Năm A

 
 

Chúa Nhật IV Thường Niên - Năm A

Xp 2,3 – 3,12-13 ; 1Cr 1,26-31 ; Mt 5,1-12a
 

An Phong op : Mở ḷng ra với ơn cứu độ

Như Hạ op : Hạnh Phúc

Lm.. Thiện Cẩm op : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó

Fr. Jude Siciliano, op : Sống trong lời chúc phúc của Thiên Chúa

G. Nguyễn Cao Luật op : Bài Ca Hạnh Phúc

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Hạnh phúc

Phêrô Phạm Văn Hoành op : Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó

Đỗ Lực op : Đây Bài Ca Ngàn trùng !...

Fr. Jude Siciliano, op : Anh Em Thật Có Phúc

 

 


An phong op

MỞ L̉NG RA VỚI ƠN CỨU ĐỘ
(Mt 5, 1-12)

"Bài giảng trên núi" của Chúa Giêsu có vẻ ngược với tâm thức con người ngày nay : "Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó...". Trong khi mọi người lo thăng tiến cuộc sống, thăng tiến xă hội, thăng tiến đất nước bằng cách "làm giàu", th́ Chúa Giêsu h́nh như lại ủng hộ "cái nghèo"?

Thật ra, Chúa Giêsu không đả kích những nỗ lực làm giàu bằng của cải để thăng tiến cuộc sống nhân loại : Ngài không nói đến "phần đầu" của chương tŕnh thăng tiến cuộc sống; nhưng Ngài nói đến "đoạn kết" của mọi nỗ lực của con người. Ngài cho chúng ta biết rằng : sau khi đă hết sức nỗ lực, t́m mọi cách để thăng tiến cuộc sống, con người vẫn sẽ không thể hoàn thành được chương tŕnh đó, nếu không có sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Chính v́ muốn thăng tiến cuộc sống con người mà Chúa Giêsu giới thiệu "đoạn kết" này. Ngài hiểu rằng, sau mọi nỗ lực, con người cần thấy ḿnh vẫn c̣n nghèo, và cần đón nhận được những hồng ân cao quí hơn nữa của Chúa ban :

"được vào Nước Trời...;
được Đất Hứa làm gia nghiệp...
được Thiên Chúa ủi an...;
được Thiên Chúa cho phỉ chí toại ḷng...;
được Thiên Chúa yêu thương...;
được gọi là con Thiên Chúa...;
được phần thưởng lớn lao dành cho anh em ở trên trời".

Những ai dừng lại ở "phần đầu" - người giàu th́ sung sướng với cái giàu của ḿnh, người nghèo th́ nghĩ ḿnh bị thua thiệt mà chán nản - những người đó không cần đến Thiên Chúa nữa. Những ai khao khát hạnh phúc trọn vẹn hơn, cần thới Ơn Cứu Độ của Ngài, th́ Chúa Giêsu đề nghị những thái độ căn bản

"có tâm hồn nghèo khó; ... hiền hoà; ... sầu khổ;
... khao khát cuộc đời chính trực;
... xây dựng hoà b́nh; ... bị ngược đăi v́ chính đạo;... "

Những thái độ cơ bản đó chính là "Hiến chương Nước Trời", là cửa ngơ Chúa Giêsu mở ra để dẫn đưa con người đến với Ơn Cứu Độ.

Lạy Chúa Giêsu,
Chúng con sợ cái nghèo !
Chúng con t́m mọi cách để trốn tránh
những vất vả cực nhọc trong cuộc sống.
Và khi chúng con trốn được một số vất vả;
khi chúng con t́m được một vài bảo đảm về tiền bạc...,
chúng con đă cảm thấy ḿnh sung sướng lắm rồi !

Nhưng, lạy Chúa Giêsu,
Chúa cho chúng con hiểu rằng :
Cái "nghèo" của nhân loại
đâu dễ giải quyết bằng phương án kinh tế,
và hạnh phúc đích thực của con người
đâu chỉ là có tiền, có quyền, có danh vọng.

Xin cho chúng con nhận ra
cái "nghèo" đích thực của con người ḿnh,
đó là ḷng khao khát Ơn Cứu Độ trọn vẹn;
để chúng con có thể
sẵn sàng đón nhận "Hiến Chương Nước trời"
và đi vào nẻo đường Chúa giới thiệu cho chúng con.


Như Hạ op

Hạnh Phúc
Mt 5,1-12a

Hạnh phúc là một huyền nhiệm. Đó là động lực và mục đích cuộc đời. Nhân loại không ngừng t́m kiếm hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc vẫn xa tầm tay. Đức Giêsu mạc khải cho mọi người biết hạnh phúc nằm ngay trong đời thường.

SĂN T̀M HẠNH PHÚC.

Đức Giêsu không thể không đề cập vấn đề hạnh phúc. Nhưng khác hẳn mọi người, Đức Giêsu mách lối đi đến hạnh phúc theo một chiều hướng nghịch thường. Thoạt nh́n cứ tưởng “Người mất trí,” (Mc 3:21) hay khinh thế ngạo vật. Trong khi ai cũng tránh đau khổ, nghèo đói, chết chóc, Đức Giêsu như muốn con người khai quật hạnh phúc từ những khốn cùng đó của kiếp người. Tại sao dưới mắt Đức Giêsu, hạnh phúc lại mang một chiều kích lạ kỳ vậy ?

Hạnh phúc đích thực phải là trạng thái của một con người hoàn toàn tự do. C̣n bị lệ thuộc là c̣n bất hạnh. Bởi thế, khi thoát ly khỏi mọi ràng buộc trần gian, con người sẽ hoàn toàn hạnh phúc. Dĩ nhiên, con người không thể không cần tiền bạc, an ninh, quyền lực … Thế nhưng, lệ thuộc vào những thực tại trần gian đó, con người sẽ đánh mất tự do, một điều kiện căn bản vô cùng cần thiết cho hạnh phúc. Đó là lư do tại sao Đức Giêsu muốn giải thoát con người khỏi tất cả những ràng buộc phi lư. Phi lư v́ có thể trở thành chướng ngại vật trên bước đường t́m kiếm hạnh phúc.

Ai có thể đạt tới mức tự do đó, nếu không phải là Đức Giêsu ? Nói khác, chỉ một ḿnh Người mới là con người hoàn toàn hạnh phúc. Thật vậy, ai có thể nói được như Người : “Cáo có hang, chim có tổ, Con người không có chỗ dựa đầu” ? Chính Người là người nghèo đích thực của Thiên Chúa. Chính khi bị khinh chê, bóc lột, đau khổ cùng cực trên thập giá, Đức Giêsu đă trở thành sức mạnh giải thoát cho toàn thể nhân loại. Bởi thế, chỉ khi nào khó nghèo như Thầy chí thánh, người môn đệ mới có thể thỏa măn những đ̣i hỏi cần thiết để đạt hạnh phúc cho bản thân và tha nhân. Đó là một cuộc giải thoát hoàn toàn.

Cuộc giải thoát hoàn toàn đó chỉ có thể thực hiện trong Nước Trời, nhất là vào thời cánh chung. Không ai có thể thực hiện cuộc giải thoát cuối cùng đó ngoài Giavê. Chỉ những ai có tầm nh́n xa mới có thể thấy được tất cả lư do và động lực cho cuộc chiến chống lại ác thần hiện tại, kẻ đang vận dụng mọi bất hạnh để đầy đọa con người. Trái lại, Đức Giêsu đă dùng chiến thuật “gậy ông đập lưng ông”. Người biến những bất hạnh đó thành lợi khí chinh phục hạnh phúc. Những người nghèo đói, sầu khổ, bị bách hại, vu khống đều được mời gọi tham dự vào hạnh phúc cánh chung. Họ có thể “xoay bạch ốc thành lâu đài”, nếu tin tưởng tuyệt đối vào lời Thiên Chúa hứa.

Lời hứa đó đang thực hiện nơi Đức Giêsu. Chính Người đă mặc lấy thân phận khốn cùng của kiếp người. Nhưng cũng chính từ thân phận khốn cùng đó, Người đă mạc khải tất cả sức mạnh của Thiên Chúa. Chính thánh ư Chúa Cha hướng dẫn Người t́m ra sức mạnh đó. Rời bỏ thánh y đóù, chắc chắn Người sẽ chỉ “trách lẫn trời gần trời xa” như mọi người thôi. Như Môsê, Người đă t́m được con đường giải thoát, không phải cho một dân tộc, nhưng toàn thể nhân loại. Con đường đó nằm ngay trong ḷng tin vào Thiên Chúa. Quả thực, không có niềm tin, không thể hiểu nổi ư nghĩa và giá trị tám mối phúc. Niềm tin đó mời gọi con người đặt tất cả hi vọng vào lời Thiên Chúa cứu độ. Lời hứa là lư do và nền tảng cho từng mối phúc. Nói tóm, không có lời hứa đó, mối phúc trở thành vô nghĩa và vô giá trị.

Thế nên, chính khi sống mối phúc đó là đang góp phần thực hiện lời hứa cứu độ cho toàn thể nhân loại. Mỗi mối phúc như phản ánh cuộc đời Đức Giêsu trước và sau Phục sinh. Trước Phục sinh, cả một màn đêm bao trùm cuộc đời Đức Giêsu. Thánh giá sẽ trở thành phi lư nếu không dẫn đến Phục sinh. Cũng thế, mối phúc sẽ trở thành mối họa, nếu không có lời hứa kèm theo. Con người sẽ đón nhận những vinh dự hay phần thưởng lớn lao. Họ sẽ trở thành con Thiên Chúa, được chính Thiên Chúa ủi an, xót thương và cho thỏa chí toại ḷng v́ được “nh́n thấy Thiên Chúa,” (Mt 5:8) Đấng quan pḥng tất cả trong t́nh yêu và thượng trí tuyệt vời.

Đó là lư do tại sao thánh Phêrô nói : “Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hăy vui mừng bấy nhiêu.” (1 Pr 4:13) Nơi Đức Kitô, chúng ta mới thấy rơ : “Những ǵ thế gian cho là điên dại, th́ Thiên Chúa đă chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan …” (1 Cr 1:27) Thiên Chúa an bài mọi sự để tất cả được t́m thấy trong Đức Giêsu Kitô, “Đấng đă trở nên sự khôn ngoan của chúng ta, sự khôn ngoan phát xuất từ Thiên Chúa,” (1 Cr 1:30) chứ không phải mất trí hay điên dại như có người lầm tưởng. Chính nhờ sự khôn ngoan đó, Thiên Chúa “đă làm cho anh em trở nên công chính, đă thánh hóa và cứu chuộc anh em.” (1 Cr 1:30)

CUỘC SỐNG HUYỀN NHIỆM.

Chỉ những ai được kêu gọi để hưởng ơn cứu độ mới có thể hiểu được huyền nhiệm của tám mối phúc. Trong từng mối phúc, người Kitô hữu thấy như nổi cộm lên tất cả vẻ huyền nhiệm cuộc đời Đức Giêsu. Ai có thể thấy được huyền nhiệm ấy, nếu không tin rằng : “Chính nhờ Thiên Chúa mà anh em được hiện hữu trong Đức Kitô Giêsu” (1 Cr 1:30) và được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện chương tŕnh cứu độ.

Tất cả sức mạnh cứu độ nhân loại nằm trong tay Thiên Chúa, chứ không phải phàm nhân. Chính v́ không có niềm tin nơi Thiên Chúa, nhiều người mới đặt tất cả hi vọng vào chính trị, kinh tế, quân sự như những sức mạnh vạn năng cứu thoát nhân loại khỏi mọi khốn cùng trong thân phận làm người. Họ đồng hóa sự khôn ngoan với tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Thực tế, chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể giải thoát đem lại niềm hi vọng cho con người. Chính v́ thế, trong ngày bổ nhiệm ông Jim Towey làm giám đốc văn pḥng đảm trách triển khai những sáng kiến bác ái dựa trên niềm tin, tổng thống Bush mới nói : “Có những điều quan trọng hơn các đảng phái chính trị, và một trong những điều quan trọng hơn những đảng phái chính trị là góp tay cứu văn vận mệnh dân tộc. Không có ǵ quan trọng hơn việc giúp cho những người thất vọng thấy niềm hi vọng, những người nghiện ngập thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn.” (CWNews 1/2/2002) Một người đang nắm quyền lực cao nhất nước dẫn đầu thế giới lại không đặt tất cả niềm tin vào chính trị. Trong khi đó, biết bao người đang mù quáng tôn sùng chính trị như một quyền lực vạn năng. Ông tung ra những sáng kiến khác hẳn những kẻ ồn ào cổ động giúp người già chết êm dịu hay những người trẻ phá thai.

Chắc chắn không thể phục hồi niềm hi vọng nơi những người đau khổ và cùng khốn, nếu không giúp họ nh́n xa hơn những giới hạn của kiếp người hiện tai. Ai có thể đem lại niềm hi vọng cho con người ? Ai có thể phá tung những giới hạn đó, nếu không phải là Đức Giêsu Kitô. Quả thế, “chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đă giải thoát chúng ta” (Gl 5:1) khỏi cảnh nô lệ trần gian và chính bản thân. Nhờ đó, chúng ta được “đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái” (Cl 1:13) và “trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của các thánh trong cơi đầy ánh sáng.” (Cl 1:12)


Lm. Thiện Cẩm

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
Mt 5, 1-12

Phật Thích Ca mở đầu bài thuyết pháp đầu tiên tại Bê-na-rét bằng câu : "Vạn sự sự vô thường, vạn sự khổ", nghĩa là mọi sự đổi thay không ngừng, nên mọi sự chỉ là khổ. Sinh, lăo, bệnh, tử: Con người sinh ra để rồi già yếu, bệnh tật, và cuối phải chết. Rơ thật cuộc đời chỉ là bể khổ !

500 năm sau, Đức Kitô xuất hiện bên đất Pa-lét-tin, dơng dạc tuyên bố trong bài giảng đầu tiên: "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ !" (Mt 5:3)

Một người mang tiếng là bi quan yếm thế, người kia lại bị coi như không tưởng, lạc quan quá cỡ. Một bên coi đời là bể khổ, c̣n một bên lại nh́n thấy màu hồng trong cái thanh bạch trống trơn.

Người ta đă tốn khá nhiều giấy mực và thời giờ sức lực để nghiên cứu, suy tư, bàn căi về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và của Đức Giêsu … Đă có cả những luận án tŕnh bày và so sánh hai bài giảng đó. Tuy nhiên có lẽ chẳng mấy ai hiểu được chính xác nội dung ư nghĩa của hai bài giảng có tính cách ngôn sứ ấy. V́ thực ra, cả Đức Phật lẫn Đức Kitô, đều không có chủ ư đề ra một lư thuyết về vấn đề hạnh phúc và đau khổ, mà chỉ chia sẻ cho anh em nhân loại của các Ngài chính kinh nghiệm sống của ḿnh. Kinh nghiệm của Đức Phật là kinh nghiệm của một người đă đạt tới Chân Như, vượt ra ngoài thế giới vô thường của những đam mê mù quáng, của sự phân chia đối kháng ; c̣n kinh nghiệm của Đức Kitô, là kinh nghiệm của một người thấy được sự tồn tại trong cái mất (x. Mt 10:39), và sự sống trong cái chết (x. Ga 12:24-25)

Đức Phật chỉ nói lên cái lư do, cái nguyên nhân làm cho người ta khổ, nhưng Người không bao giờ lên án cuộc đời, cho nó chỉ là bể khổ. Đức Kitô cũng không bảo rằng muốn hạnh phúc th́ phải là kẻ khố rách áo ôm. Do đó, Mát-thêu đă có lư khi thêm ba chữ "có tâm hồn" vào trong câu nói của Chúa, để xác định cho rơ cái nghèo hèn nào mới thực sự đem lại hạnh phúc cho con người.

Trong cuộc đời, xưa cũng như ngày nay, vào thời con người c̣n ăn lông ở lỗ, cũng như trong thời ở khách sạn 5 sao, vẫn luôn luôn diễn ra những cảnh trái khoáy: nhiều người có đủ mọi điều kiện để hạnh phúc, mà thực tế lại đau khổ khôn lường, c̣n những kẻ xem ra bần cùng tăm tối, lại tràn trề hạnh phúc.

Thật ra ai cũng biết rằng nghèo khó không đương nhiên là khổ, đă đành rằng nghèo và khổ thường đi đôi với nhau. Trái lại, giàu có cũng không tất nhiên đem lại hạnh phúc cho con người. Vấn đề hạnh phúc chủ yếu ở cái TÂM. Bởi thế các bậc thánh hiền, bằng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng hầu như đều luôn luôn nhất trí trong việc đề cao đời sống tâm linh.

Chính đó là lư do tại sao Đức Giêsu đề cao tâm hồn nghèo khó, hiền hậu, dám chấp nhận khổ đau, yêu thích sự chính trực, thương xót đồng loại, trong sạch, và biết xây dựng ḥa b́nh. Thực ra tất cả những đức tính trên đây là những đức tính của "người nghèo của Thiên Chúa", của một anawim, theo truyền thống Kinh thánh. Người nghèo của Thiên Chúa, không phải là người có đời sống vật chất khó khăn túng quẫn, mà là kẻ trước hết hoàn toàn tin tưởng phó thác cậy trông nơi Chúa, biết sống cho Người và cho anh em đồng loại của ḿnh, lấy Chúa làm gia nghiệp, và luôn luôn sống trong t́nh liên đới với anh em đồng loại, thực thi điều răn trọng nhất là mến Chúa yêu Người.

Nói theo Đông phương chúng ta, th́ hạnh phúc chủ yếu ở chỗ thực hiện được sự ḥa điệu giữa ḷng ḿnh với ḷng Trời, giữa ḷng ḿnh với ḷng người, nghĩa là sống sao cho hợp ḷng Trời và lấy ḷng của trăm họ làm ḷng ḿnh, "dĩ bách tánh tâm vi tâm" (ĐĐKXLIX,1).

Theo truyền thống Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng, hạnh phúc là sukha, đó là t́nh trạng giống như t́nh trạng của một bánh xe, mà trong đó mọi sự ăn khớp với nhau: vành xe, ổ trục và các đũa xe đều tốt và nằm đúng vị trí, ḥa hợp với các thành phần khác, do đó mà bánh xe chạy trơn tru. C̣n đau khổ là dukha, đó là t́nh trạng một bánh xe trục trặc, v́ có những thành phần hư hỏng hay không ăn khớp với những thành phần khác.

Nói tóm lại, không ai sướng khổ một ḿnh hay chỉ tại ḿnh, mà tất cả chúng ta liên đới và chịu trách nhiệm về hạnh phúc cũng như đau khổ của nhau. V́ thế mà trong Tám mối phúc thật, Đức Giêsu cho thấy hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào mối tương quan ba chiều giữa chúng ta với Thiên Chúa, và giữa chúng ta với anh em đồng loại.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Sống trong lời chúc phúc của Thiên Chúa
Mt 5, 1-12

Thưa quư vị.

Sau tuần tĩnh tâm mừng lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi trở lại thăm giáo xứ bà thánh Clara ở đảo Staten vài lần. Tôi chú ư đến tờ thông cáo của giáo xứ vào những dịp ấy. Nội dung tờ thông cáo là về dự kiến sống đạo của cộng đồng giáo xứ trong những ngày sắp tới. Nhiều giáo xứ chúng ta ngày nay có chương tŕnh tốt đẹp như vậy. Các tờ thông báo được dán công khai trước cửa nhà thờ để mọi người cùng đọc.

Hôm ấy, giáo xứ thánh Clara mô tả ḿnh như là một gia đ́nh. Tờ thông cáo viết : "Chúa Giêsu ngự giữa gia đ́nh chúng ta, hăy cố gắng phản ánh t́nh yêu của Ngài trong phụng vụ, giáo dục, phục vụ, và công tác xă hội." Rồi dựa trên lời tuyên bố sơ khởi này, bản thông cáo viết tiếp : "chúng ta hăy xả thân thi đua làm sinh động, làm khởi sắc những cuộc hội họp của gia đ́nh chúng ta chung quanh bàn tiệc Thánh thể, … dấn thân trọn đời học hỏi lời Chúa … kiên cường làm nhân chứng Phúc Âm, … Không mệt mỏi và rộng lượng trong công việc từ thiện, bác ái … kiên tŕ, vui mừng đón tiếp anh chị em di dân, thất nghiệp, kiếm công ăn việc làm mới, vv…" (lời tuyên bố c̣n dài, mỗi đoạn đề cập đến một nhóm người cần bàn tay giáo xứ giúp đỡ. Tôi đă rút ngắn lại c̣n vài hàng tiêu biểu).

Giáo dân xứ thánh Clara đă lấy cảm hứng ở đâu để đưa ra những mệnh lệnh cho bổn phận của ḿnh ? Chắc chắn họ đă nh́n vào cuộc đời của Chúa Giêsu cứu thế, và vào chính nỗ lực của bản thân cộng đoàn ḿnh theo gương Ngài trong thời đại văn Minh Kỹ thuật hiện nay.

Điều làm cho tôi hết sức thích thú và khâm phục là bản tuyên ngôn bắt đầu bằng sự xác tín về đức tin và ơn thánh, Chúa hoàn thành bảng liệt kê những yêu sách của ḿnh… "làm sinh động giáo xứ, dấn thân bác ái … kiên cường làm chứng …" Lập tức tôi nhận ra rằng khuôn mẫu bản tuyên ngôn này cũng chính là nội dung bài Tin Mừng hôm nay, tức Tám Mối Phúc Thật. Và Tám mối phúc cũng là bản tuyên ngôn sứ vụ truyền giáo của Hội thánh sơ khai và thánh Matthêo đă viết Phúc Âm gởi tới.

Ngài kê khai tám mối phúc để khởi sự bài giảng trên núi, người ta quen gọi là Hiến chương nước trời, hay Hiến chương triều đại Thiên Chúa. Trong hiến chương này, các môn đệ Chúa Giêsu được dạy cho biết phải đối xử với nhau ra sao khi sống giữa thế gian. Bài giảng có vẻ như một kỹ thuật sống hay một giao ước : "Nếu các ngươi tuân giữ những điều Ta răn bảo, Ta sẽ ban phần thưởng cho các ngươi". Nhưng sự thật không phải vậy. Phúc âm ngay cả khi nó chỉ định một số lối sống, cũng không phải là cuốn sách pháp luật. Nó là Tin Mừng. Tin Mừng về ân huệ biến đổi con người. Cứ như bản thông cáo của giáo xứ thánh Clara th́ Chúa Giêsu ngự giữa gia đ́nh giáo xứ, Ngài là trái tim của giáo xứ, thúc đẩy sức sống thiêng liêng giống như trái tim thúc đẩy máu huyết đi khắp thân thể để nuôi sống toàn thân, làm cho con người có thể sinh hoạt trên mặt đất này. Cũng vậy, bài giảng trên núi có phân đoạn bát phúc. Nó là ṇng cốt của toàn thể bài giảng, đặt tất cả các đ̣i hỏi vào tiêu điểm. Nó bắt đầu bằng ơn thánh : "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, v́ nước trời là của họ …" nghĩa là ơn thánh nước trời sẽ biến đổi tất cả những ai có tinh thần khó nghèo thành kẻ hạnh phúc. Chúa Giêsu ngự giữa cộng đồng bát phúc như trái tim, như chủ thể ban ơn biến đổi làm cho mọi người được phúc thật.

Tuy nhiên, trong tŕnh thuật của thánh Matthêo, có sự hàm hồ về các thính giả. Chúa Giêsu lên núi, ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên, Ngài mở miệng dạy "họ" rằng : "Phúc cho ai …" không hiểu Ngài muốn ám chỉ những người nào ? Toàn thể đám đông hay chỉ riêng các môn đệ ? Nhiều nhà chú giải có khuynh hướng chấp nhận Ngài chỉ nói riêng với các môn đệ. Nếu như vậy đám đông ở đó là những kẻ đứng ngoài nghe nhờ mà thôi. Cũng như ngày nay, các dân ngoại vây quanh một giáo xứ để nghe lời Thiên Chúa. Nếu như các môn đệ lắng nghe và thi hành lời Chúa Giêsu, họ sẽ lôi kéo được tất cả đám đông nhập đoàn với họ, bằng không đám đông sẽ phân tán vô tư. Vậy th́ các giáo xứ ngày nay có đủ gương lành để lôi cuốn được dân ngoại không ? hay chỉ đầy dẫy những việc xấu để đẩy họ ra xa t́m đến các phương hướng khác ? Câu trả lời tùy vào các vị Chủ chăn và con chiên. Phúc âm kể rằng, đời sống các Tông đồ là gương mẫu. Họ là muối đất … là ánh sáng thế gian … (Mt 5, 13).

Nhưng cứ như bài Tin Mừng Chúa Nhật này th́ trước khi họ ra đi hành động, rao giảng theo lời Chúa Giêsu, họ đă được chúc phúc. Chúa Giêsu đă chúc phúc cho họ (Lc 6, 20) và những lời chúc phúc đó thực hiện ơn thiêng trên họ đúng như Thiên Chúa muốn. Xin nhớ lại khi thượng đế dựng nên Adam và Evà, Ngài đă chúc phúc cho hai ông bà (St 1, 28). Hai ông bà đă sống trong tương giao hạnh phúc với Ngài cho đến khi tội lỗi lẻn vào bẻ găy. Khi Thiên Chúa chọn tổ phụ Abraham và Sara, Ngài cũng chúc phúc (St 12, 1-3). Các ngài trở nên đặc biệt đến nỗi mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc nhờ các ngài. Tiên tri Sophonia mô tả những kẻ trung thành với lề luật Chúa là "nghèo hèn trong xứ sở" Họ luôn tuân giữ luật thượng đế. Những kẻ này luôn được Thiên Chúa chúc phúc v́ họ luôn nh́n nhận Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành. Người Do thái, mỗi lần cầu nguyện đều khởi sự : "Chúc tụng Ngài là Thiên Chúa vũ hoàn …" Trong phụng vụ của Giáo hội, nhất là trong phụng vụ Thánh Thể, chúng ta luôn được nhắc nhở đến phúc lành của Đức Chúa Trời : "Lạy Chúa là Chúa tể càn khôn, chúc tụng Chúa, v́ đă ban cho chúng con bánh rượu này …" Và cộng đoàn đáp lại "Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời."

Bát phúc tuyên bố những ai được Chúa Giêsu kêu gọi lập thành một cộng đoàn mới là kẻ được phúc thật. Họ sống âm thầm, có khi vô danh tiểu tốt, nhưng họ là những chứng nhân hùng hồn cho sự Thiên Chúa hiện diện trong thế giới thối nát này. Những ǵ xem ra là cố định ngày nay của năo trạng duy vật : Quyền lực, giàu sang, tàn bạo, bất nhân, áp bức, tham lam … rồi sẽ đến ngày sụp đổ, nhường chỗ cho triều đại Thiên Chúa, bát phúc tỏ hiện. Lúc này sự tỏ hiện ấy đă có những dấu chỉ tích cực và những ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới. Chỉ những tín hữu đích thật của Chúa Kitô mới có khả năng đọc được những dấu hiệu đó và dự kiến trước nguồn hạnh phúc của ḿnh. Chỉ những tín hữu có Chúa Giêsu ngự trong trái tim mới được ban phước lành để kiên tŕ theo đường lối Thiên Chúa. Tám mối phúc thật không vẽ đường chỉ lối cho các hành vi của chúng ta. Nó không bảo chúng ta phải ăn ở đến mức độ nào để được khen thưởng. Điều quan trọng là được Chúa chúc phúc, để có thể bước đi trên con đường của Ngài. Con đường ấy không phải là dễ dàng và lúc nào cũng được thế gian chấp nhận. Nó gồ ghề và khó khăn, vả má trái đưa má phải, lột áo trong, đưa luôn áo ngoài, bắt đi một dặm, đi thêm hai dặm. Bảo rằng Chúa Giêsu tự sát th́ là nói quá. Nhưng khi công bố bài giảng trên núi là Ngài đă lên án tử h́nh cho ḿnh. Bởi Ngài đă nói ngược với thế gian và thế gian sẽ cương quyết trừ khử những ai nói ngược với nó. Nó t́m kiếm giàu sang, th́ Ngài lại rao giảng nghèo hèn. Nó ca tụng bạo lực th́ Ngài lại khuyên nhủ hiền lành … Ngài không bảo chúng ta phải trở nên phạm nhân, nhưng điều đó chắc chắn đă xảy đến cho chính Ngài và tối cần cho chúng ta để theo bước chân Ngài.

Cái nhăn quan nh́n giá trị lộn ngược mà Tám Mối Phúc hôm nay rao giảng cũng là nhăn quan của tiên tri Sophonia. Những kẻ nghèo hèn của xứ sở sẽ t́m kiếm Đức Chúa. Những người c̣n xót lại sẽ trung thành với Thiên Chúa của tổ tiên. Họ kiên tŕ trong viễn tượng hạnh phúc thật mà chỉ Thiên Chúa mới có thể ban phát, bất chấp mọi gian nan khốn khó, hay dùng từ của Sheakspear "The sling and arrows of the world" (Cung và tên của thế gian) Chúa Giêsu nói rơ hơn : "Phúc cho những ai …" nghĩa là chúng ta có thể sống hạnh phúc mà không cần những thứ thế gian cho là căn bản : Tiền bạc, chức quyền, giàu sang, tiện nghi, vv… thế gian sẵn sàng đánh đổi mọi sự, ngay cả tán tận lương tâm để đạt những thứ đó. Nhưng những kẻ nghèo hèn, thiểu số c̣n sót lại (anawim) chỉ cần được Thiên Chúa chúc lành và họ sống hạnh phúc thật, thứ hạnh phúc mà chỉ Thượng đế mới có quyền ban : "Phúc cho anh em …" Cũng như nghe đọc tiên tri Sophonia, chúng ta nghe những lời công bố của bài giảng trên núi thật chói tai, khó chịu nhưng đó là khuôn vàng, thước ngọc của hết mọi tín hữu, của Hội thánh toàn cầu.

Tuy nhiên có một sự khác biệt to lớn giữa những lời tiên tri Sophonia và lời rao giảng của Chúa Giêsu trên núi phúc. Lời của tiên tri chỉ là như làn khói báo hiệu một đám cháy. Nó thức tỉnh chúng ta, thúc giục chúng ta quay về với Thiên Chúa để được cứu. Bài giảng trên núi hứa hẹn nước trời, ban đời sống mới, hy vọng mới cho những ai mong đợi sự can thiệp của Thiên Chúa vào lịch sử nhân loại. Có bao giờ chúng ta đă sống bằng lời hứa hẹn của kẻ khác chưa ? Có bao giờ chúng ta đă dám đánh đổi tài sản của ḿnh, cuộc sống của ḿnh để mong hưởng một lời hứa hẹn ? Lúc ấy chúng ta mới cảm thấy ḷng tin của một đứa trẻ bị cha nó tung lên trời rồi đưa tay đỡ lấy. "Đừng khiếp sợ, có cha đây". Nó tươi cười rú lên v́ sung sướng. Đó là h́nh ảnh anawim Thiên Chúa trong bài Phúc Âm hôm nay mà giáo xứ thánh Clara đă niêm yết. Amen.


G. Nguyễn Cao Luật op

Bài Ca Hạnh Phúc
(Mt 5, 1-12)

Từ núi này đến núi kia

Trong Tin Mừng, có hai ngọn núi được nói đến vào giai đoạn đầu và cuối cuộc đời công khai của Đức Giêsu : Núi các mối phúc và Núi Sọ. Con Người đă bước lên ngọn núi thứ nhất để loan báo các mối phúc thật sẽ phải lên ngọn núi thứ hai để thực hiện điều Người đă rao giảng. Người ta vẫn thường nói một cách đơn giản rằng Bài giảng trên núi là cốt yếu của Ki-tô giáo. Thế nhưng, con người cố gắng thực hiện các mối phúc này trong đời của ḿnh sẽ làm cho người khác tức giận. Bài giảng trên núi không thể tách rời khỏi việc chịu đóng đinh vào thập giá, tương tự như ngày không thể tách rời khỏi đêm. Khi Đức Giêsu loan báo các mối phúc thật, chính lúc đó, Người cũng kí nhận vào bản án của ḿnh. Những tiếng búa trên Núi Sọ là âm vang của bài giảng về các mối phúc thật. Mỗi người đều khát khao hạnh phúc, nhưng con đường dẫn đến hạnh phúc do Đức Giêsu đưa ra lại hoàn toàn khác hẳn với con đường của loài người.

Một trong những cách t́m kẻ thù và chống lại người khác, đó là gợi lên tinh thần của trần gian. Trần gian có tinh thần của ḿnh, cũng như mỗi thời đại có tinh thần của ḿnh, Trên nẻo đường trần gian, vẫn có ảnh hưởng của những điều không tính toán được. Người ta biết chắc ḿnh không ngả theo quần chúng khi giảng dạy những điều ngược với sở thích của họ.

Trong Bài giảng các mối phúc thật, Đức Giêsu đề nghị con người hăy phá huỷ hết những ǵ họ đang sùng bái, hăy chế ngự bản năng dục t́nh, đừng để chúng bắt làm nô lệ, hăy điều hoà các lợi lộc kinh tế, không coi đó là nền tảng cho hạnh phúc. Tất cả những điều làm cho con người tưởng rằng hạnh phúc là sự đề cao chính ḿnh, là hưởng thụ ... đều là những mối phúc giả, hay nói đúng hơn, đó là những mối hoạ. Đức Giêsu loại bỏ những điều đó, bởi v́ chúng là đầu mối gây ra sự bất ổn, làm cho con người phải khốn khổ, thất vọng và ưu phiền. Và như vậy, Đức Giêsu đă kí nhận vào bản án của ḿnh.

Như vậy, các mối phúc thật không phải chỉ là những quan niệm trong tâm trí, nhưng là những chân lí gắn liền với đời sống, với Thập Giá. Qua việc chịu đóng đinh, Đức Giêsu thực hiện những điều Người đă rao giảng : yêu mến kẻ ghét ḿnh ; sống hoàn toàn trong sạch đang khi bản năng vẫn kêu gào, đ̣i hỏi ; tha thứ cho những kẻ giết ḿnh ; chiến thắng sự ác bằng cách làm việc lành ; không ngừng công bố về tự do và công chính thực sự . Chân lí không chỉ được loan báo trong bài giảng trên núi, nhưng đă được sống, được thể hiện đến tận cùng qua cái chết trên Thập Giá. Đức Giêsu không chỉ loan báo các mối phúc thật, nhưng Người c̣n làm cho các mối phúc đó được thể hiện nơi chính cuộc sống và bản thân cửa ḿnh. Người đă đón nhận, đă ôm lấy Thập Giá, và trở thành nguồn mạch của hạnh phúc chân thật.

Hạnh phúc, hay là sự xâm nhập của Thiên Chúa

Hạnh phúc. Một từ ngữ gợi lên nhiều âm vang. Một từ ngữ được hiểu theo nhiểu cách khác nhau. Một từ ngứ gợi lên khát vọng lớn nhất của con người.

Trong con người, luôn có một điều ǵ đó vượt khỏi con nguời, hay như kiểu nói của một triết gia, đó là lời mời gọi hướng tới siêu việt Và Đức Giêsu loan báo cho con người tám mối phúc thật như những cánh cửa mở ra để con người bước vào thế giới ấy, bước vào Vương quốc của Thiên Chúa. Mỗi người sẽ chọn cho ḿnh một con đường, con đường ḿnh ưa thích, con đường phù hợp với ḿnh và ḿnh có thể bước đi trên đó. Tuy vậy, có những điểm cần lưu ư

Trước hết, các mối phúc thật loan báo một thứ hạnh phúc nghịch thường. Đó không phải là thứ hạnh phúc con người vẫn t́m kiếm và tổ chức, nhưng là hạnh phúc Thiên Chúa muốn ban cho họ. Đức Giêsu đă đến trần gian để lập lại một thế giới đă bị vỡ nát. Đó là thế giới của tiền bạc, của quyền lực và chiếm đoạt ; thế giới của gian trá, lừa đảo, bạo lực ; thế giới của ích kỉ và phân rẽ ... Sứ điệp của Đức Giêsu làm cho con người phải suy nghĩ lại : họ nhận thấy rằng không thể bằng ḷng, không thể thoả măn với những hạnh phúe cỏn con, dễ dàng. Và họ cũng khám phá : chỉ có Thiên Chúa mới làm cho họ thực sự hạnh phúc.

Tuy vậy, hạnh phúc không phải là điểu từ trên trời rơi xuống, nhưng c̣n là một nỗ lực của con người. Đành rằng niềm vui của Thiên Chúa là làm cho con người sống hạnh phúc, thế nhưng, vẫn phải có điều kiện là con người phải ra khỏi ḿnh, hoàn toàn quy hướng về Nước Trời và sống những giá trị của Tin Mừng. Hạnh phúc nằm trong tầm tay của con người, họ phải chấp nhận sống như Đức Giêsu loan báo, tức là tin tưởng vào tính năng động của Lời Chúa. Sứ điệp của Đức Giêsu vừa là một lời hứa, vừa là một nỗ lực. Chương tŕnh ấy đă được thể hiện nơi mỗi người cách tiệm tiến, hướng đến Hạnh Phúc Vĩnh Cửu.

Đàng khác, không nên hiểu các mối phúc riêng rẽ. Tất cả đều có liên hệ với nhau cách chặt chẽ. Phải chăng người có ḷng trong sạch ngay thẳng lại không được mời gọi sống tinh thần nghèo khó ? Người xây dựng hoà b́nh có thể làm điều ǵ khác hơn là sống hiền hoà ? Nghèo khó, thương xót, tha thứ, trong sạch ... tất cả đều là một sự từ bỏ chính ḿnh, là dành chỗ để cho Thiên Chúa đổ tràn t́nh thương của Người.

Cũng chẳng có một thứ cấp bậc, một thứ biên giới trong các mối phúc. Tất cả đều ăn thông với nhau, trở thành một đại dương bao la. Điều cốt yếu là lên đường, là ra khơi, đáp lại một trong những lời mời gọi, lời mời gọi du hành vào trong Nước Thiên Chúa.

Và, các mối phúc không phải là một bản luật, một bản liệt kê những điều cấm kị, một bản kể ra những phần thưởng. Trên núi Xi-nai, Mô-sê đă nhận bản Luật. C̣n tại đây, Đức Giêsu thông ban cho con người bí mật của hạnh phúc.

Có thể dùng một h́nh ảnh khác để diễn tả : các mối phúc thật giống như một ngôi sao sáng rực trên bầu trời. Một ngôi sao đẹp, hấp dẫn. Một thiên thể trong hệ mặt trời, luôn luôn di chuyển. Để đạt tới trung tâm của v́ sao, người ta có thể chọn đường này, đường khác, đi từ những ngôi sao khác, nhưng coi chừng, đường th́ thật dài.

Sống các mối phúc

Sống các mối phúc, đó không phải là sống an nhàn, thoải mái. Sống các mối phúc, đó không phải là một cuộc sống vô vị, nhàm chán.

Sống các mối phúc, đó là một nỗ lực thường xuyên để Vương quyền của Thiên Chúa được hiện diện ngay từ hôm nay nơi con người, và trước tiên, nơi tâm hồn chúng ta.

Thật là hạnh phúc cho chúng ta, v́ trên đường đi, ta có một mục tiêu. Các mối phúc thật không chỉ là một sứ điệp, dù đó là sứ điệp tốt đẹp nhất của nhân loại. Các mối phúc c̣n là một ai đó, một con người : các mối phúc đă được thể hiện trong chính bản thân Đức Giêsu. Không thể sống các mối phúc mà không nối kết chúng với cuộc đời của Đức Giêsu. Chính Người là mối phúc thật: nghèo khó, hiền hoà, trong sạch, xót thương, nhẫn nại. Chính Người đă sống những mối phúc đến tận cùng bằng cuộc sống và cả cái chết. Không thể đạt được hạnh phúc chân thật nếu không có Đức Giêsu ; cũng chẳng có hạnh phúc nào khác ngoài Đức Giêsu, Đấng đă chịu đóng đinh trên Thập Giá.

Bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay được đọc lên trong những ngày mừng năm mới. Bài Tin Mừng như là lời chúc tốt đẹp nhất của Thiên Chúa gửi đến con người, và của mỗi người gửi cho nhau. Ta có thể sửa đổi đôi chút để áp dụng cho ngày đầu năm :

Chúc mừng năm mới những ai hiền hoà

Một năm hạnh phúc cho anh em
là những người đang phải khóc lóc, ưa phiền
Hạnh phúc cho anh em.
Thiên Chúa không ngừng nói với chúng ta như thế.

Các mối phúc thật là một bài ca hi vọng,
bài ca tràn đầy niềm vui,
đồng thời cũng là một thách đố cần vượt qua.

Hạnh phúc cho anh, cho chị, cho em.
Hạnh phúc cho tôi,
cho tất cả mọi người hết thảy,
trong ngày hôm nay,
trong năm mới này,
với sự trợ giúp của Chúa.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Hạnh phúc
(Mt 5,1-12a)

Hạnh phúc là một trong những niềm khao khát căn bản của con người, v́ thế, từ xưa cho đến nay, con người ở mọi nơi, mọi thời đều mong ước hạnh phúc. Nhà bác học đồng thời cũng là triết gia và văn sĩ nối tiếng của nước Pháp ở thế kỷ XVII, ông Pát-can đă nói : “Mọi người, bất kỳ ai, đều lấy hạnh phúc làm mục đích, phương tiện có khác nhau, nhưng mục đích chỉ có một”. Vậy, phải t́m hạnh phúc ở đâu ? làm sao để có hạnh phúc ? hay hạnh phúc là bởi cái ǵ ?

Có người cho rằng hạnh phúc ở tại tiền bạc, tiền bạc là con đường đưa tới hạnh phúc. Theo họ, có tiền mua tiên cũng được, nên với tiền bạc họ sẽ hóa giải được hết mọi sự như câu tục ngữ Anh : “Tiền là ch́a khóa vàng mở được mọi cánh cửa” : có tiền là có nhà lầu xe hơi, có tiền là có đủ mặt bạn bè, có tiền là có người bênh che và phục vụ. Theo quan niệm một chiều, họ rất có lư. Nhưng họ có ngờ đâu trong thực tế “hoàng kim hắc thế tâm” : tiền vàng làm ḷng người ra đen tối”. T́m hạnh phúc ở tiền bạc chỉ là tṛ chơi “cút bắt”, chẳng bao giờ làm chúng ta thỏa măn, có một triệu, chúng ta lại muốn được hai triệu, có hai triệu, chúng ta lại thèm ba triệu, có ba triệu, chúng ta lại ước bốn triệu. Cuộc  săn đuổi cứ tiếp tục leo thang, thỏa măn là hai tiếng thật xa vời. Đàng khác, tiền là “bạc”. bạc không phải chỉ là một loại quư kim, mà c̣n có nghĩa là bạc bẽo, bạc t́nh, bạc nghĩa. V́ tiền mà mất cha mất mẹ, mất vợ mất chồng, mất bạn hữu, mất họ hàng. Nguyễn Du trong truyện Kiều đă phải thú nhận: “Trong tay đă sẵn đồng tiền. Dầu ḷng đổi trắng thay đen khó ǵ ?”.

Tiền bạc không phải hạnh phúc, vậy phải chăng hạnh phúc ở tại chức quyền danh vọng ? Trong thực tế, ai ai cũng muốn được người khác yêu mến, quư trọng, kính nể, và từ đó con người đâm ra ham chức quyền, danh vọng. Theo một nghĩa rất tương đối, th́ chức quyền, danh vọng là một trong những yếu tố góp phần vào hạnh phúc của con người. Nhưng thật sự chức quyền danh vọng có đem lại hạnh phúc không ? Chúng ta có thể trả lời ngay là không, bởi v́ “càng cao danh vọng, càng đầy gian truân”. Biết bao nhiêu người trên cực điểm danh vọng, mà hạnh phúc vẫn chẳng ở tầm tay, thậm chí c̣n rớt xuống, thân bại danh liệt, chẳng hạn, ông Ních-xơn, nguyên thủ của một quốc gia vào bậc nhất thế giới, thế mà đă phải tủi nhục từ chức, về vườn không kèn không trống. Thật là “vèo trông lá rụng đầy sân. Công danh phù thế có ngần ấy thôi”.

Hạnh phúc không ở tiền bạc, không ở danh vọng, phải chăng ở lạc thú ? cũng gọi là thú vui xác thịt hay nhục dục, nghĩa là có người coi thú vui xác thịt là con đường hạnh phúc ở đời. Nhưng lịch sử nhân loại đă chứng minh biết bao người đi vào con đường đó, họ chẳng hạnh phúc chút nào. Như vậy, khách quan mà suy xét, và nh́n vào thực tế của xă hội, cũng như căn cứ vào kinh nghiệm và sự khôn ngoan của những người đạo đức hay của những người có sự nhận xét thành thực chính đáng, chúng ta có thể nói rằng lạc thú thay v́ đem lại hạnh phúc, lại gây nên những đau khổ khôn lường. Ngay trong hôn nhân, những lời cầu chúc cho tân hôn, như “Bách niên giai lăo”, “Trăm năm hạnh phúc”, “Sắt cầm ḥa hợp” chẳng mấy khi thấy được thực hiện, hay chỉ thực hiện một phần nào thôi, c̣n cảnh trái lại : anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, hay là những lủng củng cũng chẳng hiếm.

Hạnh phúc không ở tiền bạc, không ở danh vọng, không ở lạc thú, vậy th́ ở đâu ? Tiền bạc, danh vọng, sức khỏe, sắc đẹp, vợ chồng, con cái, nhà cửa, xe cộ, sống lâu,… đó là nội dung của phúc lộc thọ mà chúng ta thường cầu chúc cho nhau trong dịp Tết. Nhưng phúc lộc thọ vẫn chưa phải là điều thỏa măn khát vọng sâu xa về hạnh phúc của ḷng người. Tận thâm tâm, con người muốn có thứ hạnh phúc vĩnh cửu : tài sản không tiêu tan, sắc đẹp không phai tàn và cuộc sống vô tận, đó mới chính là hạnh phúc thật sự đáng mơ ước. Hạnh phúc này chỉ có thể t́m được nơi Thiên Chúa, v́ Ngài là cội nguồn của sự sống và của chân thiện mỹ. V́ thế, khi công khai rao giảng, Chúa Giêsu đă nói rơ hạnh phúc thật mà con người phải đạt tới là hạnh phúc Nước Trời, nghĩa là Chúa Giêsu không hứa ban cho con người thứ hạnh phúc ăn ngon mặc đẹp, hạnh phúc của tự do, của thế lực, tiền tài, danh vọng và lạc thú. Chúng ta thấy Chúa Giêsu không nói : phúc cho bạn, v́ bạn có nhiều tiền, v́ bạn có thế lực, v́ bạn tắm gội trong lạc thú, danh vọng…, không, hạnh phúc Chúa Giêsu hứa ban không phải là vật chất, tạm bợ ngay ở trần thế này, nhưng là hạnh phúc tâm linh, vĩnh cửu, chỉ được thực hiện ở bên kia thế giới hữu h́nh, đó là hạnh phúc Nước Trời.

Đó là mục đích, là lư tưởng mà con người cần phải đạt tới, nên Chúa đă chỉ dạy những cách thế, những bí quyết, đó là hăy sống siêu thoát đối với tiền bạc vật chất, hiền lành, trong sạch, thuận ḥa, yêu thương, chấp nhận gian khổ. V́ thế, chúng ta hăy nhớ : trần gian này chỉ là quán trọ, là hành tŕnh đi về Nước Trời, chúng ta hăy cố gắng thực hiện những cách thế Chúa chỉ dạy để đạt tới đích hạnh phúc đó.


Phêrô Phạm Văn Hoành op

Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
(Mt 5,1-12a)

Những ngày đầu năm mới, người ta thường chúc nhau những điều may lành, để một năm họ hy vọng có nhiều điều tốt đẹp sẽ đến. Những lời chúc hướng đến sự giàu có sung túc, sống lâu trường thọ, làm ăn phát tài, an vui hạnh phúc và b́nh an. Đó là những điều phúc mà người ta thường chúc cho nhau. Nhưng chưa có ai lại chúc cho nhau bằng sự nghèo khó, đói khát, bắt bớ...những lời chúc như thế xem ra là những lời nguyền rủa và hơn thế nữa là để làm tức ḷng người mà thôi. Thế nhưng tŕnh thuật tin mừng hôm nay lại mang lại cho chúng ta một điều ḱ lạ đến khó hiểu về các mối phúc.

“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ.

Phúc thay ai sầu khổ, v́ được Thiên Chúa ủi an

Phúc thay ai khao khát nên người công chính,

V́ họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả ḷng”(Mt 5, 3-5)

Phải chăng đây là những lời khuyên để làm vui ḷng người nghe để họ an ḷng mà sống trong sự nghèo khổ. Hay là một lời loan báo đồng thách đố đi ngược lại với những ǵ mà thế gian đang miệt mài t́m kiếm.

Chúa Giêsu đă đến trần gian rao giảng tin mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Trước tấm ḷng cao cả đó, những người bị quỷ ám, phong hủi và bất toại đều t́m đến với Người. Họ đă nhận được nơi Người những lời giáo huấn đầy t́nh thương cũng như những dấu lạ từ miệng Người phán ra. Vậy, mối phúc mà tin mừng mang lại cho chúng ta hôm nay đặc biệt giành cho những ai tin nhận Đức Giêsu, đặt niềm tin tưởng nơi Ngài, và thực sự ước ao nghe lời Ngài nói. Nhờ tin vào Đức Kitô họ mới liều sống các mối phúc một cách mạnh mẽ, đễ rồi họ có những kinh nghiệm thật tuyệt vời làm nên những diệu cảm cho thế hệ về sau.

Chúng ta phải nh́n nhận rằng, con đường của các mối phúc không dễ dàng và hiển nhiên đối với trí tuệ con người, nhưng bằng ḷng mến, người ta sẽ dần dần nhận ra tính giá trị về những lời chúc lạ lùng này. Trong mọi thời đại, đă có nhiều ngướ sống triệt để theo các mối phúc. Những lời nói và hành động của họ đă làm rực sáng lơi chúc huyền diệu của Đức Kitô. Thánh Phanxicô Assidi là người sống mối phúc đầu tiên. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, v́ nước trời là của họ”(Mt. 5,3) đă cho thấy rằng: hạnh phúc thật không hệ tại vào của cải trần gian mà mặc lấy cái nghèo tận căn để chân nhận rằng: mọi sự của ḿnh có đều là của Chúa, tất cả niềm cậy trông được đặt nơi Thiên Chúa và chỉ có Thiên Chúa mới bảo đảm cho tương lai đời ḿnh. V́ thế, Thánh Phanxicô Assidi đă đem bán hết của cải ḿnh có mà đem cho người nghèo, để rồi lên đường bắt đầu sống một cuộc đời nghèo khó với những người cùng chí hướng.

Chúng ta cũng thấy h́nh ảnh đó, qua mẹ Têrêxa thành Calcutta. Sống tin mừng triệt để là phương châm mà mẹ đặt ra cho cuộc đời ḿnh. Cuộc đời của mẹ có ǵ đâu ngoài một tấm ḷng quảng đại. Mẹ đă đánh đổi tất cả sự giàu sang để lấy một sự b́nh an cho tâm hồn; ngoài việc cống hiến sức ḿnh để hàn gắn, đỡ nâng cho những người nghèo khổ, những người bất hạnh. Giá trị mà mẹ nhận được chính là nụ cười từ những con người mà Thiên Chúa đă gữi đến cho mẹ.

Lạy chúa, khi đọc lại những lời chúc, chúng con không khỏi giật ḿnh. V́ bấy lâu chúng con đang mải mê thế sự. Sự giàu sang, địa vị trong xă hội là niềm ước mơ của biết bao người. V́ thế, không biết bao người đang trăn trở, t́m kiếm, bất chấp những những luân thường đạo lư, những giá trị đạo đức, để thoả măn cho những ǵ mà ḿnh cho là đúng, là hạnh phúc. Và như thế, những lời chúc của Chúa xem ra chẳng có ư nghĩa ǵ cảvới họ.

Lạy chúa, xưa Chúa đă phán “Con lạc đà chui qua lỗ kim c̣n dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa”( Mc 10,25). Những ǵ mà người đời cho là giàu có, là hạnh phúc th́ trước mặt Chúa đều vô nghĩa. Một lazarô giàu có, nhưng lại không coi ai ra ǵ, người thanh niên giàu có nhưng cũng thẳng thắn chối từ trước trước những lời yêu cầu của Chúa khi Người bảo anh đem bán hết tài sản của ḿnh mà chia cho người nghèo… Như vây, những lời chúc mà tŕnh thuật tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy những lời mặc khải về ḷng thương xót của Đức Kitô đối với những người nghèo khổ, bị bỏ rơi… họ được Thiên Chúa đặc biệt quan tâm và d́u dắt trong ṿng tay yêu thương của Người.

Lạy Chúa Giêsu thánh thể, sự giàu sang phú quư không làm cho con người ta hạnh phúc nếu như những thứ đó được tích trữ trên mồ hôi và nước mắt của người khác. Mặt khác, sự nghèo khó của phận người cũng không đồng nghĩa với việc họ đă mất đi những ân nghĩa với Chúa. Xin cho mỗi người chúng con cũng biết noi gương các nhân đức của Chúa. Đăc biệt là sống theo các mối phúc mà chúa đă gữi đến cho chúng con hôm nay, để chúng con cũng biết canh tân đời sống của ḿnh hàng ngày, nhằm chuẩn bị cho đời sống nước trời mai sau. Amen.

 
Đỗ Lực op

Đây Bài Ca Ngàn trùng !...
(Mt 5:1-12a)

Chưa bao giờ Hà Nội đẹp bằng mùa đông năm nay! “Càng về đêm lời kinh càng tha thiết. Sân Toà Khâm Sứ trời vẫn lạnh và lửa vẫn hồng. Mấy đống lửa phía sau khu vực đọc kinh bắt đầu thơm mùi khoai lang nướng. Không khí vui như ngày hội lớn. Thật là kém may mắn nếu bạn không ở Hà Nội lúc này. Thật là hạnh phúc khi bạn được hiện diện ở đây trong đêm nay với những con người tràn đầy t́nh yêu, ư chí sắt son, trong một niềm tin như ánh sáng đang bốc lên soi vào đêm thâu tăm tối.” [1]

Cùng với bài “Kinh Ḥa B́nh,” ngàn người như một đều cất cao tiếng hát “Đây Bài Ca Ngàn Trùng.” Mùa đông Hà Nội bỗng ấm hẳn lên, v́ ḷng người sôi trào ḍng máu các anh hùng tử đạo Việt Nam, những người đă “bị bách hại v́ sống công chính.” (Mt 5:10) Tiếng hát phát xuất từ những con người “xây dựng hoà b́nh” (Mt 5:9) giữa một xă hội đă lung lay tận nền tảng v́ không c̣n công lư. Ḷng họ gan dạ vô cùng, v́ họ tin vào lời Chúa hứa trong Tám Mối Phúc Thật.

HẠNH PHÚC THẬT

Ai sẽ thay đổi thế giới ? Phải chăng những người làm chính trị, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế ...? Không ! Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cho thấy chỉ có những người nghèo, sầu khổ, hiền lành, đói khát sự công chính, từ bi, tâm hồn trong sạch hoặc xây dựng ḥa b́nh mới có thể biến đổi thế giới. Họ có thể đang bị bách hại, nhưng thực sự họ đang thay đổi và làm rung chuyển thế giới.

Họ làm ǵ để thay đổi thế giới ? Sống theo những tiêu chuẩn xả kỷ của Tin Mừng, họ bị động lực t́nh yêu lôi cuốn. Họ không theo những tiêu chuẩn xoay quanh cái tôi của xă hội ích kỷ chỉ biết chạy theo những tiện nghi hay lợi lộc cá nhân. Họ là những người khiêm tốn và nong nả t́m kiếm công lư.

Thiên Chúa đă đảo lộn các tiêu chuẩn sống trần gian. Bài Giảng Trên Núi phác thảo một lối sống bị nhiều người coi là điên rồ. Nhưng chỉ có những tâm hồn chân thực mới nhận thấy Tám Mối Phúc là những mẫu mực t́nh yêu tích cực, t́nh yêu họ đă tỏ ra cho người yêu của ḿnh. Thách đố của những mối phúc này là lời mời gọi chúng ta tỏ t́nh yêu cho những người đang đi qua đời ta. Khi sống theo đường lối đó chúng ta thực sự thay đổi cục diện thế giới.

Bài Giảng Trên Núi quả thực là một bài giảng vĩ đại nhất. Một trong những lư do làm cho bài giảng tuyệt vời v́ Chúa Giêsu rất kính trọng thính giả. Người không giải thích hay chi tiết dài ḍng. Đơn giản Người nói cho họ một vài chân lư quan trọng hiển nhiên. Chúa Giêsu đă lên núi công bố Tám Mối Phúc cho mọi người, y như ông Môsê xưa đă đem Mười Điều Răn từ trên núi xuống cho toàn dân. Nhưng khác biệt chính là nội dung bài giảng. Điều đó cho thấy cách thức Chúa chọn để tiếp xúc với dân Người.

Kitô hữu không được gọi để tuân thủ một mớ lề luật, nhưng để sống một đời sống mới. Trong Tám Mối Phúc, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một tập h́nh ảnh hoàn toàn mới lạ. Nơi Tám Mối Phúc chúng ta thấy những giá trị trần gian này bị lật nhào. Tám Mối Phúc diễn tả cái nh́n đặc biệt của Thiên Chúa vào thế gian. Tám Mối Phúc là một cơ hội rất tốt để nh́n sâu vào thực tại vạn vật.

Thiên Chúa tự mạc khải từ từ qua nhiều đời. Nhưng nay chúng ta biết Người mạc khải hoàn toàn nơi Chúa Giêsu, Con Chúa. Tám Mối Phúc diễn tả về cuộc sống của Chúa Giêsu, Con Chúa Cha đă muốn sống vơi tinh thần nghèo khó. Người hiền lành và khiêm nhường. Người đă khóc v́ đau khổ và cảm thông. Người thương xót kẻ tội lỗi, và can đảm làm chứng cho chân lư. Người tạo lập ḥa b́nh bằng máu đổ ra trên thập giá. Người đă chịu bách hại v́ sự công chính Nước Trời đến nỗi hy sinh hoàn toàn.

Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ Tám Mối Phúc với Chúa. Người biết sự khó khăn và cái giá phải trả khi chia sẻ như thế. Nhưng Người luôn ở bên ta trên con đường thăm thẳm đi tới hạnh phúc đầy gian lao này. Tám Mối Phúc loan báo một tương lai trái ngược với hoàn cảnh hiện tại của các môn đệ. V́ chưng những giá trị Tin Mừng của tinh thần nghèo khó, hiền lành, từ bi, ḥa b́nh và can đảm trong cuộc thử thách v́ Chúa Kitô là một chiều hướng mở vào một thế giới khác, một thế giới chúng ta đang hướng tới, một thế giới chính Thiên Chúa sẽ là – và đă là – Đấng an ủi, thương xót và thương yêu những ai lấy Tin Mừng làm luật sống. Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc và t́nh yêu vô biên. Có thể tóm Tám Mối Phúc vào một câu : “Phúc cho ai yêu thương chân thành!”

T́nh yêu luôn thúc đẩy con người dấn thân cụ thể vào con đường tiến tới hạnh phúc. Sự hiền lành trong Tám Mối Phúc là từ chối bạo động và khinh dể người khác. Hiền lành là tiếp đón tha nhân, nhưng không nhu nhược, thành kiến hay ghen tương. Xây dựng ḥa b́nh đ̣i hỏi quyết chí thực hiện sự ḥa giải theo cách của Chúa Con : “Thày ban cho anh em b́nh an của Thày.”(Ga 14:27) Người xây dựng ḥa b́nh giống như Thiên Chúa. Bách hại v́ danh Chúa Giêsu là “chịu đựng” ... Nhưng, thực tế, t́m kiếm công lư là dấn thân “điều chỉnh” cuộc sống theo Tin Mừng, mặc dù bị ngộ nhận, chế diễu ... Phải can đảm và phấn đấu mới có thể sống và làm chứng ḿnh là Kitô hữu. Là Kitô hữu có nghĩa là sống theo Tám Mối Phúc Thật.

SỨC MẠNH CÔNG LƯ

Tám Mối Phúc Thật không những là một thách đố, nhưng c̣n đem lại niềm hy vọng và sức sống cho Kitô hữu. Mấy ngày qua, chúng ta đă thấy rơ những chứng từ sống động ấy nơi các Kitô hữu thuộc Giáo Phận Hà Nội. Họ là những con người can đảm ! Dưới bóng Thánh Giá và Mẹ Sầu Bi, dù hiếu ḥa bất bạo động, con tim họ sôi sục đi t́m công lư. Bởi thế, họ sẵn sàng hy sinh v́ chính nghĩa theo gương tiền nhân.

Chưa bao giờ thấy Hà Nội đẹp như hôm nay ! Hà Nội nổi lên không như một nơi tập trung quyền lực nhà nước, nhưng là thủ đô của niềm tin. Sức mạnh niềm tin đó bắt nguồn từ Thiên Chúa, nguồn sống duy nhất nơi Chúa Giêsu Kitô. Bởi đó, dù bị bạo quyền đe loi, họ không run sợ. Nhờ sự gan dạ đó, giáo phận Hà Nội đang lớn lên và trở thành khuôn mẫu cho cả GHVN.

Họ đă trải qua những thách đố trong Tám Mối Phúc Thật. Bởi thế, họ sẽ thấy tất cả chiều kích và phẩm vị Kitô lớn lên trong con người và Giáo hội. Phẩm vị ấy không phải là một thứ ân huệ của nhà nước. Thực vậy, “mọi người đều có chung một phẩm vị như các tạo vật được tạo dựng theo h́nh ảnh và họa ảnh Thiên Chúa.” [2] Như vậy nguồn gốc nhân quyền không khác biệt nơi mỗi quốc gia, chủng tộc. Đă làm người, ai cũng có nhân quyền. Muốn có trật tự và b́nh an, phải trả lại quyền đó cho con người ! Thật vậy, “ḥa b́nh là trật tự của đời sống chung dựa trên công lư.” [3] Không thể có hai thứ công lư. Cũng như sự thật, công lư chỉ có một. Nếu có hai thứ công lư, chắc chắn phải có hai thứ ḥa b́nh khác nhau, v́ ḥa b́nh xây dựng trên công lư. Nếu chỉ có một thứ công lư, th́ cũng chỉ có một thứ nhân quyền. Nhưng theo ông Lê Công Phụng, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ,“nhân quyền của Mỹ khác với nhân quyền của người Việt Nam.” [4] Chẳng lẽ có hai loại người trên trái đất này ? Thực ra, sở dĩ nhân quyền của người Việt Nam khác, v́ dưới chế độ “xin cho,” nhân quyền là một ân huệ. Nhân quyền không phải là ân huệ của nhà nước, nhưng của Thiên Chúa. Tự bản chất, nhân quyền đă mâu thuẫn với chế độ ấy rồi. Sống trong chế độ chuyên chế, mọi thứ quyền đều biến mất. Trong chế độ dân chủ, nhân quyền thực sự là quyền con người.

Mọi tín hữu đều xác tín rằng : “Phẩm vị mỗi người trước Nhan Chúa là nền tảng nhân vị trước tha nhân. Hơn nữa, đây là nền tảng cuối cùng của quyền b́nh đẳng và t́nh huynh đệ giữa mọi người, bất kể chủng tộc, quốc gia, phái tính, nguồn gốc, văn hóa hay giai cấp.” [5] V́ không nh́n thấy nền tảng đó, nên nhà nước tự biến ḿnh thành ông chủ ban phát mọi ân huệ. Khi không tin Thiên Chúa, nhà nước tự coi ḿnh là nguồn gốc mọi quyền con người. Thực ra, con người sinh ra nhà nước, chứ nhà nước không sinh ra con người. Hơn nữa, ngay cả việc tồn tại và phát triển của nhà nước cũng do con người quyết định. Người dân đă phải nai lưng đóng thuế, bộ máy cai trị mới có thể hoạt động. Nhưng nếu không phục vụ hạnh phúc con người, nhà nước tồn tại để làm ǵ ? Dân tộc đang bị phản bội.

Trong Nước Thiên Chúa, mặc dù bị thử thách và đ̣i hỏi gắt gao, con người không bao giờ bị phản bội. Quan tâm lớn nhất của Thiên Chúa là làm sao cho con người hạnh phúc. Chính v́ muốn con người hạnh phúc, Chúa Giêsu đă vẽ ra cho một con đường vừa hấp dẫn vừa đầy chông gai, đó là Tám Mối Phúc Thật.

TRÊN ĐƯỜNG T̀M CÔNG LƯ

Trên đường t́m công lư, trong suốt những ngày tháng đầu năm 2008, chắc chắn giáo dân Hà Nội đă cảm nghiệm được tất cả giá trị cao cả và đích thực của Tám Mối Phúc Thật. Họ đă phải trả giá rất mắc để giành lại công lư. Không những phải chịu những áp lực lớn lao từ phía chính quyền, họ c̣n phải đối đầu với những vu cáo, lăng nhục từ những cơ quan truyền thông “đi theo lề bên phải” của nhà nước nữa.

Trước những cơn hỏa mù đó, Giáo hội nỗ lực t́m lối thoát. Bên cạnh những buổi cầu nguyện sốt sắng và gan dạ ngày đêm ngay trong Ṭa Khâm Sứ cũ, c̣n có những cố gắng đối thoại để t́m sự thật cho công lư. Đó là con đường do Ṭa Thánh Vatican thúc đẩy. Thực vậy, ĐHY Bertone, Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh Vatican, mới viết cho Đức TGM Hà Nội : “Nhân danh Đức Thánh Cha, người thường xuyên được báo cáo về những diễn biến đang xẩy ra, tôi xin Đức Cha vui ḷng can thiệp, để tránh được những hành động có thể gây mất trật tự chung và giúp t́nh h́nh trở lại b́nh thường. Nhờ đó, trong bầu khí lắng dịu hơn, việc đối thoại với các cấp Chính Quyền sẽ được nối lại, để t́m ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này.” [6]

Liệu có thể t́m thấy công lư qua cuộc đối thoại giữa Giáo Hội và nhà nước không ? Nhớ lại mấy ngày trước đây, một mẩu đối thoại thú vị được ghi nhận như sau : “Ngày 29.1, nhân việc phái đoàn TGM Hà nội đến chúc Tết UBND, Bà Phó Chủ tịch UBND đă ngỏ lời mong muốn ngài Tổng Giám mục hăy vận động, thuyết phục giáo dân b́nh tĩnh chấm dứt những hành vi quá khích, sống phúc âm trong ḷng dân tộc, cùng với chính quyền giải quyết những khúc mắc, trên cơ sở phát huy dân chủ, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng pháp luật

Đức Tổng Giám Mục đáp lời rằng phải tôn trọng trật tự kỷ cương nhưng khi con nó khóc th́ cha mẹ cũng phải xem đến. Hơn nữa, đối thoại phải bắt đầu bằng việc tôn trọng sự thật, chấm dứt vu cáo và xuyên tạc Toà Giám Mục. Đối thọai phải dựa trên căn bản thực tế và pháp lư. Không nên mệnh lệnh cửa quyền, duy ư chí. Phải biết lắng nghe nhau chứ không phải chỉ có một bên nói. Không thể nào quy trách nhiệm cho một bên, chỉ có nh́n phía ḿnh mà không nh́n phía bên kia th́ không thể đối thọai được.

Khi Bà Phó Chủ tịch đề cập đến chuyện đổi mới, Đức Tổng Giám Mục cũng nói: phải đổi mới và đối mới bên ngoài thôi th́ chưa được, quan trọng hơn là phải đổi mới con người từ bên trong, từ trong cái đầu, trong tư tưởng.” [7]

Trong cuộc trao đổi trên, rơ ràng mỗi người theo một hướng. Chưa bao giờ thấy cuộc đối thoại thực sự giữa nhà nước và dân chúng cả. Ngay cả trong cuộc biểu t́nh của dân oan ở Sài g̣n có Thượng Tọa Thích Quảng Độ, dân oan cũng chỉ được nhà nước đối thoại bằng dùi cui, ṿi rồng và xe bít bùng mà thôi. Dù sao trong cuộc trao đổi trên, có thể TGM Ngô Quang Kiệt đă gieo vào đầu những người nắm quyền ở Hà Nội một chút ánh sáng để có thể ra khỏi đường hầm hôm nay.

Phải chăng nhờ cuộc đối thoại ấy, “các viên chức chính phủ Việt Nam có lẽ đă đồng ư trao trả các văn pḥng của Ṭa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội cho GHCG. Ngay sau khi ĐHY Tarcisio Bertone thúc giục người Công giáo Hà Nội tránh đối đầu với cảnh sát, chính phủ Việt Nam đă nhượng bộ. Dù chính phủ và tổng giáo phận Hà Nội chưa kư một thỏa ước nào, nhưng các viên chức chính phủ nói với thông tấn xă AsiaNews rằng một bản thỏa ước cuối cùng sẽ được công bố trong ṿng ‘ít ngày.” [8]

Giữa lúc hoang mang chưa biết thực hư ra sao, giáo dân Hà Nội đă nhận ngay một lá thư của TGM Hà Nội như sau :

“Hơn bốn mươi ngày qua chúng ta đă sống một lễ Hiện Xuống mới. Mọi người đồng tâm nhất trí với nhau, chuyên tâm cầu nguyện và hăng hái rao giảng Tin mừng ḥa b́nh, bất chấp những khó khăn gian khổ, tạo nên một bầu khí hiệp thông rộng lớn không chỉ trong tổng giáo phận mà c̣n khắp nơi trên thế giới.

... Hăy cầu nguyện liên lỉ. Hăy cầu nguyện kiên tŕ. Hăy cầu nguyện tha thiết. Và hăy tin rằng tôi luôn ở bên anh chị em và mọi người ở mọi nơi cũng luôn ở bên chúng ta. Qua bức thư hiệp thông của Phủ Quốc Vụ Khanh Ṭa Thánh, anh chị em cũng biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđichtô và Ṭa Thánh luôn ở bên chúng ta. Và kết quả cuối cùng sẽ tốt đẹp như ḷng chúng ta mong ước.” [9] Nếu đúng thế, đây là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam cho mọi người thấy họ giữ đúng lời hứa.

Tóm lại, tin vào Chúa Giêsu Kitô, giáo dân Hà Nội đă t́m sức mạnh đứng vững giữa cơn thử thách. Họ tin vào lời hứa của Chúa trong Tám Mối Phúc Thật như cha ông tử đạo xưa. Bởi thế, họ không sợ bị bách hại v́ lẽ công chính. Dù phải thức suốt đêm cầu nguyện ngoài trời giá lạnh, ḷng họ vẫn ấm lên t́nh yêu Thiên Chúa và anh em. Lời kinh đă không rơi vào hư vô. Niềm tin đă thành sự thật, đúng như Chúa hứa. Tạ ơn Chúa !

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă cho chúng con thấy tất cả sức mạnh của niềm tin. Xin cho cả GHVN biết noi gương Giáo Phận Hà Nội can đảm tranh đấu cho công lư hầu cho Nước Chúa mau hiển trị. Amen.

đỗ lực 03.02.2008

 

1. http://www.vietcatholic.net/News/Html/51744.htm

2. x. Giáo Lư Công Giáo, 1934

3. Thánh Thomas Aquinas

4. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/01/
080125_vietuslecongphung.shtml

5. Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 144.

6. http://www.cwnews.com/news/viewstory.cfm?recnum=56326

7. http://www.vietcatholic.net/News/Html/51785.htm

8. http://www.cwnews.com/news/viewstory.cfm?recnum=56342

9. http://www.thanhlinh.net/thuvientailieu/viewtopic.php?t=1351


Lm. Jude Siciliano, OP. (
Anh Em Nhà Học Đaminh G̣ Vấp chuyển ngữ).

Anh Em Thật Có Phúc
Mt 5: 1-12a

Thưa quư vị,

Nếu có bất kỳ một kiểu mẫu nào cho các ngôn sứ Cựu Ước như là những người đi đó đây loan báo, tố cáo tội lỗi của dân và sự trừng phạt cháy bừng của Thiên Chúa – th́ Xôphônia quả là một mẫu người như thế. Ông giảng suốt thời đại của Giôsia (khoảng thế kỷ thứ VII trước CN) và đă giúp Giôsia trong việc cải cách tôn giáo. Xôphônia , giống như vị tiền nhiệm của ḿnh là Amốt, nhắc nhở dân về Ngày Của Chúa – ngày của những phẫn nộ và đau khổ. Vào ngày đó, tất cả sự sống sẽ bị phá hủy. “Ta sẽ quét sạch mọi thứ khỏi mặt đất, Đức Chúa nói như thế” (1:2). Trong viễn cảnh của những lạm dụng tôn giáo cà xă hội của dân, Xôphônia đă loan báo về cơn giận đang đến của Thiên Chúa.

Nhưng, xét trong bài đọc một hôm nay, vị ngôn sứ đă có cảm t́nh với một nhóm người  trong dân mà ông gọi là “những kẻ c̣n sót lại”. Xôphônia xem những người khiêm nhường và đạo đức ít ỏi này như là dấu chỉ của niềm hy vọng , một khởi đầu mới cho dân Dothái. Đây là những người đă giữ luật và những tập tục truyền thống cũng như đă sống ngay chính. Đây là những người mở ḷng ra với Lời Chúa và cố gắng t́m cách sống những lời ấy. Họ là những tín hữu đích thực; những người đặt Chúa làm ưu tiên số một và v́ thế họ trở nên dấu chỉ sự trung tín của Thiên Chúa và ân sủng không ngừng tuôn trào mà Chúa dành cho những kẻ tin tưởng nơi Người. Nếu như quư vị hỏi kẻ bé nhỏ nhất trong số những người sót lại này rằng : “Ở đây ai chịu trách nhiệm chính?” họ sẽ trả lời đầy chắc chắn rằng : “Chính Chúa”.

Qua các  ngôn sứ Dothái, chúng ta có thể nhận ra một sợi chỉ vàng xuyên suốt – đó là sự hiện hữu của những “kẻ c̣n sót lại”. Ngôn sứ Amốt là người đầu tiên nói về họ, Isaia, Mikha và như chúng ta nghe hôm nay, ngôn sứ Xôphônia nữa. Ngay cả khi ngôn sứ kết án dân về những hành vi mê tín hay và những tỗi lỗi thuộc đời sống xă hội, th́ những “kẻ c̣n sót lại” tỏa sáng như những dấu chỉ sự công chính của Chúa hiện tân giữa ḷng nhân loại. Họ là hiện thân của dấu chỉ hữu h́nh cho thấy Chúa là Đấng như thế nào và những việc thiện mà con người có thể thực hiện với sự trợ giúp của Chúa. “Những kẻ c̣n sót lại” không chỉ xuất hiện trong Kinh thánh Dothái, nhưng “sợi chỉ vàng” của họ vẫn tiếp tục và tỏa sáng nơi Đức Giêsu và rồi nơi những ai được Người gọi là “kẻ có tinh thần nghèo khó ”; những kẻ theo Người đă nghe và đón nhận triều đại của Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh.

Nếu quư vị cũng đặt câu hỏi tương tự với  những người đi theo Đức Giêsu, “Ai chịu trách nhiệm ở đây?” họ cũng trả lời đầy chắc chắn rằng “Là Chúa!” Quư vị cũng có thể hỏi họ: “các anh theo lối sống của ai?” Và họ sẽ trả lời “Lối sống của Giêsu”.  Sợi chỉ vàng của những kẻ c̣n sót lại đan kết từ các ngôn sứ đến Chúa Giêsu  và các môn đệ của Người, những môn đệ mà hôm nay Người mô tả trong Các Mối Phúc.

Các Mối Phúc nói trực tiếp với những kẻ cùng đinh; những người mà xă hội xem như rất bất hạnh. Các Mối Phúc không phải là phần thưởng dành cho những người có hành vi tốt lành. Nhưng  đó c̣n là mối liên kết chặt chẽ  giữa những kẻ giàu có và người nghèo khổ; người đói và kẻ no; người sầu khổ và những ai an lạc, … Những mối phúc nói đến những ǵ xảy ra bên trong những người bị đổ vỡ và thiếu thốn, ở một mức độ nào đó, nhưng họ đă hướng về Thiên Chúa và t́m kiếm hạnh phúc cũng như niềm vui ở mức độ sâu xa hơn.

Những ai sống theo Các mối phúc (những người c̣n sót lại của Tân Ước) thấy được những hứa hẹn mà Các Mối Phúc nói với họ và được canh tân trong niềm hy vọng. Họ đă đặt mọi sự nơi Thiên Chúa. Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, họ sống cuộc đời mà Các Mối Phúc vạch ra, mặc cho bị loại trừ, nhạo báng và những bách hại mà thế gian này dành cho họ. Khi mà sống như Đức Giêsu thật khó khăn, th́ chúng ta vẫn được đảm bảo rằng, dù cho không có đủ những đảm bảo có thể sờ thấy được, th́ Thiên Chúa vẫn đang tuôn đổ ơn lành trên chúng ta và chuẩn bị cho chúng ta phần thưởng nước trời. “Niềm vui và phần thưởng của anh em ở trên trời thật lớn lao”.

Các Mối Phúc có thể được giải thích theo nhiều mức độ khác nhau. Đây là một trong những cách giải thích.

“Những người tinh thần nghèo khó”
không màng ǵ đến sự tốt lành của họ nhưng là hướng về Thiên Chúa.

Những kẻ than khóc, khóc than cho tội lỗi và những bất công trên thế giới.

Những người hiền lành, không có sức mạnh nào ngoài sức mạnh từ Chúa.

Những kẻ đói khát sự công chính
chờ đợi ơn cứu độ mà chhỉ Chúa mới có thể ban cho.

Kẻ xót thương người khác là người khi bị xúc phạm th́ tha thứ.

Người có ḷng trong sạch th́ chỉ tập trung nơi Chúa.

Người xây dựng ḥa b́nh
th́ hoạt động để đưa sự chữa lành và liên kết của Chúa cho thế giới.

Người chịu bách hại v́ lẽ công chính
là những ai chấp nhận thử thách và đau khổ
v́ sống và hành xử như người môn đệ của Thầy Giêsu.

Gần đây, sổ xố của bang New York, Mỹ đă nâng lên giá 300 triệu Mỹ kim. Bất chấp trận băo tuyết dữ dội,người ta vẫn xếp hàng bên ngoài những cửa tiệm bán vé số. Truyền h́nh quốc gia đă tường thuật và phỏng vấn những người hy vọng trúng số. Một số nói rằng trúng số quả là một “ân huệ”. Câu trả lời của họ thật không thể hiểu nổi, v́ nhiều người trong số họ nh́n có vẻ nghèo nàn và thuộc tầng lớp lao động. Trong thời buổi căng thẳng về tài chính này, có lẽ họ đang rất thiếu thốn và dĩ nhiên, cho rằng thắng một số tiền lớn như thế quả là một “ân huệ Chúa ban”.

Nhưng liệu trúng số có phải là một dấu chỉ của ân sủng của Chúa ban? Liệu tất cả những sự giàu có ấy khiến họ hạnh phúc? Chắc chắn họ sẽ có cảm giác rất tuyệt. Nhưng xét thấy những người trúng số trước đó, cuộc sống của họ bị tiêu tùng v́ bỗng nhiên trở nên giàu có và nổi tiếng, hạnh phúc đích thực và dài lâu, không dĩ nhiên đến cùng với mẻ thắng lớn. Nó cũng chẳng đến cùng với việc thắng giải Bowling, giải Academy hay học bổng của một trường đại học. Đó không phải là một tin cho hầu hết chúng ta, phải không?

Các Mối Phúc có lẽ đă là sự đảm bảo và an ủi đối với những Kitô hữu đầu tiên. Hầu hết xuất thân từ tầng lớp không quan trọng trong xă hội. Kitô giáo thu hút những người nghèo, tầng lớp lao động và nô lệ. Họ biết rằng thế giới bên ngoài coi thường họ, thậm chí khinh ghét họ. Khi họp nhau cử hành phụng vụ, có lẽ họ đă ít nhiều nghi ngờ về giá trị của bản thân họ cũng như tương lai của cộng đoàn đức tin của họ.

Việc nghe Các Mối Phúc về ân sủng của Thiên Chúa có thể là một tṛ hề đối với thế giới bên ngoài. Với họ, một ân huệ có thể là trúng số hay thắng giải Bowling. Nhưng với các tín hữu, được linh hứng từ Các Mối Phúc, có một cái nh́n khác. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa luôn ở bên chúng ta và cùng với chúng ta sống những ǵ Các Mối Phúc mời gọi. Ngay cả khi chúng ta đă cố gắng, thất bại và lại cố lần nữa th́ chúng ta nghe vẫn được sự bảo đảm của thầy Giêsu, “Anh em thật có phúc.”