Năm A

 
 


 

Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa

Đnl 8:2-3, 14-15 - 1 Cr 10:11-17 - Ga 6:51-58

 

An Phong op : Điều Cần Duy Nhất

Như Hạ op : Sống thân t́nh với Chúa

Fr. Jude Sicilianô, op : Bữa tiệc không bao giờ chấm dứt

Fr. Jude Sicilianô, op : Thánh Thể, lương thực làm no thỏa mọi khát vọng

Thomas Trần Ngọc Túy, op : Thánh Thể Bảo Chứng Của T́nh Yêu

G. Nguyễn Cao Luật op : Lời Mời Gọi Chân T́nh

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Kỷ vật t́nh yêu

Px. Trần Đức Tuân op : Thánh Thể, Mầu Nhiệm Hiệp Thông Và Chia Sẻ.

Đỗ Lực op : T́nh yêu nào cho em

Fr. Jude Siciliano, op : Để được nuôi dưỡng bởi sức sống thần linh

 

 


An Phong op

Điều Cần Duy Nhất
Ga 6,51-58

Hằng ngày hằng giờ, trên khắp thế giới, Giáo hội vẫn không ngừng cử hành bí tích Thánh Thể, để tạ ơn, để xin b́nh an, để cầu nguyện cho các linh hồn đă qua đời…

Đời sống đức Tin của Giáo hội, của mỗi người kitô hữu Công giáo luôn gắn liền với bí tích t́nh thương này.

Thánh Thể quả là một kho tàng phong phú vô tận để nuôi sống đức Tin và đức Mến.

Trong mỗi Thánh lễ, Chúa Giêsu lại đang tiếp tục mời gọi chúng ta "Hăy cầm lấy mà ăn", mời gọi chúng ta đến dự tiệc với Người, mời gọi chúng ta hiệp thông với cuộc tử nạn và chia sẻ sức sống Phục sinh của Người. Như thế, hằng ngày và hằng ngày, qua mỗi Thánh lễ, người kitô hữu được mời gọi để biến đổi cuộc sống của ḿnh trong sức sống của Chúa Giêsu; thánh hóa cuộc sống ḿnh trong Máu Chúa Giêsu; và đưa tất cả cuộc đời ḿnh vào ḍng lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Mời các bạn cùng chia sẻ một chút tâm t́nh của một kitô hữu trước mầu nhiệm Thánh Thể :

Ngài đă xuống tận đáy ḷng con.
Xin cho con chỉ để tâm xuống tận đáy ḷng con.
Ngài là thượng khách của ḷng con.

Xin cho con bước vào nhà là chính đáy ḷng con.
Ngài chọn cư trú trong ḷng con.

Xin cho con biết ngồi yên ngay tại đáy ḷng con.
Duy Ngài ở lại trong con.

Xin cho con biết ch́m sâu, lắng xuống đáy ḷng con.
Duy Ngài hiện diện trong con.

Xin cho con biết xóa ḿnh khi Ngài ở bên con.
Khi con đă gặp Ngài.

Con c̣n là ǵ nữa ? Và Ngài như thế nào ?
Khi con đă gặp Ngài. Không c̣n con và Ngài nữa.
Con chẳng là ǵ cả, và Ngài là tất cả;
Đây là một huyền nhiệm : chỉ c̣n Ngài hiện hữu.

(Phỏng theo Swami Abhisiktananda)

 

Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong bí tích Thánh Thể,
Xin cho mỗi người chúng con,
khi được đón rước Chúa,
cũng nhận ra ở đây
một t́nh thương yêu muốn chia sẻ;
một t́nh yêu thương
biết quan tâm đến người khác;
một t́nh yêu thương
chấp nhận bẻ cuộc đời ḿnh ra cho tha nhân.


Như Hạ op

Sống thân t́nh với Chúa
Ga 6:51-58

Thật là khó khi muốn t́m được một người bạn đích thực trong cuộc sống hôm nay. Thế nhưng trong mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Giêsu sẽ mạc khải t́nh bạn lớn lao nhất và thâm sâu nhất nơi Ḿnh và Máu Thánh Chúa.

T̀NH CHO KHÔNG BIẾU KHÔNG.

Quả thực, Đức Giêsu đă muốn tái nhập thể nơi Thánh Thể để trở thành người bạn thân thiết với mỗi người tín hữu. T́nh bạn này thâm sâu đến nỗi khiến Đức Giêsu muốn trở nên một với họ. Người muốn trở thành đôi bạn chân t́nh trong cuộc đời dương thế. Người c̣n muốn phóng cái nh́n người bạn về một tương lai xa đến tận cung ḷng Thiên Chúa. Nói khác, Người muốn trở thành nhịp cầu nối đất với trời. Chính v́ thế, Người quả quyết : "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời." (Ga 6:51) Một lần hạ xuống để nâng toàn thể nhân loại từ lănh địa tử thần lên nơi hằng sống, từ nơi tối tăm lên nơi đầy ánh sáng thường hằng. Cuộc hành tŕnh từ trời xuống rồi từ hạ giới tới cơi sống muôn đời, Đức Giêsu luôn đă vẽ ra một con đường thần tiên vô cùng hấp dẫn.

Xuống trần gian, Người không đi lang thang vô định. Cuộc hành tŕnh của Người có dừng lại một nơi. Nơi đó chính là tâm hồn người tín hữu đă đón nhận Ḿnh và Máu Thánh Chúa. Quả thực, "ai ăn thịt và uống máu tôi, th́ ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy." (Ga 6:56) Đúng là "ḿnh với ta tuy hai mà một" ! Chính thánh Phaolô đă cảm nghiệm sâu xa chân lư đó khi nói : "Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi." Từ nay mọi việc đều do Đức Kitô thực hiện trong nhiệm thể. Nhiệm thể chẳng tự ḿnh làm ǵ, v́ chính Đức Kitô luôn hành động trong nhiệm thể là Giáo hội. Nói khác, nhờ sự sống là Ḿnh và Máu Thánh Chúa, Giáo hội làm cho Đức Kitô luôn nhập thể và nhập thế.

Chính Thánh Linh đă thực hiện cuộc trao đổi lạ lùng đó. Nếu không có sức mạnh Thánh Linh, Đức Giêsu đă không thể nhập thể và sống lại được. Cũng chính Thánh Linh đă dẫn Người vào sa mạc để chiến thắng ác thần. Thánh Linh là nguồn hứng cho Tin Mừng giải thoát. Thánh Linh đă khiến moị người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chính kẻ thù cũng phải thốt lên: "Chưa thấy ai nói năng giống như ông ấy."

Khi mặc lấy xác phàm dễ chết, Đức Giêsu đă không nhuốm mùi tử khí. Trái lại, Người đă dùng "gậy ông đập lưng ông," dùng chính xác phàm mỏng ḍn để đem lại cảnh trường sinh bất lăo cho toàn thể nhân loại. Ngày xưa, nhân loại đă mỏi mắt t́m thần dược để cứu con người khỏi cảnh hư nát. Nhưng con người đă thất bại hoàn toàn. Đức Giêsu đă xác quyết thần dược đó "chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống." (Ga 6:51) Tại sao thịt lại có thể làm cho thịt sống muôn đời ? Không thể tưởng tượng nổi ! Chính người Do thái cũng thắc mắc : "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?" (Ga 6:52) Nh́n bằng con mắt phàm làm sao thấy Chúa Cha như nguyên nhân sinh ra sự sống nơi Chúa Con, và Chúa Thánh Linh động lực thúc đẩy mọi hành động nơi Chúa Con ? Phải có bao nhiêu ân sủng lớn lao mới có thể tin theo lời Đức Giêsu quả quyết : "Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đă sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, th́ kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy." (Ga 6:57) Như thế rơ ràng nguyên nhân sau cùng sinh ra sự sống không phải là huyết nhục, nhưng từ nguồn sống là chính Chúa Cha.

Không những là nguyên nhân ban sự sống, Chúa Cha c̣n chính là nguyên ủy phát xuất sứ mệnh của Chúa Con. Chính nhờ sứ mệnh cứu nhân độ thế, Chúa Con đă nghiễm nhiên trở thành nguồn sống cho nhân loại nhờ cái chết trên thập giá. Ai tin như thế, không những "sẽ được sống muôn đời," (Ga 6:54, 58) mà c̣n đón nhận cùng một sứ mệnh như Đức Giêsu. Từ Thánh Thể, hằng ngày Đức Giêsu vẫn hiện diện và không ngừng sai chúng ta đi làm chứng cho thế giới biết về một nguồn sống, nguồn b́nh an và niềm vui lớn lao đang hiện diện trên mặt đất. Đó là lư do tại sao Giáo hội vững mạnh suốt hai mươi thế kỷ qua.

Không những thế, Giáo hội c̣n rao giảng Tin Mừng khắp tứ phương thiên hạ v́ luôn múc từ nguồn sống vô biên là Thịt Máu Đức Giêsu. Nhiệm thể Người không bao giờ mệt mỏi v́ đói khát. Trái lại, Người luôn luôn hiện diện trong Giáo hội như lương thực cung cấp sự sống cho các sứ giả Tin Mừng, v́ như Đức Giêsu quả quyết : "V́ thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống." (Ga 6:55) Xác quyết đó đủ bảo đảm cho niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Đức Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Niềm tin đă có ngay từ thời kỳ Giáo hội sơ khai. Thánh Phaolô đă khẳng quyết : "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ?" (1 Cr 10:16) Nếu Thánh Thể chỉ là tượng trưng cho Đức Giêsu, chắc chắn không thể có việc dự phần sống động và sâu xa như vậy !

GIÁO HỘI : DẤU CHỈ HIỆP NHẤT NHÂN LOẠI.

Dự phần vào Ḿnh Máu Thánh Chúa, chắc chắn sẽ cảm nghiệm và ư thức được tất cả hồng ân hiệp nhất với Đức Giêsu. Đó chính là lư do tại sao Giáo hội có thể và phải hiệp nhất. "Bởi v́ chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể." (1 Cr 10:17) Như thế Thánh Thể là nguyên lư hiệp nhất Giáo hội. Lư do v́ mỗi khi chịu lễ, người tín hữu đón nhận tất cả sức mạnh hiệp nhất là Thánh Linh. Chính Đức Giêsu đổ tràn Thánh Linh để uốn nắn chúng ta trong t́nh yêu và tạo thành niềm vui vô cùng lớn lao trong cuộc đời chúng ta. Nhờ hiến tế ḥa giải, Thánh Linh làm cho chúng ta biết tôn trọng nhau như những phần tử của một thân thể duy nhất. Từ đó, chúng ta mới có thể làm chứng cho thế giới biết Thiên Chúa muốn kết thân với nhân loại. Mặc dầu cùng chia sẻ một thân phận với cộng đồng nhân loại, Giáo hội vẫn không ngừng đón nhận được Thánh Linh như sức mạnh canh tân là từ Bí Tích Thánh Thể. Hiến tế thập giá không ngừng tái diễn trên bàn thờ nhờ sức mạnh Thánh Linh. Từ đó, Giáo hội có thể khám phá ra thánh ư Thiên Chúa trong mỗi thách đố.

Thách đố lớn nhất có lẽ là sự rạn nứt giữa anh em Chính thống và Công giáo. Mới đây bức tường ngăn cách h́nh như càng dầy và cao hơn. Thế nhưng, theo thần học gia kiêm triết gia Gueorgi Bacalov, giáo sư Đại học Sofia, trong cuộc viếng thăm Bulgaria vừa qua, ĐGH Gioan Phaolô II đă đi xa hơn "ḷng mong đợi." (Zenit 30/05/02) Sự hiện diện của Đức Thánh Cha đă khiến cho triết gia suy nghĩ : "Phản ứng lạnh lùng ban đầu cũng thay đổi. Không phải vô t́nh mà vị tu viện trưởng của Tu viện thánh Gioan ở Rila nói những bức tường ngăn cách giữa Công giáo và Chính thống giáo do con người dựng nên, và con người có thể giật sập những bức tường đó xuống." (Bacalov : Zenit 30/05/02) Khi bức tường sập xuống, chắc chắn ánh sáng sẽ chan ḥa khắp vũ trụ. Dung nhan Đức Kitô sẽ chiếu tỏa mănh liệt hơn nữa.

Dầu vậy, ngay từ bây giờ, dù ở những nơi hẻo lánh nhất, ánh sáng đó vẫn chiếu tỏa mănh liệt từ Thánh Thể. Thực vậy, "nhiều nơi trên thế giới Kitô hữ đang là hay đang trở thành một 'đoàn chiên' (Lc 12:32). Họ phải đối diện với thách đố, thường sống trong những hoàn cảnh cô lập và khó khăn, mới làm chứng mănh liệt cho những yếu tố căn tính trổi vượt của ḿnh. Bổn phận tham dự Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật là một trong những yếu tố này. Thánh Lễ Chúa Nhật qui tụ các Kitô hữu hằng tuần thành một gia đ́nh Thiên Chúa chung quang Lời và Bánh Hằng Sống, cũng là một liều thuốc rất tự nhiên giúp họ có thể đối đầu với nghịch cảnh trong những lúc bị phân tán như thế." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 30/05/02)


Fr. Jude Sicilianô, OP

Bữa tiệc không bao giờ chấm dứt
(Ga 6,51-58)

Thưa quư vị.

Thoạt nghe những lời Chúa Giêsu tuyên bố : "… ăn thịt tôi và uống máu tôi…" chúng ta tưởng tượng Ngài giống như một phụ nữ đang mang thai. Bởi lẽ bà mẹ nào cũng có thể nói như vậy với đứa con c̣n đang nằm trong dạ ḿnh. Nói chung, trẻ con phải lệ thuộc trực tiếp vào các bà mẹ để tồn tại, nhất là trong thời kỳ c̣n bú mớm. Cả khi đă trưởng thành rồi vẫn cần cha mẹ bồi dưỡng ít là về phần tâm linh : Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng c̣n bởi những lời do miệng Thiên Chúa phán ra. Trong trường hợp này chính những lời dạy bảo của cha mẹ giữ vai tṛ lời Thiên Chúa. Nếu không, phẩm chất đời sống của những người đó chẳng có giá trị bao nhiêu : Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe lời bố mẹ trăm đường con hư. Cần phải lắng đọng tâm hồn để suy gẫm bài Phúc âm hôm nay mới thấy được nội dung của nó thấm thía.

Nuôi dưỡng không chỉ có nghĩa vật chất hoặc giai đoạn. Chúng ta cần được liên tục dưỡng nuôi tâm linh suốt cả đời người để có thể đi trọn con đường Chúa đă chỉ. Bằng không thất bại là điều chắc chắn. Nuôi dưỡng Chúa nói tới hôm nay là một bữa tiệc không khi nào chấm dứt. Chúng ta học khôn ngoan, tuổi tác, giới hạn, bệnh tật nơi cha mẹ và tiến tŕnh là suốt đời, th́ học nơi Chúa về đàng thiêng liêng cũng không thể có bao giờ cùng tận. Chúng ta phải học nơi Ngài cho đến chết. Khi những đứa con có cha mẹ tốt lành, biết dạy dỗ, biết làm gương, chúng sẽ học suốt đời cho đến tuổi già để có thể khôn ngoan đối phó với mọi hoàn cảnh. Nhưng nếu cha mẹ không biết làm gương, không biết ban lời chỉ bảo cho con cái th́ tức khắc chúng sẽ chịu cảnh suy dinh dưỡng tinh thần. Hạnh kiểm xuống cấp thê thảm. Chúng là những con người hạ đẳng. Từ "gia giáo" của Đông phương bao hàm ư nghĩa đó, và hậu quả có thể kéo dài sang nhiều thế hệ : Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh, đời cha ông ăn khế, đời con cháu ghê răng. Nhiều gia đ́nh ngày nay chịu hậu quả nặng nề v́ nền giáo dục kém chất lượng : x́ ke, ma túy, trác táng, lêu lổng, trộm cắp, tù tội… nghiên cứu các bảng thống kê tội phạm xă hội nhiều nhà mô phạm sinh ra yếm thế chán nản. Do đó, chúng ta cần đến nội dung nuôi dưỡng của Chúa Giêsu biết bao. Ḿnh Máu Ngài là sự hiện diện không thể thiếu được trong đời sống các tín hữu. Bữa tiệc rất căn bản trong cộng đồng giáo xứ và toàn thể Hội thánh để mọi người có khả năng thăng tiến.

Trong bài đọc I từ sách Đệ nhị luật, Moisen cũng nhắc lại cho dân tộc Israel : Thiên Chúa đă nuôi dưỡng họ thế nào suốt hành tŕnh sa mạc. Chắc chắn hành tŕnh đó chẳng dễ dăi thú vị như những cuộc du lịch sinh thái ngày nay. Trái lại : "Người đă dẫn anh em đi trong sa mạc mênh mông, khủng khiếp, đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước." Như vậy con đường thoát khỏi kiếp nô lệ Ai cập rất khó khăn. Con cái của tự do cần được giúp đỡ để ra khỏi ngục tù, thắng vượt gian nan, cám dỗ, bước được những bước chập chững trên đường tiến đến tự do. Họ cần lương thực tiếp sức th́ Thiên Chúa đă cho rơi manna và nước uống chảy ra từ đá tảng. Chẳng cần nhiều thông minh lắm cũng có thể hiểu rằng nước và bánh này không phải là bữa tiệc thịnh soạn, nhưng cũng đủ để nâng đỡ họ trong cảnh nhọc nhằn. Nhiều lúc trên đường dương gian của chúng ta cũng tương tự như vậy. Khó khăn lắm mới đủ nghị lực để vượt qua một ngày "khô hạn". Mà có vượt qua được cũng là nhờ "Thánh Thể" Chúa : Một người láng giềng đến an ủi giúp đỡ, một đứa con xa xôi trở về, một đứa cháu ngây thơ líu lo ríu rít, một bản thánh ca bất chợt du dương thánh thót, một buổi cầu kinh sốt sắng đầy ắp tâm hồn, một cuộc thăm viếng mục vụ làm phấn khởi trí khôn… ngàn vạn những cơ hội khác Chúa gởi đến để nên như tấm bánh thiêng liêng, cũng như trong Đệ Nhị Luật, dân Do thái nh́n lại và họ nhận ra Thiên Chúa nuôi dưỡng họ ngày lại ngày, tháng lại tháng, khi họ cảm thấy chán nản, mệt nhọc. Đôi khi Chúa c̣n cho bú mớm như một bà mẹ nuôi con.

Do kinh nghiệm, chúng ta chưa hề chứng kiến một cuộc cai nghiện nào nặng hay nhẹ mới mắc hay lâu năm là dễ dàng. Nó đ̣i hỏi một tiến tŕnh, như tiến tŕnh dân Do thái vượt sa mạc. Bao nhiêu đồi núi cao phải trèo, bao nhiêu cám dỗ phải đấu tranh vật lộn, bao nhiêu thung lũng phải trầm ḿnh… với một mục tiêu là thay đổi được nếp sống, từ bỏ được tính mê nết xấu. Những lúc ấy chúng ta tưởng như đă chiến đấu một ḿnh. Sự thực không phải vậy, nh́n lại như dân Israel, chúng ta mới thấy bàn tay Chúa dẫn dắt, ban ơn nuôi dưỡng và chỉ đường đưa lối. Tôi đă được chính miệng một người cai nghiện rượu tâm sự : Trăm ngàn lần anh ta quyết định từ bỏ, nhưng cũng trăm ngàn lần bị quỷ lưu linh quật ngă. Sáng sáng anh vẫn thấy ḿnh lè nhè, mặc dầu tối hôm trước đă thề độc với ảnh tượng và vợ con. Sau cùng anh nghe tiếng gọi trong lương tâm : Thoát đi mày, thoát đi để có thể tiến bước đến tự do. Đúng như dân Do thái nghe tiếng Thiên Chúa gọi ra khỏi kiếp sống nô lệ Ai Cập. Anh thú nhận đó quả là một vụ việc cam go. Cuối cùng anh đă thắng, nhưng nhờ ơn Chúa trợ giúp và lời cầu nguyện của vợ con mỗi ngày. Manna từ trời và nước uống từ đá tảng ! Nếu không có bàn tay Thiên Chúa ban nghị lực mỗi ngày cho anh, thử hỏi anh có thể sống đạm bạc được không ? Và bởi v́ chúng ta quá nhiều tự ái, cứ nghĩ ḿnh có thể tự thân thoát khỏi vũng lầy bùn nhơ, cho nên luôn phải được nhắc nhở về nguồn mạch ơn thánh. Ông Môsê đă làm đúng như thế khi ông khuyên nhủ dân tộc Do thái trong những ngày họ sống trong sa mạc. Ông cũng nhắc nhở chúng ta qua bài đọc thánh lễ kính Ḿnh Máu Thánh Chúa hôm nay, để chúng ta vững bước vượt sa mạc gian trần đến đất hứa tự do và thánh đức :

"… Anh em hăy nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đă dẫn anh em suốt 40 năm nay trong sa mạc." Lời đó không phải là câu hỏi nghi vấn nhưng là một câu xác định, như thể ông muốn nói : "Xin hăy nhớ, xin đừng quên Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng đă dẫn đưa anh em ra khỏi Ai Cập, miền đất nô lệ…". Hôm nay, chúng ta vui mừng cử hành Thánh Lễ tạ ơn này để chứng tỏ chúng ta cũng không quên muôn vàn đường nẻo Thiên Chúa nuôi dưỡng ḿnh. Lắng đọng tâm hồn để nói lên những lời tưởng nhớ, cảm tạ và tri ân : "Chúng con chúc tụng, tạ ơn Cha thật là chính đáng…" Dĩ nhiên, là những kẻ theo Chúa Kitô, chúng ta đă từng được dưỡng nuôi một cách đặc biệt bằng Ḿnh và Máu Thánh Chúa từ khi mở mắt chào đời cho đến nay. C̣n là con trẻ người khác nuôi dưỡng chúng ta, dạy chúng ta cầu nguyện, yêu mến Chúa Kitô. Lớn lên chút nữa th́ cũng là lúc họ dạy ta giáo lư, chỉ cho chúng ta Chúa Kitô là ai, làm bạn với Ngài thế nào, tập tễnh vụng về đến gơ cửa nhà Chầu xin Bánh Thánh, ơn thiêng. Khi đau ốm họ săn sóc cho lành bệnh, khi cô đơn họ là những người đồng chí, đồng hành không hề phản bội, khi tăm tối họ là ánh sáng Chúa Kitô, soi lối, mở đường. Tắt một lời chúng ta được Chúa bao bọc, luôn ban manna, bánh từ trời xuống, lương thực hằng sống để chúng ta đủ sức, đủ can đảm vượt qua sa mạc trần gian, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, hoàn cảnh nào của cuộc sống.

Hôm nay, chúng ta cử hành sự hiện diện muôn h́nh vạn kiểu của Thiên Chúa trong cuộc đời người tín hữu, đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, Lời của Thiên Chúa được bẻ ra và chia sẻ cho hết mọi người, Chén cũng được truyền tay, uống cạn, để nói lên sự hiệp nhất của chúng ta với Chúa Kitô. Như vậy, hôm nay Thiên Chúa dưỡng nuôi chúng ta bằng một thứ lương thực tuyệt hảo hơn. Bánh cho cuộc lữ hành của chúng ta qua sa mạc gian trần là chính Con Một Thiên Chúa. Bánh này có sức mạnh vô song, khi sa ngă nó nâng chúng ta dậy, khi mệt mỏi, bồi bổ tâm linh, khi đau yếu chữa lành và làm cho mạnh sức, khi an vui là tiếng cười chia sẻ, khi buồn rầu là tiếng khóc ủi an, khi vượt khó là cánh tay nâng đỡ, khi thanh nhàn là ngọn gió ru êm. Chúng ta c̣n đ̣i hỏi điều chi hơn ở t́nh yêu Thiên Chúa ? Đúng lư, chúng ta phải luôn chạy đến kính viếng Chúa Thánh Thể, bày tỏ t́nh yêu mến với Ngài, cầu xin và tán tạ hồng ân vô giá Ngài hiện diện giữa nhân loại.

Từ khi tôi chịu chức linh mục, việc phân phát bánh thánh có phần thay đổi nhiều. Lúc ấy tín hữu quỳ ở lan can cung thánh, có khăn vải trắng che tay, tôi cầm bánh thánh giơ cao trước mặt mỗi tín hữu, miệng đọc: Ḿnh Thánh Chúa Kitô. Họ nhắm mắt kính cẩn thưa : Amen. Rồi lè lưỡi rước lễ. Phỏng giữa những năm bảy mươi của thế kỷ trước, nghi lễ thay đổi và tôi nhận ra rằng suy tư của tôi về việc rước lễ cũng phải đổi thay. Lan can cung thánh phân rẽ tôi với tín hữu bị gỡ bỏ, tín hữu được tự do lựa chọn rước lễ trong tay hoặc bằng miệng. Đôi khi chén thánh cũng được phân phát cho hết thảy mọi người. Thành ra giáo dân cũng là các thừa tác viên Thánh Thể. Họ tiến đến chủ tế, giơ tay, mắt nh́n thẳng vào chủ tế. Hai đôi mắt gặp nhau. Tôi vẫn nói : Ḿnh Thánh Chúa Kitô. Và hy vọng không có chiều kích thần linh nào thay đổi, vẫn là Ḿnh Máu Chúa Kitô. Nhưng có một sự chuyển dịch ư nghĩa rất lớn : Tôi đă tuyên bố giáo dân cũng là Ḿnh Máu Chúa Giêsu ! Chúng ta lănh nhận chính bản thân ḿnh và hy vọng ngày một trở nên Kitô vẹn toàn hơn ! Sự sống chúng ta vừa tiếp nhận giúp đỡ chúng ta gột bỏ được ích kỷ và chú ư đến tha nhân nhiều hơn, bởi lẽ nó là sự sống chung, sự sống cho người khác : Sự sống cho đi là sự sống lănh nhận. Do đó, nếu hằng ngày chúng ta xác tín rằng : Bánh rượu là sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu Kitô th́ tôi hy vọng từ nay sẽ xảy ra rằng mỗi Kitô hữu là sự hiện diện đích thực của Chúa cho thế gian, bởi họ cũng là Ḿnh Máu Chúa. Amen. Alleluia.


Fr. Jude Sicilianô, OP

Thánh Thể, lương thực làm no thỏa mọi khát vọng
(Ga 6, 51-58)

Thưa quư vị,

Phúc âm thánh lễ hôm nay thuật lại cuộc bàn tán của các thính giả Do thái khi nghe Chúa Giêsu tuyên bố thịt Ngài là của ăn, máu Ngài là của uống (c. 55). Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt của ông ta được ?” Theo kinh nghiệm dân gian, điều thắc mắc xem ra có lư. Chính v́ vậy, thánh Gioan kể tiếp : Nhiều môn đệ rút lui, không theo Ngài nữa. Vài kẻ khác phàn nàn : “Lời này chướng tai quá ! Ai mà nghe nổi ?” Sự bất đồng thực ra không chấm dứt vào cuối thế kỷ I trong cộng đoàn thánh Gioan, mà c̣n kéo dài măi cho tới ngày nay. Gần đây tôi được một linh mục bạn kể cho nghe câu chuyện về chính ông. Một giáo dân xông vào nhà xứ nhạo cười đức tin của ông. Hắn nói : “Làm thế nào bánh và rượu có thể biến thành Ḿnh và Máu Chúa Kitô mà linh mục tuyên bố hằng ngày ? Có lường gạt không đấy !” Bạn tôi trả lời : “Tôi không bao giờ lường gạt. Chuyện đó có thể và dễ thôi, ngày ngày ông bạn chẳng ăn vào bụng cơm gạo, rau đậu, thịt cá và chúng ta đă trở nên da thịt của ông bạn đó sao ?” Người giáo dân say rượu không chịu thua : “Vậy cái xác to béo của Chúa Giêsu làm sao ở trong tấm bánh nhỏ xíu được ?” Cha xứ trả lời : “Khó ǵ đâu ! Cả một phong cảnh rộng lớn trước mắt ông bạn chẳng lọt vào tṛng mắt nhỏ bé như viên bi của chúng ta sao ?” Người giáo dân ương gàn tiếp : “Thế làm sao một Giêsu lại có thể hiện diện khắp các nhà thờ trong cùng thời gian được ?” “Dễ ợt ! như vậy này !” Linh mục cầm một tấm gương soi giơ lên trước mặt đỏ gay của người thanh niên để hắn nh́n vào, rồi mém tấm gương xuống sàn gạch, tấm gương vỡ tan thành trăm mảnh. Linh mục bảo người tín hữu cúi xuống nh́n xem trăm mảnh vỡ, nói : “Mặt bạn chỉ có một nhưng bây giờ bạn thấy bao nhiêu ?” Người vô tín cúi mặt bỏ đi. Câu chuyện như vậy xem ra không hiếm trong thời đại chúng ta ! Nhất là nơi những thanh niên thiếu nữ va chạm với các môi trường thiếu niềm tin tôn giáo, như trường học, nhà máy, xí nghiệp, công trường, …

Người Do thái tuy ăn bánh vật chất Chúa cung cấp, nhưng lại thấy giáo lư của Ngài quá đáng, khó có thể chấp nhận (dù đó là sự thật). Họ ăn bánh nhưng không có khả năng thâm nhập ư nghĩa mầu nhiệm Chúa gởi gắm vào những tấm bánh đó. Ngay cả chúng ta ngày nay, mặc dù tốn biết bao giấy mực giải thích, vẫn chưa thật ḷng tin vào lời Chúa Giêsu. Nếu tin, chắc hẳn chúng ta đă thay đổi nếp sống. Theo ḍng lịch sử, vẫn thường nổi lên ư kiến cho rằng Ngài phát biểu như vậy là theo nghĩa biểu tượng, tức h́nh bóng mà thôi. “Bánh bởi trời” là ngôn ngữ văn chương của nhiều truyền thống thời Chúa Giêsu. Ngài mượn để nhấn mạnh người ta phải hấp thụ sự khôn ngoan mà Ngài đang giảng dạy. Lại c̣n số người khác thông thạo tiếng Hy lạp cho rằng theo ngôn ngữ th́ phải thực sự ăn thịt và uống máu Ngài một cách thể lư chứ không theo kiểu bí tích như Hội thánh xưa nay vẫn chủ trương.

Dù được hiểu thế nào đi nữa, Chúa Giêsu muốn kết hiệp mật thiết với tín hữu, không khoảng cách nào được cho phép. Lấy trên tay, ăn như bánh, uống như rượu và tan biến thành một thực thể. Đám đông Do thái đă ăn bánh vật chất Chúa Giêsu ban thế nào, th́ cũng là điều Ngài muốn các tín hữu rước Ngài như vậy vào ḷng. Chúng ta phải được nuôi dưỡng bằng chính thân thể Ngài. Ngài chính là bữa tiệc thịnh soạn Thiên Chúa ban cho loài người để được sống muôn đời. Một tác giả người Pháp đă viết : “Le repas des adieux de Jesus va se changer en un festin de présence éternelle”(bữa tiệc ly của Chúa Giêsu đổi thành yến tiệc của sự hiện diện đời đời). Một tư tưởng chân thật và thâm thuư cho những ai yêu mến Thánh thể. Nó chứa đựng tràn trề hy vọng cho những lữ khách trần gian. Ngài là bữa tiệc ban sự sống vĩnh cửu, không phải như những bữa ăn tạm thời nơi trần thế. Ngài ao ước ban Ḿnh Máu Ngài cho chúng ta toàn vẹn và vĩnh cửu. Ngài quá gần gủi với mỗi tâm hồn đến độ trở nên làm một hữu thể, một sự tồn tại. Có lẽ v́ thế mà các thính giả cảm thấy lời Ngài là quá đáng chăng ? Bởi lẽ Ngài đă ban tặng như vậy, chúng ta phải làm điều chi đó để đáp trả ?

Giả như Thiên Chúa c̣n có ư định giữ một khoảng cách nào đó, như các thần linh khác, th́ có lẽ Giáo hội được tổ chức khác đi, với nhiều hoạt động hoành tráng hơn, lễ vật thịnh soạn hơn, thịt béo rượu ngon, hương thơm ngào ngạt hơn, như trong Cựu ước. Lúc ấy tín hữu có thể rộng đường hành động, bởi lẽ không nhiều đ̣i hỏi đáp trả. Nhưng được tiêu hoá Thiên Chúa, tan biến vào Thiên Chúa th́ quả là việc vựơt xa trí tưởng tượng của loài người. Rồi phải đáp trả bằng dâng hiến toàn thân làm hy lễ t́nh yêu cho Thiên Chúa và phục vụ tha nhân hết khả năng, th́ đúng loài người không thể làm nổi. Có lẽ v́ vậy mà đám đông cằn nhằn sau lưng Chúa Giêsu. Nhưng trong lịch sử Israel, Thiên Chúa đă nuôi sống họ bằng Manna suốt 40 năm trường nơi sa mạc khô cằn và Chúa Giêsu đă nuôi đám đông đói khát bằng hai phép lạ nhân bánh lên nhiều, th́ Ngài tặng ban ḿnh làm của ăn, của uống nuôi dưỡng nhân loại trên đường hành hương về Nước trời không phải là vô lư. Tác giả Abbé Paul viết trong cuốn “Les Merveilles de l’amour Miséricordieux” (Phép lạ của t́nh yêu thương xót) : “Trái tim Chúa Giêsu đă thực hiện một kiệt tác của t́nh yêu, đó là phép Thánh thể. Phép Thánh thể rút ra từ Thánh Tâm Chúa như gịng sông từ nguồn mạch.”(trang 293). Chúng ta lại gặp một tư tưởng lớn hết sức an ủi. Những người có thói quen suy niệm sẽ nhận ra đây là một kho tàng phong phú cho việc chiêm niệm : Nguồn mạch của bí tích Thánh Thể chính là Thánh Tâm Chúa, Thánh Tâm đă bị đâm thâu v́ yêu dấu nhân loại, máu cùng nước tuôn trào để làm phát sinh ơn cứu độ, phát sinh các bí tích, đứng đầu là Thánh thể. Nuôi dưỡng bằng thịt máu Chúa không thể có hiệu quả nào khác ngoài sự sống muôn thuở và ở lại vĩnh viễn trong Ngài.(trừ phi chúng ta cố t́nh đuổi Ngài đi). Và Ngài ở lại trong chúng ta, không như khách trọ nhưng là người cư trú vĩnh viễn. Thức ăn của uống Ngài ban không bao giờ mai một và làm cho kẻ ăn lại đói. Ngược lại, nó làm no thoả cơn đói nhiều mặt của cuộc sống con người.

Lễ trọng hôm nay về của ăn thức uống, đương nhiên cũng về kẻ đói người khát. Thức ăn của uống là để thoả măn các cơn đói khát của chúng ta. Nhưng thế giới ngày nay tạo nên nhiều kiểu đói khát mà chúng ta chẳng hề hay. Các quảng cáo, các nhà hàng, các tiếp thị, các hăng xưởng liên tục đưa ra xă hội khát vọng mua sắm : Kiểu xe hơi mới nhất với đầy đủ tiện nghi sang trọng, chiếc truyền h́nh màn phẳng siêu mỏng rỏ nét nhất, điện thoại di động đa chức năng, máy vi tính “Laptop”siêu tốc, quần nhung áo lụa Trung quốc hàng hiệu. Trăm ngàn thứ cám dỗ làm khuynh đảo ḷng người, nhất là thanh niên thiếu nữ mới lớn, chưa có kinh nghiệm về cạm bẫy xă hội. Những thuốc “lắc” liều lượng Viagra, dược phẩm có tác dụng trẻ hoá mười năm, hai mươi năm đầy tràn thị trường, … Nhưng khi tiêu xài, thoả măn rồi, th́ lại nảy sinh khao khát khác. T́nh trạng kể như vô tận, bởi dục vọng loài người xem ra không hạn định, càng được thoả măn nó càng đ̣i hỏi. Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn quan tâm đến những nhu cầu của chúng ta, không phải thứ đói khát vừa được liệt kê ở trên, chúng giả tạo nhưng là thứ đói khát căn bản hơn. Tận đáy linh hồn chúng ta có những khát vọng chân thật như tự do, công bằng, yêu và được yêu, hạnh phúc, tín ngưỡng, nhất là được sống măi măi. Tác giả Jim Wallace đề nghị nêu lên những điểm sau đây :

Thứ nhất: khao khát thánh thiện hay nói theo kiểu phổ thông là nhân phẩm vẹn toàn. Nó nằm ở tận đáy chiều sâu của con người, Chúa Giêsu đă từng kêu gọi chúng ta thoả măn khát vọng này : “Anh em hăy nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện.”(Mt 5, 48). Chúng ta hăy nh́n kỹ hơn vào khát vọng này dưới ánh sáng của Tin mừng hôm nay. Chúa Giêsu ban tặng bản thân Ngài cho chúng ta làm của ăn thức uống chủ yếu để thoả măn ước ao vẹn toàn nhân cách của nhân loại. Các phân tích xă hội đồng ư chỉ ra rằng con người tân thời bị vụn vỡ rất nhiều. Họ phân chia linh hồn trong nhiều lănh vực kinh tế, chính trị, xă hội, nghệ thuật, bè phái, ư thức hệ. Họ ít c̣n khả năng sống cho chính ḿnh, v́ vậy liên tục t́m kiếm ư nghĩa vẹn toàn cho sự tồn tại của ḿnh. Thực tế, các nhà tâm lư học gọi người thời nay tâm thần phân liệt, nghĩa là yếu đuối, mỏng gịn, dễ tan ra từng mảng vụn, không dễ nhất quán trong công ăn việc làm, quan điểm và nhân cách. Cho nên, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : “Chén chúng ta chia sẻ là dự phần vào Máu thánh Chúa Kitô, và bánh chúng ta bẻ ra không phải là tham dự vào Thân thể Người sao ?” Trong bữa ăn này, chúng ta hiệp nhất với Chúa và liên kết với nhau trong sự thánh thiện chung hay nói cách khác, trong sự toàn vẹn của nhân phẩm loài người, triệt tiêu mọi sự chia rẽ do tội lỗi gây ra. Đức giáo hoàng Phaolô VI nói ở Orvieto ngày 11- 08-1964 rằng : “Con người thời nay, cũng như con người hôm qua luôn cần đến Chúa Kitô để thoả măn khát vọng tự do, trưởng thành và tiến bộ xă hội, hoà b́nh thế giới và mở rộng các ước mơ của ḿnh. Họ cần Chúa Kitô, bởi v́ chỉ ḿnh Ngài mới có thể hoà hợp chúng với chân lư và cuộc sống”. Qua bí tích Thánh thể, điều mà quá khứ Chúa thực hiện cho các giáo dân th́ bây giờ Ngài vẫn làm thành hiện tại và sống động nơi mỗi linh hồn chúng ta. Đó là ơn cứu rỗi, sự thánh thiện và tính vẹn toàn nhân phẩm của chúng ta. Khát vọng thứ nhất của nhân loại đă được thoả măn.

Sự đói khát thứ hai lôi kéo chúng ta đến bàn tiệc Thánh thể là đói khát ư nghĩa đời sống. Không khoái lạc nào, không việc mua bán nào có thể thoả măn ước vọng này. Hăy nh́n vào những kinh hoàng, những bạo lực, những chiến tranh, những h́nh thức khác của tàn phá như khủng bố, giết người, thiên tai chúng ta sẽ phải ngạc nhiên đặt câu hỏi : “Tất cả những điều này có nghĩa làm sao ?” Câu trả lời khó mà t́m thấy giữa những hỗn loạn của thế giới, giữa những ồn ào của xă hội loài người. Nhưng giây phút chia sẻ bánh và rượu đă trở thành Ḿnh và Máu Chúa Giêsu cho chúng ta không gian thực tế để nhận ra ư nghĩa của cơi nhân gian này. Bởi v́ Ḿnh và Máu thánh Chúa nối kết chúng ta với cuộc sống, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Đấy là ư nghĩa của cuộc đời mỗi người. Nó tập hợp chúng ta thành một dân tộc với một tương lai rơ ràng : Thi hành thánh ư Thiên Chúa trên cơi trần gian. Không có lư tưởng nào cao đẹp hơn. Có thể trong cuộc sống chúng ta chẳng t́m được câu trả lời. Nhưng tiếp xúc với Chúa Kitô chúng ta được Ngài giúp đỡ để nh́n ra ư nghĩa của niềm vui nỗi khổ của ḿnh qua tối tăm của biển đời trần thế.

Tác giả Wallace c̣n kể ra một loại đói khát nữa liên hệ với thánh lễ hôm nay, là ước mong được thuộc về cộng đoàn, được liên lạc ấm áp với tha nhân. Ước vọng này cũng nằm sâu thẳm dưới đáy con tim mỗi người. Ai ai cũng sợ nỗi cô đơn, trốn tránh những giây phút lẻ loi. V́ thế, người ta ưa t́m đến các tụ điểm, những chỗ ăn chơi như quán trà, cà phê, tửu điếm và trở nên trác táng. Chúa Giêsu giúp đỡ chúng ta tránh xa sự hoang vắng vô bờ nên đă tuyên bố : “Những ai ăn thịt và uống máu tôi th́ ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.” Bữa tiệc thánh chúng ta tham dự hằng ngày nối kết chúng ta, không những với Chúa Giêsu, mà c̣n với tất cả mọi tín hữu trên thế giới cùng ăn uống hôm nay như chúng ta. Tất cả đều trở thành bạn đồng hành. Tiếng La tinh bạn đồng hành là companio, gồm hai từ ghép lại với nhau : từ com = cum = có nghĩa cùng nhau và panis nghĩa là bánh. Companio là cùng ăn bánh với nhau. Do việc ăn bánh và uống rựơu trên bàn tiệc thánh, Chúa Giêsu dọn cho, chúng ta họp thành một cộng đoàn cùng hành hương về nhà Cha. Chúng ta tuyên bố ḿnh không cô đơn, ngược lại, liên kết với nhau khăng khít như anh em ruột thịt qua phép Rửa tội và Thánh thể. Chúng ta dấn thân phục vụ nhau như thành phần của một thân thể.

Hơn nữa, Ḿnh Máu thánh Chúa c̣n nối kết chúng ta với những người đă qua đời, những tổ tiên trong đức tin. Họ cũng từng ăn và uống Ḿnh Máu Ngài và hiện đang dự yến tiệc trên thiên quốc. Họ là những đấng thánh. Trong nghĩa này, họ cũng là bạn đồng hành (companio) với chúng ta trên hành tŕnh về quê trời. Họ cầu nguyện cho chúng ta, nêu gương sáng cho mọi người bằng chính đời sống ḿnh. Họ khuyến khích chúng ta bước đi vững chăi trên con đường thánh thiện và cầu mong mọi người đều sum họp. Như thế, mối giây thân ái yêu thương của bí tích Thánh thể ràng buộc chúng ta với Chúa Kitô và các tín hữu khác không hề bị bẻ găy, dù là sự chết. Nó bền vững muôn đời. Tử thần không thể nuốt chửng chúng ta được, đúng như lời Chúa Giêsu tuyên bố : “Ai ăn bánh này th́ sẽ sống muôn đời.” Ước mong các tín hữu cảm nghiệm được thông điệp chân thật của Chúa Giêsu trong thánh lễ hôm nay. Amen.


Lm Thomas Trần Ngọc Túy, OP (
Tổng hợp theo: Jude Sicilianô)

Thánh Thể Bảo Chứng Của T́nh Yêu
(Ga 6: 51-58)

Kính thưa quư vị,

Một vị khách lạ đến thăm một gia đ́nh nhà quê nghèo khổ. Ngôi nhà lụp xụp và chỉ có một em bé ở nhà, cha mẹ đi làm ruộng hết. Vị khách bước vào nhà, hỏi em bé: “Con có muốn đến ở với ta không ? Nhà ta rộng răi lắm, lâu đài, dinh thự, sân to, vườn rộng, em tha hồ chạy nhảy, chơi đùa ?”. “Thưa ông, con không muốn. Con ở nhà với cha mẹ thích hơn. Lâu đài dinh thự đâu có to”. “Thế con bảo cái ǵ to ?”. “Thưa, vua ạ”. “Vậy ta là vua đây, ta bí mật đi thăm dân chúng”. Em bé bất ngờ reo lên: “Th́ ra nhà con to nhất nước rồi. Vui quá”. Đó là ư nghĩ của ngày lễ hôm nay, Hội thánh kính Ḿnh Máu Chúa Kitô mà tín hữu rước lấy hằng ngày. Vua cả trên hết các vua. Chúa trọng trên hết các Chúa chắc chắn sẽ biến đổi tín hữu to lớn nhất vũ trụ. To hơn cái lều của cha mẹ em bé, có vua ngồi trong.

Ngày 28 tháng 09 năm 1884, bà thánh Marie Eugenie, sáng lập ḍng Đức Mẹ lên trời huấn giáo cho các chị em về sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo bà có ba cách Chúa hiện diện : thứ nhất bằng quyền năng. Quyền năng Ngài thẩm thấu hết mọi tạo vật giống như nước đại dương thẩm thấu miếng bọt biển tới từng thớ sợi. Ngay cả quỷ sứ và tội nhân cũng không tránh thoát. Thứ hai, bằng ơn thánh và t́nh yêu qua bí tích rửa tội và các bí tích khác. Thứ ba, bằng Thánh Thể. Thiên Chúa hiện diện trong h́nh bánh h́nh rượu chân thật và sống động y như thuở xưa trước dân Do Thái khi Ngài sinh ra, dâng ḿnh, lớn lên, rao giảng, khổ nạn và chết trên thập tự. Bà cho đây là sự hiện diện ngọt ngào và an ủi nhất. Chúng ta không có lư do để ghen tỵ với người Do Thái xưa ở đất Palestine.

Một chị em hỏi : nhưng chúng con có thấy Chúa nói ǵ đâu ? Ngài hoàn toàn im lặng khi chúng con quỳ cầu nguyện trước Thánh Thể. Bà thánh trả lời : th́ các mục đồng, các đạo sĩ đến thờ lạy Chúa Hài Nhi ở Bêlem có thấy Chúa mở miệng đâu ? Đơn giản v́ Ngài chưa biết nói. Bây giờ trong Thánh Thể cũng vậy, Ngài giấu kín nhân tính và thần tính. Nhưng Ngài biết hết, trông thấy hết, cảm nghiệm mọi sự. Chị em không tin ư ? Thế th́ chị em tin thế nào được các màu nhiệm khác ?

Thánh Thomas Aquinas cũng có ḷng tin sống động về sự hiện diện của Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể, cho nên đă sáng tác ra những lời kinh rất sốt sáng và giầu tưởng tượng như chúng ta vừa trích một hai câu ở trên. Thánh nhân thường chiêm ngắm Thánh Thể với những biết ơn cảm tạ: “Ôi yến tiệc ḿnh và máu thánh Chúa Kitô … Ôi Giêsu, Ngài thương yêu con dường ấy …”. Bí tích Thánh Thể là trường siêu đẳng đào tạo các thánh, các anh hùng, các vĩ nhân, các nhà rao giảng thời danh.

Để ngắm bắt ư nghĩa của ngày lễ, chúng ta hăy rảo qua các bài đọc. Bài đọc một trích sách Đệ Nhị Luật: “Khi ấy, ông Môisê nói với dân Israel rằng: anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em đă dẫn anh em đi suốt 40 năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực. Như vậy Ngài thử thách ḷng dạ anh em … Rồi đă cho anh em ăn manna … Ngơ hầu cho anh em biết rằng người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng c̣n sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra”. Đáng ngạc nhiên là tác giả Đệ Nhị Luật gợi nhớ các kinh nghiệm đáng lư phải ghê sợ và cố quên đi. V́ 40 năm trong sa mạc là 40 năm đói khát, kiệt sức, thất vọng, bại trận, rắn rết, tiêu hao chết chóc đến độ nhiều lần dân chúng nổi loạn kêu ca Thượng Đế và chống lại ông Môisê. Dân Do Thái ngỡ ngàng tại sao Chúa hứa giải phóng, tự do lại phải đi con đường nhọc nhằn này? Nhiều người muốn trở lại Ai Cập, an phận làm nô lệ c̣n hơn.

Nhưng tác giả Đệ Nhị Luật chỉ coi đó là “thử thách”. Xem họ có vâng lời Thiên Chúa không ? Đây cũng là bài học lớn cho tín hữu ngày nay. Con đường đi tới tự do của ơn thánh không phải là dễ. Muốn từ bỏ Satan, thế gian, tội lỗi nhất định phải trả giá. Giải phóng ḿnh khỏi ích kỷ, tham lam, dâm dục, phù phiếm không phải là một lúc một ngày và dễ dàng như ăn một chiếc bánh ngọt. Nó đ̣i hỏi cố gắng và kiên tŕ, hy sinh và khước từ càm dỗ. Hô hào khơi khơi th́ dễ lắm, nhưng thực hành quả là cam go. Nhiều linh hồn đă thất bại.

Một h́nh thức thử thách sa mạc khác có lẽ phổ thông hơn mà đa phần chúng ta phải trải qua. Đó là những khó khăn, thất bại hàng ngày: con cái hư hỏng, gia đ́nh bất hoà, đau yếu liên miên, nợ nần, thất nghiệp, rượu chè, nghiện ngập. Giáo hội gặp nhiều khó khăn khi phải lội ngược ḍng với cái ác của xă hội tân thời: ngừa thai, phá thai, tế bào gốc, chết êm dịu. Toàn là rắn rết, bọ cạp, đất cháy, cỏ khô.

Nhưng xin nhớ Đệ Nhị Luật không chỉ liệt kê những hăi hùng, mà c̣n nhấn mạnh sự hiện diện của Thiên Chúa, qua manna, nước mát từ tảng đá chảy ra. Đức Chúa luôn ở bên dân Do Thái, giúp đỡ tuyển dân vượt qua khó khăn để trở về đất hứa, tới bến tự do chảy sữa và mật ong. Họ không được phép thất vọng và cũng không được phép tham lam.

Ngày nào thu lượm manna đủ cho ngày ấy. Ngày nào họ cũng phải cậy dựa vào Thiên Chúa để có lương thực. Đây là bài học quư giá cho tín hữu, nhất là các tu sĩ, linh mục, trong t́nh h́nh hiện nay. H́nh như người ta muốn tước quyền Thiên Chúa, chẳng cậy dựa vào ai. Kinh tế thị trường toàn cầu, sản xuất, tiêu dùng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên địa cầu. Nhưng chúng ta không được phép thất vọng dù tội lỗi đến đâu. Thiên Chúa vẫn luôn sẵn sàng cứu giúp. Người có lư do để thất vọng nhiều nhất, là Đức Giêsu Kitô, trước thế lực to lớn của thờ, một ḿnh cô thân cô thế với nhóm hèn nhát, vô học, đương đầu với cái chết cầm chắc do xă hội và tôn giáo lúc ấy áp đặt, nhưng chẳng ai đầy ḷng trông phó thác bằng Chúa Giêsu. Noi gương ấy, các thánh tử đạo sau này can trường không kém.

Vậy th́ không ai được phép thất vọng. Chúng ta c̣n phải sống bằng lời Thiên Chúa nữa. Lời Thiên Chúa không có từ “tuyệt vọng” v́ Ngài cứu giúp và ước ao mọi người được sống hạnh phúc. Câu mở đầu bài Tin Mừng hôm nay viết: “Đức Giêsu nói với người Do Thái rằng: tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”. Câu Phúc Aâm này ở trung tâm bài diễn từ về Bánh Hằng Sống. Trước đó Chúa Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều để nuôi năm ngàn người ăn (6, 1-14). Ngài nhân nhiều bánh để chứng tỏ sự thật hiển nhiên. Vào thời Chúa Giêsu, văn hoá coi “thịt máu” là toàn bộ ngôi vị một người. Vậy th́ ăn bánh bởi trời chính là “thịt tôi đây cho thế gian được sống” nghĩa là lănh nhận lấy toàn bộ ngôi vị của Ngài. Những “tri thức ” khiếm khuyết đức tin nói câu văn chỉ có nghĩa bóng mà thôi. Truyền thống phổ thông cũng tin như vậy. Hậu quả là không được tiến bộ về đàng thiêng liêng, họ rước lễ, vào trước Ḿnh Thánh, coi như vào nơi không người, vô t́nh và nguội lạnh.

Không phải như vậy. Chúa nói tiếp: “Cha ông các ngươi đă ăn manna trong sa mạc và đă chết. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”. Manna biểu tượng bánh Chúa Giêsu ban. H́nh bóng manna mà c̣n thực đến độ nuôi sống con người, th́ bánh Chúa Giêsu ban là thịt máu Ngài lại chỉ là “h́nh bóng” th́ quả thật là vô lư. Làm thế nào “h́nh bóng” có khả năng ban cho người ta tham dự vào sự sống muôn đời. Liệu “h́nh bóng” có thể dẫn đưa người ta vào sự sống Thiên Chúa và Thiên Chúa cư ngụ trong linh hồn?

Nhưng nhiều người không hiểu, bỏ đi nói : “Lời này chói tai quá, ai mà nghe nổi”. Nhiều môn đệ cũng bỏ đi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu bảo lưu lời nói của Ngài, và thay v́ nói với đám đông: quư vị hiểu sai ư nghĩa của tôi, Ngài quay ra hỏi các tông đồ: “Chúng con có muốn bỏ đi không ?”. Chắc chắn các tông đồ cũng ngỡ ngàng, nhưng Phêrô đứng ra nói thay cho các bạn: “Bỏ thầy, chúng con biết theo ai, thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”. Chúng ta biết rằng sau này trong bữa tiệc ly, các môn đệ không c̣n bỡ ngỡ, mà tin thật vào lời Chúa khi Ngài phán: Anh em hăy cầm lấy mà ăn, mà uống, này là thịt máu thầy. Từ đấy Hội Thánh nối tiếp đức tin của các tông đồ. Thánh Phaolô, trong bài đọc hai viết: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ bánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ?”. Dĩ nhiên là thánh nhân tin thật Chúa Giêsu ngự trong bánh rượu sau khi truyền phép mà nơi khác chính thánh nhân dạy lời lẽ: Này là Ḿnh Thầy, ngày là Máu Thầy. Cho tới hôm nay, Hội Thánh vẫn sử dụng công thức đó. Nhiều trăm năm sau, thanh Gioan Kim Khẩu viết: “Khi bạn ngắm nh́n hào quang đặt trên bàn thờ, bạn có thể nói: Nhờ Thân Thể này, tôi không c̣n là bụi tro nữa, bởi tôi không c̣n là tù nhân nữa, nhưng là người tự do… Thân Thể này được ban cho chúng ta để lưu giữ và ăn uống, làm dấu chứng t́nh yêu tha thiết của Ngài”. Chứng cứ rơ ràng nhưng vẫn không tránh khỏi vật lộn với ḷng trí không tin. Rất sớm, các Giáo Hội đông phương đă dùng từ “thay đổi hữu thể” (metaousias) để diễn tả mầu nhiệm Ḿnh Máu Thánh Chúa. Thế kỷ 13, công đồng Tridentinô ấn định từ “biến đổi bản thể” (transubtanto) tức thay đổi từ bản thể bánh rượu sang bản thể Chúa Kitô. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI xác định lại ư nghĩa khi nói rằng: “Sự hiện diện của Chúa Kitô trong h́nh bánh rượu ở ư nghĩa trọn vẹn nhất của từ ngữ đó”.

Vậy đức tin vào bí tích Thánh Thể của Giáo hội y nguyên từ thời tông đồ đến nay. Và chúng ta không nên hiểu theo nghĩa biểu tượng mà thôi. Đó là một sự hiện diện đích thực cả về nghĩa tinh thần lẫn vật chất: “Ai ăn thịt và uống máu tôi sẽ không c̣n đói khát nữa, nhưng sẽ được sống muôn đời”. Thế giới có nhiều h́nh thức đói khát lắm. Đói t́nh yêu, đói hoà b́nh, đói công lư, đói đoàn kết, đói hạnh phúc, đói ư nghĩa cuộc đời. Và chẳng thứ bánh nước nào thoả măn trọn vẹn con người cả. Duy chỉ có bánh từ trời mới đủ khả năng ấy. Bánh có thể nuôi sống tâm trí, trái tim, ước muốn thiên hạ đến độ sung măn. Trong một số Giáo hội đông phương tiên khởi có truyền thống mời lên bàn tiệc thánh. Sau khi nghe lời Chúa, tín hữu được mời gọi lên bàn thờ để “lănh nhận Đức Giêsu Kitô vào đời sống ḿnh”. Mỗi khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta cũng được kêu mời như vậy. Đức Kitô ngự trong mỗi linh hồn không những như vị khách sang trọng, giầu có, nhưng c̣n như nhà đào tạo chúng ta nên to lớn nhất vũ trụ, tức nên giống Ngài, như em bé bất ngờ kêu lên: Nhà con to nhất nước.

Chúa Nhật tới, chúng ta mừng lễ trái tim Chúa Giêsu. Hai lễ này nối kết với nhau một cách tự nhiên để ban cho Hội Thánh niềm vui và hạnh phúc sau mùa Phục Sinh. Chúa Giêsu trao ban thân ḿnh trọn vẹn trong bí tích Thánh Thể, th́ lẽ đương nhiên Ngài cũng ban trọn vẹn trái tim Ngài nữa. Vậy lễ mừng hôm nay là bảo chứng của t́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Ngài chẳng giữ chi cho ḿnh, kể cả cuộc sống vĩnh cửu trong Nước của Cha Ngài. Ôi màu nhiệm lạ lùng của T́nh Yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Amen.


G. Nguyễn Cao Luật op

Lời Mời Gọi Chân T́nh
Ga 6,51-58

Ăn uống hay là hiệp thông

Có những sự việc diễn ra quá b́nh thường đến nỗi người ta chẳng c̣n để ư đến. Chẳng hạn như : ngủ nghỉ, đi lại, nói năng, thở hít ... Chỉ khi nào bị tước mất hay không có, người ta mới ư thức được giá trị vô giá của chúng. Khi bị mất ngủ, người ta hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ. Về việc ăn uống cũng thế.

Theo Kinh Thánh, con người ở thời đầu đă dùng sữa của đoàn vật để nuôi thân, như cách thức ông A-ben đă làm. Thế nhưng, sau lụt đại hồng thuỷ, họ bắt đầu giết các con vật để ăn. Điều này được Thiên Chúa cho phép với điều kiện phải làm cho máu chảy hết ra khỏi thịt trước khi ăn. Bởi v́ máu chính là sự sống và không ai có quyền trên sự sống. Máu hay sự sống thuộc về Thiên Chúa. Chỉ Người mới có quyền.

Từ ư nghĩa này, con người có bỗn phận phải tôn trọng thụ tạo trong khi ăn uống. Tại một số bộ lạc ở Châu Phi, người thợ săn xin con thú ḿnh sắp giết để nuôi thân tha lỗi cho. Trong một cuốn sách, nhà văn Soljénitsgne đă diễn tả cách tuyệt vời về thái độ này khi nhớ lại bữa ăn duy nhất trong ngày của các tù nhân : "Anh c̣n nhớ thứ cháo lúa mạch lỏng bỏng, hay thứ xúp chẳng một chút chất béo đó không ? Anh có thể gọi đó là ăn không ? Hoàn toàn không, anh đang hiệp thông, anh dùng món cháo đó như một thứ bí tích ... Anh nhấm nháp chầm chậm đến tận cuối cái th́a gỗ; anh nuốt món cháo đó, nuốt trọn và nghĩ đến hành động ăn ... Và hương vị của nó lan ra khắp cơ thể".

Làm sao con người ngày nay có thể hiệp thông theo cách thức như thế. Từ sau khi ra khỏi Vườn Địa Đàng, con người không c̣n những của ăn đích thực, họ luôn cảm thấy đói khát, và nếu có cảm thấy no nê, cũng chỉ là giả tạo. Toàn bộ cuộc sống và con người của họ đều khao khát lại được dưỡng nuôi nhờ những của ăn đích thực. Do đó Đức Giêsu nhấn mạnh : Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống .

Ngoài ra, Đức Giêsu cũng dạy con người hăy cầu xin Chúa Cha ban cho bánh ăn mỗi ngày, trong khi chờ tới ngày Thiên Chúa sẽ tái tạo con người như vẻ đẹp nguyên thuỷ : Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày . Như vậy, Đức Giêsu cũng cho thấy rằng, các tạo vật, thay v́ giết hại lẫn nhau để tự nuôi thân, phải được nuôi dưỡng do chính vị sáng tạo nên ḿnh.

Điều này chẳng có ǵ lạ. Để có thể nuôi ḿnh nhờ hoa màu ruộng đất, trước hết đứa trẻ cần được nuôi dưỡng 9 tháng nhờ thân thể và máu của người mẹ. Cũng vậy, đối với nhân loại, để vươn tới những lương thực do Thiên Chúa dọn sẵn cho họ từ khởi đầu, trước hết, họ phải chấp nhận được nuôi nhờ thịt và máu Thiên Chúa của ḿnh. Thánh Thể -được chiêm ngưỡng và lănh nhận- chính là cuống nhau tái tạo nhân loại, làm cho con người cũ thành con người mới. Nhờ Thánh Thể, con người được trả lại đời sống vĩnh cửu.

Tấm bánh hay là một con người

Đức Giêsu vừa mới làm phép lạ hoá bánh ra nhiều tại một nơi khô cằn, tức là tại nơi sự chết đang ŕnh rập. Đức Giêsu đă khơi dậy sự sống, và như vậy Người đă nhắc lại hoạt động xưa kia của Thiên Chúa đă làm cho dân Do-thái thoát khỏi cái đói trong sa mạc. Quả là một sự kiện lạ lùng. Vậy mà những người chứng kiến lại dựa trên phép lạ này để hành động theo cách của ḿnh. Họ định tôn Người làm vua , nhưng Đức Giêsu đă từ chối. Người đưa ra cho họ một cách hiểu mới về sự việc vừa xảy ra. Người tuyên bố : Tôi là bánh trường sinh từ trời xuống .

Thực là một mặc khải mới mẻ, lạ lùng. Lương thực để nuôi sống nhân loại, làm cho nhân loại được sống thực sự và sống vĩnh viễn không c̣n là những thứ bánh thông thường, nhưng chính là thân thể, là máu của một ngôi vị sống động. Tất cả những thứ bánh của trần gian, kể cả man-na thời sa mạc, chẳng có giá trị ǵ so với bánh do Đức Giêsu ban. Con người đó chính là con người Đức Giêsu trong mầu nhiệm nhập thể -Ngôi Lời đă làm người-, một con người thực sự với những điều kiện của thân phận làm người.

Tuy vậy, con người này không phải là một hữu thể như bất cứ ai khác, trái lại, đó là Con Người với tất cả ư nghĩa cao cả của nó. Đây là Con Người luôn hiệp thông với trời cao, là Con Người đă đi xuống, sẽ đi xuống tận cùng để được nâng lên (3,14). Đây là Con Người từ trời xuống.

Và hơn thế nữa, Con Người từ trời xuống c̣n có mục đích rơ ràng và cụ thể là hiến mạng sống ḿnh , nói cách khác là sẽ chịu chết. Điều này có nghĩa là chỉ trong Đức Kitô chịu hiến tế, nhân loại mới có thể hiểu được toàn bộ ư nghĩa vinh quang của Tấm Bánh. Tấm Bánh đó chính là Đức Giêsu, Đấng trở thành lương thực nuôi dưỡng tâm hồn con người và dẫn đưa họ về sự sống vĩnh cửu.

Do đó, ăn thịt và uống máu không phải là hành vi thể lư, nhưng là thái độ chấp nhận cách vô điều kiện về con người đă tự nộp ḿnh, đă đón nhận cái chết để đem ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Đó là đón nhận trong ḷng tin mầu nhiệm sự chết được Đức Giêsu nói đến như một hổng ân, bởi v́ Đức Giêsu sẽ tự hiến ḿnh chịu chết và sẽ phục sinh.

Như vậy, việc ăn và uống chính là chấp nhận mối tương quan nối kết với Chúa Cha qua Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu là trung tâm của mối tương giao này. Chính Người là trung gian, hay nói đúng hơn, chính nơi Người, mối tương giao giữa Thiên Chúa và nhân loại được thể hiện chặt chẽ, và đó là sự sống.

Đức Giêsu có thể công bố điều lạ lùng này v́ Người là Con Thiên Chúa. Nhờ lănh nhận Ḿnh và Máu Người, nhân loại trở thành con Thiên Chúa. Nhờ Người Con duy nhất, nhân loại được ở gần Thiên Chúa, được quy hướng về Thiên Chúa, và được sống, được sống đích thực.

Với diễn từ về Bánh Trường Sinh, Đức Giêsu tŕnh bày rơ ràng về giao ước mà Thiên Chúa đă hứa. Giao ước này sẽ được thực hiện rơ ràng và trọn vẹn trong cái chết của Đức Giêsu.

Sự thách thức hay là lời mời gọi

Nghe những lời nói của Đức Giêsu, người Do-thái coi đó là một sự thách thức. Họ đă không chấp nhận mầu nhiệm nhập thể. Trước mắt họ, Đức Giêsu chỉ là một con người b́nh thường như tất cả mọi người, chẳng phải là Đấng từ trời xuống. Họ không hiểu về thái độ dâng hiến của Đức Giêsu nên cũng chẳng nhận cái chết của Đức Giêsu sẽ là nguồn mạch đem lại sự sống. Đó là cớ vấp ngă do Thập giá.

Thành ra, những lời tuyên bố đầy thiết tha của Đức Giêsu, thay v́ loan báo sự sống, lại trở thành những lời thách thức . Thế nhưng, ngay khi họ muốn tiêu diệt Đức Giêsu, ngay khi họ giết Người, họ lại đụng phải một thực tại không ngờ từ trời xuống : Người này là Con Thiên Chúa !

Đối với chúng ta, lănh nhận Ḿnh và Máu Đức Giêsu là chấp nhận để cuộc đời ḿnh tan biến trong Đức Giêsu, trong cái chết của Người. Khi lănh nhận Ḿnh và Máu Đức Giêsu, chúng ta được tan biến trong Người chứ không phải Người tan biến trong chúng ta. Chính chúng ta được đưa vào trong tiến tŕnh sự sống của Đấng đang được ta đón nhận, và nhờ đó, chúng ta đạt tới tầm nh́n về một sự sống mới. Đây không c̣n là vấn đề giết lấy mà ăn, nhưng là chia sẻ, là trao đỗi. Điều cốt yếu không phải là thực tại thể lư, nhưng là cử chỉ trao tặng, đón nhận, là tiến tŕnh tạ ơn.

Đó là thực tại đích thực, thực tại duy nhất có thể làm cho con người được sống sâu xa. Thực tại này mở ra một lănh vực mới không c̣n dấu vết của thời gian, của sự chết. Thực tại ấy là ân huệ Thánh Thần. Và chúng ta hiểu đây là lời mời gọi chân t́nh.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Kỷ vật t́nh yêu
(Ga 6,51-58)

Chúng ta có thể quả quyết : Mỗi thánh lễ đều là lễ “Ḿnh Máu Thánh Chúa”. Nhưng ngày lễ trọng kính Ḿnh Máu Thánh Chúa được Giáo Hội ấn định hằng năm vào ngày Chúa Nhật liền sau Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi, phải có lư do. Đúng, đây là cơ hội đặc biệt để chúng ta t́m hiểu và suy niệm cách sâu xa hơn về mầu nhiệm này : một mầu nhiệm đức tin và cũng là mầu nhiệm t́nh yêu.

Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được hơn hai năm. Trong thời gian đó, họ đă sống với nhau thật ḥa hợp hạnh phúc. Mỗi ngày vào buổi sáng trước khi rời nhà đi làm, và chiều tối khi trở về ngôi nhà thân thương, anh chồng không khi nào quên trao cho vợ một cử chỉ âu yếm và một lời nói yêu thương. Nhờ đó t́nh yêu giữa hai vợ chồng ngày một thêm thắm thiết, hạnh phúc. Nhưng rồi hạnh phúc của đôi vợ chồng đă bị đe dọa. Một hôm, người chồng bị trúng mưa trên đường đi làm về. Sau đó anh bị cảm nặng liệt giường và được người vợ chăm sóc chu đáo. Anh được mang đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm cuống phổi. Dù được tận t́nh chữa trị và được chăm sóc chu đáo, nhưng bệnh t́nh ngày một thêm trầm trọng. Cuối cùng bác sĩ xác định anh bị ung thư màng phổi ác tính vào thời kỳ thứ ba. Khi sắp chết, anh gọi vợ lại gần trăn trối. Anh thều thào nói : “Em yêu quư, có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về. Anh đă chuẩn bị tâm hồn và sẵn sàng vâng theo ư Chúa. Anh chỉ tiếc một điều là không được tiếp tục sống bên em nữa. Anh cám ơn em đă đem lại cho anh những ngày chung sống hạnh phúc. Trước khi đi xa, để chứng tỏ t́nh yêu vĩnh cửu của anh, anh không có ǵ trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà hai vợ chồng ḿnh đă trao cho nhau, khi cầm tay kết ước trước bàn thờ Chúa cách đây hơn hai năm. Bây giờ anh xin tặng chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần nh́n chiếc nhẫn này, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu mong cho em được an vui hạnh phúc”.

Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo và âu yếm xỏ vào tay vợ, như hai người đă làm cho nhau trong ngày cưới. Sau khi chết, anh được an táng trong một nghĩa trang ở gần nhà. Sau đó, hằng ngày người ta thấy một phụ nữ trẻ, đầu đội khăn tang, tay cầm bó hoa, đi vào nghĩa trang. Chị đứng trước một ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh và cầu nguyện cho người chồng quá cố. Trên tay chị ta đeo hai chiếc nhẫn cưới : một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của người chồng quá cố để lại cho chị.

Câu chuyện trên có thể giúp chúng ta h́nh dung một việc làm chứng tỏ t́nh yêu vô hạn của Thiên Chúa, đó là việc Chúa lập phép Thánh Thể, để lưu lại cho chúng ta một bằng chứng t́nh yêu vĩ đại. Thực vậy, trước giờ biệt ly, trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ thân yêu, Chúa đă muốn để lại cho con người một kỷ vật, một vật kỷ niệm. Ngài không để lại vàng bạc, v́ Ngài biết rằng tiền bạc không nói lên được t́nh yêu, tiền bạc hay phản lại t́nh yêu. Ngài không để lại một bức thư từ biệt, v́ thư bất tận ngôn, hay một lời nói, v́ lời nói như hơi gió, có đó và hay mất đó. Ngài không để lại bất cứ một cái ǵ, bởi v́ đối với Chúa, tất cả mọi thứ ở trần gian này đều tầm thường quá, hời hợt quá, không đủ nói lên tấm ḷng yêu thương quá nồng nàn của Ngài đối với nhân loại. Ngài muốn để lại một cái mà thường t́nh người ta yêu thương hơn cả, kỷ vật Ngài muốn lưu lại cho loài người phải hết sức đặc biệt, đó là chính bản thân Ngài, chính ḿnh Ngài.

Nhưng cái bản thân bằng xương bằng thịt của Chúa lại sắp bị bắt và bị giết chết. Do đó, Chúa phải thực hiện ư muốn trên bằng một thể thức vô cùng linh diệu, là lưu lại bản thân Chúa dưới h́nh thức nhiệm mầu : Chúa lấy bánh và rượu để biến đổi thành Ḿnh và Máu Chúa, rồi phân phát cho các tông đồ như của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đời sống tâm linh. Đây là một sự việc hàm chứa rất nhiều ư nghĩa yêu thương nhưng cũng mang đầy tính chất đức tin.

Quả thực, đây là mầu nhiệm đức tin. Bởi v́ trí khôn chúng ta không hiểu được, giác quan chúng ta không cảm nhận được, chỉ có đức tin dạy cho chúng ta biết : Chúa hiện diện thât sự trong bí tích Thánh Thể. Rước lễ là chúng ta ăn Ḿnh Chúa và uống Máu Chúa, đây là lương thực vừa giúp chúng ta sống khỏe, sống mạnh, sống tốt đẹp ở đời này vừa bảo đảm cho sự sống lại và cuộc sống vĩnh cửu, như Chúa đă quả quyết : “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, th́ tôi sống trong người ấy, và tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết và được sống đời đời”. Như vậy, người ăn Ḿnh Chúa và uống Máu Chúa sẽ thuộc về Chúa ngay từ đời này, và mai ngày sẽ thuộc về Ngài măi măi. Thánh Thể là dấu chỉ cho đời sống vĩnh cửu đă khởi sự, và là bảo chứng cho sự sống lại ngày sau hết. Đó là ư nghĩa mầu nhiệm Thánh Thể chúng ta long trọng mừng kính hôm nay.

Chúng ta hăy ghi nhớ và thực hành hai điều sau : Thứ nhất, chúng ta hăy siêng năng rước lễ. Mỗi khi tham dự thánh lễ là chúng ta đi dự tiệc, có ai đi dự tiệc mà lại không ăn uống chăng ? Thế mà có khá đông người tham dự thánh lễ mà không ăn và uống Ḿnh Máu Chúa. Phải chăng thánh lễ chỉ c̣n là một nghi thức và bổn phận phải làm, chứ không c̣n là sự sống được trao ban ? Hay phải chăng v́ thấy việc rước lễ xem ra không có hiệu quả trong đời sống, nên chúng ta thất vọng và không muốn rước lễ nữa ? Những mối bận tâm như thế không đủ để chúng ta khước từ nguồn ơn cứu độ là chính Đức Kitô hiện diện trong bí tích Thánh Thể.

Thứ hai, tất cả chúng ta đều tin rằng khi chúng ta rước lễ là chúng ta được kết hiệp với Chúa Kitô. Nhưng sự kết hiệp đó phải đưa chúng ta đến sự hiệp thông với nhau, tức là yêu thương nhau. Đúng ra phải như thế, nhưng thực tế có được như vậy không ? Có lẽ nhiều người Kitô hữu quên mất điều này : hiệp thông với Chúa Kitô phải đưa đến sự hiệp thông với nhau. Đàng khác, thánh lễ là diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, cho nên bằng chính những hy sinh lớn nhỏ v́ yêu thương phục vụ tha nhân, chúng ta làm trọn cử chỉ Thánh Thể thực hiện trong thánh lễ, bởi v́ đời ta là một thánh lễ nối dài. Xin Chúa cho chúng ta luôn sống được như thế.


Phanxicô Xaviê Trần Đức Tuân op

Thánh Thể, Mầu Nhiệm Hiệp Thông Và Chia Sẻ.
Ga 6:51-58

Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, là hồng ân mà chính Chúa Giêsu Kitô ban tặng cho chúng ta. Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương chúng ta cho đến cùng.

Nói đến Hiệp thông Thánh Thể là nói đến sự hiệp thông giữa Thân Ḿnh với các chi thể khác nhau, cũng như sự thông phần và liên kết chặt chẽ trong cùng một Nhiệm Thể duy nhất của Đức Kitô là Giáo Hội. Một tấm bánh được bẻ ra cho nhiều người, để tất cả được thông dự và làm nên một Tấm Bánh. Tấm bánh đó chính là Đức Kitô.

Quả vậy, hiệp thông Thánh Thể đ̣i hỏi chúng ta trở nên những con người hiệp thông, nghĩa là, biết từ bỏ những cái ǵ là riêng tư, ích kỷ, tham lam trong đời sống hàng ngày, ngơ hầu xây dựng t́nh huynh đệ ở mọi nơi chúng con sống, từ trong gia đ́nh, xóm làng cho đến cộng đồng giáo xứ.

Hôm nay cũng là ngày tạ ơn và vui mừng, bởi v́ Đức Giêsu Kitô đă muốn ở lại để nuôi dưỡng và ban sức mạnh cho chúng ta, để chúng ta không bao giờ cảm thấy lẻ loi, cô đơn. Thánh Thể là của ăn đàng cho cuộc hành tŕnh của chúng con về đích điểm cuộc sống chân thực là Nước Trời. Xưa Chúa đă đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau, ngày nay Chúa cũng đồng hành và ban sức mạnh cho mỗi người chúng ta, mỗi khi chúng ta rước Ḿnh và Máu Thánh Ngài.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con hiểu và xác tín về việc Chúa chia sẻ chính thân ḿnh, và khơi nguồn sự sống để xây dựng cho chúng con Mầu nhiệm Hiệp thông, liên kết chúng con nên một như “Chúa và Chúa Cha là một” (Ga 10, 30). Thế nhưng chúng con vẫn chưa sống chia sẻ, rộng mở, khoan dung với những người khác, chúng con chưa quan tâm xây dựng t́nh hiệp thông huynh đệ với nhau. Chúng con chưa mở cửa ḷng, sẵn sàng chia sẻ vật chất, tinh thần với những anh chị em túng thiếu đang cùng sống chung với chúng con, dù hằng ngày chúng con vẫn thông dự vào cùng một Tấm Bánh, một Thân Ḿnh. Xin giúp sức cho chúng con biết sống tinh thần hiệp thông trong từng ngày sống của chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin thật Chúa đang hiện diện giữa chúng con. Chúng con thờ lạy Chúa. Chúng con yêu mến Chúa. Chúa đang có mặt nơi đây và Chúa đang nh́n mỗi người chúng con. Chúa thấy hết những khiếm khuyết, yếu hèn, Chúa thấu suốt tâm hồn của chúng con. Nhưng như xưa, Chúa đă tha thứ tất cả cho Phêrô, dù ông đă ba lần chối Chúa, th́ cái nh́n của Chúa lúc này đối với chúng con cũng vẫn là cái nh́n yêu thương, tha thứ và đỡ nâng.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Trong giờ chầu này, chúng con muốn cầu nguyện cho mỗi người chúng con biết sống t́nh hiệp thông ngày một hơn, từ trong gia đ́nh, giáo xứ… khi chúng con yêu mến Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Chúng con muốn thực hiện sự hiệp thông này trong từng bậc sống, ơn gọi, và hoàn cảnh cụ thể của chúng con, để diễn tả ḷng Tin Cậy Mến vào Chúa qua tha nhân, và trong ḷng Giáo Hội. Đó quả thực là cách thế duy nhất để chúng con tham dự và sống Mầu nhiệm Hiệp Thông mà chính Chúa đă thiết lập qua Bí tích Thánh Thể.

Lạy Chúa, Chúa đă tự hiến trở nên của ăn nuôi sống chúng con, xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Thánh Thể là nguồn mạch b́nh an, để chúng con vững bước trên đường về quê trời. Lạy Chúa, xin cho chúng con hiểu biết, yêu mến và sống bí tích Thánh Thể trong cuộc đời mỗi người chúng con. Amen.


Đỗ Lực op

T́nh yêu nào cho em
(Ga 6:51-58)

Nhân dịp Italy kỷ niệm 30 năm công nhận quyền phá thai, Đức Thánh Cha Bênêđictô đă đón tiếp Phong Trào Italy pḥ sự sống. ĐTC khẳng định : “Thực tế chúng ta phải nh́n nhận ngày nay bảo vệ sự sống con người thật là khó khăn, v́ đă dần dần phát sinh một năo trạng coi thường sự sống con người và giao phó sự sống đó cho cá nhân toàn quyền định đoạt.” Thế nhưng việc phá thai “không những không giải quyết các vấn đề đang làm cho nhiều phụ nữ và gia đ́nh đau buồn, nhưng c̣n khơi sâu một vết thương khác trong xă hội chúng ta. Cần phải làm chứng một cách cụ thể rằng việc tôn trọng sự sống là h́nh thức công b́nh và phải được áp dụng trước tiên. Đối với những người có đức tin, điều này trở thành một mệnh lệnh không thể tŕ hoăn […] Chỉ Thiên Chúa mới là Chủ sự sống. Người hiểu biết, yêu thương, đ̣i hỏi và hướng dẫn từng người […] và mỗi người đều từ trong chương tŕnh tạo dựng của Thiên Chúa mà ra. ”[i]

Giữa lúc xă hội coi thường mạng sống con người, chúng ta lại được chính Chúa Giêsu Thánh Thể mạc khải giá trị cao cả của sự sống. Sư sống cao cả đến nỗi Chúa đă phải hy sinh chính mạng sống và c̣n để lại Ḿnh Máu Chúa hiện diện sống động giữa chúng ta. Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa là cơ hội lớn nhất cho chúng ta t́m hiểu giá trị sự sống và vai tṛ Giáo hội trong việc bảo vệ sự sống ấy.

BÍ TÍCH TRUYỀN SINH

Sau khi nuôi sống hàng ngàn dân, Chúa Giêsu muốn mọi người thấy phép lạ đó như một lời mời gọi con người vượt qua của ăn vật chất mà t́m kiếm lương thực thiêng liêng nơi Thiên Chúa. Chúa Giêsu ban tặng “thịt tôi cho thế gian được sống.” (Ga 6:51) Sự sống quả là một tặng phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa !

“Những ǵ Chúa Giêsu nói (trong đêm lập Bí Tích Thánh Thể) không phải là lời nói suông, nhưng là một biến cố, một biến cố nằm giữa trung tâm lịch sử thế giới và cuộc sống mỗi người chúng ta.”[ii] Chúa hiện diện thực sự và thường trực để bảo vệ giá trị cao cả của sự sống con người. Dù đă hạ ḿnh làm thân bèo bọt mỏng mảnh của kiếp người, Chúa c̣n hạ ḿnh thấp hơn nữa trong tấm bánh và giọt rượu để hóa thân làm người lần nữa trong các tín hữu. Để thực hiện được biến cố vĩ đại này, Chúa đă phải huy động tất cả sức mạnh Thần Khí để thực sự biến đổi bánh rượu, mà không tiêu hủy chúng.

Bởi đó, Thánh Thể là trung tâm phụng vụ của cộng đoàn Kitô hữu. Thánh Thể nói cho biết Thiên Chúa là ai trong cuộc đời chúng ta. Thánh Thể cũng mạc khải về bản chất con người và trách nhiệm chúng ta trong cuộc sống chung với tha nhân.

Thánh Thể cũng là trung tâm của niềm tin. Thánh Thể đề cao việc Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi đă sai Đức Giêsu đến cứu sống chúng ta. Thánh Thể tán dương việc Thiên Chúa để cho thân thể Chúa Giêsu bị bẻ ra và máu Người đổ ra cho chúng ta. Thánh Thể nhắc lại việc Thiên Chúa yêu thương chúng ta đến nỗi Thần Khí đă làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cơi chết để chúng ta có thể chia sẻ quyền năng và thừa hưởng sự sống vĩnh cửu như lời Chúa đă hứa.

Thánh Thể mạc khải chúng ta được kêu gọi hành động hơn là chỉ rước Ḿnh và Máu Chúa Kitô. Thánh Thể làm sáng tỏ sự thật chúng ta là – phải là – Ḿnh Máu Chúa Kitô hy sinh cho nhau. Thánh Thể cho thấy rơ chúng ta được kêu gọi để trở thành tấm bánh bẻ ra và chén máu đổ ra cho tha nhân, hy sinh cuộc đời để theo đuổi công lư, ḥa b́nh, ḥa giải, ḥa hợp, tự do, sự sống và t́nh yêu. Khi công bố cái chết của Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta phải quyết chí hy sinh cả cuộc đời, tài năng và nỗ lực tiếp nối công cuộc cứu độ của Chúa. Chúng ta được mời gọi chứng tỏ cho mọi người thấy chân giá trị của Bí Tích Thánh Thể khi tuân hành mệnh lệnh Chúa Giêsu bảo chúng ta “làm việc này để nhớ đến” Người. Không phải chỉ cử hành Thánh Thể vào ngày thứ nhất trong tuần, nhưng c̣n cung cấp, nuôi dưỡng và tha thứ cho nhau để trở thành Thánh Thể cho nhau mỗi ngày trong tuần nữa.

Trong bài đọc hai, thánh Phaolô loan báo cho cộng đoàn Côrintô biết Thánh Thể là nguồn suối và là trung tâm của đời sống. Họ là một trong thân thể Chúa Kitô. Nếu biết đề cao chân lư này, họ nắm vững ch́a khóa để nối các khác biệt lại với nhau.Thánh Phaolô làm việc cực nhọc để quy tụ một cộng đoàn đă bị xâu xé v́ các lực lượng xa lạ với Thiên Chúa.

Trước công đồng Vatican II, ḷng tôn sùng Thánh Thể chủ yếu tập trung vào “sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Phần lớn ḷng đạo đức hệ tại những lần thăm viếng, chầu, rước kiệu Thánh Thể và làm “giờ thánh,” nơi Chúa Giêsu “đang chờ đợi, kêu gọi và đón chào những ai đến viếng thăm Ngài.”[iii]

Từ công đồng Vatican II, có một sự hiểu biết sâu xa hơn về ḷng tôn sùng Bí Tích Thánh Thể gắn liền với Thánh Thể trong Thánh Lễ. Giáo dân hiểu sâu xa hơn về Thánh Lễ với Hội Thánh như nhiệm thể Chúa Kitô. Thánh Thể tạo tác nên Hội Thánh, chứ Hội Thánh không tạo tác nên Thánh Thể. Quả thế, trong đêm bị trao nộp, Đức Giêsu đă nói với các môn đệ : “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người” (Mc 14:22-24) quy tụ trong Nước Thiên Chúa. Máu người vô tội đă đổ ra cho tội nhân được tái sinh làm con Thiên Chúa trong ḷng Giáo Hội. Thánh Thể đem lại cho chúng ta sự sống mới và tăng cường sức mạnh cho Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo hội.

SỰ SỐNG : MỘT GIÁ TRỊ CAO CẢ

Mỗi Thánh Lễ là một cuộc thánh hiến trọn vẹn của Chúa Kitô cho sự sống nhân loại, v́ Chúa hiện diện đích thực, thường tại và hành động để thăng hoa cuộc sống và đổ tràn niềm vui từ cuộc sống vĩnh cửu cho muôn dân. ĐHY Alfonso López-Trujillo nói : “Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích của Sự Sống. ‘Ta là Bánh Hằng Sống. Ai ăn bánh này sẽ sống đời đời. Ta sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết.’(x. Ga 6:47-58)[iv] Máu Giao Ước của Người có sức mạnh cứu độ muôn người. Chúa đă phải chết để giành lại sự sống cho con người.

Sự sống thực sự là một giá trị vô cùng cao cả. Thực vậy, “trong Đức Kitô, chính Thiên Chúa đă được mạc khải là Cha và là Đấng ban sự sống. Cũng trong Đức Kitô, con người đón nhận mọi sự như tặng phẩm từ tay Thiên Chúa một cách khiêm tốn và tự do. Họ thực sự chiếm hữu vạn vật khi nhận biết và cảm nghiệm rằng mọi sự đều thuộc về Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và hướng về Thiên Chúa.”[v] Thiên Chúa là nền tảng và lư do hiện hữu của vạn vật. “Không có Tạo Hóa, tạo vật sẽ biến tan.”[vi]

Nơi Thánh Thể, chúng ta gặp thấy Đấng tạo thành vạn vật (x. Ga 1:3). Đỉnh cao trong công cuộc tạo dựng chính là sự sống con người. Bởi thế, Người đă không ngần ngại hy sinh mạng sống để dành lại tất cả cho con người. Đến ngày tận thế, “Chúa Kitô sẽ tŕnh lên Chúa Cha Vương quốc sự thật và sự sống, thánh thiện và ân sủng, công lư, t́nh yêu và ḥa b́nh.”[vii] Nhưng làm sao có thể có một Vương quốc lư tưởng như thế, nếu Chúa không tiếp tục hiện diện và hoạt động nơi trần gian ? Đó là lư do tại sao Người lập Bí Tích Thánh Thể. Không có Thánh Thể, Giáo Hội không thể có sức sống để hoàn thành sứ mệnh cứu độ nhân loại.

Giáo hội hiện diện trên mặt đất như một nhắc nhở con người nhớ tới trách nhiệm đối với Thiên Chúa. Lư do v́ “giống Thiên Chúa tận yếu tính và sự sống, con người có liên hệ với Thiên Chúa một cách sâu xa nhất. Con người là một nhân vị được Thiên Chúa tạo dựng để sống trong tương quan với Người. Chỉ khi sống trong tương quan và hướng về Thiên Chúa, con người mới t́m thấy sự sống đích thực.”[viii] Chính trên nền tảng đó, con người mới hiểu tại sao ḿnh có trách nhiệm với sự sống của ḿnh và người khác. Thật vậy, “tương quan với Thiên Chúa đ̣i phải coi sự sống con người là thánh thiêng và bất khả xâm phạm.”[ix] Khi mất ư thức và xác tín đó, con người khinh thường và hủy diệt sự sống tha nhân và xúc phạm đến Thiên Chúa .

Ngày nay, tội ác tràn ngập trong xă hội đến mức đă ăn sâu vào truyền thống và các cơ chế. Thực tế đó là những tội xă hội. “Tội xă hội là mọi tội chống lại công lư đ̣i phải có trong tương quan giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đoàn, và giữa cộng đoàn với cá nhân nữa. Mọi hành động chống lại quyền con người, bắt đầu là quyền sống, gồm cả sự sống trong bào thai, chống lại sự toàn vẹn thân xác của cá nhân, hay chống lại sự tự do của tha nhân, đều được gọi là tội xă hội.”[x] Tham gia vào các tội xă hội đó có nhiều cách khác nhau và mức độ vi phạm cũng không giống nhau. Trong phạm vi gia đ́nh, tội phá thai dẫn đầu. Ngoài xă hội, tồi tệ và quái đản nhất là tội diệt chủng và đàn áp tự do tôn giáo.

Thực ra, trong gia đ́nh cũng như ngoài xă hội, con người đều được kêu gọi và có bổn phận phục vụ, chứ không phải hủy diệt sự sống.[xi] ĐGH Gioan Phaolô II từng nói : “Quyền sống là quyền trẻ em phát triển trong ḷng mẹ từ lúc mới thụ thai; quyền sống trong một gia đ́nh hiệp nhất và môi trường đạo đức để có thể tăng trưởng nhân cách.”[xii] Nhưng h́nh như cả gia đ́nh và xă hội cấu kết với nhau để phá hủy sự sống từ trong phôi thai. Phá thai “là một tội ác khủng khiếp và đặc biệt làm xáo trộn trầm trọng trật tự luân lư. Đó không phải là một quyền, nhưng là một hiện tượng đau buồn góp phần nghiêm trọng vào việc gieo rắc năo trạng chống lại sự sống, và cho thấy một mối đe dọa nguy hiểm chống lại một cuộc sống chung của xă hội trong công b́nh và dân chủ.”[xiii]

Làm sao có thể chữa trị năo trạng chống lại sự sống đó, nếu không nhờ tới Thánh Thể ? Quả thực,“Bí Tích Thánh Thể dạy các gia đ́nh và thúc đẩy họ bảo vệ sự sống.”[xiv] Nếu biết quy tụ bên Thánh Thể, gia đ́nh sẽ hăng say bảo vệ cũng như tôn trọng sự sống v́ khám phá ra Thánh Thể là nguồn mạch và thành tŕ bảo vệ sự sống. Đó là lư do tại sao ĐHY Alfonso López-Trujillo khẳng quyết : “Hy tế Thánh Thể là chính hành động của Đức Kitô tiêu diệt sự chết và phục hồi sự sống cho chúng ta. Mỗi khi họp nhau để tham dự Hy lễ này, chúng ta mừng sự sống chiến thắng sự chết, và như thế cũng chiến thắng phong trào phá thai. Phong trào pḥ sự sống không phải hoạt động cho chiến thắng mà hoạt động từ chiến thắng. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nói ở Denver năm 1993, “Đừng sợ. Kết quả của cuộc chiến pḥ sự sống đă được định đoạt.” Công việc của chúng ta là áp dụng chiến thắng đă được thiết lập vào mọi phương diện của xă hội chúng ta. Cử hành Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của công việc ấy.”[xv]

Thực tế, phong trào pḥ sự sống gặp rất nhiều khó khăn, có lẽ v́ chúng ta c̣n thiếu đức tin vào Bí Tích Thánh Thể, nguồn mạch sự sống ?

L̉NG MẸ HAY PHÁP TRƯỜNG ?

Không có điều ǵ chống lại con người cho bằng hủy diệt sự sống con người ngay từ trong ḷng mẹ. Ḷng mẹ trở thành pháp trường. Nh́n vào t́nh h́nh phá thai trên thế giới hôm nay, chúng ta phải bàng hoàng kinh sợ.

Trên toàn thế giới hàng năm có tới 42 triệu trẻ em bị giết trong bụng mẹ. Trung b́nh một ngày khoảng 115.000 vụ phá thai. Hầu hết các vụ phá thai xảy ra ở các nước nghèo (83%). Nơi các nước phát triển chỉ đạt tỷ lệ 17%. Thế nhưng riêng tại Hoa Kỳ, mỗi năm cũng có khoảng 1.370.000 vụ phá thai (1996). Từ năm 1973 đến 2002, Hoa Kỳ có 42 triệu vụ phá thai hợp pháp.

Tại Việt Nam càng ngày càng có nhiều phụ nữ t́m cách phá thai, v́ phá thai được nhà nước coi như sách lược hàng đầu để kiểm soát sinh sản. Bởi thế, Giáo Hội càng phải cam go chiến đấu với năo trạng chống sự sống đang thịnh hành tại Việt Nam.

Tỷ lệ phá thai tại Việt Nam cao nhất thế giới. Công khai có 83 vụ phá thai trong 1000 người mang thai. Nếu tính cả việc phá thai lén lút, con số lên tới khoảng 2 triệu trong một năm vụ phá thai, tỷ lệ 111 phần ngàn. Năm 1996 có 1.520.000 vụ phá thai.[xvi] Con số phá thai công khai có khuynh hướng tăng cao trong ṿng hai thập niên qua. Tỉ lệ phá thai cao nhất từ năm 1976 và 1987, khi số phá thai công khai tăng gấp 10 lần, từ 70.281 đến 811.176 vụ (Goodkind, 1996). Theo thống kê mới nhất, có 1/3 những phụ nữ mang thai đă phá thai.[xvii]

C̣n phụ nữ Việt Nam tại Hải ngoại th́ sao ? Chưa có một thống kê chính xác và khoa học về vấn đề này. Nhưng “hiện nay tại Orange County, thủ phủ người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, có ít nhất 2 chương tŕnh phá thai miễn phí được quảng cáo trên báo chí Việt ngữ. Và tính trung b́nh chỉ 1 trung tâm thôi con số những phụ nữ Việt Nam đến để phá thai có khoảng chừng 500 vụ mỗi tháng.”[xviii] Theo một bác sỹ sản phụ khoa hành nghề lâu năm tại Bệnh Viện Fountain Valley, nơi có nhiều sản phụ Việt Nam nhất Orange County, California, “người Việt Nam phá thai nhiều hơn đẻ.”[xix] Trước sự thật ấy, ai c̣n dám hănh diện về văn hóa dân tộc nữa không ?

Ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc sát nhân từ trong ḷng mẹ, nếu không phải là chính người mẹ ? C̣n đâu h́nh ảnh “ḷng mẹ bao la như biển Thái b́nh”? Truyền thống đạo đức gia đ́nh tới đâu ?

Nh́n vào số phá thai trên thế giới, có lẽ nhiều người càng bi quan hơn khi thấy 35,4% phụ nữ là Tin Lành, 31,3% là Công Giáo. Nói chung phụ nữ phá thai theo Kitô giáo chiếm gần 70%. Trong khi đó, các phụ nữ không có đạo chiếm 23,7% mà thôi.[xx] Những sự kiện đó cho thấy giáo dân c̣n ít dấn thân theo Chúa Kitô tới mức nào.

Tới đây, cần t́m hiểu tại sao phụ nữ phá thai. Chỉ có 1% phá thai v́ bị hăm hiếp hay loạn luân, 6% v́ vấn đề sức khỏe của mẹ hay con, và 93% v́ những lư do xă hội (nghĩa là có con ngoài ư muốn hay không thuận tiện).[xxi] Nói chung phụ nữ đưa ra ít nhất 3 lư do phá thai : 3/4 nói có con làm cản trở công việc, học hành hay những trách nhiệm khác. Khoảng 2/3 nói không thể nuôi con. Và 1/2 nói không muốn làm mẹ neo đơn hay đang có vấn đề với chồng hoặc bạn t́nh.[xxii] Nói tóm, phụ nữ phá thai chỉ v́ không muốn hy sinh. Tính ích kỷ đă chiếm trọn con người và ảnh hưởng tới quyết định của họ.

Phải chăng đặt vấn đề như thế đă lỗi thời ? Đây là câu trả lời của ĐGH Bênêđictô XVI : “Trên phương diện luân lư, đánh giá của Giáo Hội về vấn đề ly dị và phá thai là phân minh và thấu đáo: đó là tội nặng, vi phạm phẩm giá con người, kéo theo sự bất công sâu sắc trong quan hệ con người và xă hội, xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng đảm bảo cho kết ước vợ chồng và Đấng tác thành sự sống.”[xxiii] Nếu ư thức được việc phá thai nặng nề và nguy hại như thế, chắc chắn sẽ không c̣n ai dám phá thai nữa. Khốn nỗi dù biết là tội nặng, nhiều Kitô hữu vẫn phá thai, bất chấp tiếng nói lương tâm. Chắc chắn chẳng phụ nữ nào vui sướng phải đi đến quyết định phá thai. Thật vậy, theo ĐGH, “ly dị và phá thai là những chọn lựa (…) trong những t́nh thế khó khăn và nguy kịch. Đó là nguồn mạch sinh ra đau đớn sâu thẳm nơi những người phải đưa ra quyết định đó. Nó tác động đến những nạn nhân vô tội: đứa trẻ bị giết trong ḷng mẹ khi chúng chưa chào đời, trẻ em bị ảnh hưởng bởi ly dị.”[xxiv]

Trước t́nh h́nh phá thai trên thế giới, Giáo Hội có thể làm được ǵ để chữa những vết thương trong tâm hồn phụ nữ và cứu những trẻ em vô tội ? ĐGH cam đoan :“Giáo Hội có bổn phận gần gũi, yêu thương và khéo léo đối với những người như vậy.”[xxv] Giáo Hội đây là ai, nếu không phải là các Kitô hữu ? Bởi vậy, t́nh trạng phá thai cũng nhắc Kitô hữu ư thức trách nhiệm dấn thân vào phong trào pḥ sự sống của Giáo Hội.

Hiện nay, có thể t́m thấy một mẫu dấn thân như thế nơi anh Tống Phước Phúc, một nhà thầu Công giáo sống ở Nha Trang. Ngày 13.07.2004, anh thuyết phục một cô gái từ bỏ ư định phá thai chỉ v́ cô muốn giữ thể diện gia đ́nh. Thế là anh đă cứu được một mạng người. Trong mấy năm trời, tổng cộng anh đă cứu sống 60 trẻ em thoát cảnh phá thai. Mặc dù găp nhiều khó khăn cả vật chất lẫn tinh thần, anh vẫn luôn phó thác mọi sự trong tay Chúa quan pḥng. Hàng ngày anh đi lễ tại nhà thờ chánh ṭa Nha Trang lúc 5:00 sáng.[xxvi] Thánh Thể trở thành sức mạnh cho anh vượt qua tất cả trở ngại. Sở dĩ trở thành anh hùng cứu sống nhiều sinh mạng trẻ thơ, v́ anh đă t́m được nguồn mạch t́nh yêu nơi Chúa Giêsu Thánh Thể.

Khi chú giải Kinh thánh về Bí tích Thánh thể, tác giả Hurault viết : “Lịch sử không thể dừng lại. Không phải chỉ có tiến bộ kỹ thuật đẩy ta về phía trước, mà thật ra là những đ̣i hỏi công lư – phát sinh từ cái chết của một người vô tội (và Thiên Chúa là Đấng Vô Tội) – không ngừng bắt ta phải xét lại trật tự hiện hành. Cái chết của Chúa Kitô không cho phép chúng ta được yên ổn, không được nghỉ ngơi.”[xxvii] Trong Thánh Lễ hàng ngày, Chúa Giêsu vẫn hy sinh để đẩy mạnh công cuộc tạo dựng nền văn hóa sự sống cho nhân loại.

Tóm lại, Thánh Thể đă đem lại sức sống cho nhân loại. Càng kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể, tâm hồn càng tràn đầy nhựa sống và niềm hy vọng. Hơn khi nào, gia đ́nh cần phải đến với Thánh Thể để học hỏi cách sống hạnh phúc và bảo vệ sự sống cho ḿnh và tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con luôn kết hiệp mật thiết với Chúa để chúng con có đủ sức mạnh chống lại nền văn hóa sự chết và làm cho nhân loại phục sinh trong t́nh yêu Chúa. Amen.

đỗ lực 25.05.2008

 


[iii] Trích từ một lời nguyện.

[v] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 46.

[vi] Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 36: AAS 58 (1966), 1054.

[vii] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 57.

[viii] ibid., 109.

[ix] Giáo Lư Công Giáo, 2258.

[x] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 118.

[xi] x. Vatican II, Gaudium et Spes, 50-51 : AAS 58 (1966), 1070-1072.

[xii] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 155.

[xiii] ibid., 233.

[xv] ibid.

[xix] ibid.

[xxi] ibid.

[xxiii] La Croix 05/04/08. Trích lại từ VietCatholic News (Thứ Bảy 05/04/2008 10:20)

[xxiv] Ibid.

[xxv] Ibid.

[xxvii] Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, Kinh Thánh Tân Ước : Lời Chúa Cho Mọi Người 2005: 745


Lm. Jude Siciliano, OP (
Anh Em Nhà Học Đaminh chuyển ngữ)

Để được nuôi dưỡng bởi sức sống thần linh
Ga 6: 51-58

Thưa quư vị,

Quư vị có biết có một số người luyện trí nhớ của ḿnh tốt đến nỗi có thể nhớ được một sấp bài đă bị xáo lên? Tôi đă từng chứng kiến các thành viên trong gia đ́nh tôi chơi bài pinốc vào mỗi tối Chúa Nhật. Dù đó không phải là những người luyện khả năng trí nhớ một cách tài t́nh nhưng người giỏi nhất trong số đó vẫn nhớ được có bao nhiêu con bài đă đánh ra và thậm chí là những con nào! Nếu như nhớ sai, họ có thể thua ván bài đó và khiến ông cậu, một trong những người chơi cùng, phát cáu lên. Hầu hết chúng ta có trí nhớ b́nh thường và có thể sai lầm, tôi cho là vậy. Có ai chưa từng quên ch́a khóa xe? Thế nhưng rốt cuộc th́ ngày hôm sau chúng ta lại t́m thấy nó nằm ngay trong túi áo khoác ḿnh mặc.

Trong bài đọc trích sách Đệ nhị luật hôm nay, Môisê nói với dân Israel khi họ tới gần Đất Hứa sau 40 năm dài lang thang vất vả. Ông gợi lại những kư ức của họ, nhắc lại cho họ nhớ Thiên Chúa đă quan tâm săn sóc họ như thế nào trong suốt hành tŕnh của họ. “Hăy nhớ”, ông nhắc họ “hăy nhớ lại Thiên Chúa của anh em”. Ông không yêu cầu họ nhớ lại những niệm thương nhớ hay chung chung trừu tượng. Ông kêu gọi họ nhớ lại những hành động cụ thể Thiên Chúa đă v́ họ mà thực hiện. Ông kể ra những việc cụ thể mà Thiên Chúa thực hiện cho họ và nhắc họ nhớ rằng Thiên Chúa nuôi sống họ trong hành tŕnh sa mạc bằng cách ban cho họ manna.

Đâu là điều tốt đẹp mà dân nhớ? Môisê không kêu gọi họ vẽ các bức tranh hay xây dựng lại những thánh tích để mô tả lại nbao năm lưu lạc của họ. Ông muốn họ nhớ lại ḷng trung tín của Thiên Chúa trong quá khứ, để rồi họ có thể trung tín với Thiên Chúa sau khi họ bước vào trong Đất Hứa. Chẳng phải những khi gặp khó khăn là lúc chúng ta ư thức hơn về sự phó thác của chúng ta đối với Thiên Chúa đó sao? Chẳng phải chúng ta cầu nguyện nhiều hơn mỗi khi sự việc trở nên khó khăn? Một khi họ định cư trong Đất Hứa, Môisê khuyên dân hăy trung tín với Đức Chúa. Họ không được quên Đức Chúa đă chăm sóc họ ra sao và thiết lập giao ước với họ thế nào. Trong vùng đất mà họ sắp vào, họ phải nhớ rằng họ lệ thuộc vào Đức Chúa và sống theo luật Người. Thật đáng phải có một trí nhớ như thế, nhưng không phải chỉ để chơi đánh bài cho vui.

Việc liên hệ đến manna trong bài đọc một nối chúng ta với bài Tin mừng hôm nay. Những người nghe Đức Giêsu ngay từ đầu đă phản đối kiểu ám chỉ đến việc ăn thịt của Ngài – quư vị cũng chẳng như thế sao? (Thực ra, Ngài nói đến việc ăn thịt của Ngài đến 4 lần!) “Thịt và máu” đó là cách mà người mẹ ám chỉ đến những đứa con của ḿnh. “Chúng là máu thịt của tôi”. Cũng thế, thời Đức Giêsu, đó là cách ám chỉ việc là một con người. Đức Giêsu là cửa ngơ Thiên Chúa bước vào cuộc đời chúng ta như một con người – bằng xương bằng thịt. Những người đang lắng nghe Đức Giêsu không chỉ khó chịu về việc ăn thịt và uống máu của Ngài nhưng họ c̣n khó khăn trong việc chấp nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người.

Thánh Phaolô th́ nói với cộng đoàn đang đổ vỡ ở Côrintô. Họ có thể đang có những cử hành phụng đẹp, nhưng lại không sống như thân thể của Đức Kitô. Người giàu có không chia sẻ với người nghèo, và những người yếu đuối không được giúp đỡ. Thánh Phaolô đă thách thức họ trở thành thức ăn họ đang dùng – Thân Ḿnh Đức Kitô. Đó là một thách thức liên lỉ mà chúng ta cần phải nghe: cộng đoàn tín hữu chúng ta đây có phải là dấu chỉ tỏ tường cho thấy chúng ta là Ḿnh và Máu Đức Kitô hay không? Đâu là đấu hiệu chứng tỏ cho người khác thấy chúng ta như thế?

Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta không chỉ bản thân ḿnh trở thánh Đức Kitô mà chúng ta ăn vào, nhưng cả cộng đoàn của chúng ta cũng phải trở nên Thân Ḿnh Đức Kitô. “Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”. Bằng cách cùng chung chia của ăn và của uống này, chúng ta thông dự với người khác chặt chẽ hơn thành một Thân ḿnh Đức Kitô.

Thời Trung Cổ, người ta đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác trong dịp lễ này để nh́n vào bánh thánh, hy vọng sẽ được nhận lời cầu. Đó là thời mà họ thường chiêm ngưỡng Thân Ḿnh Đức Kitô hơn là rước lấy. Đại lễ này không phải là một dịp thụ động, một dịp để kính cẩn chiêm ngắm Thánh Thể mà tỏ ḷng tôn kính của cá nhân hay cộng đoàn đối với Chúa. Đại lễ chúng ta mừng hôm nay không phải là một lời mời gọi để chỉ nh́n ngắm, nhưng là đón nhận Ḿnh và Máu Đức Kitô để rồi được nuôi dưỡng bởi đời sống thần linh mà chúng ta nhận lănh được, là Ḿnh và Máu của Đức Kitô cho thế giới.

Nếu lănh nhận Ḿnh và Máu của Đức Kitô hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi ḿnh vài điều. Chẳng hạn như: chúng ta đă làm thế nào để phản chiếu cho thế giới này h́nh ảnh của Thái Tử Ḥa B́nh mà chúng ta đón nhận? Chúng ta trở nên giống Đức Kitô ra sao khi cho người đói ăn và chữa lành kẻ bệnh tật. Khi lănh nhận Ḿnh và Máu của Đức Kitô chúng ta trở nên những ǵ chúng ta ăn và phải hành động tương ứng như thế.

Hôm nay, khi chúng ta lên hiệp lễ, thừa tác viên Thánh Thể cầm Bánh Thánh, giơ lên trước mặt chúng ta và nói: “Ḿnh Thánh Chúa Kitô; Máu Thánh Chúa Kitô”. Các vị không kêu tên những ǵ họ đang phân phát cho chúng ta ăn mà c̣n gọi tên mỗi người chúng ta nữa, v́ chúng ta là “Ḿnh Đức Kitô và Máu Đức Kitô”. Nói cách khác, sự hiện diện thực sự th́ không chỉ t́m thấy trong giáo hội nhưng nơi mỗi những Kitô hữu đă được rửa tội, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và trở nên sự hiện hữu thực sự của Đức Kitô trong thế giới này.

Thế giới hiện đại đáng buồn làm cho người ta có quá ít thời gian để bạn bè hay gia đ́nh có thể tụ tập quanh bàn để dùng bữa cùng nhau. Trừ khi chúng ta rất yếu, hay thương tật th́ mới có cơ may ngồi ăn chung với nhau như một phương pháp chữa trị. Thường chúng ta bỏ qua một bên những khác biệt nhỏ nhặt với những người ngồi quanh bàn và có thể cảm nghiệm sự chữa lành và trưởng thành trong các mối tương quan. Nếu ở mức độ nhân loại mà c̣n thế, th́ áp dụng vào cộng đoàn đức tin của chúng ta, cộng đoàn quy tụ quanh bàn tiệc Thánh Thể để lắng nghe Sách Thánh, nghe câu chuyện về gia đ́nh chúng ta và cùng bẻ bánh, chia sẻ một chén, sẽ hữu hiệu hơn biết bao nhiêu?