Năm A

 
 

Chúa Nhật IX Thường Niên - Năm A

Đnl 11,18.25-26 / Rm 3,21-25a.28 / Mt 7,21-27
 

An Phong op : Người Kitô Hữu Đích Thực

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Người khôn -Người dại

Bernard Huỳnh Hữu Phúc op : “Nghe và sống Lời Chúa hàng ngày”

Đỗ Lực op : Cháy nhà ra mặt chuột

Lm Đaminh Trần B́nh Tiên op : Đức tin phải được biểu lộ qua hành động

Lm Jude Siciliano, op : Xây nhà đời ḿnh trên Lời Chúa

 

 


An Phong op

Người Kitô Hữu Đích Thực
(Mt 7,21-27)

Tŕnh thuật Tin mừng hôm nay là những lời Đức Giêsu mời gọi người nghe, các môn đệ của Người cần phải có quyết định để có thể đạt được Nước Trời. Tŕnh thuật này gồm hai phần : phần thứ nhất là “làm hơn là nói”, phần thứ hai là “so sánh giữa hai ngôi nhà”. Cả hai phần này đều nói về hai loại môn đệ (người nói, người làm) và hai loại người xây nhà (xây trên nền đá, xây trên cát). Như thế, để trở thành người môn đệ đích thực của Đức Giêsu, người kitô hữu cần “làm hơn là nói”, xây dựng cuộc đời ḿnh trên nền tảng Thánh ư Thiên Chúa.

Hẳn là có ít nhất một lần trong đời chúng ta đă tự hỏi “thế nào là một kitô hữu đích thực?” Xem ra trả lời một câu hỏi như thế không dễ dàng ǵ, v́ chúng ta cần phải trả lời trước một câu hỏi không kém phần quan trọng : “Nền tảng đời sống kitô hữu là ǵ?” Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau : hoặc là 10 điều răn Chúa, hoặc là 6 điều răn Hội thánh, hoặc là đức bác ái, v.v.. Người ta có thể ngộ nhận về nền tảng đời sống kitô hữu : Hẳn là không thiếu kitô hữu hài ḷng với việc tham dự đầy đủ các thánh lễ Chúa nhật, các nghi thức phụng vụ Tuần Thánh nhưng đời sống chẳng “hoán cải” bao nhiêu? Nếu chỉ như thế, chúng ta có thể gọi họ là những kitô hữu “nhà thờ, nhà thánh”; Hẳn là có những người “đạo tại tâm”, họ cho là chỉ tin trong ḷng là đủ? Nếu chỉ như thế, chúng ta có thể gọi họ là “thiếu trung thực”, bởi lẽ con người vốn bị bao vây bởi 1001 nghi thức này khác trong cuộc sống… Nếu đức tin là một tương giao cá vị giữa một người và Thiên Chúa, th́ nền tảng của tương giao đó là “biết ư nhau”. Chắc chắn là Thiên Chúa “biết ư” chúng ta hơn là chúng ta biết ḿnh.

Vậy có lẽ câu trả lời đúng nhất là : nền tảng đời sống kitô hữu là thánh ư Thiên Chúa. Đời sống kitô hữu là đi t́m kiếm và thực thi thánh ư Thiên Chúa. Thánh ư đó được thể hiện trong Lời Chúa, trong các biến cố của đời sống và qua nhiều người, nhiều sự việc khác nhau. Con người chỉ có thể “đọc” ra thánh ư Chúa nhờ Chúa Thánh Thần. Cần trả lời cho được một câu hỏi : “Thiên Chúa muốn tôi làm ǵ trong hoàn cảnh cụ thể này, tại đây, lúc này ?”.

Như thế, người kitô hữu đích thực là người đi t́m thánh ư Thiên Chúa cho cuộc đời ḿnh ngay trong giây phút hiện tại.

Phải chăng chúng ta đang mở ḷng để đón nhận Thánh ư Thiên Chúa, mở tai để nghe Lời Người, và mở miệng để ngợi khen, tôn vinh Người.

Lạy Chúa là Cha chúng con,

xin biến cuộc đời chúng con trở thành một bài ca ngơi khen,

chúc tụng, tạ ơn, tôn vinh Thiên Chúa

và cho chúng con nhận ra thánh ư Ngài

trong cuộc đời chúng con.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Người khôn - Người dại
(Mt 7,21-27)

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói tới hai vấn đề : Thứ nhất, chỉ những ai thi hành ư Chúa mới được vào nước trời, thứ hai, những ai nghe và thực hành lời Chúa là người khôn.

Nói về vấn đề thi hành ư Chúa, trước hết chúng ta phải nói đến Chúa Giêsu, chính Ngài đă thực hiện điều này một cách trọn vẹn và gương mẫu. Đọc Tin Mừng chúng ta thấy ngay từ đầu Ngài đă thưa với Chúa Cha : “Lạy Cha, con đến để làm theo ư Cha”. Khi giảng dạy, biết bao lần Ngài đă nói : “Tôi từ trời xuống, không phải làm theo ư tôi, nhưng theo ư Đấng đă sai tôi”. Rồi vào những giờ phút cuối đời Ngài, nghĩ tới những đau khổ sắp phải chịu, Ngài rùng ḿnh sợ hăi, nhưng vẫn thưa với Chúa Cha : “Xin vâng ư Cha, đừng theo ư con”. Tóm lại, tất cả từng chi tiết của cuộc sống ở trần gian, Chúa Giêsu đă thực hiện đúng ư Chúa Cha : “Tôi làm mọi việc đẹp ḷng Cha tôi”, và Chúa Cha đă công nhận như vậy : “Đây là con Ta yêu dấu, đẹp ḷng Ta mọi đàng”.

Tiếp đến, chúng ta thấy các thánh cũng thế, các ngài luôn làm theo ư Chúa, thánh Phao-lô khi ngă ngựa đă thưa : “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm ǵ, con xin vâng”, thánh An-phong quả quyết : “Nếu phải nhặt hết cát trên băi biển hay phải nhổ hết cỏ dại trong vườn, trong rừng mới đẹp ḷng Chúa, tôi sẵn sàng làm ngay”, thánh Hen-ri Su-sô nói : “Chúa không đ̣i chúng ta phải sống khôn ngoan tài giỏi, nhưng đ̣i chúng ta làm theo ư Ngài trong mọi sự”, ngài c̣n nói : “Tôi thà làm con sâu hèn hạ dưới đất mà theo ư Chúa c̣n hơn làm thiên thần sốt mến trên trời mà theo ư tôi”, thánh Ghê-ra cũng nói : “Kẻ hứa điều này, người hứa điều kia, c̣n tôi, điều hứa duy nhất là làm trọn thánh ư Chúa”.

Chúng ta cũng thế, cuộc đời ở trần gian, chúng ta phải luôn sống theo ư Chúa. Nhưng ư Chúa là ǵ ? Làm sao chúng ta biết được ư Chúa ? Chúa có bao giờ tỏ ư của Ngài cho chúng ta hay đâu ? Đúng vậy, Chúa không bảo cho chúng ta biết ư Chúa thế nào, nhưng Chúa bảo cho chúng ta biết phải sống làm sao, phải ăn ở thế nào, phải làm những ǵ và phải tránh những ǵ. Đó là điều chắc chắn, ai cũng biết thờ phượng Chúa, kính mến Chúa, siêng năng cầu nguyện là điều tốt. Ai cũng biết làm ơn, giúp đỡ cho người gặp khó khăn túng thiếu, an ủi khi đau khổ, buồn phiền là điều tốt, thông cảm với người làm phiền ḷng ḿnh, tha thứ cho người làm mất ḷng ḿnh là điều tốt, chúng ta thực hiện những điều đó là chúng ta làm theo ư Chúa. Trái lại, ai cũng biết ghen ghét, ích kỷ là điều xấu, nói hành nói xấu, đoán xét linh tinh, điêu ngoa là điều xấu, chúng ta tránh và không làm những điều đó là chúng ta làm theo ư Chúa. Tóm lại, tất cả mọi hoàn cảnh, mọi sự kiện, mọi biến cố lớn nhỏ xảy đến cho chúng ta hay gia đ́nh chúng ta, trong cái nh́n của đức tin, đều là trong thánh ư của Chúa, chúng ta hăy chấp nhận, hoặc cám ơn Chúa hoặc cầu xin Chúa với thái độ b́nh tĩnh và b́nh an, đồng thời cố gắng chu toàn bổn phận của ḿnh là chúng ta đang sống theo ư Chúa.

Để nhấn mạnh và củng cố cho lời dạy trên, Chúa Giêsu cho biết : ai nghe lời Chúa và đem ra thực hành là người khôn, c̣n người không thực hành là người dại qua h́nh ảnh hai người xây cất nhà. Khôn và dại ở đây là căn cứ vào thái độ của họ đối với lời Chúa cũng giống như thái độ của hai người xây nhà. Khi xây cất nhà mà không để ư đến nền đất mà ḿnh sẽ xây nhà trên đó th́ thật là dại dột, và đó là sự dại dột Chúa muốn nói, tức là nghe lời Chúa, biết lời Chúa mà không thực hành là xây nhà trên cát, trái lại, đem thực hành là xây nhà trên đá. Như vậy, điều Chúa muốn dạy là nghe lời Chúa, đọc lời Chúa, hay biết lời Chúa mà thôi th́ chưa đủ, cần phải thực hành lời Chúa.

Trong đời sống, chúng ta thấy có những người thực tế không có một hành động cụ thể nào, trong khi đầu óc họ lại đầy những lư thuyết, hay là có những người nói rất hay về một lư thuyết, nhưng người ta thấy họ không thực hành lư thuyết đó, có khi lại c̣n hành động ngược lại nữa. Cho nên, không phải nói nhiều là hay, và nói hay cũng chưa đủ, nhưng phải xem xét họ có thực hành những điều đó không. Nếu chúng ta chỉ nói mà không làm, chúng ta sẽ bị khiển trách, nếu chúng ta không thực hành, có thể chúng ta sẽ ở vào trường hợp của những người trong câu chuyện huyền thoại sau :

Có một tín đồ ngoan đạo, sống rất thánh thiện, ngay sau khi chết, ông được nữ thần nhân ái đưa vào nước trời, dẫn đi tham quan khắp nơi, nơi nào ông cũng được chứng kiến những cảnh tượng kỳ diệu. Cuối cùng, ông đi tới một căn pḥng, nơi đây ông được chứng kiến một cảnh tượng không phải kỳ diệu mà kỳ dị. Trong pḥng mờ tối, có những dăy bàn dài, trên bàn toàn là tai và lưỡi người. Ông kinh ngạc không hiểu ǵ, nữ thần nhân ái giải thích : “Ông biết không ? đây là tai của những người, khi sống ở trần gian, chỉ nghe lời Chúa mà không biết ăn năn và sửa đổi đời sống. C̣n đây là lưỡi của những người, chỉ biết nói thánh thiện mà không thực hành, cho nên, tai và lưỡi họ th́ ở đây, c̣n toàn thân họ ở nơi đáng buồn muôn đời”.

Câu chuyện trên minh họa cho lời Chúa hôm nay, lư thuyết và thực hành phải đi đôi với nhau mới là khôn ngoan, tức là nghe và thực hành lời Chúa. Không kể trường hợp trong Tin Mừng hôm nay, nhiều lần khác, Chúa Giêsu cũng nói đến việc cần phải thực hành lời Chúa và ích lợi của việc thực hành lời Chúa : “Hăy làm theo lời Chúa chứ đừng nghe suông mà tự lừa dối ḿnh”, “Nghe và giữ lời Chúa là mẹ, là anh em của Chúa”, “Tuân giữ lồi Chúa là yêu mến Chúa”. Chúng ta có sự khôn ngoan đó không ? Chúng ta đang xây nhà sự nghiệp hay lâu đài hạnh phúc trên cát hay trên đá ?


Bernard Huỳnh Hữu Phúc op

“Nghe và sống Lời Chúa hàng ngày”
(Mt 7,21-27)

Đời sống chúng ta thường bị cám dỗ bởi tính tự lực thực hiện đời ḿnh bằng cách chiều theo những mời gọi của thế gian: những mời gọi làm giàu, sử dụng quyền lực, t́m kiếm những uy thế… hơn là việc giao ước với Thiên Chúa để cứu văn cuộc sống của ḿnh bằng cách tiếp nhận Lời của Người.

Thời Cựu Ước, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đă nói với con người qua các ngôn sứ, và ngày nay, Người nói qua Con của Người là Chúa Giêsu, Đấng là phản ánh vẻ huy hoàng của Người. Thực vậy, Thiên Chúa luôn yêu thương và hiện diện ở giữa chúng ta qua Lời của Chúa Giêsu. Thế nhưng, chúng ta có thực sự chuyên chú lắng nghe Lời Chúa không? Có nhớ lại những ấn tượng nhận được khi nghe những lời yêu thương mà Chúa đă nói với chúng ta không? Hơn nữa, chúng ta có sẵn sàng để thực thi Lời Chúa trong cuộc sống hay không?

Chúa Giêsu kêu gọi mỗi người hăy thực hành Thánh Ư Thiên Chúa như là trọng tâm trên hết của các điều Ngài truyền dạy. Qủa thật, khi đến trần gian, Chúa Giêsu chỉ với mục đích duy nhất là thi hành Thiên Ư của Chúa Cha: “Tôi không t́m cách làm theo ư riêng Tôi, nhưng theo ư Đấng đă sai Tôi.” (Ga 5,30) Và như thế, chúng ta hăy học cùng Chúa Giêsu để biết tuân phục Thánh Ư Chúa, bởi v́: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : "Lạy Chúa ! lạy Chúa !" là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7,21)

Trong phần kết luận của bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đă đưa ra hai h́nh ảnh đối nghịch: H́nh ảnh ngôi nhà xây trên đá cứng và ngôi nhà xây trên băi cát. Người khôn xây nhà trên đá cứng, nghĩa là những ai biết nghe Lời Chúa cách thận trọng để suy niệm trong ḷng, và đem ra thực hành trong đời sống cho đến cùng, cho đến chết, dù nhiều lần đ̣i hỏi máu phải đổ và hy sinh tính mạng như gương các Thánh Tử  Đạo. Trái lại, nếu ta nghe Lời Chúa mà không thi hành th́ chẳng khác ǵ kẻ xây nhà trên cát, chỉ một cơn gió lốc, một trận mưa to sẽ cuốn đi tất cả, và đó là con đường đưa đến sự “vong thân”.

Quả vậy, Toà nhà Đức Tin của mỗi người chỉ đứng vững khi bản thân sống dựa trên nền tảng của việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Đó là con đường dẫn đến Nước Trời.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Xin cho chúng con sống dồi dào bằng Lời, để chúng con biết né tránh con đường cám dỗ mà dấn bước trên con đường Tin Mừng. Chúng con cầu xin Chúa: xin cho chúng con đừng nhượng bộ trước cám dỗ xin được lương thực, của cải một cách dễ dàng và kỳ diệu trong khi chúng con c̣n có thể kiếm được bằng lao động; xin xoá bỏ khỏi ḷng chúng con sức quyến rũ của các thần tượng, v́ chỉ ḿnh Chúa là Chúa và là Thầy của chúng con; xin cho chúng con đừng sa chước cám dỗ của chức quyền, muốn lấn áp chà đạp và quên đi việc phụng sự Chúa và phục vụ anh em. Xin Ngài hăy luôn ở gần kề chúng con trong cơn thử thách. Amen.


Đỗ Lực op

CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT
(Mt 7:21-27)

Vừa qua, trận động đất Bên Trung Hoa đă làm tiêu tan bao công tŕnh con người. Gần trăm ngàn người bị chôn vùi dưới đống gạch. Trong số đó, có cả 900 học sinh trung học đă mất mạng cùng với thày cô dưới mái nhà trường. Nghe tin ấy, có lẽ ai cũng cảm thấy cuộc sống thật mong manh. Phải chăng đây là lúc“địa cầu bị lung lay tận gốc” ?

Thực ra, khi đặt vấn đề về nền tảng địa cầu bị lung lay, Kinh Thánh muốn ám chỉ đến t́nh trạng đạo đức suy đồi của con người. (Xin nói ngay, động đất không có liên quan ǵ tới việc đạo đức cả !) T́nh trạng xuống cấp đó không chỉ có nơi những người tầm thường, nhưng ngay trong những hàng đạo đức nữa. Bởi đó, Chúa mới nói : “Không phải bất cứ ai thưa với Thày : ‘Lạy Chúa ! Lạy Chúa !’ là được vào Nước trời cả đâu.” (Mt 7:21) Tại sao Chúa đặt vấn đề tận căn như vậy ? Đâu là cái nh́n xác thực của Chúa về người môn đệ chân chính ? Sự công chính bản thân có liên hệ ǵ tới sự công chính hóa nhân loại không ?

VỠ MỘNG

Cuộc sống luôn có những biến động. Nhờ vậy, nhiều sự thật mới được tiết lộ. Đáng lư cuộc động đất bên Tàu đă không gây tổn hại về nhân mạng nhiều như thế, nếu con người biết sống theo lương tâm và lẽ công b́nh. Chỉ v́ bọn tham nhũng đă đục khoét xi măng, công tŕnh không c̣n đủ tiêu chuẩn xây dựng. Nền móng và kèo cột không đủ sức chịu đựng trước cơn chấn động. Đúng là “người ngu dại xây nhà trên cát ... nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành.” (Mt 7:27) Ngu dại chỉ v́ tham lam, ích kỷ, chỉ lo vinh thân ph́ da,  sống chết mặc bay ... !

Đó là thái độ của những kẻ ở xa Nước Trời.  Vậy ai gần Nước Trời ? Phải chăng đó là những người siêng năng đi lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt, làm tuần chín ngày v.v. ? Phải chăng đó là những người tưởng ḿnh thực hành Lời Chúa khi tham gia đủ thứ hội đoàn, hoạt động bác ái hay dạy giáo lư ? Biết bao người đă bị lọt ra ngoài sổ hằng sống, mặc dù suốt ngày lẩm bẩm “Lạy Chúa ! Lạy Chúa” hay “nhân danh Chúa mà nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ.” (x. Mt 7:21-22) Như vậy, phụng vụ và phục vụ đều có thể có vấn đề. Nếu c̣n lấn cấn với những công kia việc nọ, chúng ta vẫn chưa biết đâu là con đường cứu độ của Chúa.

Vấn đề chính yếu là phải cố gắng “vào Nước Trời,” (Mt 7:21) nghĩa là sống công chính để được cứu độ. Dù phải vật lộn với cuộc sống, chúng ta “phải t́m Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người trước đă !”  Đó là “ư muốn của Cha Thày.” (Mt 7:21) C̣n ai biết rơ ư Chúa bằng Đức Giêsu Kitô ? Thế nên, muốn biết ư Chúa, cần phải đích thân đào sâu mối liên hệ thân t́nh với Người. Có kết hiệp sâu xa với Người, mới có cái nh́n và tấm ḷng như Người. Từ đó, mới thấu hiểu ư nghĩa của ơn cứu độ vĩnh cửu. Nếu không, những lời giảng dạy và các việc bác ái đều trống rỗng và vô nghĩa. Nói khác, cần phải lấy ư Chúa làm ư nghĩa và động lực cho mọi việc cầu nguyện và hy sinh. Thánh ư Chúa quả là động lực mạnh mẽ nhất bảo đảm cho mọi công tŕnh tồn tại giữa những thử thách lớn lao.

Người ta có thể dành nhiều thời giờ hy sinh cho Giáo hội, nhưng cuối cùng phải ngỡ ngàng v́ thấy mọi công tŕnh của ḿnh rỗng tuếch, v́ đă không xây dựng trên nền tảng là Chúa Kitô. Muốn đứng vững qua cơn băo táp, chúng ta phải “xây nhà trên đá” (Mt 7:24) là Đức Kitô. Chỉ có Người mới là nền tảng vững chắc, v́ Người là chân lư và t́nh yêu. Trong Người chúng ta mới có thể phóng tầm nh́n về tương lai giữa bóng đêm đầy giông tố. Chúng ta chỉ trở nên công chính trước Thiên Chúa khi hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Kitô. Chúng ta có thể mắc ảo tưởng sống trong ơn nghĩa Chúa, khi có biệt tài giảng dạy và làm phép lạ, nhưng lại coi thường công lư, bác ái và ḷng trung tín.

Con đường sống phải được xây dựng trên chân lư, công lư và t́nh yêu. Chỉ khi nào tin tưởng và xác tín vào Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể trở nên công chính. Có trở nên công chính, chúng ta mới có thể đem lại công lư và tự do cho con người.

ĐƯỜNG LỐI THIÊN CHÚA

Tất cả mọi nẻo đường Chúa Kitô đều nhằm công chính hóa trần gian. Nói khác, Người có sứ mệnh mạc khải t́nh yêu cứu độ của Thiên Chúa. Quả thực, “t́nh yêu thúc đẩy Chúa Giêsu hoạt động giữa loài người là t́nh yêu Chúa đă kinh nghiệm trong mối t́nh hiệp nhất sâu xa với Chúa Cha. Tân Ước cho ta đi sâu vào kinh nghiệm về t́nh yêu Chúa Cha mà chính Chúa Giêsu đang sống và thông chia cho ta – ‘Abba’ – Bởi đó, kinh nghiệm ấy cho phép ta đi vào tận trung tâm của đời sống Thiên Chúa. Chúa Giêsu loan báo Thiên Chúa đầy ḷng thương xót và giải thoát những ai Người gặp trên đường đời, bắt đầu là người nghèo, người ngoài lề xă hội, người tội lỗi. Người mời gọi tất cả bước theo Người, v́ Người là người đầu tiên tuân theo kế hoạch t́nh yêu của Thiên Chúa.”[1] Người đi sâu vào cuộc sống trần gian để đưa con người vào tận cung ḷng Thiên Chúa. Càng thâm nhập vào sự sống Thiên Chúa, càng được công chính hóa.

Chỉ khi lên cao tới mức tuyệt đối đó, con người mới có thể nhận ra sự thật sau đây. “Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa Cha đă có sáng kiến ban ơn cứu độ toàn vẹn cho con người, và đă được Chúa Thánh Thần hoạt động để tác sinh và chuyển giao. Đó là ơn cứu độ dành cho mọi người và cho toàn thể con người. Đó là ơn cứu độ phổ quát và toàn vẹn. Ơn cứu độ đó liên quan tới con người trong mọi chiều kích : cá nhân và xă hội, thiêng liêng và vật chất, lịch sử và siêu việt.”[2] Nói khác, sự công chính phải ăn sâu vào mọi ngơ ngách cuộc đời

Sự công chính toàn diện đó là ḷng đạo đức cần thiết để thực hiện mọi công cuộc công chính hóa trần gian. Nếu chỉ chú tâm một chiều, ngay cả trong chiều cạnh cao trọng nhất là phụng vụ, con người dễ rơi vào thế mất quân b́nh. Chạy đàng nào cũng không khỏi con mắt tinh tường và bén nhạy của Chúa.  Ngay cả khi nhân danh Chúa mà trừ quỷ, làm phép lạ, nói tiên tri, chưa chắc đă bảo đảm ḿnh đang thực hiện những việc của Chúa. Biết bao người nhân danh Chúa để làm những việc bất chính.

Thật là căng thẳng ! Làm sao bây giờ ?! “Thực ra, đạo đức chân chính là đáp trả và đón nhận lời mời gọi của Chúa một cách tự do. Tất cả niềm tin và việc đạo đức thực sự đều hệ tại việc “hiến toàn thân cho Thiên Chúa, đáp trả t́nh yêu Chúa đă dành cho chúng ta một cách sung măn (x. 1 Ga 4:10) bằng cách yêu thương anh chị em một cách cụ thể.”[3] Nếu chỉ làm việc bác ái như phát chẩn hay bố thí, mà làm lơ trước cảnh anh chị em đang bị đàn áp bất công, chúng ta đă yêu người một cụ thể chưa ?

Giữa ḍng đời hôm nay, “dù là nam hay nữ, con người cũng phải đáp trả lại hồng ân cứu độ, không phải bằng việc đón nhận phiến diện, trừu tượng hay thuần túy lư thuyết, nhưng bằng cả cuộc sống – trong mọi tương quan làm nên cuộc đời – sao cho đừng thờ ơ trước bất cứ điều ǵ, đừng để cuộc sống nhuốm mùi trần tục, không c̣n liên hệ hay xa lạ với ơn cứu độ. V́ thế, Giáo hội có quyền công bố Tin Mừng trong bối cảnh xă hội, làm cho lời giải thoát của Tin Mừng vang dội trong những thế giới phức tạp con người đang sống : sản xuất, lao động, kinh doanh, tài chánh, thương mại, chính trị, luật pháp, văn hóa, truyền thông xă hội.”[4] Làm sao có thể công bố Tin Mừng giải thoát, nếu Giáo Hội đứng ngoài cuộc tranh đấu cho công lư và nhân quyền ?

ĐỐI THOẠI NHƯ MỘT PHÉP MẦU

Giữa xă hội đầy bất công, Kitô hữu càng phải quan tâm tới việc rao giảng Tin Mừng dưới mọi h́nh thức. Dù sống giữa những khó khăn và chống đối, họ phải đảm trách và hoàn thành sứ mệnh Giáo hội. Suốt đời, họ dồn mọi nỗ lực vào việc “bảo vệ và đề cao nhân phẩm, cũng như xây dựng một trật tự xă hội dựa trên các giá trị công lư, chân lư, tự do và t́nh yêu.”[5] Hành động như thế có bị Chúa nguyền rủa và loại bỏ hay bị kết án là hoạt động chính trị không ?  Thưa không ! V́ “được Thiên Chúa kêu gọi hưởng ơn cứu độ và đặt vào cơi đời, con người có thể làm việc để sống hạnh phúc trong một xă hội an b́nh.”[6] Nhưng làm sao b́nh an, nếu nhân quyền không được tôn trọng trong một xă hội công b́nh và tự do ? Đó là quyền lợi chính đáng và tự nhiên của con người và xă hội.

Làm cách nào đạt tới mục tiêu thực tiễn và khó khăn đó ? - Đối thoại ! Đó là việc Giáo Hội đang thực hiện với các chính quyền ở Trung hoa, Việt Nam, Ả rập Saudi. “Cuộc đối thoại có tổ chức giữa Giáo hội và chính quyền nhằm đem lại phúc lợi của dân chúng và cộng đồng nhân loại. Cuộc đối thoại này nhằm thiết lập hay củng cố sự hiểu biết và hợp tác với  nhau., và cũng nhằm ngăn ngừa hay giải quyết rốt ráo những ư kiến bất đồng. Mục đích cuộc đối thoại nhằm góp phần thăng tiến mỗi dân tộc và toàn thể nhân loại trong công lư và ḥa b́nh.”[7]

Đối thoại đă trở thành phương tiện ngoại giao hữu hiệu trên bàn cờ quốc tế. Thực vậy,  trước các đại biểu 174 quốc gia và các tổ chức có liên hệ chính thức với Ṭa Thánh, ĐGH Bênêđictô XVI đă xác quyết : “Xin quư vị hiểu cho rằng, đặc biệt tôi rất nhạy cảm  với việc đối thoại giữa các dân tộc. Đối thoại là con đường vượt qua mọi h́nh thức xung đột và căng thẳng và làm cho thế giới trở thành một miền đất ḥa b́nh và đầy t́nh huynh đệ.”[8] Đi từ một ư thức và xác tín đó, phái đoàn Ṭa Thánh Vatican đă viếng thăm Việt Nam lần thứ 14 với những kết quả tích cực.

Trong suốt một tuần viếng thăm Việt Nam vừa qua, phái đoàn Ṭa Thánh Vatican đă bàn thảo với phái đoàn Việt Nam về các mối liên hệ ngoại giao, tự do tôn giáo, bổ nhiệm Giám mục. Giờ đây tín hữu có thể hy vọng trong tương lai ĐGH sẽ viếng thăm Việt Nam. Các cuộc hội thảo đă diễn ra trong bầu khí thân thiện, thành thực và tương kính … Phái đoàn nhà nước nêu bật vai tṛ của cộng đoàn Công giáo trong đất nước. Phái đoàn Ṭa Thánh hy vọng các người Công giáo có thể truyền bá các giá trị đạo đức, nhất là trong việc giáo dục giới trẻ và liên đới với những nhóm xă hội yếu kém nhất, trong một xă hội đang thay đổi nhanh chóng về xă hội và kinh tế. Cả hai phía đều chú tâm “đề cập đến những vấn đề chưa được giải quyết và có thể t́m thấy sự đồng thuận về một giải pháp qua cuộc đối thoại kiên nhẫn và xây dựng.”[9] Nếu đúng như thế, Giaó Hội Việt Nam có quyền hy vọng về một ngày mai tốt đẹp. Tuy nhiên, thực tế vẫn cần nhiều kiên nhẫn và cầu nguyện cho niềm hy vọng sớm thành sự thật.

Nh́n chung t́nh h́nh thế giới, ĐGH Bênêđictô XVI nói công lư, t́nh liên đới, ḥa b́nh phải hướng dẫn các quốc gia. Người nói : “Cộng đồng quốc tế nên tỉnh thức trước việc phân chia tài sản trong hành tinh này. Đó là một bổn phận do công lư đ̣i buộc … Thực vậy, công lư và t́nh liên đới, việc loại bỏ bạo lực, và t́nh huynh đệ phải hướng dẫn các mối liên hệ quốc tế.”[10] Công lư cần thiết hơn bao giờ. Đó là đ̣i hỏi căn bản nhất nhưng không phải là điều duy nhất chi phối cộng đồng nhân loại. Thực vậy, theo ĐGH, “tiêu chuẩn nền tảng trong lănh vực chính trị là t́m kiếm chân lư, để phẩm giá và quyền lợi của mọi người luôn được tôn trọng, và để mọi người cư ngụ trong một nước có thể chia sẻ tài sản quốc gia.  Nhưng cộng đồng nhân loại không được dừng lại ở công lư mà thôi, họ nên “tỏ t́nh liên đới với các dân tộc nghèo đói nhất. T́nh huynh đệ cũng phải đươc khai triển, để có thể “xây dựng những xă hội hài ḥa và b́nh an,” và  để  rốt ráo giải quyết những vấn đề “qua cuộc đối thoại và thương thảo, chứ không qua bạo lực dưới mọi h́nh thức.”[11] Bạo lực bắt nguồn sự bất chính trong ḷng người. Chỉ có sự công chính mới đem con người xích lại gần nhau. Nói khác, đối thoại phải có nền tảng và nguồn gốc từ sự công chính của Chúa.

Như thế, có thể coi đối thoại như một phép mầu giúp giải quyết mọi vấn đề về công lư và nhân quyền. Làm cách nào để có thể có khả năng đối thoại ? Có lẽ trong “Lời Chủ Chăn tháng 7.2008,” khi đề cập đến “những thể thức Chúa Giêsu thực hành giáo dục,” ĐHY Phạm Minh Mẫn muốn giới thiệu đường lối dẫn tới đối thoại : giảng truyền lời Chúa, nêu gương sống yêu thương và dạy yêu thương, thể thức cầu nguyện.[12]

Hy vọng ĐHY có ư nói sống yêu thương là sống công chính. Nếu không, tuyệt đối thể thức nêu gương công chính và công lư của Chúa Giêsu không được đề cập tới trong “Lời Chủ Chăn” đó. Vấn đề lớn nhất ở Việt Nam hôm nay không phải là t́nh yêu, nhưng là công lư. Vả lại, Chúa Giêsu cũng nói : “Trước hết hăy t́m Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người,” chứ không phải t́nh yêu. Chính v́ mất ư thức về công lư, nên nhiều người đang đau khổ v́ sự gian trá, lừa đảo, tham nhũng, hối lộ, trộm cướp tràn lan khắp nơi.Bởi vậy, công việc giáo dục lương tâm về công lư quan trọng và cần thiết hơn bao giờ !

Tóm lại, Chúa Giêsu muốn thanh lọc tất cả mọi h́nh thức khiến con người có thể xa Chúa. Ngay cả khi cầu nguyện hay làm việc bác ái nhân danh Chúa, Kitô hữu cũng phải tỉnh thức. Chỉ có thánh ư Chúa nơi Chúa Kitô mới cho chúng ta thấy ḿnh phải bắt đầu từ đâu và kết thúc chỗ nào. Một ḷng đạo đức đích thực phải bắt nguồn và quy chiếu về thánh ư Chúa, nhưng đồng thời cũng phải được xây trên nền đá là Đức Kitô. Từ đó, con người có thể mở rộng tấm ḷng đón nhận và đối thoại với tha nhân. Đối thoại như một con đường đưa con người vượt qua mọi h́nh thức xung đột và căng thẳng, để cộng đồng nhân loại thành nơi chung sống ḥa b́nh và đầy t́nh anh em.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng Thần Khí để có thể khám phá ra thánh ư Chúa trong cuộc đời chúng con. Xin cho chúng con luôn can đảm xây dựng mọi công tŕnh trên tảng đá vững chắc là Đức Kitô. Amen

đỗ lực 01.06.2008

---------------

[1] Toát Yếu Học Thuyết Xă hội của Giáo Hội, 29.

[2] Ibid., 38.

[3] Ibid., 39.

[4] Ibid., 70.

[5] Ibid., 445.

[6] Ibid.

[7] Ibid.

[11] Ibid.


Lm Đaminh Trần B́nh Tiên op

Đức tin phải được biểu lộ qua hành động
Đnl 11,18.25-26 / Rm 3,21-25a.28 / Mt 7,21-27

Thư của thánh Phaolô gởi tín hữu Rôma là Thư gây ra nhiều tranh căi trong giới học giả Kinh Thánh, nhất là từ khi các ông Luther và Calvin chú giải Thư này. Theo hai ông, con người được cứu độ là do tin vào Đức Kitô, chứ không do những việc lành con người làm. Hiểu như thế, nên có nhiều giáo phái mọc lên và tách biệt ra khỏi Giáo Hội, họ dạy muốn lên Thiên Đàng chỉ cần tin; giữ đạo tại tâm; không cần phải giữ Luật, tham dự thánh lễ, lănh nhận các bí tích, ăn chay hăm ḿnh, hay làm những việc lành phúc đức. Rất nhiều người đă ngây thơ tin theo. Điều này không lạ v́ khuynh hướng con người không muốn giữ Luật hay phải bận tâm làm các việc thờ phượng, nhưng đó có phải là đạo thật hay không?

Trước tiên, chúng ta cần nhận định cho dù họ cắt nghĩa Thư Rôma đúng đi nữa, đó cũng chỉ là một trong 73 cuốn Sách Thánh mà người Công Giáo phải tin. C̣n biết bao Sách khác chú trọng đến niềm tin và việc làm, tại sao họ không để ư tới, nhất là những lời giáo huấn rơ ràng của chính Đức Kitô như trong bài Phúc Âm hôm nay. Thứ đến, họ cắt nghĩa không đúng ư định của thánh Phaolô trong Thư Rôma. Quả thật ngài có nói điều này, nhưng là để cắt nghĩa sự quan trọng không thể thiếu vai tṛ của Đức Kitô trong lịch sử cứu độ. Phaolô không bao giờ cho việc làm để biểu lộ đức tin là điều không cần thiết. Nếu Phaolô tin như vậy, ngài sẽ không bận tâm khuyên nhủ các tín hữu phải làm lành lánh dữ, phải sống theo Thần Khí, không được sống theo xác thịt, và liệt kê vô số các tội mà những ai làm như thế sẽ không được thừa hưởng Nước Trời. Sau cùng, theo kinh nghiệm mỗi người chúng ta đều phải đồng ư để thành công, chúng ta phải sống như tục ngữ Việt-nam dạy: “tri hành đồng nhất.” Truyền thống Do-thái cũng không phân biệt tri thức ra khỏi hành động, họ tin một người tin yêu Thiên Chúa sẽ vâng giữ những ǵ Ngài dạy.

Các bài đọc hôm nay chú trọng đến cả hai đức tin và việc làm, tuy bài đọc II chú trọng đến đức tin nhiều hơn. Trong bài đọc I, tác giả Sách Đệ Nhị Luật trước tiên truyền cho dân Do-thái phải ghi ḷng tạc dạ điều Thiên Chúa truyền là phải yêu mến Ngài trên hết mọi sự, sau đó họ phải vâng giữ cẩn thận các điều Thiên Chúa truyền để được Ngài chúc phúc; nếu không, họ sẽ bị Thiên Chúa luận phạt. Bài đọc II trích Thư của thánh Phaolô gởi cho tín hữu Rôma, chú trọng đặc biệt đến đức tin. Đây là điểm thần học quan trọng của thánh Phaolô dạy các tín hữu, v́ có nhiều người Do-thái trong thời đại của ngài cho rằng họ có thể lănh nhận ơn cứu độ mà không cần phải tin nhận Đức Kitô. Thánh Phaolô phủ nhận điều này và xác tín: nếu không có Đức Kitô đổ máu ra, không một ai có thể được cứu độ v́ mọi người đều phạm tội, Do-thái cũng như Dân Ngoại. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dạy các môn đệ điều kiện cần thiết để được vào Nước Trời: không phải chỉ tôn kính Thiên Chúa bằng môi miệng, nhưng phải th́ hành thánh ư của Thiên Chúa, tức là vâng giữ những ǵ Ngài truyền dạy.


KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa.

1.1/ Hăy ghi ḷng tạc dạ Lời của Thiên Chúa: Câu 18 trong Sách Đệ Nhị Luật hôm nay là một trong những Shema mà người Do-thái có thói quen buộc vào tay, đeo trên trán, và treo trước cửa nhà hay cổng vào thành phố. Câu khác là những ǵ được mô tả trong Sách Đệ Nhị Luật 6:5: “Hăy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết ḷng hết dạ, hết sức anh em.” Đây cũng là điều răn thứ nhất và quan trọng hơn mọi điều răn. Lư do tại sao phải buộc lệnh truyền vào những nơi đó là để nhắc nhở cho con người đừng quên những ǵ Thiên Chúa truyền dạy.

Như đă nói ở trên, người Do-thái không tách rời việc “biết” ra khỏi việc “làm” như người Hy-lạp. Họ tin nếu một người biết Thiên Chúa, người đó cũng phải tin yêu và giữ những ǵ Ngài truyền dạy. Đó là truyền thống của họ, c̣n nếu không làm được là do yếu đuối của con người.

1.2/ Được chúc phúc hay bị nguyền rủa là hệ quả của việc tuân giữ hay không làm những ǵ Đức Chúa truyền dạy: Đây là lệnh truyền có kèm theo thưởng phạt, chứ không phải là điều con người muốn làm hay không cũng được. Dĩ nhiên, con người có tự do chọn lựa, nhưng chọn lựa điều ǵ là phải lănh nhận hậu quả của điều đó. Ở chỗ khác, ông Moses c̣n nói những lời nghiêm trọng hơn: chọn giữa cái sống và cái chết.

1) Được chúc phúc: “Anh em sẽ được chúc phúc nếu vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà tôi truyền cho anh em hôm nay.”

2) Bị nguyền rủa: “Anh em sẽ bị nguyền rủa, nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, nếu anh em bỏ con đường hôm nay tôi truyền cho anh em phải đi, mà theo những thần khác anh em không biết.”


2/ Bài đọc II
: Người ta được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ ḷng tin vào Đức Giêsu Kitô.

2.1/ Đức tin là điều trọng yếu làm cho con người nên công chính: Để hiểu những ǵ thánh Phaolô nói, chúng ta cần hiểu bối cảnh lịch sử khi Phaolô nói những điều này, nhất là vấn đề cắt b́ trong công đồng Giêrusalem. Có những người trong Hội Thánh đầu tiên cho để có thể được cứu độ, người Dân Ngoại phải được cắt b́ như người Do-thái, v́ đó là điều kiện để trở thành dân riêng của Thiên Chúa như giao ước đă kư kết với tổ phụ Abraham.

Thánh Phaolô phản đối việc cắt b́ cho các tín hữu Dân Ngoại. Lư do, mọi người được trở nên công chính là v́ niềm tin nơi Đức Kitô, chứ không hệ tại ở việc giữ Lề Luật. Ngài nói: “Nhưng ngày nay, sự công chính của Thiên Chúa đă được thể hiện mà không cần đến Luật Moses. Điều này, sách Luật và các ngôn sứ làm chứng.” Ngài cắt nghĩa trong Thư Rôma và Thư Galat như sau:

- Tổ phụ Abraham được trở nên công chính là v́ ông đă đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, chứ không ở việc giữ Luật. Hơn nữa, Luật Moses chỉ có sau khi tổ phụ Abraham đă qua đời gần 300 năm.

- Ngôn sứ Habakkuk xác tín “Người công chính sống bởi đức tin” (Hab 2:4).

- Thiên Chúa đă nh́n thấy trước ḍng dơi của tổ phụ Abraham sẽ đông như sao trên trời và như cát dưới bể là do đức tin của họ vào Thiên Chúa. Nếu chỉ do việc cắt b́, ḍng dơi của tổ phụ Abraham sẽ không chiếm hơn nửa thế giới như hiện nay.

2.2/ Con người không thể trở nên công chính bằng việc làm: Điều chính yếu trong lư luận của Phaolô là vạch ra cho mọi người thấy sự vô hiệu của Lề Luật: “Thật vậy, mọi người đă phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa.” Phaolô muốn nói: Không một ai từ trước đến giờ có thể giữ tất cả Lề Luật, và theo những ǵ Moses truyền, chỉ cần họ vi phạm một tội trọng thôi là một người mất công chính và phải chết. V́ không ai có thể tự ḿnh nên công chính bằng việc giữ Luật, cho nên Thiên Chúa phải có một kế hoạch khác để cứu giúp con người, Ngài ban cho họ Đức Kitô và truyền cho tất cả phải tin vào Ngài để trở nên công chính.

Đức Kitô làm cho con người nên công chính bằng việc đổ máu ra rửa sạch tội nhân loại và giao ḥa họ với Thiên Chúa. Ngoài ra, việc cho con người trở nên công chính là việc làm của Thiên Chúa, không do công sức con người. Ngay cả đức tin của con người vào Thiên Chúa và vào Đức Kitô cũng là quà tặng của Thiên Chúa, v́ Chúa Giêsu cũng nhiều lần mặc khải điều này: “Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai tôi, không lôi kéo người ấy” (Ga 6:44, x/c Ga 6:37). Thánh Phaolô cũng xác tín điều này khi nói: “Không ai có thể nói rằng: "Đức Giêsu là Chúa," nếu người ấy không ở trong Thần Khí” (1 Cr 12:3b). Tuy nhiên, điều kiện để trở nên công chính là con người phải tin vào Đức Kitô.

Trong lịch sử, đă có nhiều người và nhiều giáo phái chủ trương họ có thể sống công chính bằng việc giữ Luật, chay tịnh, khổ chế, và làm các việc lành như các người: Pharisees, Sadducees, Perlagians, Semi-Perlagians...


3/ Phúc Âm
: Chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào Nước Trời mà thôi.

3.1/ Không phải chỉ biết Thiên Chúa: Chúa Giêsu tuyên bố rơ ràng: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” T́nh yêu là ư niệm trừu tượng, nhưng biểu lộ của t́nh yêu rất cụ thể. Người khôn ngoan chỉ cần quan sát những hành động của một người là biết họ có thương yêu thành thật không. Đối với Thiên Chúa, chỉ có một cách con người có thể chứng minh họ yêu thương Thiên Chúa là làm theo thánh ư của Ngài. Yêu thương bằng môi miệng không đủ để chứng tỏ t́nh thương; nhiều khi c̣n gây khó chịu hơn cho người phải nghe những lời giả dối. Một điều con người cần phải biết là Thiên Chúa thấu suốt mọi ư nghĩ trong trí óc con người, họ không thể đánh lừa được Ngài. Họ không thể nói những lời yêu thương Thiên Chúa để được vào Nước Trời.

3.2/ Nhưng phải thực hành Lời Chúa dạy: Chúng ta cần biết lư do Thiên Chúa muốn chúng ta vâng lời Ngài, không phải là để làm vinh danh Thiên Chúa; nhưng là để mang lại lợi ích cho bản thân chúng ta. Trí óc con người chúng ta rất giới hạn trong việc biết sự thật, lại bị vây quanh bởi những gian dối của ma quỉ và thế gian. V́ yêu thương không muốn chúng ta rơi vào bẫy gian dối và ĺa xa Thiên Chúa, Ngài là Đấng khôn ngoan thượng trí, đă mặc khải cho chúng ta những giải đáp khôn ngoan qua Đức Kitô, Chúa Thánh Thần, và các ngôn sứ của Ngài.

1) Phần thưởng cho những ai thực hành: Nếu con người áp dụng Lời Chúa mỗi ngày, cuộc đời họ sẽ vững vàng như người xây nhà trên nền đá, không một gian nan nào có thể lay chuyển được niềm tin của họ vào Thiên Chúa. Đá để xây nhà là niềm tin, yêu thương, các nhân đức, và những lời Chúa khuyên dạy.

2) H́nh phạt cho những ai không thi hành: Những ai nghe mà không chịu thực hành được ví như người xây nhà trên cát. Khi cơn gian nan thử thách tới, họ không thể chống cự nổi. Người nghe mà không để tâm áp dụng th́ cũng như không nghe, nhiều khi c̣n mất giờ để nghe, và sẽ bị Thiên Chúa phán xét nặng nề hơn v́ biết mà không chịu làm.


ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

- Chúng ta đừng bao giờ nghe lời những ai xuyên tạc Lời Chúa rằng: “chỉ cần tin Thiên Chúa trong ḷng là đủ được vào Nước Trời” hay “con người có thể được cứu độ mà không cần Đức Kitô.” Đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2:26).

- Đức tin phải được biểu tỏ qua việc chúng ta thờ phượng Thiên Chúa, thi hành thánh ư của Ngài, và giúp đỡ tha nhân phần hồn cũng như phần xác.

- Lời Chúa có sức mạnh thay đổi cuộc đời. Nếu chưa áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống, chúng ta hăy bắt đầu ngay đi kẻo quá trễ và phải hứng chịu những bất hạnh xảy ra trong cuộc đời.


Lm Jude Siciliano, OP (Anh Em Nhà Học Đaminh G̣ Vấp chuyển ngữ)

Xây nhà đời ḿnh trên Lời Chúa
Mt 7:21-27

Thưa quư vị,

Sách Đệ Nhị Luật mà chúng ta đọc hôm nay tiếp theo những lời Môisê nói về việc Thiên Chúa đă chăm sóc và nuôi nấng họ ra sao. Ông nhắc cho dân chúng nhớ rằng Thiên Chúa th́ không hay thay đổi, kiểu như rày đây mai đó, nhưng Ngài đă đi vào giao ước với họ. Sau khi điểm qua những phép lạ mà Thiên Chúa thực hiện cho họ, Môisê giờ đây khuyến khích họ giữ những điều Luật dạy, nếu như họ muốn tiếp tục sống trong mối tương quan tốt đẹp với Thiên Chúa. Trong ánh sáng mà nhờ đó họ biết Thiên Chúa, làm thế nào họ có thể làm khác đi được?

Chủ đề ân sủng, trải dài suốt trong Sách thánh, được Môisê tóm kết như sau: Thiên Chúa đă chọn một dân nô lệ và mỏng ḍn, và đă giải thoát họ. Tất cả là v́ Chúa đă đi bước trước, chứ chẳng phải v́ dân Israel tốt lành ǵ hơn các dân tộc xung quanh. Nếu giờ đây họ nhận những ǵ Chúa đă làm cho họ, th́ làm sao lại không giữ luật Chúa và phục tùng Thiên Chúa, Đấng đă giải phóng họ? Thiên Chúa không bắt ép họ trong một kiểu nô lệ mới bằng cách đ̣i họ phải tuân phục. Nhưng, giờ đây họ là dân tự do, họ được quyền chọn lựa, “Những lời tôi nói đây, anh em hăy ghi ḷng tạc dạ, phải buộc vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu”.

Thời tôi c̣n trẻ, tôi thấy những người Dothái giáo hàng xóm giữ những giáo huấn này khá là chặt chẽ từng chữ. Họ viết những hộp kinh, “ống đựng bản luật của người Dothái”, cột vào cổ tay hay đeo trên trán. Những chiếc hộp nhỏ này đựng các câu trích dẫn Kinh thánh, có thể từ Luật được ghi trong Đệ nhị luật. Những ghi nhớ cụ thể như thế có thể mời gọi họ diễn tả đức tin của ḿnh trong cuộc sống thường nhật. Những dấu chỉ bên ngoài như thế sẽ đi vào nội tâm, không chỉ đối với người Dothái, nhưng cả đối với chúng ta nữa. Tôi tự hỏi chẳng lẽ những quyển Kinh thánh mà rất nhiều người trong chúng ta có ở nhà lại không có được vai tṛ như những hộp kinh mà những người Dothái nhiệt thành đem theo bên ḿnh hay sao? Kinh thánh đặt trên bàn có nhắc nhớ chúng ta cầm lên đọc và cầu nguyện hay không? Hay đó cũng chỉ là một quyển sách lớn trên bàn trong pḥng khách của chúng ta thôi?

Đâu là những lời gay gắt mà Đức Giêsu phê phán những người chỉ gọi Ngài bằng những lời tán tụng (“Lạy Chúa, Lạy Chúa…”), nhưng cuộc sống của họ lại chẳng phản ảnh những ǵ môi miệng họ thưa thốt. Họ đă không ghi nhớ lời của Ngài và không để cuộc sống của học được những lời ấy hướng dẫn – rốt cuộc th́ Ngài đâu có phải là Chúa của họ.

Thế chẳng phải lạ lắm sao? Chẳng phải Đức Giêsu nói rằng những người gọi Ngài “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” cũng nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ nhân danh Ngài đấy sao? Họ chẳng tuyên xưng và hành động nhân danh Ngài đấy sao? Thế tại sao Ngài lại muốn từ chối và đuổi họ ra ngoài?

Đức Giêsu vừa kết thúc Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta đă nghe từng phần Bài Giảng này từ Chúa Nhật thứ IV (30.01.2011). Giờ đây, khi Ngài kết thúc những giáo huấn của ḿnh, th́ Ngài đang mời gọi các môn đệ của Ngài và cả chúng ta nữa, chứng tỏ rằng chúng ta đă nghe và hiểu những ǵ Ngài dạy, bằng cách thực hành những lời ấy. Điều đó hơn cả việc nói tiên tri, trừ quỷ hay làm “những phép lạ” nhân danh Ngài. Điều mà Đức Giêsu muốn nhấn mạnh là “những việc lạ” mà chúng ta sẽ thực hiện phải là mô phỏng theo Bài Giảng trên Núi mà xây dựng đời sống chúng ta: yêu kẻ thù, giúp kẻ túng thiếu, tha cho những ai xúc phạm đến ta, … Chúng ta không thể nói ḿnh tin vào Chúa Giêsu, chỉ bằng cách gọi “Lạy Chúa! Lạy Chúa!”, mà lại không thực hành những ǵ Ngài dạy chúng ta trong Bài Giảng Trên Núi.

Chú ư đến dụ ngôn ngắn mà Đức Giêsu dùng để nhấn mạnh đến quan điểm của Ngài. Lũ lụt xảy đến với cả những ai nghe và thực hành lời Ngài, cũng như những người chỉ nghe suông. Niềm tin không đảm bảo cho chúng ta rằng sẽ không gặp phải băo tố cách này hay cách khác trong cuộc đời này. Điều khác biệt là nếu chúng ta ghi nhớ những ǵ Đức Giêsu dạy bảo và sống cuộc đời ḿnh theo giáo huấn của Ngài, chúng ta sẽ có được một nền móng vững chắc để đứng trên đó khi chúng ta phải đối diện với những sóng gió của bạo bệnh, bắt bớ, thất vọng, thất bại, chỉ trích, …

Ngôi nhà là nơi chúng ta t́m nơi trú ngụ, bảo vệ, sự ấm áp và an toàn. V́ thế, Đức Giêsu dùng h́nh ảnh ngôi nhà trong dụ ngôn này như thể muốn nói: “Hăy dùng lời của Ta làm ngôi nhà của anh em: sống trong đó; được những lời ấy nuôi dưỡng; t́m kiếm sự hướng dẫn trong những lúc khó khăn; khám phá trong Lời của Ta sự ấm áp của việc được Thiên Chúa đón nhận khi anh em thất bại; và t́m nơi đó sức mạnh của Thiên Chúa khi anh em cần đến. Hăy dùng lời của Ta làm ngôi nhà của anh em, anh em sẽ không thất vọng. Ở lại trong lời của Ta sẽ giúp anh em đứng vững trong những lúc khó khăn”.

C̣n đây là h́nh ảnh ít thấy trong Kinh thánh mà tôi có được. Một trong những dấu hiệu của xă hội tạm bợ của chúng ta chính là sự phổ biến của những căn nhà di động, tôi thấy chúng khi đi trên những con đường cao tốc ở Mỹ. V́ thế, hôm nay có thể Đức Giêsu nói với chúng ta rằng lời của Ngài giống như một ngôi nhà di động. Nó cùng đi với chúng ta suốt cuộc đời khi chúng ta di chuyển. Trong đó chúng ta t́m được nơi trú ngụ, dinh dưỡng, chỉ dẫn và sự đón nhận khi cuộc sống của chúng ta có những biến động.

Đức Giêsu có lẽ cũng muốn nói đến một loại “nhà” khác nữa – đó là cộng đoàn tín hữu, là Giáo hội. Trong một thời gian khá dài Kinh thánh chỉ là một quyển sách đóng trong một lịch sử Công giáo gần đây. Làm sao mà chúng ta có thể xây dựng cuộc sống của chúng ta khi mà chỉ nghe những lời này cách gián tiếp qua những câu giáo lư hỏi thưa? Khi c̣n trẻ (cả những năm đại học) hiếm khi tôi được nghe một bài giảng dựa trên Sách Thánh. Ngày nay, Sách Thánh không chỉ được tôn vinh trên những nơi đáng kính trong thánh đường của chúng ta, nhưng luôn luôn, chúng là nguồn mạch cho những bài giảng mà chúng ta nghe. Hay, ít ra là nên như thế.

Có lẽ chúng ta cũng chẳng phải là những Kitô hữu tốt hơn cha ông chúng ta. Nhưng nếu Giáo hội, gia đ́nh của chúng ta, được xây trên đá tảng là Lời của Đức Giêsu nói với chúng ta, th́ chúng ta có cơ may được nghe Lời Chúa, ghi tạc vào ḷng và h́nh thành đời sống chúng ta theo đó. Hy vọng là thế.

Hăy hy vọng rằng, ngày càng có nhiều nhà giảng thuyết lấy những bài đọc được chỉ định để nghiêm túc biến nó thành ngôi nhà mà trong đó họ soạn bài giảng và giảng, từ nơi trung tâm đó, những hoa trái của Lời trổ sinh. Mong rằng, những ai nghe các bài giảng dựa trên Kinh thánh đó sẽ khao khát hơn nữa để t́m kiếm cách thức làm cho Kinh thánh trở nên ngôi nhà của họ bằng cách biến chúng thành những lời cầu nguyện và chiêm niệm hằng ngày.

Trong những chuyến đi của tôi, tôi phát hiện ra một số giáo xứ có tổ  chức những nhóm nhỏ chia sẻ Kinh thánh – thật tuyệt vời khi cùng lắng nghe Lời Chúa với những người khác và chia sẻ với nhau những ǵ chúng ta có thể áp dụng điều chúng ta nghe được. Hoặc, sử dụng h́nh ảnh của Đức Giêsu dùng hôm nay, chúng ta lắng nghe Lời Chúa nhờ đó chúng ta xây nhà trên đá. Băo tố chắc chắn sẽ đến bất ngờ trong cuộc đời ta. Nhưng Đức Giêsu hứa chúng ta sẽ đứng vững trong những thời khắc đó nếu chúng ta xây cuộc đời ḿnh trên lời của Ngài.

Tôi tự hỏi đối với những người ngoại giáo, đức tin của chúng ta hiển hiện ra sao? Nếu họ ở cùng chúng ta một tuần liệu họ có thể thấy nơi hành động của chúng ta biểu lộ những ǵ chúng ta tin tưởng hay không? Đấng mà chúng ta tin? Khi chúng ta nói: “Lời nói rẻ bèo”. Phải chăng chúng ta đang sống đức tin của ḿnh, bằng mọi giá, hay tất cả chỉ là lời nói và rồi chúng ta lẩm bẩm : “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” trong khi chẳng thèm bày tỏ những lời ấy bằng hành động đức tin.