê-li-a nhận lời Thiên Chúa. ông ta đứng dậy lên đường với tin tưởng vào sự giúp đỡ của Thiên Chúa, và chắc rằng Ngài sẽ không bỏ rơi ông. Trong lúc đi đường Ê-li-a vẩn cần phải lắng tai nghe tiếng Thiên Chúa thầm thì từ trong lòng, như những người có đức tin phải làm vậy.

Có khi nào chúng ta chạy trốn vào hang vì sợ hăi, vì thất bại, vì chán nản hay vì buông xuôi, chúng ta cho rằng chẳng còn ai giúp đỡ chúng ta trong việc tranh đấu chưa. Với đức tin mạnh mẽ chúng ta có thể thưa với Chúa rằng: "Con tin Chúa đang ở với con, ngay cả trong lúc thinh lặng". Sau khi Ê-li-a chạy trốn vua A-kháp và Hoàng Hậu I-de-ven, thì ông ta lại trở về đường cũ hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Khi Thiên Chúa không bỏ rơi Ê-li-a, thì Ê-li-a cũng không thể rời xa Thiên Chúa được.

Chúa nhật vừa qua chúng ta đă nghe việc Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều. Hăy tưởng tượng sự vui mừng của đám dân chúng đông đảo sau khi được ăn uống no nê. Những người đó có thể nghĩ là: "Đây chính là người có thể săn sóc chữa bệnh và cho chúng ta ăn uống đầy đủ." Đôi khi tôn giáo cũng được coi như vậy. Nếu tôi làm "mọi điều đúng", nếu tôi đứng bên phải Thiên Chúa bằng cách giử đạo đầy đủ, thì Thiên Chúa sẽ lo giúp giải quyết những khó khăn tôi sẽ gặp. Nhưng Chúa Giêsu không muốn các môn đệ Ngài nghĩ như vậy. Để môn đệ tránh xa đám quần chúng bát nháo, Ngài "bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia"

Các môn đệ làm như Chúa đă bảo, nhưng họ lại gặp cơn băo lớn. Các ông cảm thấy xa Chúa Giêsu, các ông cũng như chúng ta đôi khi cảm thấy là phải tự lo lấy mình, các ông bị "sóng bủa do ngược gió". Có phải đôi khi chúng ta cũng cảm thấy như vậy không ? Tôi tin rằng nếu chúng ta thử ngưng lại suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy từng cơn sóng gió chúng ta đă gặp phải trong đời sống của chúng ta. Những cơn sóng ngược mà chúng ta đă gặp hôm qua, và nếu không có hôm qua thi cũng ngày mai. Những cơn sóng ngược như: Khi mất người thân yêu vì chết chóc hay vì ly dị, cô đơn, có những lúc không hiểu gì về đời sống của mình hoặc về bạn bè, về gia đình, về Giáo hội hay về thế giới.

Chúng ta muốn đặt một câu hỏi mà những người trung kiên thường suy tư: Thiên Chúa ở đâu khi con cần giúp đỡ? Chúa Giêsu ở đâu khi cơn băo thổi đến ? Thánh Matthêu viết Chúa Giêsu đến với các môn đệ "vào khoảng canh tư". Tại sao Chúa lại để lâu vậy? Chúng ta không hiểu sự chậm trễ đó, nhất là chúng ta thấy các ông chống đỡ khá lâu.

Có lẽ Chúa Giêsu không phải là "người có thể sửa mọi sự". Có thể Chúa không chấm dứt cơn băo ngay, nhưng Ngài muốn giúp chúng ta cùng với Ngài để vượt qua con băo. Ngài khiển trách các môn đệ vì các ông không tin tưởng vào sự hiện diện của Ngài trong cơn sóng gió. Nhưng rồi các ông cũng vượt qua được.

Chúa Giêsu gọi các môn đệ xuống thuyền ra đi, để Ngài giải tán đám đông. Ngài đi riêng lên núi cầu nguyện. Hình như lời cầu nguyện là sức mạnh vượt qua cơn sóng gió. Trong những lúc khó khăn, trước khi định làm một việc gì quan trọng, trước và trong khi Ngài chịu đau khổ, ngay cả trước khi Ngài làm cơn sóng dữ tan đi Chúa Giêsu cầu nguyện; Và đây, trong lúc các môn đệ chống chỏi với cơn sóng dữ thì Chúa Giêsu cầu nguyện cho các ông.

Trong đời chúng ta đă có những cơn sóng dữ nào mà chúng ta vượt qua được nhờ dành thì giờ cầu nguyện chưa ? Đối với người khác họ có thể cho rằng chúng ta phí thì giờ cầu nguyện trong những lúc khẩn cấp. Những lời cầu nguyện tin tưởng vào Chúa Kitô không phải chĩ có vào lúc tĩnh tâm trên núi hoặc ở đâu đó, nhưng là lời cầu nguyện ngay trong lúc gặp cơn sóng gió. Những lời cầu nguyện ngắn ngủi diễn tả sự tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng nói thì thầm để an ủi chúng ta.

Trong giáo hội ngày nay chúng ta làm gì ? Chúng ta đang chống chọi với sóng gió trong những trường hợp rất khó khăn, đến cả các nhu cầu trong gia đình và cộng đòan. Khó có thể biến đổi trong im lắng, nhưng chúng ta không vượt biển một mình. Chúng ta trông nhìn vào Chúa Giêsu và những người cùng vượt khó như chúng ta. Chúa Giêsu sẽ đưa tay ra giúp chúng ta qua cộng đòan đức tin. Chúng ta họp nhau đây để nhắc nhớ rằng chúng ta có bạn bè, có đòan thể. Bạn bè chúng ta là những người cùng chia xẻ thánh thể với chúng ta ngày hôm nay. Đôi khi chúng ta là những người cần giúp đỡ, và họ là những người cho chúng ta bánh đời sống của họ để giúp chúng ta vượt qua cơn sóng gió. Có những lúc khác họ là những người cần chúng ta giúp đỡ, cần lời khuyến khích, thì chúng ta đưa tay ra đỡ họ. Thật ra chúng ta tất cả đang đồng hành trên cùng một chiếc thuyền đang vượt qua sóng to gió lớn, vì chúng ta là những người cùng chia sẻ bánh hằng sống trong mọi lúc.


G. Nguyễn Cao Luật op

Hiển linh trên sóng biển
Mt 14,22-33

Giải tán đám đông

Chúa nhật tuần trước, đám đông dân chúng được tham dự vào phép lạ hóa bánh ra nhiều trong khung cảnh êm đềm, yên tĩnh của sa mạc. Người ta cảm thấy thoải mái : họ ngồi quây quần bên Đức Giêsu, trên đám cỏ. Và người ta ước mong t́nh trạng này được kéo dài măi măi.

Chúa nhật hôm nay, khung cảnh thay đỗi hoàn toàn. Tuy vậy, bài Tin Mừng hôm nay tiếp liền sau đoạn văn Tin Mừng tuần trước.

Tuần trước, đám đông ngồi quanh Đức Giêsu, c̣n bây giờ họ giải tán. Thay v́ mặt trời và bầu không khí yên lặng của sa mạc là đêm đen và những luồng gió thỗi ào ào trên mặt biển. Đức Giêsu vẫn là trọng tâm của câu chuyện, nhưng Người không ở giữa đám đông, trái lại Người đang một ḿnh cầu nguyện trên núi. Và khi Người trở lại, tiến đi trên mặt nước, các môn đệ đă không nhận ra Người.

Điều khó hiểu trong câu chuyện này là tại sao Đức Giêsu lại bắt buộc các môn đệ phải lên thuyền sang bờ bên kia, c̣n Người th́ giải tán dân chúng rồi lên núi cầu nguyện ?

Thật ra, Đức Giêsu biết rơ t́nh cảm nông nỗi của đám đông dân chúng. Họ là những người thiếu suy nghĩ lại cứng ḷng tin. Và Đức Giêsu cũng biết rằng khi đám đông được chứng kiến một phép lạ lớn lao như thế, một phép lạ vượt hẳn điều đă xảy ra thời ông Mô-sê, họ sẽ bị khích động, sẽ chuyển từ thái độ cứng tin sang một trạng thái sôi nỗi. Họ sẽ tôn Người làm vua (Ga 6,15), nhưng không phải để cai trị cho bằng để tiếp tục thỏa măn những nhu cầu vật chất, trần tục của họ. Và như thế, cả đám đông lẫn các môn đệ sẽ hiểu sai về sứ mạng của Người, không nhận ra Người là Đấng Mê-si-a đến để giải thoát họ về phương diện thiêng liêng.

Chính v́ vậy, Đức Giêsu phải tách rời các môn đệ ra khỏi đám đông cuồng nhiệt, đồng thời giải tán cả đám đông, để rồi đêm nay, Người sẽ hiển linh cho họ khi đi trên nước và dẹp yên sóng biển. Lúc ấy các môn đệ sẽ hiểu Người là ai.

Đàng khác, trước khi bước vào một giai đoạn mới là huấn luyện các môn đệ, đặc biệt là người sẽ thay quyền Người là ông Phêrô, Đức Giêsu muốn khởi đầu bằng việc tiếp xúc thân mật với Chúa Cha, Đấng đă sai Người. Có thể đoán chắc rằng, Đức Giêsu cầu nguyện cho việc huấn luyện môn đệ được thành công. Đồng thời qua đó, Người cũng muốn làm gương cho các môn đệ trước khi khởi sự một công việc.

Huấn luyện về ḷng tin

Trong lúc đó, trên mặt biển, các môn đệ phải chèo chống vất vả chống lại trận cuồng phong. Trận cuồng phong này là biểu tượng cho tất cả những ǵ ngăn cản con người đạt tới tầm mức viên măn thiêng liêng. Các môn đệ phải nỗ lực để băng qua mặt biển. Đó cũng là cuộc vượt qua lớn lao mà Dân Thiên Chúa sẽ phải trải qua, một cuộc vượt qua luôn cần được sống lại. Cũng chỉ cuộc vượt qua này, nhờ đức tin, mới giúp cho đoàn dân vượt qua vực sâu đầy nguy hiểm để được sinh lại và được phục sinh.

Và Đức Giêsu đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Xưa kia, ông Mô-sê đă tách đôi ḍng nước tại Biển Đỏ và mở ra một lối đi cho dân chúng đi qua. Họ bước đi và thoát khỏi quyền lực sự dữ, lúc nào cũng ŕnh rập để nuốt chửng lấy họ. Họ tiến bước vượt qua cái chết và sang bờ bên kia, họ là những người được phục sinh.

Các tông đồ ngở ḿnh nh́n thấy ma. Thế nhưng chính là Đức Giêsu đang lướt đi trên mặt nước. Người đến để cứu các ông khỏi t́nh trạng nguy hiểm, trong khi các ông vẫn nghĩ rằng Người c̣n đang ở trên núi.

Sự kiện này sẽ c̣n tái diễn sau biến cố Phục Sinh. Các tông đồ không nhận ra Đức Giêsu khi Người đến với các ông. Đặc biệt, h́nh ảnh Đức Giêsu đi trên mặt nước c̣n muốn diễn tả về cuộc chiến thắng thiêng liêng, chiến thắng chung cuộc trên vực thẳm. Và điều này không phải là ảo tưởng.

Các môn đệ đă nghe được lời trấn an của Đức Giêsu, và ông Phêrô cố gắng để tin điều đó : trong niềm phấn khởi, ông nghĩ rằng ḿnh có thể bước đi như Thầy. Nhưng ông bị ch́m xuống.

Đức Giêsu khiển trách ông : "Người đâu mà kém tin thế !" Vấn đề là ở chỗ này. Nhiều khi con người không thực sự hướng nh́n về Đức Kitô, người ta để ḿnh bị những nguy hiểm làm mê hoặc. Con người đă quên rằng Thiên Chúa có thể làm tất cả. Xưa kia, chính Người đă tách đất ra khỏi nước, và cũng chính Người làm cho nhân loại được tái sinh nhờ nước và Thánh Thần.

Nhờ lời nói cũng như sự trợ giúp của Đức Giêsu, Phêrô đă được cứu thoát khỏi sóng biển và sự chết, như là một phép rửa. Sau đó, cả ông cũng như các môn đệ khác trong thuyền đều bày tỏ ḷng tin và tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.

Biến cố hôm nay chuẩn bị các môn đệ sẵn sàng tin tưởng vào Đức Giêsu. Chính ḷng tin này sẽ được Phêrô tuyên xưng và trên đó, Đức Giêsu sẽ xây dựng ṭa nhà Hội Thánh. Ḷng tin đó là một ơn ban chứ không phải do sức riêng của mỗi người. Ḷng tin đó chân thành, đích thực, nhưng cần được thanh luyện để luôn vững vàng.

Dẹp tan nỗi sợ

Như thế, chúng ta hiểu rằng bài Tin Mừng hôm nay thực ra muốn diễn tả t́nh h́nh sau biến cố Phục Sinh.

Chiếc thuyền trên đó có ông Phêrô và các môn đệ khác là h́nh ảnh về một Hội Thánh đang bập bềnh trên sóng nước của trần gian. Và con thuyền ấy đang phải chống chọi lại những trận cuồng phong và quyền lực của sự dữ. Vị Thầy của các ông không có mặt trong khoang thuyền : các ông chờ đợi Người sẽ xuất hiện vào lúc đêm tàn.

Nỗi sợ hăi này các môn đệ cũng c̣n cảm thấy khi các ông quây quần bên nhau trong căn pḥng đóng kín vào buỗi sáng ngày Phục Sinh. Các ông sợ v́ Đức Giêsu không có mặt. Và các ông cũng chẳng nhận ra Đấng Phục Sinh, Đấng đă từng đến với các ông trên mặt nước. Cho đến sau biến cố Phục Sinh, niềm tin của các môn đệ vẫn c̣n bị chao đảo : các ông vẫn nghi ngờ và "sợ hết hồn hết vía" khi Đấng Phục Sinh hiện ra với các ông. Các ông tưởng là ḿnh thấy ma (Lc 24,37).

Nỗi nghi ngờ của môn đệ Tô-ma cũng chính là nỗi hoài nghi đă từng xâm chiếm Phêrô. Và Đức Kitô sử dụng cùng một câu nói giúp các môn đệ nhận ra Người : "Cứ b́nh tĩnh, Thầy đây mà, đừng sợ !"

Trong nhân vật Phêrô, với tính liều lĩnh cũng như những vấp ngă của ông, chúng ta gặp thấy h́nh ảnh mẫu cho niềm tin của chúng ta. Niềm tin này chỉ có thể thắng vượt được những sợ hăi, những vấn đề một khi biết hoàn toàn quy hướng về Đức Kitô để nghe theo lời mời gọi của Người. Chỉ lúc ấy mọi nỗi sợ mới bị dẹp tan và chúng ta có thể sụp lạy dưới chân Người mà tuyên xưng thần tính của Người.

Do đó, khi đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta sẽ không chê cười sự sợ hăi của các môn đệ. Trái lại, chúng ta sẽ phải kiểm điểm lại ḷng tin của ḿnh. Chúng ta có thực sự tin rằng Đức Giêsu không bỏ chúng ta một ḿnh, không bỏ rơi Hội Thánh của Người không ?

Và câu hỏi của Đức Giêsu với ông Phêrô : "Sao lại hoài nghi ?" vẫn c̣n có ư nghĩa với chúng ta hôm nay. Người ta có thể họa lại một câu hỏi tương tự : "Tại sao anh lại muốn tỗ chức đời sống của anh, tỗ chức Hội Thánh và thế giới mà không có sự hiện diện của Đức Kitô ?"

Lạy Chúa,
Chúa biết rơ chúng con như thế nào :
chúng con vẫn luôn quanh quẩn
với những ước vọng và những giấc mơ
mà chẳng tiến thêm được bước nào về với Chúa.
...
Xin giúp chúng con biết đáp trả lời mời gọi của Chúa
bằng tất cả cuộc sống của chúng con.
(một thanh niên công giáo Phi châu)


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Tin tưởng tuyệt đối
(Mt 14,22-33)

Trước hết, xin bắt đầu bằng câu truyện về một người không tin có Thiên Chúa : Một hôm, đang đi dạo chơi trên sườn núi, anh bị trượt chân rơi xuống vực thẳm, nhưng cũng may cho anh, khi đang rơi anh vớ được một nhánh cây và cố gắng bám vào. Lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy sợ hăi v́ bị treo lủng lẳng, cành cây sắp găy v́ sức nặng hơn 60 kg của anh. Một ư tưởng lóe lên trong đầu, anh mở miệng gọi lớn : “Chúa ơi! Nếu Chúa hiện hữu, xin hăy cứu con, con xin hứa với Chúa con sẽ tin Chúa và sẽ nói cho kẻ khác tin nữa”.

Nhưng im lặng vẫn là im lặng. Nh́n thấy cành cây sắp ĺa thân, anh vội vàng cầu nguyện khẩn thiết hơn nữa : “Lạy Chúa, xin mau cứu con, con tin có Chúa rồi đó, hăy mau cứu con đi”. Và lúc đó dường như anh nghe có tiếng th́ thầm trả lời bên tai : “Đó chỉ là lời tuyên bố suông của kẻ gặp khốn cùng muốn tránh đi sự khó mà thôi”. Anh vội trả lời : “Không đâu, không phải như vậy đâu, con tin có Chúa rồi mà, Chúa thấy không, con đă nghe được tiếng Chúa rồi, cứu con mau đi”. Tiếng Thiên Chúa lại rót vào tai anh : “Được rồi, Ta sẽ cứu con, bây giờ con hăy buông cành cây ra đi”. Nghe đến đây, anh căi lại ngay : “Buông cành cây này à! Con đâu có khùng mà làm như vậy. Chúa tưởng có thể gạt con dễ dàng như vậy sao? Buông cành cây này ra con rơi xuống vực thẳm chết mất”. Người thanh niên ấy có tin Chúa không ? Đó chỉ là ḷng tin vụ lợi, nhất thời phải không ?

Câu chuyện trên đây minh họa cho bài Tin Mừng hôm nay, nhắc nhở chúng ta : hăy tin tưởng vào Chúa, hơn nữa, hăy tin tưởng tuyệt đối vào Chúa. Chúa Giêsu đặc biệt đ̣i hỏi chúng ta như vậy. Chúng ta thán phục ông Phêrô khi nghe Chúa bảo hăy bước ra khỏi thuyền đến với Chúa, ông nghe lời ngay, không chút do dự bước đi trên mặt nước. Cử chỉ ấy đúng là một cử chỉ phó thác, can đảm và tin tưởng tuyệt đối. Nhưng rồi ông Phêrô đang chao đảo và sắp ch́m. Tại sao vậy ? V́ ông nghi ngờ và sợ hăi, tức là ông chưa tin tưởng tuyệt đối. Chính Chúa cho biết điều đó : “Hỡi kẻ kém tin, sao lại hoài nghi ?”. V́ thế, điều Thiên Chúa muốn là chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào Chúa. Ḷng tin tưởng của chúng ta phải như em bé trong câu chuyện sau đây.

Cách đây ít lâu, báo chí tường thuật lại một sự kiện : Vào một đêm kia, một đám cháy bùng lên tại một ngôi nhà. Tức khắc, trong khi những ngọn lửa phừng phừng bốc lên, người ta thấy người cha, người mẹ và mấy đứa con hấp tấp chạy ra, rồi đứng buồn rầu nh́n ngôi nhà ḿnh bốc cháy. Bất chợt, họ nhận ra thiếu mất đứa bé nhất, một bé trai 5 tuổi. Bởi v́ trong lúc chạy ra, thấy khói lửa nghi ngút, nó hoảng sợ, lùi lại, rồi chạy lên tầng trên. Người ta nh́n nhau, không thể nào liều lĩnh vào căn nhà bây giờ đang là ḷ lửa hừng hực như thế được. Th́ ḱa, một cánh cửa sổ trên nhà mở toang, đứa bé giơ tay kêu cứu.

Cha nó thấy nó, ông quát to : “Con ơi, nhảy xuống đây”. Đứa bé chỉ thấy khói lửa mịt mù, nhưng nó nghe ra tiếng cha nó, nó liền đáp : “Ba ơi, con không thấy ba đâu cả!”. Thế là người cha quát ngay : “Ba đây nè, ba thấy con, nhảy đi”. Và đứa bé đă nhảy xuống b́nh an vô sự vào ṿng tay ba nó, v́ ông đă kịp đỡ lấy nó.

Đứa bé trong ngôi nhà bốc cháy ấy có thể là h́nh ảnh diễn tả người Kitô hữu trước mặt Thiên Chúa. Trong cơn khốn quẫn, người ấy nghe ra tiếng Thiên Chúa bảo ḿnh : “Hăy tin tưởng vào Ta, hăy nhảy vào ṿng tay của Ta”. Và người Kitô hữu ấy rất nhiều phen đă muốn trả lời : “Chúa ơi, con chẳng thấy Chúa đâu cả”, và đă tưởng Thiên Chúa bỏ rơi ḿnh.

Với người thiếu tin tưởng, tôi cũng muốn nói rằng : “Thiên Chúa đang trông thấy bạn, thế là đủ, nhảy đi!”. Và tôi dám nói thêm rằng : “Khi bạn nhảy, tức là khi bạn bày tỏ ḷng tin tưởng vào Thiên Chúa, th́ Thiên Chúa sẽ mở rộng ṿng tay đón bạn”. “Ta thấy con, thế là đủ, nhảy đi!”, chúng ta phải để cho những tiếng ấy thấm sâu vào tâm hồn ḿnh. Chúng ta không cần phải trông thấy Thiên Chúa. Bao lâu c̣n sống trên trần gian, chúng ta c̣n bước đi trong đêm tối, chúng ta không trông thấy Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa trông thấy chúng ta, đó mới là điều đáng kể. Không những thấy chúng ta, Thiên Chúa c̣n đồng hành với chúng ta, Ngài không hề buông chúng ta ra một giây phút nào, Ngài vẫn đang nắm lấy tay chúng ta, dù chúng ta không cảm thấy ǵ. Tôi xin nói lại : Thiên Chúa đang trông thấy chúng ta, Ngài biết, như thế là đă đủ để chúng ta nhảy vào ṿng tay của Ngài, tức là dù chúng ta không thấy Chúa, chúng ta vẫn tin Chúa, tin chắc chắn, tin tuyệt đối.

Như vậy, chúng ta cần phải tập luyện để có cái nh́n đức tin trước mọi biến cố trong cuộc sống, trước mọi sự kiện gặp phải trong cuộc đời. Với cái nh́n đức tin, mọi sự sẽ biến đổi, ngay cả trong những công việc bổn phận, dù có nặng nhọc đến đâu cũng trở thành nhẹ nhàng để quy hướng về nhà Cha trên trời. Quả thật, nh́n vào cuộc sống, chúng ta thấy cuộc đời thật ngắn ngủi, nhưng có không biết bao nhiêu khó khăn, cực nhọc dễ làm chúng ta nản ḷng thối chí, và cũng có không biết bao nhiêu người bên cạnh làm gia tăng gánh nặng trên đôi vai chúng ta. Thế nhưng, nếu được huấn luyện để có một cái nh́n đức tin, chúng ta sẽ nh́n mọi sự dưới một lăng kính tươi vui, hy vọng, lạc quan và đại lượng hơn nhiều. Thánh nữ Lau-ra khi mới tuổi đôi tám đôi mươi đă có cái nh́n đức tin dưới mọi biến cố trong cuộc sống. Do đó trong mọi hoàn cảnh đau buồn khắc nghiệt, lúc nào cô cũng nở được nụ cười trong sáng, tươi vui.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có thể nh́n thấy biết bao nhiêu biến cố đau buồn : chiến tranh tàn khốc, thảm họa thiên nhiên, nghèo đói bệnh tật, chết chóc phân ly, gia đ́nh bất ḥa. Rồi cũng có thể than lên khi tiếp xúc với người chung quanh như câu nói của Giăng Pôn Sác : “Tha nhân là hỏa ngục của tôi”. Nếu không có cái nh́n đức tin th́ quả thật là thảm khốc, là hỏa ngục ở ngay cơi trần. Thế nhưng, cái nh́n đức tin sẽ biến đổi tất cả, để trở nên ích lợi cho ta. Với cái nh́n đức tin, mọi sự, mọi người sẽ trở nên dễ dàng, dễ thương và tốt đẹp.


Phanxicô X. Trần Đức Tuân op

Xin tỏ cho chúng con thấy
t́nh thương nhân hậu của Chúa
(Mt 14,22-33)

Sau khi cho dân chúng ăn no nê, Chúa Giêsu giải tán đám đông, các môn đệ chèo thuyền qua bờ bên kia, trong khi Người lên núi một ḿnh cầu nguyện.

Giữa đêm thâu, các môn đệ phải chèo chống v́ ngược ḍng. Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các môn đệ, các ông hoảng sợ cho là ma nhưng Chúa đă trấn an các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ !” (Mt 14,27).

Các ông không tin rằng Thầy lại đến với các ông lúc này. V́ các ông nghĩ rằng Thầy đang trên đất liền, ở trên núi và đang cầu nguyện. Thầy đang ở xa các ông. Cho nên khi thấy Người, các ông không nhận ra và hoảng hốt la lên “Ma đấy ! ” (Mt 14,26).

Ḷng tin của chúng ta vào Thiên Chúa như một mặt hồ phản chiếu. Có những lúc phẳng lặng trong suốt, soi rơ những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng nhiều khi chỉ một làn gió thoảng qua làm gợn sóng, mặt hồ xao động, bao nhiêu vẻ đẹp đều tan biến.

Nh́n lại những thăng trầm trong cuộc đời, mỗi khi chúng ta được sống trong bầu khí yên vui, được hài ḷng với những ước nguyên, chúng ta dễ dàng xác tín và cảm nhận bàn tay quan pḥng của Chúa. Thế nhưng, khi gặp phải những khó khăn thử thách, những điều bất ưng, những nghịch cảnh – như các môn đệ xưa kia giữa cơn sóng gió – chúng ta cũng dễ dàng hoang mang lo sợ và không nhận ra Chúa. Quả thật, ḷng tin của chúng ta quá yếu ớt, mong manh – một khi chúng ta không biết tín thác vào Đức Giêsu để có sự b́nh an, không cùng chia sẻ con đường thập giá, như một phương tiện để tiến vào Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa để các môn đệ gặp sóng gió để các ngài biết phó thác tin tưởng vào Chúa : “V́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được” (Ga 15,5). Xin cho chúng con biết đón nhận những khó khăn, thử thách như những cơ hội để trưởng thành ḷng tin.

Lạy Chúa, Chúa đă tỏ cho các môn đệ thấy t́nh thương của Chúa, xin cho chúng con cũng biết nhận ra t́nh thương của Chúa dành cho mỗi người, để chúng con cũng biết chia sẻ t́nh thương ấy cho mọi người.

Lạy Chúa, cách xa Chúa, ḷng tin của chúng con không đương đầu được với những sóng gió cuộc đời. Xin cho chúng con cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng con, để chúng con luôn xác tín rằng Chúa luôn đồng hành với chúng con dù giữa những gian nguy thử thách, để chúng con luôn có ḷng tin vững vàng, ḷng mến yêu tha thiết. Amen.


Đỗ Lực op

Biển Đời Dậy Sóng
(Mt 14:22-33)

Trước ngày khai mạc Olympics, không khí ở Bắc Kinh vẫn tràn ngập sương khói. Ủy Ban Thế Vận nói sẽ hoăn hay hủy bỏ các cuộc tranh tài nếu không khí ở thành phố có phẩm chất dưới mức an toàn do Tổ Chức WHO quy định. Tháng qua, chính phủ Trung Hoa tung ra một chuỗi những biện pháp cắt giảm ô nhiễm trước Olympics 2008 : cấm nhiều loại xe di chuyển, đóng cửa các nhà máy, và tŕ hoăn việc xây cất. Kinh phí lên đến 17 tỉ Mỹ kim. Ủy ban Thế Vận công nhận những cố gắng này.

Nhưng các nguồn độc lập từ BBC và AP lại cho thấy không đúng như vậy. Theo một cựu chuyên viên hóa học về khí quyển, nỗ lực vượt mức của Trung Hoa sẽ có ít hay không ảnh hưởng chút nào tới không khí.[1] Tại sao ? V́ không khí của Bắc Kinh tồi tệ nhất, tức là, thiếu khí lạnh từ Mông Cổ thổi ngang thành phố. Những ngày đẹp trời không phải do hoạt động của con người, nhưng do các hiện tượng thời tiết.[2]

 Như thế mới thấy giới hạn của con người và xă hội trước thiên nhiên. Thiên Chúa có bất lực như vậy không ? Hôm nay Tin Mừng Mathêu sẽ cho thấy một cảnh vô cùng ngoạn mục. Chúa Giêsu đi trên mặt nước và trấn át cơn phong ba, trả lại sự b́nh an và niềm tin cho các môn đệ.

MA HAY CHÚA ?

 Hôm đó trên biển cả, các môn đệ Chúa Giêsu đang ở trên thuyền. Bỗng một cơn giông nổi lên, đánh bạt con thuyền xa bờ (x. Mt 14:24). Giữa lúc phong ba như thế, Chúa không hiện diện trong khoang thuyền với các ông, v́ Người đang ở trên núi một ḿnh cầu nguyện (Mt 14:23). Người trên núi, kẻ dưới biển, làm sao tiếp cứu nhau?

Trong Thánh Kinh, biển cả vẫn là mối đe dọa thường xuyên và một sức mạnh nguy hiểm. “Đôi khi người Do thái dùng h́nh ảnh biển cả để nói đến những cuộc tấn công của kẻ thù mà họ cảm thấy không thể chống lại nếu không có Chúa can thiệp (ví dụ Gr 6:23).”[3] Ai có lênh đênh trên biển cả, mới thấy tất cả sức mạnh kinh hồn của thiên nhiên. Con người như bị choán ngợp.

Sóng biển như muốn nhận ch́m con thuyền các môn đệ. Vừa ra khơi, các ông đă đụng ngay cơn sóng dữ. Đang vất vả chèo chống, các ông lại càng mất hết tinh thần khi thấy như một bóng ma chơi vơi trên mặt biển. Chưa bao giờ thấy hiện tượng kỳ lạ đó, trong cơn sợ hăi tột cùng, các ông kêu lên : “Ma đấy !” (Mt 14:26) Khi hoảng sợ và kêu thất thanh như thế, các môn đệ cảm thấy hoàn toàn bất lực và như bị dồn vào đường cùng. Những nỗ lực con người h́nh như không c̣n ư nghĩa ǵ.

Chính lúc bất lực như thế, các ông mới có thể cảm nghiệm được tất cả quyền năng Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. Dù giữa cơn sóng gió, Chúa vẫn lên tiếng trấn an và bảo đảm cho các ông : Chúa đang hiện diện đích thực giữa các ông (x. Mt 14:27). Nghe vậy, ông Phêrô cảm thấy niềm tin mạnh hẳn lên. Sau cái vẫy tay của Chúa, ông mạnh dạn bước xuống biển, bất chấp những nguy hiểm đang chờ đón ông. Thái độ này tỏ lộ bản chất con người ông. Sau này, người ta c̣n chứng kiến ông hành động chớp nhoáng như thế khi Chúa bị bắt.

Hành động đó phát xuất từ tính khí, chứ không từ niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa. Chỉ một thách đố do hoàn cảnh bên ngoài cũng đủ làm con người thay đổi thái độ. Một làn gió thổi hay một lời nói đe dọa tới sự an toàn cá nhân cũng đủ làm ông bối rối và không c̣n như trước nữa. May mà ông c̣n biết kêu cứu đến Chúa trong lúc nguy cấp ! Nếu không, ông đă rơi vào nỗi tuyệt vọng và nguy hiểm rồi !

Chính v́ tiếng kêu cứu đó, Chúa đă ra tay. Nh́n vào tận đáy tâm hồn Phêrô, Chúa thấy như cả một bầu trời sắp sụp đổ. Phêrô ch́m không phải v́ sóng gió hay sức nặng của thân xác, nhưng v́ “kém ḷng tin !” (Mt 14:31) Tuy nhiên, một ḷng tin mong manh cũng đủ để Chúa hành động. Chúa muốn củng cố niềm tin ấy khi “đưa tay nắm lấy ông” và đưa “lên thuyền.” (Mt 14:31.32) Ông thoát nạn. Vào được trong thuyền, ông mới hoàn hồn và nhận ra b́nh an đă đến với tất cả khi có Chúa vào trong thuyền Chứng kiến cảnh tượng đó, “những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: ‘Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!’” (Mt 14:33)

Lời tuyên xưng này là cốt lơi niềm tin của các môn đệ. Lời tuyên xưng đó chẳng khác lời reo vang của dân Do Thái trên Biển Đỏ năm xưa. Quả thế, “khi diễn tả cuộc chiến thắng vĩ đại nhất trong truyền thống Xuất Hành, người Do thái có ư nói tới sự phân rẽ nước – nhất là, việc phân rẽ nước ở Biển Đỏ. Khi phân rẽ nước như thế, Giavê tỏ quyền lực tối cao trên những lực lượng nổi loạn, cả trong thiên nhiên lẫn con người. Quyền lực Chúa đă được ca ngợi trong Bài Ca Biển Cả”[4] :

“Nộ khí Ngài, lạy Chúa, đă khiến nước dâng lên,
sóng trùng dương dồn lại dựng đứng như tường thành;
giữa ḷng biển thẳm sâu, nước bỗng đâu ngừng chảy.” (Xh 15:8)

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy quyền năng vô biên của Thiên Chúa nơi Người. Chỉ cần tin, họ sẽ thấy Chúa hiện diện và hành động để cứu sống Giáo Hội. Phép lạ đặc biệt hôm nay chủ yếu nhằm đem lại cho Giáo Hội niềm an ủi trong thời gian Chúa Giêu không c̣n sống giữa các môn đệ nữa. Giáo Hội giống như con thuyền trong cơn băo tố vắng mặt hoa tiêu. Giáo Hội có nguy cơ ch́m xuồng hay vỡ tan thành từng mảnh khi đụng đầu vào đá. Như chiếc thuyền các môn đê trong cơn biển động, Giáo Hội như bị những con sóng lớn vùi dập, sau khi Chúa chết.

Dù vắng mặt, Chúa vẫn c̣n ở với môn đệ. Điều đó đă xảy ra với Giáo Hội sau khi Chúa chết. Thời nay, Chúa Giêsu vẫn c̣n sống với chúng ta. Chúa sống với chúng ta khi chúng ta hành động trong công lư cho đồng loại. Chúa Giêsu không sống ở ngoài hay xa Giáo Hội, nhưng ở ngay trung tâm Giáo Hội, dẫn chúng ta tới cơi sống của Thiên Chúa, đưa chúng ta bước đi không phải trên mặt nước xao động, nhưng trong luồng ánh sáng chan ḥa b́nh an của Đấng Công Chính.

CON THUYỀN GIÁO HỘI GIỮA BIỂN ĐỜI HÔM NAY

Con thuyền Giáo Hội đang lao vào biển cả trần gian. Biết bao lần tưởng như con thuyền bị lật úp v́ sóng băo và những bóng ma thời đại. Nhưng tới nay, con thuyền Giáo Hội vẫn đang lướt sóng. Nhờ đâu Giáo Hội có thể tồn tại và tiến lên như vậy ?

Qua những biến cố trên biển trần gian, Chúa muốn môn đệ nhận ra tất cả những giới hạn của ḿnh và quyền năng tuyệt đối của Thiên Chúa. Nhờ đó, họ không bao giờ đánh mất niềm hy vọng. Quả thật, “đời sống cá nhân và xă hội, cũng như hành động của con người trong thế giới, luôn bị tội lỗi đe dọa. Thế nhưng, Chúa Giêsu Kitô “đă mở cho chúng ta một con đường. Nếu chúng ta bước theo Người, sự sống và sự chết trở thành thánh thiêng và có một ư nghĩa mới. Trong đức tin và qua các bí tích, các môn đệ Chúa Kitô gắn bó với Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu, để cái tôi cũ xưa, cùng với những khuynh hướng xấu xa, bị đóng đinh vào thập giá với Chúa Kitô. Như một tạo vật mới, họ có thể ‘bước đi trong đời sống mới’ nhờ ân sủng (Rm 6:4).”[5] Nếu đức tin ông Phêrô luôn bền vững, chắc chắn ông sẽ có thể bước đi vững chắc giữa cơn gầm thét của sóng dữ. Cũng thế, muốn không chao đảo giữa sóng gió cuộc đời, Kitô hữu phải đặt tất cả niềm tin nơi Chúa Giêsu Kitô.

Niềm tin nơi Chúa sẽ khiến con người lớn lên trong mọi chiều kích và làm thành một cộng đoàn duy nhất của Chúa Kitô. Quả thật, “trong Chúa Kitô, Thiên Chúa không những cứu rỗi cá nhân, nhưng cả những tương quan xă hội giữa con người. Như thánh Phaolô đă dạy, đời sống trong Chúa Kitô làm cho căn tính con người và chiều cạnh xă hội – với những hậu quả cụ thể trên b́nh diện lịch sử và xă hội – vươn lên trọn vẹn và một cách mới mẻ : ‘Nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Ki-tô, đều mặc lấy Đức Ki-tô. Không c̣n chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Ki-tô.’ (Gl 3:26-28). Về phương diện này, khi được Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô liên kết và Thánh Linh quy tụ quanh Chúa Phục Sinh (x. Mt 18:20, 28:19-20; Lc 24:46-49), các cộng đoàn Giáo Hội hiến dâng chính ḿnh làm nơi hiệp thông, làm chứng và truyền giáo, cũng như làm xúc tác đẩy mạnh công cuộc cứu chuộc và biến cải các tương quan xă hội.”[6] Như thế, nhờ niềm tin, không những Kitô hữu có thể vượt qua chính ḿnh mà c̣n có thể nâng cao nhân loại lên tầm mức của Chúa Kitô. Nhờ đó, họ có thể tiêu hủy những hậu quả tội lỗi và liên kết nhân loại với Thiên Chúa.

Chỉ một ḿnh Chúa Giêsu mới có khả năng đưa con người lên cao. Đúng thế, “trong Người lúc nào chúng ta cũng có thể nhận ra dấu chỉ sống động về sự vô lượng và siêu việt của t́nh yêu Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta, Đấng nhận lấy sự yếu đuối của dân Người, bước đi với họ, cứu độ và làm cho họ nên một. Trong Người và nhờ Người, đời sống xă hội có thể được tái khám phá như một nơi tràn đầy sự sống và hy vọng, mặc dù có những mâu thuẫn và tăm tối. Chính nơi đó, có dấu hiệu ân sủng liên lỉ ban cho mọi người và đó là một lời mời gọi con người lên cao và dấn thân hơn vào những h́nh thức chia sẻ.”[7] Có chia sẻ mới hy vọng có công lư và ḥa b́nh.

Chính nhờ chia sẻ thân phận con người cho tới “chết trên thập giá,” (Pl 2:8) Chúa Giêsu làm cho mối liên kết giữa t́nh liên đới và bác ái chói sáng trước mặt mọi người, đồng thời làm rơ toàn thể ư nghĩa của mối liên kết này : ‘Trong ánh sáng đức tin, t́nh liên đới t́m cách vượt qua chính ḿnh, mặc lấy chiều kích đặc biệt Kitô giáo đầy tính vô vị lợi, tha thứ và ḥa giải. Như thế, người lân cận không chỉ là con người với những quyền riêng và b́nh đẳng với mọi người khác tận căn bản, nhưng c̣n trở nên h́nh ảnh sống động của Thiên Chúa Cha, được máu Chúa Giêsu cứu chuộc và ở dưới sức tác động thường xuyên của Thánh Linh. Bởi đó, người thân cận phải được yêu thương, dù họ là kẻ thù, bằng một t́nh yêu Chúa đă yêu thương họ. V́ họ, chúng ta phải sẵn sàng hy sinh, dù phải hy sinh tới cùng : hy sinh mạng sống v́ anh em (x. 1 Ga 3:16).’”[8]

Thày Chí Thánh đă đạt đến mức độ hy sinh lớn lao đó. Nếu có đức tin thực sâu xa, chúng ta có thể noi gương Người dễ dàng. Nếu không, chúng ta sẽ co cụm lại với những tính toán đầy “khôn ngoan” của ḿnh. Một khi đă nghe Chúa mời gọi : “Cứ đến !” (Mt 14:29), dù sống giữa những hoàn cảnh bi đát nhất, Kitô hữu vẫn kiếm được con đường dấn thân theo tiếng gọi của Chúa.

“CỨ ĐẾN ! ĐỪNG SỢ !”

Trên biển cả dậy sóng, Chúa vẫn nói với các môn đệ : “Cứ yên tâm ! Thày đây ! Đừng sợ !”(Mt 14:27) và với Phêrô : “Cứ đến !” (Mt 14:29) Trong hoàn cảnh khó khăn như Việt Nam, Chúa có nói ǵ không ? Trong những lúc khó xử, chúng ta thường nói : có ở trong cuộc mới thấy vấn đề ! Cần phải nh́n xa trông rộng ! Cần phải dè dặt và khôn ngoan ! Mỗi người có cách phản ứng riêng !

Có cả hàng triệu lư do để chui vào vỏ ốc ! Cùng một hoàn cảnh, không phải ai cũng chui vào vỏ ốc như nhau. Trong GHCGVN, tuy đa số thầm lặng và làm theo chỉ thị, nhưng cũng không thiếu những tâm hồn quả cảm. Mặc dù sống giữa những căng thẳng và đe dọa, nhưng vẫn có người dám nói lên sự thật. Chỉ những con người có niềm tin mạnh mẽ mới có can đảm nói lên sự thật mà thôi.

Hiện nay GHCGVN đang phải đối diện với quá nhiều vấn đề. Càng ngày càng có những ngôn sứ lên tiếng nhắc nhở Giáo Hội. Không biết Giáo Hội có nghe thấy không ? Hay guồng máy cai trị ồn ào quá mức khiến Giáo Hội hết khả năng lắng nghe rồi ?!

Công lư đang nổi cộm với những vấn đề đất đai từ Ṭa Khâm Sứ Hà Nội đến Giáo Xứ Thái Hà. Như một ngôn sứ, Lm Vũ Khởi Phụng đă đưa vấn đề công lư lên một b́nh diện lớn hơn và bao quát hơn. Có sống sát với dân và sống sâu xa niềm tin vào Thiên Chúa, mới có thể gióng lên tiếng nói như vậy.

“Vụ đất đai ở Thái Hà biểu lộ những bức xúc và sự thiếu ḷng tin vào công lư xă hội của giáo dân chúng ta, bà con tin rằng hiện nay những thế lực tiền bạc đang khống chế xă hội, chứ không phải là công lư.

Khi những hiện tượng tiêu cực và phi nhân đạt tới mức độ bao trùm xă hội, th́ có lẽ Giáo Hội chúng ta cũng cần phát triển sự phục vụ của ḿnh lên một tầm cao hơn những cố gắng xuất sắc nhưng đơn lẻ, để đi tới một định hướng cộng đồng rơ rệt hơn trong lĩnh vực nhân bản Ki-tô giáo và công b́nh xă hội.”

Chúng con hiểu rằng trừ khi Giáo Hội huy động lực lượng tâm trí của toàn thể cộng đồng, th́ chẳng có cá nhân tín hữu hay giáo sĩ nào có thể giải quyết hết những vấn đề khó khăn như thế, nhưng đàng khác nếu không đối diện với những vấn đề ấy, th́ chúng con cũng khó mà tuân hành được các giáo huấn của Giáo Hội.

Chúng con cầu mong có một uỷ ban và một chương tŕnh hành động cho công lư và ḥa b́nh, như ở Toà Thánh, ở nhiều giáo phận và Ḍng tu trên thế giới đă có.”[9]

 Bên cạnh vấn đề đất đai, Giáo Hội cũng đang bị tước mất quyền giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Trong niềm tin và căn cứ vào thực tế, Kitô hữu nghĩ rằng : “Chỉ có Giáo Hội, với sứ mạnh và tâm nguyện của ḿnh, mới có thể giúp các em nghèo đến với trường lớp. Và cũng chỉ có Giáo Hội với cái tâm trong sáng của ḿnh mới có thể vô vị lợi đến với thế hệ tương lai. Nhưng ở đây chúng tôi cũng đau ḷng xin mở cái ngoặc: những người tự xưng là thành phần của Giáo Hội, kể cả hàng giáo sĩ, khi đă v́ tư lợi hay v́ hèn kém mà đầu quân vào những chỗ không xứng đáng, v́ làm mọi quỉ dữ, th́ đừng a dua chạy vào làm giáo dục, kẻo Giáo Hội lại mang tiếng là luôn muốn quyền danh!”[10] Hội Giám Mục Việt Nam cũng đă đặt vấn đề giáo dục, nhưng sao không thấy có những cái nh́n và trăn trở sát thực như thế nhỉ ?

Đă đến lúc GHVN nh́n thẳng vào ánh mắt và bàn tay Chúa đang vẫy gọi : “Đừng sợ ! Cứ đến !” Hăy mạnh dạn bước ra biển đời, dù sóng lớn đang phủ ngập khắp nơi. Nếu cố t́nh quên đi vai tṛ ngôn sứ,Giáo Hội sẽ đánh mất căn tính của ḿnh. Có quá nhiều vấn đề cấp bách, các vị lănh đạo GHVN có thể ngồi yên mà nh́n ḍng đời trôi qua với bao nhiêu đau khổ như vậy không ?

Hăy mạnh dạn lên tiếng và đặt thẳng vấn đề xoáy sâu vào lương tâm những kẻ cầm quyền : “Nếu chính quyền thực sự thương dân thương nước này, nếu chính quyền thực sự tôn trọng tự do tôn giáo, nếu chính quyền thực sự tôn trọng pháp luật, chính quyền phải để cho các tổ chức tôn giáo tham gia vào tiến tŕnh xă hội hoá giáo dục-y tế, cụ thể là được mở trường và lập bệnh viện như những cá nhân và tổ chức khác.”[11]

Tóm lại, Chúa đă xuất hiện trên biển cả để cứu nguy các môn đệ. Tin tưởng vào lời mời gọi của Chúa, ông Phêrô đă liều bước ra biển cả giữa cơn sóng dữ. Nhưng v́ yếu tin, ông đă ch́m xuống. Nếu không kêu cầu Chúa, chắc chắn ông đă biến mất trong ḷng biển. Chúa đă cứu ông và đem lại b́nh an cho cả con thuyền. Người đă dạy các môn đệ một bài học thực tiễn về niềm tin. Giữa biển đời đầy sóng gió hôm nay, con thuyền Giáo hội cũng đang gặp đầy thử thách. Nếu không vững niềm tin nơi Chúa, Giáo Hội không thể can đảm đóng trọn vai tṛ ngôn sứ trong thời đại hôm nay.

Lạy Chúa, Chúa đă thương cứu ông Phêrô và các môn đệ khỏi trận phong ba trên biển cả. Xin Chúa thương đến GHVN chúng con trong cơn sóng gió hôm nay. Xin cho các vị lănh đạo Giáo Hội biết lắng nghe và mạnh dạn theo tiếng Chúa mời gọi mà thực sự làm chứng cho Chúa. Amen.

đỗ lực 10.08.2008


[3] The Anchor Bible Dictionary 1992: V.1059.

[4] The Anchor Bible Dictionary 1992: V.1059.

[5] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 41.

[6] ibid., 52.

[7] ibid., 196

[8] Ibid.


Lm. Jude Siciliano, O.P. (Anh em Nhà học Đaminh G̣ Vấp chuyển ngữ)

Đức Giêsu vẫn hiện diện giữa cơn giông tố
Mt 14,22-33

Thưa quư vị,

Nếu như khuyên các môn đệ bị băo như trong Tin mừng Matthêu tường thuật cho chúng ta hôm nay th́ quư vị sẽ khuyên các ông điều ǵ? Thánh Matthêu đă vẽ lên một bức tranh rất ảm đạm và thất vọng về t́nh cảnh của họ: sóng to gió lớn đang quật vào con thuyền và lại nhằm vào trời tối tăm mù mịt nhất. Họ sẽ chẳng thể đi đâu để mà chống những cơn sóng gió ấy. Nếu có thể, quư vị sẽ nói vài câu khích lệ chứ? Chẳng hạn: “Lúc trời tối nhất là lúc b́nh minh sắp đến”, hay “quư vị có thể làm được mà – đừng bỏ cuộc!”, “chèo mạnh hơn nữa đi!”

Đây là những người đánh cá ngoài biển. Ai biết được những người đang sợ hăi và lo lắng đó chẳng quay lại mà mắng vào mặt chúng ta để đáp lại những “lời khuyên tốt?” Hăy bịt lỗ tai của con cái mấy người lại - những lời này không thích hợp cho một người bạn tốt. Có thể, nếu chúng ta ở trên thuyền với họ, họ có thể quang chúng ta qua mạn thuyền, và quát với theo, “quá đủ cho lời khuyên của mấy người rồi, đồ sống trên cạn!” Lời khuyên hay có thể giúp người ta làm ǵ đó cho chính họ. Nhưng đây là một cơn băo giữa biển ! Lời khuyên tốt ư ? Chúng ta có thể nói như ở Brooklyn, “quên đi!”

Trong khi chúng ta cảm kích trước những lời khích lệ và khôn ngoan từ những người quan tâm, nếu như những cơn băo mà chúng ta phải đối mặt thực sự tệ hại, th́ những lời đầy hảo ư của họ thôi cũng chưa đủ. Chúng ta có thể nói lời cảm kích: “Cám ơn” và rồi quay lại và tự ḿnh chống chọi với “cơn gió ngược”. Chúng ta không thực sự đối mặt với những con sóng lớn và cơn gió ngược sao? Ví dụ: giáo hội thường được phác họa như h́nh ảnh một con thuyền giữa biển đầy sóng gió. Giáo hội luôn có những vấn nạn – như băo ngoài biển. Nhưng ai trong chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải đối mặt với những x́-căng-đan xảy đến trong chúng ta trong khoảng 10 – 15 năm trở lại đây!

C̣n có những cơn băo khác, mang tính riêng tư hơn, mà chính chúng ta hay những người chúng ta yêu thương phải đối mặt: một người bạn có gia đ́nh nhưng bị khối u và giờ đang phải trải qua thời kỳ hóa trị; nh́n thấy con cái ḿnh phạm những lỗi ngớ ngẩn và rồi ḿnh phải bồi thường thiệt hại chúng gây ra; một cuộc hôn nhân tụt dốc sau 20 năm, ảnh hưởng đến con cái trong nhà, gia đ́nh và bè bạn, người cảm thấy bất an sẽ nói, “nếu như điều đó đă xảy đến với hôn nhân của họ, c̣n hôn nhân của chúng ta th́ sao?”

Thánh Matthêu cho chúng ta biết cơn băo xảy ra khoảng độ 3 giờ sáng. Quư vị có ai đă thức dậy vào giờ ấy, thấy bầu khí trong pḥng và có linh tính ǵ chưa? Biết được cơn băo của những người khác , chúng ta tự hỏi ḿnh trong đêm tối và cô đơn, “điều ǵ sẽ xảy ra nếu…?” Có những cơn băo chúng ta sợ phải đối diện v́ chúng ta đă chứng kiến chúng xảy ra và làm choáng váng người khác, những người mạnh mẽ mà chúng ta từng kính ngưỡng. Điều ǵ sẽ bảo vệ chúng ta khỏi phải chống trả những khó khăn như thế?Làm thế nào chúng ta có thể xử lư được những thảm họa như vậy? Những nỗi sợ này nằm ngay trên mặt của đêm đen, ví dụ như, ta nghe một người bạn bằng tuổi ḿnh bị đột quỵ khi đang chạy bộ; hoặc, chúng ta thấy trên trang cáo phó h́nh ảnh của một người chạc tuổi chúng ta mà qua đời “sau một cơn bệnh dai dẳng.”

Quư vị sẽ khuyên ǵ cho người phải đi qua một cơn băo đen tối? Quư vị đă từng thử chưa? Cảm thấy cứng lưỡi? Hay, thấy những từ ngữ không hợp chút nào? Ngay trong những năm đầu đời linh mục của tôi, khi mà giáo hội đang trải qua tất cả những thay đổi của công đồng Vaticanô II, cùng với những người tầm tuổi tôi, chúng tôi cảm thấy bối rối về sứ vụ và cả trong đời sống cá nhân nữa. Tôi có một người bạn linh mục lớn tuổi hơn, người mà những năm trước đây đă nhận tôi vào Ḍng, cho tôi lời khuyên như thế này: “Này anh Giuđa, hăy đừng rời mắt khỏi Đức Giêsu.” Nghe như một lời b́nh thường, trừ khi tôi biết ngài đă trải qua cơn băo của sự chán trường nghiêm trọng trong mấy năm trời. Ngài đă phải nhập viện ít nhất hai lần, thậm chí khi được xuất viện rồi, các bác sĩ vẫn phải vất vả để kê toa thuốc sao cho hợp với ngài. Cơn băo và bóng đêm đă xảy ra với ngài trong một thời gian dài. Nhưng, ngài đă trung thành với ơn gọi của ḿnh và trở thành gương mẫu cho những anh em tu sĩ trẻ chúng tôi.

Điều mà người bạn của tôi từ kinh nghiệm cơn băo của anh ấy là chúng ta không ở trên thuyền một ḿnh; trên biển giông tố, ngay đây trong giáo hội hay quanh bàn ăn. Một nhóm bạn gần đây quy tụ để họp mặt và ăn tối. Thức ăn rất nhiều và vài người c̣n mang theo những thứ rượu khoái khẩu của ḿnh. Trong lúc tṛ chuyện, một người bạn kể cho chúng tôi nghe về con trai của ông, đă có hai con, đang bị ung thư nặng. Tâm trạng thay đổi ngay tức th́, và có mấy người đề nghị cùng cầm tay nhau và cầu nguyện cho người con trai của bạn ḿnh. Đó, chúng tôi đang ở giữa biển khơi đầy sóng gió, “hướng mắt về Giêsu”. Chúng tôi không đơn độc, v́ trong khi cầu nguyện chúng tôi được nhắc nhở rằng Đức Giêsu cũng đang hiện diện ở đó, không phải đứng xa xa trong bờ mà nh́n, nhưng ở ngay trên thuyền với chúng tôi giữa sóng gió. Khi chúng tôi cầu nguyện, quư vị có thể thấy sự yên lặng tràn qua bàn, và người bạn có đứa con đang mắc cơn bệnh tuyệt vọng ấy đă rơi lệ và nói rằng: “Xin cám ơn.”

Đó là những ǵ chúng ta làm cho người khác, đúng không? Bằng sự hiện diệncủa chúng ta với ai đó trong cơn khủng hoảng, chúng ta nhắc họ biết rằng họ không đơn độ trên thuyền, chúng ta đang ở với họ. Hy vọng rằng sự hiện diện của chúng ta cũng nhắc cho họ nhớ Đức Giêsu cũng đang ở đó. Nếu chúng ta muốn dành cơ hội, như Phêrô đă làm khi ông rời thuyền để bước trên mặt nước nguy hiểm, chúng ta có thể làm được như những người bạn của tôi làm trong buổi tối ấy, cùng cầu nguyện với người đang chịu thử thách. Làm như thế cũng là nhắc nhớ rằng có Đấng cũng ở trên thuyền với chúng ta, Đấng mà giọng nói và sự hiện diện lặng lẽ có thể mang lại sự b́nh tĩnh và cho chúng ta can đảm khi chúng ta cố bước qua những khủng hoảng trầm trọng và đe dọa niềm tin của chúng ta.

Không chỉ là bệnh tật hay khủng hoảng. Trong nhiều cách, là một Kitô hữu đă là rất nguy hiểm rồi. Thực hiện những ǵ mà người Kitô hữu phải làm có thể đă phải đối diện với những t́nh huống chán chường – giữa biển băo. Chẳng hạn: gọi điện cho những người mà chúng ta giận họ; đứng lên bảo vệ cho những người bị giễu cợt và bị làm tổn hại; thành thật trong công việc dù những kẻ khác có bớt xén; ăn nói tử tế với người bị xem là gàn dở. Những cơn băo có thể nổi lên bởi lối sống mà chúng ta nên thể hiện, như một môn đệ của Đức kitô.

Là một Kitô hữu không phải là một ấm áp mờ nhạt, nhưng nghĩa là một dành cơ hội với Đức Giêsu. Khi Phêrô tự đặt ḿnh vào vị trí nguy hiểm th́ ông tự biết được yếu đuối của ḿnh, và đồng thời cũng kinh nghiệm được thế nào là sức mạnh của Đấng Tối Cao. Nếu như ông không liều một phen, có thể ông đă không biết sức mạnh của Thiên Chúa và sự hiện diện của Đức Giêsu với ông giữa cơn giông tố.

Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy can đảm lên, Chúa luôn ở cùng chúng ta

1 V 19,9.11-13; Rm 9,1-5; Mt 14,22-33

Kính thưa quư vị,

Bài đọc 1 đưa chúng ta lên núi Khôrếp, hay c̣n gọi là núi Sinai. Đó là một nơi thánh gắn liền với tên tuổi ông Môsê và Lề Luật. Quư vị có nhớ những lần thần hiện đầy uy dũng Đức Chúa tỏ cho ông Môsê ở đây hay không? Hôm nay, một nhân vật vĩ đại khác có mặt trên ngọn núi này. Đức Chúa đă hiện ra với ông. Tuy nhiên, đây lại là một cuộc gặp gỡ theo một khuôn mẫu khác. Ông Êlia sợ hăi, chạy trốn Akháp và Ideven. Đúng hơn, ông đang đương đầu một cách ngoạn mục với hàng trăm tiên tri Baan trong một cuộc đọ sức giữa thần của họ với Đức Chúa của ông. Đức Chúa của ông đă chiến thắng. Ông là một vị ngôn sứ cháy lửa nhiệt thành; là chiếc lưỡi nộ khí của Đức Chúa. Trong cuộc chạm trán với các thầy cúng Baan, ông đă đối đầu với những mê tín dị đoan trong khắp xứ và những thực hành tôn giáo sai lạc.

V́ sự cả gan của ḿnh mà ông bị đe dọa, phải cưỡi lừa chạy trốn những kẻ thù đang truy đuổi. Ông sợ hăi và ẩn nấp trong một cái hang trên núi Khôrếp. Đức Chúa đă gọi ông ra khỏi hang. Nhưng Người không ở trong gió to băo lớn xé núi non, đập vỡ đá tảng. Vị ngôn sứ của chúng ta không cần đến một Đức Chúa kiểu như vậy trong lúc ông đang lâm cảnh cùng cực thế này! Đức Chúa cũng không ở trong trận động đất, hay sấm chớp. Có lẽ ông Êlia đă rất kinh sợ trước tất cả những hiện tượng đó. Song, trái lại, Đức Chúa ở trong tiếng gió hiu hiu. Ở nơi lặng gió của mắt băo, cơn băo của sự lùng bắt mà Êlia đang phải đối mặt, ông đă nghe được giọng nói sâu lắng của Đức Chúa và điều đó đă đủ để ông trở lại với nhiệm vụ ngôn sứ của ḿnh. Một giọng nói đủ mạnh đến trong làn gió hiu hiu tăng cường sức mạnh cho các ngôn sứ đang khiếp đảm. Thiên Chúa biết cách và thời điểm nào thích hợp để nói với chúng ta. Và thật cần thiết để lắng nghe tiếng nói ấy nếu chúng ta đang phải kiên tŕ trong những phận vụ ngôn sứ mà chúng ta được mời gọi đảm nhận. Chúng ta có thể phải lên tiếng nhân danh những người đang là nạn nhân tại công xưởng hay trên sân chơi công cộng. Chúng ta có thể phải thể hiện sự chăm sóc của Thiên Chúa cho những người đang cần đến chúng ta. Chúng ta có thể phải hướng dẫn cho các bạn trẻ xử sự lương thiện và công bằng với người khác. Bất kỳ sứ vụ ngôn sứ nào cũng làm chúng ta trở nên mệt mỏi, nghi nan và đôi lúc sợ hăi. Chính Thiên Chúa, Đấng biết cách để gặp gỡ chúng ta và làm tươi mới những nỗ lực đang suy giảm của chúng ta trong công việc phục vụ Thiên Chúa và dân Người.

Làm thế nào để chúng ta nghe được tiếng Đức Chúa của Êlia? Có thể tiếng ấy đến với chúng ta giữa những giông tố của cuộc đời ḿnh, nhưng ẩn giấu trong h́nh thức bề ngoài b́nh thường và quen thuộc. Hăy suy gẫm về những điều b́nh thường trợ giúp chúng ta vượt qua những cơn giông tố ấy: một cuộc gọi từ người bạn, một bàn tay đặt lên vai, một cái ôm hôn, một cái vỗ nhẹ động viên, một chút khoảng lặng trong đời sống giúp nhận ra sức mạnh của chính ḿnh, v.v.. Chúng ta cảm thức được sự hiện diện của một Đức Chúa đầy uy lực trên núi Khôrếp, Đấng biết những nhu cầu của chúng ta và làm chúng ta no thỏa.

Đức Giêsu dành nhiều thời gian để làm điều tốt, nhưng Người cũng cầu nguyện rất nhiều nữa. Người đă phải bỏ đi xa một lúc khỏi những hoạt động say sưa của ḿnh. Có ai đó đang đợi Người, và ở nơi gặp gỡ ấy, Người đă được đổi mới. Đức Giêsu cầu nguyện trên những ngọn núi, trong những hoang địa, bên bờ bồ, thậm chí trong vườn Giếtsimani trước khi Người chịu chết. Lời cầu nguyện trong những khoảnh khắc thực sự quan trọng ấy dường như đă giúp Đức Giêsu đưa ra quyết định và định hướng các vấn đề. Có lẽ chúng ta cũng cần dành thời gian và t́m một nơi riêng tư để cầu nguyện. Những kỳ nghỉ hè có thể cho chúng ta nhiều cơ hội và làm mới những quyết tâm của chúng ta. Một vài người có thể sẽ thực sự lên núi, những người khác th́ đi biển, số khác có lẽ chỉ ở nhà và chạy ḷng ṿng thôi.

Tuy nhiên, tất cả đó là những cơ hội để chúng ta được ở với Đấng Duy Nhất. Đức Giêsu đă ra đi để dành thời gian ở trên núi với Đấng ấy. Có lẽ Thiên Chúa cũng đang đợi chờ để đi vào cuộc đời của chúng ta trong tiếng th́ thầm và, nếu như thế, chúng ta sẽ phải chăm chú để có thể nghe được lời đó.

Có vài chi tiết cần chú ư trong bài đọc này: thoạt tiên, các môn đệ vừa mới ổn định mọi thứ. Thế mà, Đức Giêsu đă bắt họ lên thuyền. Những gian nan vẫn đến thậm chí khi mọi việc đă đâu ra đó. Nói thẳng ra, băo táp vẫn ập tới với những người tốt lành đang thực thi thánh ư Thiên Chúa. Những cuộc chiến đấu để thi hành ư Chúa không phải là dấu chỉ cho thấy chúng ta đang mắc sai lầm. Hoàn toàn ngược lại. Có thể nói ông Êlia đă dấn thân thực thi ư Chúa và điều đó khiến ông gặp rắc rối. Tin Mừng ở đây chính là việc Đức Giêsu đi vào cuộc khủng hoảng khi các môn đệ dường như đă đến những giới hạn cuối cùng. Người đến với các ông khi các ông cảm thấy vô vọng. Người đă cho thấy chính Người là Thiên Chúa, và khi nhận ra điều đó, các môn đệ bắt đầu tôn thờ Người. Câu chuyện này được viết cho các Kitô hữu dưới thời kỳ bách đạo như một lời an ủi, và câu chuyện ấy cũng có thể an ủi chúng ta lúc này, đồng thời có thể là nguồn động lực cho việc thờ phượng của chúng ta ngày hôm nay.

Một h́nh ảnh Kinh Thánh ấn tượng, được lặp đi lặp lại trong bài Phúc Âm hôm nay. Đức Giêsu đi bộ trên mặt biển vào canh tư, đây là thời điểm sáng sớm. Ngày mới đang ló dạng, một sức mạnh mới cho các môn đệ, những người đang phải đối mặt với mưa gió băo táp. Trong các Thánh Vịnh, “hừng đông” là dấu chỉ Thiên Chúa đến giải thoát các tôi tớ đang khiếp đảm và bị áp bức. Như Thánh vịnh 143 chẳng hạn, tác giả đang trong cơn quẫn bách và lời khẩn cầu gần như tuyệt vọng dâng lên Thiên Chúa: “Hai tay cầu Chúa giơ lên”. Rồi lời kinh nguyện chuyển sang cung giọng tâm sự: “Ngay từ buổi sớm mai, xin cho con nghiệm thấy t́nh thương của Chúa, v́ con vẫn tin cậy nơi Ngài”. Thánh vịnh 89 cũng nhắc nhở chúng ta về sức mạnh của Thiên Chúa trên biển cả (10-11). Các Kitô hữu gốc Do Thái, đối tượng viết Tin Mừng của thánh Mátthêu, đều biết các Thánh vịnh đó và nắm bắt được ư nghĩa của chúng. Thánh Mátthêu không chỉ mô tả một phép lạ trên biển, ngài đang mạnh mẽ công bố về Đức Giêsu. Chính Người đang làm Kinh Thánh Hípri nên hoàn trọn: Thiên Chúa đă viết thăm dân Người để giải thoát họ khỏi cơn giông tố. Sự đáp ứng của Đức Giêsu khi các môn đệ đang sợ hăi cho thấy rơ điều này: “Cứ yên tâm, chính thầy đây, đừng sợ”. Theo nghĩa chặt: “Đừng sợ, THẦY ĐÂY MÀ”. Chính Thiên Chúa của tổ tiên Môsê ch́a  tay cho họ trong cơn giông băo. Cũng chính Thiên Chúa ấy đang mở rộng ṿng tay để giúp chúng ta và Giáo Hội khi chúng ta vượt biển đầy sóng gió. Thỉnh thoảng, cũng giống như ông Êlia, những cơn băo nổi lên từ những việc chúng ta làm, v́ khi chúng ta hành động cho những ǵ chúng ta tin, chúng ta khuấy động khối nước yên tĩnh giả dối và tự măn xung quanh chúng ta. Khi đó, chúng ta cần đôi tay giang rộng của Thiên Chúa củng cố và tiếp thêm can đảm cho chúng ta đương đầu với biển cả giận dữ, cuồng nộ của những tranh căi.

Chúng ta không gặp vấn đề giống như ông Phêrô. Ông tự tin trong chốc lát, rồi th́ khi mọi thứ trở nên phức tạp, ông đă không biết lượng sức ḿnh và đă ngă nhào. Khi ấy đă quá muộn và ông cần sự giúp đỡ. Cuộc sống cũng như thế, chúng ta bắt đầu mọi sự như một công việc mới, một năm học mới, một cuộc hôn nhân mới, hay một dự án mới để giúp đỡ người khác, nhưng rồi mọi thứ lại trở nên phức tạp. Chúng ta không biết sự t́nh lại đ̣i hỏi nhiều đến vậy! Chúng ta rơi tơm xuống và ch́m dần. Đây không phải là chuyện hiếm thấy trong các hoạt động sứ vụ.

Thế giới cũng đang trong t́nh huống như thế. Vào lúc bài này đang được viết, chiến tranh xảy ra giữa Israel và Palestine, một chiếc máy bay dân sự đă bị bắn hạ ở Ukraine, một kẻ đánh bom khủng bố đă giết hàng tá người ở Irắc, v.v.. Chúng ta cần hiện diện theo một cách thức mới, một cách hành động mới, chúng ta cần sự giúp đỡ, cần ai đó biến đổi chúng ta trở nên những thụ tạo mới nhờ nước (phải chăng chi tiết ông Phêrô ch́m xuống nước là h́nh ảnh của Bí tích Rửa tội ?) Các bậc cha mẹ rất lo lắng về những chỗ nước sâu lũ trẻ sẽ rơi vào. Bọn trẻ cũng nhận thấy t́nh trạng của chính chúng: Những người bạn thân thiết trước đâygiờ đang ch́m đắm trong những thứ điên rồ, những đứa bạn ấy cũng có thể kéo chúng vào đó. Và chết đuối là một điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, Tin Mừng nói rằng, Thiên Chúa sẽ hiện diện ở đó, ngay cả khi người ta đang ch́m.

Đức Giêsu đă không làm cho sóng yên biển lặng trong khi ông Phêrô tiến đến với Người. Thiên Chúa không luôn luôn cứu chữa ngay lập tức, hay trao cho chúng ta một giải pháp nhanh gọn. Dẫu vậy, Thiên Chúa, qua Đức Giêsu, không phải là một Thiên Chúa xa xăm, tách biệt khỏi những vấn đề của chúng ta. Đức Giêsu cho chúng ta thấy điều đó, khi Người ch́a tay cho ông Phêrô và cho chúng ta. Người là bạn đồng hành với chúng ta trong những giông tố cuộc đời. Người giảng thuyết có thể nắm được ư tưởng “bạn hữu”, từ này có nghĩa là ai đó cùng chia sẻ một tấm bánh. Bí tích Thánh Thể chính là thứ bánh đó, một tấm bánh có sự hiện diện của Đức Giêsu, một tấm bánh không chỉ chia sẻ chính ḿnh Người cho chúng ta, nhưng c̣n là một tấm bánh thực sự trao cho chúng ta tất cả những sức mạnh cần thiết, trong bất kỳ t́nh huống nào, để chúng ta đủ sức tiến bước trên những hành tŕnh đầy băo táp mưa sa.

Băo tố và những chỗ nước sâu cũng có thể là h́nh ảnh của sự chết. Sự chết là cơn băo mà ai cũng sẽ cảm thấy rất cô đơn, như ông Phêrô vậy. Nó có thể chiếm lấy chúng ta, ào ạt tấn công chúng ta. Nó cũng rất mạnh mẽ đến nỗi chúng ta không đủ sức vượt qua, không đủ sức để trấn áp. Đức Giêsu đưa tay ra, trên những con nước sâu dữ dội đó, và trao cho chúng ta một cuộc sống mới. Chúng ta sẽ không bị ch́m lỉm, nhưng sẽ được giải thoát khỏi sự chết. Đức Giêsu, Đấng Chiến Thắng của chúng ta, đang bước đi trên sự chết.

Một cách tiếp cận khác có thể áp dụng trong đời sống hôn nhân. Người ta đón nhận nhau cả những khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan. Những cơn giông băo sẽ đến trong cuộc đời mỗi người, nhưng chúng ta có một người khác để chia sẻ và giúp đỡ chúng ta giữa những giông băo ấy. Người đó chính là “bằng hữu” của chúng ta, người chia sẻ cơm bánh với chúng ta (Cũng có thể là một người bạn thân, nếu chúng ta không lập gia đ́nh). Chúng ta có thể bị ch́m; nhưng khi chúng ta cầu cứu, họ sẽ đưa tay ra. Hăy nghĩ về những con người này trong cuộc đời của quư vị và tạ ơn Thiên Chúa trong Thánh lễ này, v́ họ là sự hiện diện của Đức Kitô trong những cơn giông băo. Thánh Thể chính là Đức Kitô đang nói : “Thầy ở đây với anh em trong bất kỳ cơn giông tố nào mà anh em phải đối mặt”. Chính v́ vậy, những người khác đó đă và đang là sự hiện Thánh Thể này cho chúng ta.