HOME

 
 

Chúa Nhật XIII Thường Niên - Năm A

2V 4,8-11.14-16a / Rm 6,3-4, 8-11 / Mt 10,37-42
 

An Phong op : Theo Bước Đức Giêsu Trong T́nh Yêu Đích Thực

Như Hạ op : Chén Nước Lă

G. Nguyễn Cao Luật op : Những câu hỏi gây sững sờ


An Phong op

Theo Bước Đức Giêsu Trong T́nh Yêu Đích Thực
Mt 10,37-42

Đoạn Tin mừng hôm nay là phần chót của "diễn từ sai đi". Đức Giêsu không chỉ nói với các tông đồ, Người muốn nói với tất cả các kitô hữu mọi thời; v́ nhờ Bí tích Rửa tội, người kitô hữu được Thiên Chúa sai đi để làm chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa với con người thuộc thời đại ḿnh. Người kitô hữu là người theo bước Đức Giêsu, đặt bàn chân ḿnh vào vết chân Đức Giêsu đă đi qua. Và nhờ thế, theo bước Đức Giêsu là đặt t́nh yêu Ngài trên mọi t́nh yêu khác, để có được t́nh yêu đích thực.

Yêu ai là gắn bó với người ấy, là luôn tự nhiên hướng về người ấy, là luôn mong muốn điều tốt lành cho người ấy ! Như thế, yêu Chúa Giêsu cũng phải vậy.

Có một số người cho là kỳ cục khi Đức Giêsu nói "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy th́ không xứng đáng với Thầy"; v́ họ nói : Chúa đă chẳng dạy chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ trong Giới răn Thứ Tư đó sao (Xh 20,12)? Thật ra, Đức Giêsu không muốn chúng ta khước từ mối giây gắn bó tự nhiên với gia đ́nh, với bạn bè đâu, nhưng Ngài cảnh giác chúng ta hăy coi chừng, đó có thể trở thành một cản trở cho người tín hữu của Chúa Kitô.

Trong đời thường, hẳn người ta cho là bất công và không đúng khi một người vô tài được tiến cử vào một vị trí quan trọng, chỉ v́ họ là người thân. "Nhất thân, nh́ thế" là vậy; và thảm họa cũng bắt đầu từ đó; khi mà sự thân quen đă đè bẹp sự thật. Trong đời thường cũng không thiếu những cuộc đổi chác trong hôn nhân; hôn nhân v́ tiền bạc, v́ danh vọng, hoặc để củng cố mối "thâm giao" mang lại quyền lực và tiền bạc nhiều hơn…

Người kitô hữu là người đi theo Chúa Giêsu với một t́nh yêu đích thực. Trong Chúa và v́ Chúa, người kitô hữu biết yêu gia đ́nh, cha mẹ, tha nhân một cách thực sự mới mẻ, để kiến tạo một xă hội tự do và hạnh phúc đích thực.

Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Như Chúa Cha đă sai Chúa, xin Chúa cũng sai chúng con đi.
Xin dạy chúng con biết t́m ơn Cứu độ của Chúa,
bằng cách góp phần vào việc
cứu độ anh chị em của chúng con.

Xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan cần thiết,
để chúng con
có thể hoạt động hữu ích cho Nước Trời.

Xin cho chúng con luôn vững ḷng trông cậy,
bất chấp mọi lư do tuyệt vọng;

Xin cho chúng con trở nên mạnh mẽ,
dù chúng con vốn rất bất lực;

Xin cho chúng con biết kiên nhẫn,
tin tưởng và trung hậu mà không t́m lợi ích riêng ḿnh;

Xin cho chúng con không quên những người ruột thịt,
những người thân cận trong khi làm việc truyền giáo.

(K. Rahner)


Như Hạ op

CHÉN NƯỚC LĂ
Mt 10,37-42

Đức Giêsu có phải là một mâu thuẫn lớn nhất trong cuộc đời này không ? Một đàng, Người nêu gương và kêu gọi mọi người hi sinh chính bản thân. Một đàng, Người lại muốn biến bản thân thành trung tâm cuộc sống con người. Thế nghĩa là ǵ ?

THEO THẦY

Không ǵ thân thiết với con người bằng tương quan gia đ́nh. Chính từ gia đ́nh, con người hiện hữu và phát triển. Càng sống dưới mái ấm gia đ́nh, con người càng đi sâu vào tương quan t́nh cảm và nội tâm. Thế nhưng trước những đ̣i hỏi Tin Mừng, các giá trị đó trở thành tương đối, v́ "Nước Trời đă đến gần," (Mt 10:7) và "Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông." (Lc 17:21) Không có ǵ cao trọng hơn Nước Trời. Nước Trời là một giá trị tuyệt đối, đến nỗi người ta phải "bán tất cả những ǵ ḿnh có" (M6 13:44.46) mới mua sắm nổi. Nước Trời là tất cả ư nghĩa và giá trị cuộc đời. Quả thực, "chính v́ Nước Thiên Chúa mà anh em chịu đau khổ." (1 Tx 1:5)

Để mua được một giá trị siêu việt đó, người ta phải hi sinh cả tương quan gia đ́nh. Tương quan gia đ́nh vượt lên trên "những ǵ ḿnh có" và rất gần "những ǵ ḿnh là", tức là chính bản thân. So với Nước Trời, bản thân cũng là một giá trị quá nhỏ. Nhưng giá trị nhỏ bé này vẫn là một thực tại vô cùng quí giá không dễ ǵ đánh đổi. Chỉ đức tin mới thấy được chiều kích vĩ đại của Nước Trời và mới mạc khải cho ta biết Nước Trời chính là "Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống." (Mt 16:16) "Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội thánh," (Cl 1:18) và "chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người." (Ep 5:30) Chính v́ thế, Đức Giêsu mới nói : "Ai liều mất mạng sống ḿnh v́ Thầy, th́ sẽ t́m thấy được." (Mt 10:39) Cái tôi nhỏ bé ḥa nhập vào cái tôi vĩ đại. Không những không mất mát, mà c̣n t́m thấy chính ḿnh trong một chiều kích lớn lao và một giá trị tuyệt vời hơn.

Nhưng trong cuộc sống hiện tại, nhiều lúc hi sinh gần như đồng nghĩa với đổi chác. Người ta hi sinh là để t́m lại được cái ǵ cân xứng hoặc trổi vượt hơn. Nhất là khi chạm tới chính mạng sống, mọi hi sinh đều phải khựng lại, mọi tính toán đều phải chấm dứt. Thế mà Đức Giêsu dám đ̣i hỏi người môn đệ phải hi sinh chính bản thân là giá trị đáng quí nhất trên đời. Đó là một đ̣i hỏi tuyệt đối. Dĩ nhiên hi sinh đó sẽ được đền bù cân xứng. Đúng hơn c̣n vượt quá điều người ta mong đợi.

Thật vậy, những hi sinh của "một phụ nữ giàu sang" (2 V4:8) tại Sunêm cho ngôn sứ Êlisa đă không uổng phí. V́ hiếu khách, vợ chồng đă đặc biệt dành nơi ăn chốn ở xứng đáng cho ngôn sứ Êlisa, "là một người của Thiên Chúa, là một vị thánh." (2 V4:9) Phần thưởng của ngôn sứ thật trọng hậu. Không những bà được ông bảo đảm có con trai (x. 2 V 4:8-17). Sau này, khi con bà chết, ông cũng đă làm cho cậu sống lại và trả lại cho bà (x. 2 V 4:31-37). Như thế, chính khi hi sinh thời giờ, sức lực và tiền của cho ngôn sứ, bà đă được đền bù cân xứng.

Nếu một ngôn sứ c̣n đem lại được phần thưởng lớn lao như thế, Đức Giêsu sẽ có phần thưởng nào cho người môn đệ ? Đức Giêsu trả lời : "Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, v́ danh Thầy, th́ sẽ được gập bội và c̣n được sự sống đời đời làm gia nghiệp." (Mt 19:29; Mc 10:28-30; Lc 18:28-30) Bỏ đi những liên hệ t́nh cảm để đi sâu vào nguồn t́nh yêu vô cùng lớn lao là Thiên Chúa, c̣n ǵ lợi hơn ? Một khi đă đón nhận được nguồn t́nh yêu đó, ngay từ đời này, người môn đệ đă được quan tâm và che chở. Thực tế, "khi chúng ta được d́m vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Kitô Giêsu, là chúng ta được d́m trong cái chết của Người," (Rm 6:3) để "chúng ta cũng được sống một đời sống mới như Người nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha." (Rm 6:7) Đời sống mới "đầy tràn ân sủng và sự thật." (Ga 1:14) Nói khác, khi theo Đức Giêsu, người môn đệ sẽ "trở nên con Thiên Chúa" (Ga 1:12), và hoàn toàn được giải thoát (x. Ga 8:36). Đó là phần thưởng dành cho những ai "theo Thầy" và "đón tiếp Thầy". Từ đó, cuộc sống tự nhiên trở thành một chứng từ mănh liệt trước mắt mọi người.

Thực ra, khi kêu gọi môn đệ "theo Thầy" và "liều mất mạng sống ḿnh v́ Thầy", Đức Giêsu không có ư thổi phồng cái tôi của ḿnh. Hi sinh cái tôi để đánh đổi lấy một cái tôi khác, dù cái tôi này có vĩ đại tới đâu, cũng chỉ là chuyện "đánh bùn sang ao" mà thôi. Chính Đức Giêsu cũng phải hi sinh cái tôi để làm theo thánh ư Chúa Cha. "Thực vậy, Đức Kitô đă không chiều theo sở thích của ḿnh." (Rm 15:3) Trong vườn Cây Dầu, Người đă "xin đừng theo ư con, mà xin theo ư Cha." (Mt 26:39) Ư Cha đă thực thi hoàn toàn trong cái chết của Đức Giêsu. Như vậy, Người cũng đă từ bỏ chính ḿnh. Muốn "theo Thầy", môn đệ "phải từ bỏ chính ḿnh." (Lc 9:23) Con đường từ bỏ này có lẽ không khác lối diệt dục của nhà Phật. Khi kêu gọi người khác từ bỏ, chính Đức Giêsu cũng từ bỏ ḿnh. Như vậy, phải chăng người môn đệ nhảy từ cái hư vô này sang cái hư vô khác ?

Xét cho cùng, khi sống kiếp phàm trần, Đức Giêsu cũng chấp nhận chỉ một ḿnh Chúa Cha mới là nguyên ủy tuyệt đối. Từ lời nói tới việc làm, Đức Giêsu luôn qui hướng về Chúa Cha (x. Ga 14:10). Bởi đấy, nếu "v́ yêu mến Thầy" (Ga 16:27) mà anh em đă "liều mất mạng sống ḿnh v́ Thầy" (Mt 10:39) th́ "chính Chúa Cha sẽ yêu mến anh em." (Ga 16:27) Nơi đỉnh cao t́nh yêu đó, con người có thể vượt lên trên tất cả để đạt tới "một cái ǵ tuyệt đối, tột đỉnh và nền tảng." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 24/06/2002) Như thế, "theo Thầy" không có nghĩa là đi từ hư vô này sang hư vô khác, nhưng tới một hiện hữu tuyệt đối là chính Thiên Chúa. Thực vậy, "ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đă sai Thầy." (Mt 10:40) Không những mạc khải cho thấy Thầy hiệp nhất với Chúa Cha, nhưng c̣n đồng hóa với các môn đệ (x. Mt 10:40) và người nghèo (x. Mt 26:40). Như vậy, khi "theo Thầy", người môn đệ biết ḿnh theo ai và phải làm ǵ.

SIÊU THOÁT

Càng từ bỏ càng siêu thoát. Nhân loại hôm nay đang cần những con người biết từ bỏ mọi sự để t́m chân lư. Nói khác, con người siêu thoát là một nhu cầu cấp thiết nhất cho sự sống c̣n của nhân loại. Nếu chết dí dưới đống dữ kiện khoa học và kỹ thuật, con người sẽ không t́m được hướng giải thoát cho chính cuộc sống. Nhân loại hôm nay đang căng thẳng v́ lo âu mọi mặt. Chính v́ thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă thúc đẩy các Kitô hữu hăy cống hiến cho những người đang ưu tư đau khổ "những câu giải đáp của chân lư và hi vọng" bằng cách tŕnh bày cho họ một triết lư siêu việt (Zenit 24/06/2002). Triết lư đó không đến với những con người suốt ngày cắm đầu vào những đống dữ kiện khổng lồ và chết ngộp trong đời sống dư thừa vật chất. "Song song với những khám phá khoa học lạ lùng và những tiến bộ kỹ thuật kỳ diệu, chúng ta đang chứng kiến hai mất mát lớn : mất mát Thiên Chúa và hiện hữu, mất mát linh hồn và nhân phẩm. Đôi khi sự kiện này sinh ra những hoàn cảnh khó khăn cần đến những câu trả lời trong chân lư và hi vọng." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 24/06/2002) Nếu không từ bỏ chính ḿnh, con người sẽ không bao giờ t́m thấy những câu trả lời đó và sẽ không bao giờ khám phá thấy ḿnh là ai. Quả thực, "văn hóa ngày nay nói và biết nhiều về con người, nhưng h́nh như không biết con người là ai. Thực vậy, con người chỉ có thể hiểu biết trọn vẹn về chính ḿnh trong ánh sáng Thiên Chúa. Con người là "h́nh ảnh Thiên Chúa - được t́nh yêu tạo dựng và được an bài sống hiệp thông đời đời với Thiên Chúa." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 24/06/2002) H́nh ảnh này chỉ t́m thấy nơi Đức Giêsu và những ai đang"theo Thầy".         


G. Nguyễn Cao Luật op

Những câu hỏi gây sững sờ
Mt 10,37-42

Phải dành ưu tiên cho Thiên Chúa

Tại sao Đức Giêsu lại đặt người ta vào t́nh trạng đối nghịch với cha mẹ, anh em, con cái ? Người là sứ giả hoà b́nh, là Đấng để đem lại b́nh an cơ mà !

Và làm sao có thể giải thích đoạn Tin Mừng này cho các trẻ đang khi các em được dạy bảo phải sống ngoan ngoăn, hoà thuận tại gia đ́nh ?

Đoạn Tin Mừng này thật sự gây khó khăn trong việc giải thích cũng như việc áp dụng thực hành. Tuy vậy, cũng như nhiều đoạn khác trong Tin Mừng, có lẽ đoạn văn này cần được đọc theo hai mức độ.

Trước hết, đoạn Tin Mừng này được thành h́nh trong nhóm những nhà truyền giáo lưu động. Các vị này là những người được Đức Giêsu mời gọi bỏ lại mọi sự và đi theo Người, cụ thể là để trực tiếp loan báo Tin Mừng. Với các ông, việc bỏ lại mọi sự là một đ̣i hỏi hiểu theo nghĩa đen. Các ông là những môn đệ của Đức Giêsu, đă chấp nhận Người. Các ông đă biết về Người, đă cảm nghiệm được đôi chút trong những ngày cùng sống với Đức Giêsu. Do vậy, Đức Giêsu mong muốn và nỗ lực huấn luyện các ông, hướng các ông đến một lựa chọn căn bản để cộng tác vào việc loan báo Tin Mừng cho người khác. Như vậy, người được gọi phải xứng đáng với lời kêu mời.

Tuy vậy, việc từ bỏ gia đ́nh để theo Đức Giêsu chỉ có thể hiểu được tuỳ theo mức độ người môn đệ ư thức về vai tṛ đặc biệt của ḿnh, và về sự dấn thân của ḿnh trong một bối cảnh của một Giáo Hội thấm nhập sâu xa vào nếp sống hằng ngày. Họ không phải là những người được mời gọi sống nơi riêng biệt, cắt đứt mọi tương giao với cộng đoàn ; trái lại, họ là những chứng nhân cho cộng đoàn mới. Khi đă từ bỏ tất cả mọi sự, họ có thể nhân danh Tin Mừng, để mong muốn được tất cả những ai có thái độ sẵn sàng với Lời Chúa đón tiếp như là chính Đức Giêsu.

Thế nhưng, những yêu cầu của Đức Giêsu cũng luôn vượt ra khỏi nhóm những người làm chứng, những người được mời gọi thể hiện cách hữu h́nh tính căn bản trong những yêu cầu của Đức Giêsu. Những yêu cầu này cũng liên hệ đến tất cả những người đang sống giữa trần gian, những người đang đón tiếp các ngôn sứ v́ họ là ngôn sứ. Với những người này, sứ điệp của Đức Giêsu mở ra một chân trời mới, đổng thời cho thấy tính cách tương đối của mọi tương giao tự nhiên.

Bỏ tất cả để được tất cả

Không thể nào có việc chấp nhận Đức Kitô mà không có thập giá. Đây là một cuộc phiêu lưu bao hàm việc từ bỏ mọi sự, nhưng đổng thời cũng giúp cho người ta t́m lại được tất cả.

Đối với người môn đệ Đức Kitô, việc gắn bó với Người phải trở thành một nỗi đam mê : chỉ Thiên Chúa là trên hết. Việc gắn bó này đ̣i buộc phải từ bỏ những mối liên hệ, dù thế nào chăng nữa, đang gây cản trở việc đi theo Đức Kitô. Việc từ bỏ này được bắt đầu từ những mối liên hệ vẫn được coi là thân thiết nhất : những mối liên hệ gia đ́nh. T́nh cảm mạnh mẽ của người cha, sự âu yếm của người mẹ, sự thân thiết giữa các anh chị em : tất cả những điều này rất tốt, rất chính đáng, nhưng không thể được quư trọng hơn Đức Kitô.

Với yêu cầu như thế, không có nghĩa là Đức Kitô muốn biến người môn đệ thành những con người sắt đá, không c̣n chút t́nh cảm ; nhưng với tư cách là người môn đệ, họ phải sống thân mật, phải sống một ḿnh với vị Thầy của ḿnh. Ở đây, có thể sửa lại câu văn của sách Sáng thế : V́ điều ấy, con người sẽ ĺa bỏ cha mẹ để gắn bó với Đức Kitô.

Vả lại, những ai đă dâng hiến trọn vẹn cho Đức Giêsu, sẽ được Người thông ban một t́nh yêu có sức làm biến đỗi. Nhờ t́nh yêu này, người môn đệ có thể thiết lập những mối tương giao mới với tất cả mọi người, kể cả những người thân thiết. Nhà truyền giáo là người nối dài sự hiện diện và hoạt động của Đấng Thiên Sai, nên họ có thể tin rằng ḿnh sẽ được mọi người đón tiếp nổng hậu. Mặc dù, trước mặt nhân loại, họ là những người hèn kém, có vẻ như vô giá trị, nhưng họ vẫn là, và phải là những người cho thấy sự hiện diện của Đức Kitô.

Tuy thế, người môn đệ của Đức Kitô chỉ hoàn thành được vai tṛ của ḿnh một khi họ biết xoá ḿnh đi, càng nhiều càng tốt, trước mặt Đấng họ phải loan báo và phải trả lời về mọi hoạt động của ḿnh. Như vậy, tất cả thế giới trở thành giáo xứ của họ, và tất cả mọi người đều là con cái của họ. Nhờ từ bỏ mọi sự, họ có thể hiệp thông với mọi người, đổng thời được mọi người đón nhận, như là chính Đức Kitô.

Như vậy, không có ai là không được mời gọi trở thành môn đệ Đức Kitô. Không ai là không có trách nhiệm phải từ bỏ mọi sự để lựa chọn Đức Kitô. Không ai là không có bỗn phận mang lấy thập giá, dù dưới h́nh thức nào đi nữa. Sự từ bỏ hữu hiệu của người này sẽ là một lời chứng đối với người kia.

Hướng đi tới của những mối tương giao

Đối với chúng ta là những Kitô hữu, chúng ta vẫn phải nỗ lực khẳng định về Đức Giêsu trước mặt nhân loại cũng như với chính gia đ́nh của ḿnh. Vẫn có những mâu thuẫn, những va chạm. Và đó là mối nguy cơ lớn gây khó khăn cho việc lựa chọn của mỗi người. Ngày xưa, Đức Giêsu cũng đă từng trải qua : những người thân trong gia đ́nh, trong họ hàng của Người đă không hiểu về Người, không hiểu về sứ mệnh của Người. Có lần họ đă đến t́m Đức Giêsu với ư định đưa Người trở về quê hương. Họ coi Người là kẻ mất trí. Họ không biết rằng Giờ của Người đă đến : Người phải đi loan báo và hoàn tất chương tŕnh yêu thương của Chúa Cha, chứ không phải tiếp tục sống ẩn dật như một người thợ b́nh thường tại làng quê Na-da-rét.

Gia đ́nh thực là tuyệt vời khi nó thẳng tiến theo chương tŕnh yêu thương của Đấng Tạo Thành. Khi xảy ra xung đột, Thiên Chúa phải ưu tiên hơn. Bởi v́ đây là một lịch sử yêu thương giữa Thiên Chúa và con người, giữa Đức Giêsu và các tông đổ, giữa Đức Giêsu và mỗi người chúng ta.

Ai yêu ... Ai yêu ... hơn tôi.

Chính trong một tương giao t́nh yêu mạnh mẽ, mối tương giao nối kết Đức Giêsu với Chúa Cha mà mỗi người được mời gọi hướng tới. Những ai đi theo Đức Giêsu cũng được chia sẻ cùng một sự sống, cùng một t́nh yêu, dù họ không thuộc về cùng một gia đ́nh. Đi theo Đức Giêsu có thể gây ra những đỗ vỡ, có thể kéo theo những cuộc bách hại, sự hiểu lầm, sự khinh miệt của chính những người thân thiết nhất. T́nh yêu tự do và mănh liệt vào Đức Giêsu không thể tổn tại cùng lúc với t́nh yêu chiếm đoạt, một t́nh yêu chỉ bao gổm những thành viên trong một gia đ́nh, một nhóm ...

Chọn lựa Thiên Chúa, đó là luôn đánh mất đời ḿnh theo cái nh́n nhân loại. Thế nhưng đó chính là bảo toàn đời sống cách đúng nghĩa hơn, và có thể chuyển sự mất mát đó thành nguổn mạch đem lại sự sống, qua việc đón tiếp người khác nhân danh Đức Giêsu.

Ai yêu người thân cận là yêu Thiên Chúa,
vậy mà Người vẫn là người độc nhất.
Người là sự Tự Do, nhưng Người lại mời gọi vâng phục.

Chúa tôi gây sững sờ,
chẳng phải là Đấng dễ chấp nhận đối với kẻ
muốn cân đo mọi sự, muốn áp đặt cho Người một lối suy luận.

(Theo Juan Arias)