HOME

 
 

LỄ THÁNH GIA NĂM A

Hc 3:2-6.12-14 ; Cl 3:12-21; Mt 2:13-15.19-23
 

An Phong op : Gia Đ́nh - Ơn Gọi Nên Thánh

G. Nguyễn Cao Luật op : Cái Nôi Đầu Tiên Lên Đường Di Cư

Như Hạ op : Cuộc Phiêu Lưu

Fr. Jude Siciliano, op : Ngài chịu thương tổn v́ con người

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Trách nhiệm cha mẹ

Fx. Trần Đức Tuân op : Xin Chúa chúc lành cho gia đ́nh chúng con

Đỗ Lực op : Chiếc Nôi Ḥa B́nh

Fr Jude Siciliano, op : Hăy tập Gia đ́nh nên thánh

 

 


An Phong op

Gia Đ́nh - Ơn Gọi Nên Thánh
Mt 2:13-15.19-23

Thư Côlôsê trong bài đọc 2, nhắc nhở "Anh em là những người được Thiên chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương".

Chúng ta biết rằng thế giới ngày nay đang đứng trước những nguy cơ đe dọa cuộc sống gia đ́nh. Để có được một đời sống gia đ́nh êm ấm hạnh phúc, người ta đă có nhiều phương cách, có nhiều bài học, có những trung tâm cố vấn về đời sống gia đ́nh. Tất cả những điều đó đều rất tốt; nhưng là người kitô hữu chúng ta c̣n có một nền tảng khác để hướng dẫn đời sống tron gia đ́nh : "Chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, thánh hiến và yêu thương". Chính v́ thế, đời sống hôn nhân kitô hữu được đặt nền tảng trên một bí tích, bí tích hôn nhân, để cuộc hôn nhân đó được đặt trên nền tảng là chính cái chết của Chúa; cuộc hôn nhân đó nằm trong giao ước cứu độ : được chính ân huệ của Thiên Chúa chúc phúc, được trở thành "ơn gọi" để thánh hóa cuộc sống những ai được kêu gọi sống trong bậc hôn nhân.

Nếu người chồng, người vợ trung tín với điều ḿnh cử hành khi thực hiện bí tích hôn nhân; nếu những người con trong gia đ́nh ư thức ḿnh được Thiên Chúa cho sinh ra và sống trong ơn cứu độ của Chúa Giêsu qua bí tích Hôn nhân, th́ mọi người trong gia đ́nh phải luôn t́m về nền tảng nguồn mạch đích thực của đời sống gia đ́nh : "chúng ta là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, thánh hiến và yêu thương"; và chính Thiên Chúa sẽ thực hiện giao ước Ngài đă kư kết trong máu của Đức Giêsu Kitô.

Cuộc sống của Thánh gia thất không phải là một cuộc sống b́nh yên, sung sướng; ngược lại, ta thấy những khó khăn cực nhọc, những đe dọa, những truân chuyên. Nhưng đó vẫn luôn là một gia đ́nh thánh, tràn đầy hạnh phúc và t́nh yêu, bởi v́ cuộc sống đó luôn được dẫn dắt bởi Thánh Ư Chúa; bởi v́ thánh Giuse và Đức Mẹ là những người luôn sống trong ân nghĩa với Chúa.

H́nh ảnh Thánh Gia cho chúng ta thấy người ta có thể sống hạnh phúc ngay cả trong những biến động của cuộc sống, và nhất là có thể nên thánh trong chính đời sống gia đ́nh. "Ơn gọi" sống đời sống hôn nhân cũng là ơn gọi của Chúa; và Chúa gọi là để người kitô hữu nên thánh trong đời sống hôn nhân. Chính khi trân trọng ơn gọi này, chính khi trung tín với trách vụ của ḿnh, chính khi chu toàn trọn vẹn Thánh Ư của Chúa trong ơn gọi này, gia đ́nh của người kitô hữu cũng trở thành một thánh gia.

Lạy Chúa Giêsu,

Xin chúc phúc cho gia đ́nh chúng con,
v́ chính Chúa đă đặt gia đ́nh chúng con trong giao ước cứu độ của Chúa.

Xin cũng chúc phúc cho bao gia đ́nh
đă không c̣n một cộng đồng yêu thương hạnh phúc;
nhưng đă biến thành hỏa ngục trần gian.

Xin ǵn giữ chúng con trong đời sống đạo thành tín và nhiệt thành.
Để chúng con luôn biết
lo toan đời sống gia đ́nh của chúng con trong ánh sáng đức tin.

Xin cho chúng con biết nối kết đời sống gia đ́nh với t́nh yêu thương của chúa. Để chúng con biết yêu thương như Chúa đă yêu thương,
biết cho đi như chính Chúa đă cho cả cuộc sống của Chúa,
biết tha thứ như chính chúa đă tha thứ muôn ngàn tội lỗi của con người.

Lạy Chúa Giêsu, trong lễ tế hằng ngày trên bàn thờ,
chúng con xin dâng gia đ́nh của chúng con trên đĩa thánh,
xin Chúa biến t́nh yêu dễ tàn phai và tẻ nhạt của chúng con
thành t́nh yêu bền vững và nồng nàn của chúa.


G. Nguyễn Cao Luật op

Cái Nôi Đầu Tiên Lên Đường Di Cư
Mt 2:13-15.19-23

Tin Mừng thánh Mát-thêu thuật lại chuyến đi sang Ai-cập, tiếp đó là cuộc sát hại các trẻ em vô tội, và ngày trở về Na-da-rét.

Theo chiều hướng đă chọn, thánh Mát-thêu tiếp tục giới thiệu Đức Giêsu trong sự lệ thuộc vào thánh Giuse, người gia trưởng hợp pháp, người công chính luôn làm theo thánh ư Thiên Chúa, mặc dù ư này chỉ được truyền lại trong u tối của những giấc mơ. Thế nhưng, thánh Giuse không hoài nghi, ḷng tin của Người vẫn vững vàng : lúc đi cũng như lúc về, thánh Giuse đă mau mắn chỗi dậy, đem Con Trẻ và Mẹ Người lên đường.

Trong tŕnh thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên : tác giả muốn làm nổi bật chức vị của Con Trẻ. V́ có những đe dọa từ bên ngoài muốn làm hại mạng sống của Con Trẻ, cả gia đ́nh đă phải lên đường di cư. Một lần nữa, người ta đă thấy thấp thoáng bóng dáng của cây thập giá.

Theo Kinh Thánh, cuộc di cư sang Ai-cập có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử cứu độ : nhắc lại cuộc giải thoát khỏi Ai-cập, cũng như hành tŕnh vượt qua sa mạc để đi vào đất hứa. Khi dẫn chứng lời ngôn sứ Hô-sê, thánh Mát-thêu muốn gợi ra một chú giải sâu sắc về biến cố lánh nạn sang Ai-cập và trở về : lời trích dẫn đó là ch́a khóa để hiểu toàn bộ sứ mạng của Đức Giêsu.

Thiên Chúa gọi Con của Người là Đức Giêsu từ Ai-cập về, như xưa kia đă gọi Ít-ra-en. Đức Giêsu đă sống nơi bản thân cuộc xuất hành của dân Ít-ra-en và đă đảm nhận tất cả lịch sử Ít-ra-en. Đức Giêsu chính là Ít-ra-en mới, Người mang lấy tất cả những ǵ dân Ít-ra-en đă trải qua, đặc biệt là việc xuất hành khỏi Ai-cập.

Kèm theo đó, gia đ́nh của Đức Giêsu là biểu tượng cho "số c̣n sót lại" như lời ngôn sứ Xô-phô-ni-a. Gia đ́nh này có liên hệ chặt chẽ với Thiên Chúa, và làm tái hiện lịch sử của Ít-ra-en.

Nh́n sâu hơn, việc Đức Giêsu từ Ai-cập trở về c̣n là một cuộc xuất hành cánh chung. Với Đức Giêsu, một Ít-ra-en đích thực được thành h́nh, đó là Giáo Hội. Cả nhân loại đều được mời gọi lên đường đi về Đất Hứa, bỏ lại sau lưng đất Ai-cập, là đất của nô lệ, của áp bức, của tội lỗi, để bước vào vùng đất tự do, chan ḥa ánh sáng. Trong cuộc xuất hành này, Đức Giêsu là người dẫn đầu, là Mô-sê mới. Người sẽ đi đến cùng, và đưa tất cả những ai đi theo Người về tới Đất Hứa. Đức Giêsu không chỉ hướng dẫn, Người c̣n đi t́m kiếm con người ở những vùng u tối của quá khứ, của tội lỗi, để dẫn đưa họ vào ánh sáng rạng ngời của Thiên Chúa.

Phiêu Lưu Trong Tin Tưởng

Trong tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, một lần nữa, vai tṛ của thánh Giuse vẫn có tính cách quyết định với ba lần được báo mộng. Trong hai lần báo mộng đầu, thánh Giuse được hướng dẫn để đưa Đức Giêsu đi lánh nạn và trở về. Như chúng ta vừa nói, đó là h́nh ảnh của dân Ít-ra-en : Con Trẻ được đưa ra khỏi quê hương và trở về băng qua sa mạc. Thánh Giuse đă đem lại cho sự hiện diện của Đức Giêsu một chiều kích xă hội qua việc đưa Người hội nhập vào lịch sử của cha ông, lịch sử của toàn dân.

C̣n lần báo mộng thứ ba lại khác. Sứ thần không xuất hiện, thánh Giuse tự quyết định lấy về tương lai của gia đ́nh : khởi đầu một cuộc sống giữa ḷng xă hội.

Qua những câu chuyện như thế, người ta thấy được thánh Giuse là con người không nói, nhưng hành động. Và trong khi hành động, thánh Giuse không theo ư riêng ḿnh, cũng không hành động chỉ để bảo vệ gia đ́nh riêng của ḿnh theo khuynh hướng tự nhiên của một con người, ngược lại, thánh nhân luôn tuân phục chỉ thị của Thiên Chúa v́ tin rằng t́nh thương của Thiên Chúa quan pḥng luôn dẫn đưa bước đường của con người tới chỗ an toàn.

Để làm được như thế, thánh Giuse đă phải vượt lên trên sự sợ hăi thường t́nh trước những biến cố lạ lùng. Tuân phục trong phiêu lưu. Phiêu lưu trong tin tưởng.

Quyết định của thánh Giuse đưa gia đ́nh về trú ngụ tại Na-da-rét đă có ảnh hưởng trên toàn bộ cuộc đời của Đức Giêsu. Tên tuổi của Đức Giêsu sẽ gắn liền với ngôi làng nhỏ bé này : "Đó là ông Giêsu con ông Giuse, người Na-da-rét" (Ga 1,45). Và tên ngôi làng ấy c̣n được gắn liền với tên Đức Giêsu trên thập giá. Ngôi làng quê ấy chẳng có ǵ đáng lưu ư (x. Ga 1,46) nhưng đă trở thành bất tử v́ đă gắn liền với tên tuổi của Con Thiên Chúa, Đấng Cứu độ nhân loại. Chính Người đă chọn ngôi làng đó để sống những ngày của tuổi trẻ, thời gian chuẩn bị kỹ càng cho sứ vụ công khai sau này.

Cách hành động của Thiên Chúa vẫn thế. Người chọn những điều tầm thường, chẳng chút giá trị trước mặt nhân loại, để đóng góp vào chương tŕnh lớn lao của người. Trước mặt Thiên Chúa, chẳng có ǵ là tầm thường; tất cả đều có giá trị của ḿnh. Càng khiêm tốn, càng nhỏ bé, lại càng nhận được nhiều t́nh thương của Thiên Chúa...

Gia Đ́nh Hôm Nay

Đă sống trong một gia đ́nh loài người, và thể hiện ḷng vâng phục, t́nh yêu thương. Người đă sống một thời gian dài tại gia đ́nh, cho tới tuổi trưởng thành. Chính tại môi trường này, Người đă chuẩn bị thành lập công đồng của các cộng đồng, tức là Hội Thánh. Có thể suy diễn rằng, môi trường gia đ́nh đă tạo nên h́nh ảnh gương mẫu cũng như đem lại kinh nghiệm cho việc thành lập cộng đoàn môn đệ sau này.

Chúng ta vừa nhắc đến ở trên là trong tŕnh thuật này, Con Trẻ giữ địa vị ưu tiên. Khác với mọi gia đ́nh trần gian, gia đ́nh Na-da-rét quy tụ chung quanh Con Trẻ, chứ không phải chung quanh những người lớn. Chính Con Trẻ đem lại cho gia đ́nh ư nghĩa độc đáo. Toàn bộ gia đ́nh đều hướng về việc chuẩn bị cho sứ vụ của Đức Giêsu. Gia đ́nh ấy không sống cho riêng ḿnh. Gia đ́nh ấy chỉ đạt được ư nghĩa của ḿnh khi giúp Con Trẻ sống cho Thiên Chúa.

Đức Giêsu không chỉ sống tại gia đ́nh Na-da-rét, nhưng từ cộng đoàn nhỏ bé ấy, Người muốn thành lập một đia đ́nh rộng lớn, bao gổm toàn thể nhân loại, tức là Hội Thánh, là cộng đoàn những người tin.

Điều này có nghĩa là, trong viễn tượng của Nước Trời do Đức Giêsu thực hiện, mọi thực tại trần gian đều được hiểu theo sự chuyển động mới. Chúng không đánh mất giá trị của ḿnh, nhưng được đặt vào trong những tương quan khác, sâu xa hơn và như vậy chúng chỉ có tính tương đối. Nói cách khác, chúng sẽ được đánh giá tùy theo mức liên hệ với thực tại Nước Trời, với Đức Giêsu.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới phải đối diện với cuộc nỗ tung của đời sống gia đ́nh : vấn đề gia đ́nh đang gặp phải những khó khăn, và đang cần được đặt lại, có khi tận gốc. Những người ki-tô hữu chúng ta được mời gọi để nhắc nhở cho người khác về ư nghĩa đích thực của gia đ́nh : tầm mức lớn lao của gia đ́nh được thể hiện khi nó trở thành nơi chuẩn bị, nơi đào tạo cho một thế giới mới, cho một cộng đoàn thần linh mà Thiên Chúa muốn làm này sinh giữa chúng ta.

Gia đ́nh không tự khép kín nơi chính ḿnh, nhưng là cái nôi để mỗi thành phần trong đó được lớn lên, được phát triển, vươn tới những cộng đoàn khác, và cuối cùng là cộng đoàn Hội Thánh.

Tŕnh thuật của thánh Mát-thêu đă quan niệm gia đ́nh như một điểm bản lề giữa truyền thống và lịch sử. Vai tṛ của gia đ́nh chính là đưa đứa trẻ vào trong một nền văn hóa, một "đẳng cấp" thiêng liêng. Sứ mạng của gia đ́nh là mở ra cho Con Trẻ một tương lai, đặt Con Trẻ vào con đường lịch sử riêng của ḿnh, con đường của tự do.

Qua cách diễn tả của thánh Mát-thêu, "Thánh Gia Thất" là mối dây sự sống, đă vượt qua cái chết do các bậc vua chúa nắm quyền bính, đă đi qua sa mạc, đă cư ngụ tại biên thùy của mọi miền đất Ga-li-lê của dân ngoại, và là cái nôi đầu tiên của cộng đoàn Hội Thánh sau này.


Như Hạ op

CUỘC PHIÊU LƯU
Mt 2:13-15.19-23

Nhân loại đang choáng váng v́ những cảnh gia đ́nh đổ nát. Nhiều vấn đề lớn hôm nay sẽ được giải quyết nếu bắt đầu từ gia đ́nh. Bởi vậy cần nh́n vào gia đ́nh Nadarét để t́m một giải pháp tốt đẹp nhất cho những vấn nạn gia đ́nh hôm nay.

LY HƯƠNG.

Đức Giêsu đă xuất hiện với những khó khăn chồng chất trong một gia đ́nh.Khó khăn lớn nhất đe dọa tới chính mạng sống Hài Nhi Giêsu.Chính sứ thần đă báo mộng cho ông Giuse : "Vua Hêrôđê sắp t́m giết Hài Nhi đấy !" (Mt 2:13) Giữa cơn quẫn bách, con đường giải thoát đă mở ra trước mắt, khi "sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giuse rằng: 'Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại." (Mt 2:13) Thiên Chúa đă can thiệp để giải thoát chính Con Ḿnh.

Nhưng trước tiên, Hài Nhi có thể thoát nạn và vui hưởng những ngày tự do nơi đất khách quê người không, nếu ông Giuse không vâng lời tuyệt đối lệnh truyền đó ? Chính sự vâng lời đă dẫn đến cuộc sống an vui và tự do. Ông vâng lời bồng bế gia đ́nh ĺa bỏ quê hương, vượt biên sang Ai cập. Sẽ có ngày trở về quê cha đất tổ. Nhưng ra đi hay trở về không quan trọng. Quan trọng là làm sao nhận ra và tuân hành Thánh Ư.Thực tế ông Giuse đă cùng gia đ́nh ở lại Ai cập cho đến khi vua Hêrôđê băng hà." (Mt 2:15) Sống nơi đất khách, bao giờ ông cũng ôm giấc mộng hồi hương. Chỉ có nơi quê hương, con người mới đích thực sống cuộc sống của ḿnh. Ngoài quê hương chỉ là nô lệ, xa lạ, tăm tối.

Giữa cảnh tha hương, ông Giuse chỉ có một kim chỉ nam duy nhất là Thánh Ư Thiên Chúa. Bởi vậy, khi nhận được lệnh sứ thần, "ông liền trỗi dậy đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ítraen," (Mt 2:21) "để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ : Ta đă gọi con Ta ra khỏi Ai cập," (Mt 2:15; Hs 11:1) thoát miền đất đầy bóng tối tử thần. Từ một kinh nghiệm cứu Ítraen Dân Chúa thoát ách nô lệ Ai cập, "thánh Mathêu muốn cho thấy Đức Giêsu là người khởi đầu tái thiết toàn thể dân tộc Ítraen như một cuộc xuất hành mới đầy lư tưỡng (x. Mt 19:28; 21:43)Việc trốn chạy này là một cuộc xuất hành mới với một tân Môsê vĩ đại hơn." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:636)Tương lai đang mở ra cho nhân loại …

Khi về đến quê cha đất tổ, "v́ nghe biết Áckhêlao đă kế vị vua cha là Hêrôđê, cai trị miền Giuđê, nên ông sợ không dám về đó." (Mt 2:22) Một quyết định sai lầm lúc này sẽ dẫn đến những hậu quả khốc hại cho Hài Nhi. Ông Giuse đang đứng trước ngă ba đường. Giữa lúc ông hoang mang như thế, "được báo mộng, ông lui về miền Galilê." (Mt 2:22) Trong hoàn cảnh nào, ông cũng quyết định dựa trên Thánh ư. Không phải ông không đủ trưởng thành. Dù có thâu thập đủ tin tức, ông cũng dựa vào Đấng khôn ngoan tuyệt đối để khỏi ân hận về sau. Cuối cùng theo hướng Thánh ư, ông đă đưa gia đ́nh "đến ở tại một thành kia gọi là Nadarét." (Mt 2:23) Trong đường lối Thiên Chúa quan pḥng, thời ấy vua Herod Antipas đang xây thủ đô tại Sepphoris, một thành giáp ranh Nadarét. Theo khôn ngoan tự nhiên, ông Giuse đă chọn Nadarét làm nơi cư trú cho gia đ́nh. Chắc chắn ở đó ông có thể thoải mái kiếm kế sinh nhai nuôi sốnggia đ́nh và bảo đảm cho tương lai cậu bé Giêsu (x.The New Jerome Biblical Commentary 1990:636)

Thánh ư đă hướng dẫn ông Giuse chọn Nadarét "để ứng nghiệm lời đă phán qua miệng các ngôn sứ rằng : Người sẽ được gọi là người Nadarét." (Mt 2:23) Viết thế, thánh Mathêu "ám chỉ Đức Giêsu là 'người được thánh hiến' trong ḍng tộc Samson và Samuel. Nếu vậy, có thể thánh Mathêu muốn nói Đức Giêsu đầy sức mạnh để cứu độ dân Người." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:636) Thánh Giuse quả thật đă được Thiên Chúa tuyển chọn đặc biệt trong công tŕnh cứu muôn dân.

GIA Đ̀NH TRONG SỨ MẠNG CỨU ĐỘ.

Cũng như thánh Giuse, chúng ta "là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương" (Cl 3:12)để hoàn thành sứ mạng lớn lao trong gia đ́nh.Gia đ́nh không phải là một nơi náu ẩn của những con người tầm thường với những việc không tên. Theo ư định Thiên Chúa quan pḥng, gia đ́nh là h́nh ảnh sống động nhất diễn tả tất cả khả năng sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa. "T́nh cha và mẹ, theo ư muốn của Thiên Chúa, được đặt trong mối tương quan thông phần vào quyền sáng tạo của Thiên Chúa, và do đó, có một quan hệ hỗ tương nội tại." (ĐGH Gioan Phaolô II : VietCatholic News, 23/9/2000) Không có gia đ́nh, con người không thể hoàn thành sứ mạng sáng tạo đó.

Muốn hoàn thành sứ mạng cứu độ,con người phải "có ḷng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền ḥa và nhẫn nại, chịu đựng và tha thứ cho nhau." (Cl 3:13)Nghĩa là trong môi trương nhỏ bé đó, con người cũng có thể t́m được đầy dẫy những cơ hội làm chứng cho Thiên Chúa. Nếu cứ luẩn quẩn với cái tôi, con người sẽ không t́m được lối thoát và không thể hoàn thành sứ mạng cứu độ. Nhưng nếu có cái nh́n của thánh Giuse, họ sẽ thấy "cái tôi là cái đáng ghét."Đáng ghét v́ trong ngữ học Việt Nam "TÔI" chỉ được ghép với ba dấu sắc, huyền và nặng: TỐI, TỒI, TỘI. Đóng khung trong cái tôi là ch́m vào cơi u tối. Trong đó chỉ thấy những chuyện tồi bại và tội lỗi.Khi nào thoát được cái tôi, con người sẽ thật sự t́m được ánh sáng, sự thật và sự sống. Đúng thế "ai đi ban ngày th́ không vấp ngă, v́ thấy ánh sáng của thế gian này. C̣n ai đi ban đêm, th́ vấp ngă v́ không có ánh sáng nơi ḿnh !" (Ga 11:9) Ánh sáng Đức Giêsu đem tới là t́nh yêu Thiên Chúa. Bởi đó, muốn sống hạnh phúc, "anh em phải có ḷng bác ái : đó là mối dây liên kết tuyệt hảo," (Cl 3:14) nguồn mạch sáng tạo và sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa.

Mối dây bác ái đó không chỉ liên kết mọi phần tử gia đ́nh, nhưng c̣n kết hiệp họ với Thiên Chúa. Thực vậy, "gia đ́nh Kitô hữu được kêu gọi làm cho thiên hạ thấy ḿnh là một nơi cầu nguyện chung, khi cầu nguyện như vậy, trong tự do của người con, người ta thưa chuyện với Thiên Chúa bằng cách gọi Người với cái tên tŕu mến "Lạy Cha chúng con". Chúa Thánh Thần giúp chúng ta khám phá gương mặt của Chúa Cha như kiểu mẫu trọn vẹn của t́nh Cha trong gia đ́nh." (ĐGH Gioan Phaolô II : VietCatholic News, 10/10/2000)Thánh Giuse đă họa lại trọn vẹn h́nh ảnh Chúa Cha để cho mọi người cha biết cách ứng xử trong những lúc gia đ́nh gặp thử thách.

H́nh ảnh người cha trong gia đ́nh Nadarét chắc chắn đă in sâuvào tâm khảm Đức Giêsu trong suốt thời gian ẩn dật. Chính nhờ những năm tháng sống dưới sự che chở của Thánh Giuse, Đức Giêsu đă học được cách phục vụ mọi người. Thật vậy, "Chúa cứu chuộc từng sống ẩn dật tại Nazareth trong phần lớn đời Ngài, về mặt 'con người',Người đă 'tuân phục'(Lc 2, 51), Đức Maria mẹ Ngài và Thánh Giuse người thợ mộc. Đức 'tuân phục' thảo hiền này lại chẳng là biểu lộ đầu tiên sự vâng phục Cha Người 'cho đến chết' (Ph 2, 8), nhờ đó Người đă cứu chuộc thế gian sao ?" (ĐGH Gioan Phaolô II : VietCatholic News,23/9/2000)

Chính trong môi trường t́nh yêu đó, Đức Giêsu đă học nơi thân phụ Giuse tất cả gương cương nghị trong khi thi hành Thánh Ư Thiên Chúa. Quả thực, từ khi chấp nhận cưới Đức Maria, thánh Giuse đă "liều nhắm mắt đưa chân." Trong cuộc phiêu lưu đó, cùng với Đức Maria, thánh nhân chỉ biết sống cho Đức Giêsu, mở đường cho một dân mới, một dân nhiệt thành làm điều thiện và không ngừng tranh đấu chống lại mọi cảnh nô lệ, áp bức và tội lỗi. Chính Đức Giêsu, nhờ bàn tay Mẹ Maria và thánh Giuse, sẽ dẫn muôn dân về Đất Hứa chan ḥa ánh sáng và sự sống.


Fr. Jude Siciliano, op

Ngài chịu thương tổn v́ con người
Mt 2:13-15.19-23

Thưa quư vị.

Ở bang California nước Mỹ, có đôi vợ chồng già, ông làm nghề lái xe, bà thợ may và nội trợ. Họ có 4 người con đang lớn. Một hôm ông đi chơi về mang theo mấy bó dưa cải. Ông đưa cho bà và bảo bà rửa sạch muối dưa v́ nó là giống rau cải đặc biệt. Bà muối được mấy hũ, mang ra ăn thử. Quả nhiên giống dưa rất ngon. Ông bà mang biếu hàng xóm láng giềng để cùng thưởng thức. Từ ấy ông bỏ nghề lái xe, đi thu thập và nghiên cứu các loại dưa ngon. Ở nhà bà cũng bỏ nghề thợ may, chăm chú vào việc cải tiến cách muối dưa. Ít lâu sau cả vùng biết tiếng nghề trồng dưa và muối dưa của hai ông bà. Họ tới tấp lái xe đến mua. Hai ông bà trở nên giàu có. Nhưng tuổi đời đă lớn, hai ông bà trở về già, rồi ông mất, bà buồn bă mấy tháng trời bỏ cả nghề muối dưa.

Thấy mẹ cô đơn và u sầu, bốn người con xúm lại bàn với nhau lại trồng dưa để mẹ có dưa muối cho khuây khoả những ngày c̣n lại. Họ nhất trí khôi phục vườn dưa cũ của cha. Thấy thế người mẹ can ngăn các con mà rằng : “Mẹ đâu có thích muối dưa, nghề của mẹ là may vá. Ba chúng con thích trồng dưa nên mẹ phải chiều ba mà học muối dưa !” Người con út liền đứng dậy bật mí : “Em đă trồng dưa với ba, em biết, ba đâu có thích trồng dưa, ba thích lái xe, nhưng v́ mẹ thích muối dưa, nên ba trồng để mẹ có dưa muối.”

Lúc ấy cả nhà mới vỡ lẽ, họ đă hy sinh cho sở thích của nhau trọn cuộc đời. Hôm nay là ngày lễ thánh hoá gia đ́nh, hẳn quư vị khâm phục gương sáng của hai ông bà đó. Nhưng những tin tức từ Afghanistan dưới chế độ Taliban đối xử tàn bạo với phụ nữ khiến cả thế giới rùng ḿnh sợ hăi và không hiểu nổi. Không riêng ǵ Afghanistan, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn c̣n năo trạng và hành động dă man với nữ giới. Họ gồm hơn một nửa dân số. Bài đọc thứ hai trong thánh lễ hôm nay cũng có khi gây nên hiểu lầm “Người vợ hăy phục tùng chồng, như thế mới xứng đáng là người thuộc về Chúa.”

Những người có đầu óc trọng nam khinh nữ sẽ suy nghĩ : “À ra thế đấy, kinh Coran, Kinh thánh, đều bênh vực quyền lợi phái mạnh, đàn bà phải phục tùng đàn ông”. Tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử. Họ cố t́nh quên đi phần thứ hai của câu văn : “Người chồng hăy yêu thương, chứ đừng cay nghiệt với vợ.” Thực ra, bài này được chọn v́ những đức tính gia đ́nh mà thánh Phaolô muốn các cộng đoàn Kitô hữu phải có. Đó là ḷng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.

Thánh Phaolô muốn dùng những từ đó để giải quyết vài vấn đề giáo lư và luân lư trong cộng đồng tín hữu thành Côlôsê. Cá biệt là vấn đề ǵ th́ không thuộc nội dung thánh lễ hôm nay. Nhưng một từ mà chúng ta không thể quên : “Trên hết mọi sự, anh em hăy mặc lấy đức bác ái” (3,14). Câu này căn bản để sống thánh thiện, gương mẫu dù là trong gia đ́nh hay giáo hội địa phương. Nó nghe gần gần như chiếc áo rửa tội. “Anh em hăy mặc lấy Chúa Kitô” (Gl 3, 27). Tức đời sống mới trong Thiên Chúa. Nhưng tự thân chúng ta chẳng thể sống các nhân đức trên đây. Nguồn mạch của chúng và của sự hối cải tổng quát mọi người phải có, là Đức Kitô hằng sống. Ngài hoạt động trong chúng ta. Chúng ta chỉ có thể “mặc lấy” đức bác ái, thương cảm, khiêm nhượng, hiền hoà, nhẫn nại khi chúng ta “mặc lấy” Đức Kitô. Suy niệm những nhân đức thánh Phaolô kể ra trong thánh lễ, hẳn mỗi người phải tự hỏi : “Gia đ́nh tôi c̣n thiếu những nhân đức nào ? Tha thứ ? Rộng lượng ? Kiên nhẫn ? Thương cảm hay tử tế ? Và chúng ta cần phải trả lời ngay trước mặt Chúa, trước mặt cộng đoàn để cho thánh lễ trọn phần thánh thiện !

Như vậy mỗi khi cử hành phụng vụ, lời Chúa Kitô lại cư ngụ dồi dào trong anh chị em. Anh chị em lại được lănh nhận lời ban sự sống, lời hằng sống, lời đổi mới cuộc đời chúng ta. Nói cách khác, sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh rất sống động và thực tế. Với Ngài chúng ta được thúc đẩy sống trọn lành hơn và đem cả tâm hồn mà ca hát cảm tạ Thiên Chúa Cha (3,17). Với những tư tưởng này, thánh Phaolô muốn làm dịu bớt tính gay go trong cộng đồng tín hữu Côlôsê.

Thực ra đối với ngài, trong đức Kitô không c̣n đàn ông hay đàn bà, nô lệ hay tự do, Hy lạp hay Do thái (Gl 3,28). Tất cả đều đang hướng về Đức Kitô, chẳng bao lâu nữa sẽ quang lâm. Con tàu hội thánh đang chao đảo, tại sao lại c̣n làm cho nó tệ hơn.

Đúng thế, chúng ta mừng lễ Giáng sinh trong tiếng ồn ào của ca hát, buôn bán, kịch nghệ, TV, Radio, CD, v.v… trong khi thánh gia lại phải chạy trốn sự tàn sát của Hêrôđê. Thiên niên kỷ thứ ba chưa được tṛn một tuổi, th́ bao nhiêu tai hoạ đă dồn dập ập tới. Thiên tai, băo lụt, chiến tranh, khủng bố, toà tháp đôi thương mại quốc tế trong một giờ đồng hồ bị sập đè chết hơn ba ngàn người. Lầu năm góc cũng tan hoang đốt cháy cả vùng trời Washington DC. Đúng như Cao Bá Quát đă mô tả (đă mang tiếng khóc bưng đầu mà ra) “Đời có vui sao chẳng cười kh́ ?” Trong bài Phúc Âm hôm nay, thánh Matthêo đă cho chúng ta biết mặt khác của cuộc đời, một thực tế cay đắng mà con người thường đối xử với nhau. Nếu như phụng vụ không bỏ phần giữa câu truyện, th́ chúng ta có cả một bức tranh tàn nhẫn của Hêrôđê. Ông sát hại một tá trẻ thơ v́ sợ hăi Chúa Hài Đồng.

Việc làm của Hêrôđê chưa chấm dứt, nó c̣n tiếp tục từ hai ngàn năm nay. Nó áp bức và tàn phá những người vô tội, những gia đ́nh hiền lành khắp thế gian. Xin hăy tưởng tượng nỗi sợ hăi của những gia đ́nh thất nghiệp, những người phải di tản v́ chiến cuộc, những nông dân bị xua đuổi ra khỏi ruộng nương, làng mạc để lấy chỗ xây dựng các nhà máy mới… cuộc sống của họ cũng bấp bênh như thánh gia khi trốn sang Ai Cập.

Số phận long đong của Chúa Giêsu là liên tục, từ lúc sinh ra cho đến chết. Tŕnh thuật hôm nay của thánh Matthêo về tuổi thơ của Chúa Giêsu đă là một bi kịch và đă có đầy đủ yếu tố để chúng ta dự đoán được kết thúc thảm khốc. Nhưng Ngài không trốn chạy, sau này khi bắt đầu sứ mệnh, ma quỷ trong hoang địa cám dỗ Ngài đi theo con đường khác, dễ dăi hơn, ít nhọc nhằn khốn khổ hơn, bằng các phép lạ, bằng cách kêu cầu Cha Ngài giúp đỡ : “Bởi lẽ Thiên Chúa sẽ truyền lệnh cho các thiên thần nâng đỡ ông, không để cho chân ông vấp ngă” (Mt 4,6). Nhưng thánh Matthêo đă lưu ư rằng : Đó không phải là chương tŕnh của Thiên Chúa. Ngài hoàn toàn chỉ đạo cho Chúa Giêsu phải dấn thân vào mọi ngóc ngách của cuộc sống nhân sinh, kể cả vật lộn, kiệt quệ và chết chóc. Ngài không xuống trần như một khách du lịch, chụp h́nh, thăm hỏi thổ dân, chơi đùa, tắm biển rồi trở về nghỉ ngơi trong các khách sạn sang trọng đầy đủ tiện nghi mặc cho thiên hạ chịu đựng những khó khăn hàng ngày. Ngài thực sự chia sẻ số phận nặng nề của con người, ngoại trừ tội lỗi.

Viết như thế để chúng ta đừng lăng mạn hoá gia đ́nh thánh gia như là một gia đ́nh hoàn hảo xét về mặt vật chất. Gia đ́nh đó là một gia đ́nh lênh đênh nghèo khổ đang chạy trốn bàn tay nghiền nát của bạo chúa Hêrôđê.

Mùa này, gia đ́nh này làm gương mẫu thánh thiện không phải là v́ được trưng bày trang trọng trong pḥng khách mỗi nhà như Radio, TV, và các bài ca hát xưng tụng, nhưng là v́ Thiên Chúa hiện diện. Cũng như Ngài hiện diện trong mỗi cuộc đời chúng ta, trong mỗi gia đ́nh chúng ta. Ngài chạy trốn xuống Ai cập với thánh gia và Ngài cũng chạy trốn nghèo đói, bệnh tật với ngàn vạn gia đ́nh trên thế giới.

Vậy th́ trong các lời cầu xin của thánh lễ hôm nay, chúng ta cũng phải nhớ đến các gia đ́nh đau khổ đó. Con số lên đến hàng trăm triệu, chưa kể các trẻ em Afghanistan, Israel, Somali. Chúng chưa hề ư thức được tại sao chúng lại phải chịu khổ, chịu chết tất tưởi. Chúng ta cầu xin cho chúng được gặp những bàn tay nhân ái, t́m thấy quê hương mới, mái nhà mới. Đó là ư nghĩa của từ Emmanuel, rất cụ thể trong mỗi số phận con người, chúng ta chờ đợi Chúa và Ngài thể hiện trong cuộc đời chúng ta, thực sự ở với chúng ta như thánh Phaolô nói : “Ngài đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7). Ngài chịu thương tổn v́ loài người, chịu đày ải và chết chóc v́ loài người.

Tuy nhiên, chúng ta không được phép yếm thế, thất vọng. Bài ca Alleluia phải là bài ca riêng của người tín hữu. Trái tim của Thiên Chúa vẫn là trái tim của người Cha, đầy yêu thương và nhân ái. Sau khi Hêrôđê băng hà, Ngài gọi Con Ngài từ Ai Cập trở về. Sau khi chịu chết trên cây thập tự, Ngài đă cho Con Ngài trỗi dậy vinh quang. Sau những nhọc nhằn khó khăn ở thế gian này, hạnh phúc vô biên sẽ chiếu toả trên mọi gương mặt các tín hữu. Vậy th́ lễ thánh gia giữ một giá trị vĩnh viễn trong mỗi tâm hồn, mỗi gia đ́nh, và toàn thể Giáo Hội. Amen. Alleluia.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Trách nhiệm cha mẹ
(Mt 2,13-15.19-23)

Những vụ án liên tục xảy ra trên địa bàn thành phố, cũng như trên các tỉnh thành trong cả nước, mà thủ phạm đa phần là thanh thiếu niên, đang làm cho giới hữu trách và những người có trách nhiệm quan tâm suy nghĩ. Quả thực, có lẽ chưa bao giờ những vụ án h́nh sự, thậm chí là những vụ trọng án, mà thủ phạm là thanh thiếu niên, chiếm tỉ lệ cao như hiện nay. T́nh trạng này không phải chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà hầu như quốc gia nào cũng đang phải đối mặt. Có thể nói vấn đề thanh thiếu niên phạm pháp đang làm đau đầu các nhà chức trách, là nỗi lo âu cho các bậc cha mẹ, và là mối bận tâm của các nhà giáo dục.

Có nhiều nguyên nhân giải thích t́nh trạng phạm pháp của thanh thiếu niên. nhưng chưa có cơ quan hữu trách nào chính thức đưa ra những nguyên nhân ấy, rải rác đó đây, chúng ta có thể nhận ra được một số lời giải thích. Hầu hết những trường hợp và vụ việc phạm pháp của thanh thiếu niên đều bắt nguồn từ sự sụp đổ hay ít là sự lỏng lẻo trong quan hệ giữa vợ chồng hay cha mẹ.

Trường hợp của Nguyễn Chí Hận Thù là một thí dụ, cha đă bỏ mẹ lúc Hận Thù mới được ba tháng tuổi. Đó cũng là t́nh trạng gia đ́nh của một số thành viên trong các băng đảng cướp giật, buôn bán và sử dụng Hê-rô-in mà công an đă triệt phá trong thời gian gần đây. Điều đáng nói là hậu quả của sự sụp đổ này lại trút lên đầu những đứa bé vô tội. Mẹ của Nguyễn Chí Hận Thù đă giải thích v́ sao tên em được đặt như vậy, em không c̣n vinh dự là hoa trái của t́nh yêu mà đă trở nên dấu hiệu, nên bằng chứng “chí hận thù” của mẹ đối với cha.

Nhiều bậc cha mẹ ngày nay vo tṛn bổn phận của ḿnh vào vấn đề kinh tế. Họ tưởng rằng khi cung cấp cho con cái đầy đủ những nhu cầu về tiền bạc, là có thể, hoặc chắc chắn đă cung cấp cho con cái ch́a khóa giải quyết hết mọi vấn đề, “có tiền mua tiên cũng được”, huống hồ những vấn đề khác từ cuộc sống. Thế nhưng sự thật đâu phải đơn giản như vậy. Những ǵ từ cuộc sống đă bao lần chứng minh, đó chỉ là một lối lập luận cường điệu, méo mó và nông cạn. Con cái, ngoài cái ăn cái mặc, c̣n có biết bao điều khác nữa, thế mà không ít bậc cha mẹ quên mất trách nhiệm này. Nhân ngày lễ Thánh Gia hôm nay, xin gợi ư chia sẻ một ít điều về vấn đề trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

Đối với những bậc cha mẹ, điều chắc chắn là họ sẽ phải trả lẽ về những bổn hận và trách nhiệm của họ trong vai tṛ làm cha làm mẹ của ḿnh. Bổn phận ấy là tạo nên con cái về phần xác và nuôi nấng cho chúng lớn lên. Trách nhiệm ấy là hướng dẫn và giáo dục con cái nên những con người. có một điều khá mỉa mai là mối bận tâm và sự đầu tư cho khâu trách nhiệm này thường bị thả nổi hoặc giản lược đến không bằng nhu cầu cơm áo.

Chẳng hạn, chúng ta thấy có một nét chung trong các vụ án phạm pháp của thanh thiếu niên, đó là nhiều thủ phạm xuất thân từ những gia đ́nh có chức có quyền, từ những gia đ́nh giàu có. Khi bị bắt, phương tiện đi lại của chúng là những loại xe đắt tiền, và trong túi ngoài số tiền mặt nhiều đến kinh ngạc, c̣n có cả ngoại tệ và điện thoại di động cao cấp. Khi được hỏi, một trong số hàng trăm thanh niên bị bắt v́ tội mua bán và sử dụng Hê-rô-in tại Tân B́nh, đă trả lời tỉnh bơ : “Tiền này là mẹ cho để bỏ túi tiêu vặt”. Câu trả lời này là bằng chứng cho thấy nhiều bậc cha mẹ đă sai lầm tai hại khi nghĩ rằng : thương con là thỏa măn đầy đủ những ǵ chúng yêu cầu và chu cấp cho chúng nhiều tiền mà không hề quan tâm chúng sẽ sử dụng những đồng tiền đó vào mục đích ǵ và thái độ của chúng trước đồng tiền ra sao ?

Người ta thường nói : “Tiền bạc là tên đầy tớ tốt, nhưng lại là ông chủ xấu”. Ai mà chả biết ông chủ xấu thường bày ra trước mặt những con thiêu thân non dạ non ḷng nhiều cạm bẫy mang dáng vẻ hấp dẫn, hào nhoáng và lôi cuốn. Các bậc cha mẹ không thể vô can v́ quan niệm sai lầm và cách hành sử vô trách nhiệm như vậy. Lo cho con cái nên người, chuẩn bị cho chúng một hành trang tâm thể lư là một bổn phận không thể thiếu. Bổn phận ấy không thể nhờ tiền bạc làm thay được, nhất là khi những đồng tiền ấy có được từ những nguồn thu bất chính.

Bên cạnh những cha mẹ đáng trách ấy, vẫn c̣n những bậc cha mẹ quan niệm một cách đúng đắn rằng : “Để lại cho con một rương vàng, không bằng để lại cho con một quyển sách quư”. Quyển sách ấy có thể đơn giản là một nghề lao động chân chính, bởi v́ “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Ở tầm cao hơn, quyển sách ấy có thể chứa đựng nhiều điều hay, lẽ phải, những chuẩn mực nên theo, những lănh vực nên làm để con người sống, suy nghĩ và hành động thế nào cho đúng với phẩm giá của một con người. Ở tầm cao hơn nữa, là những chiều kích bao la của kiến thức, của tư duy. Gia sản tinh thần của nhân loại đẹp hơn, lớn hơn là nhờ có nhiều người vào được vùng trời này và triển nở được trong đó.

Tuy nhiên, để cái đức lại cho con cái mới chính là đỉnh điểm của những ǵ tốt đẹp và cao quư nhất mà cha mẹ có thể làm cho con cái. Điều đó có nghĩa là trong khi thi hành bổn phận và thiên chức làm cha làm mẹ, những người cha người mẹ ấy biết trước hết phải giáo dục chính bản thân ḿnh, bởi một lẽ rất đơn giản : “Thượng bất chính th́ hạ tắc loạn” và “Không ai có thể cho cái ḿnh không có”, cha mẹ hăy trở nên người để con cái trở nên người, cha mẹ thế nào th́ con cái sẽ như thế.

Nh́n dưới góc cạnh trên, th́ gia đ́nh với con cái ở trong đó được ví như con tàu đang lướt sóng trên biển đời trần thế, cần có vị thuyền trưởng tài ba và dũng cảm là cha mẹ. Con tàu gia đ́nh có tới bến an b́nh, nghĩa là con cái sau này có trở thành người trưởng thành và hữu ích cho xă hội và Giáo Hội, th́ cũng tùy thuộc vào công tŕnh giáo dục mang tính chất gương mẫu và yêu thương của cha mẹ. Xin ông bà anh chị em hăy nh́n vào gương mẫu của Thánh Gia : Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse, và xin các ngài hướng dẫn và giúp đỡ.

 
Fx. Trần Đức Tuân op

Xin Chúa chúc lành cho gia đ́nh chúng con
(Mt 2:13-15.19-23)

Giữa bối cảnh thế giới và xă hội đang phát triển không ngừng. Giáo dục gia đ́nh được xem như là một vấn đề của Giáo hội. Ngày nay, nhiều gia đ́nh đổ vỡ v́ những lư xem ra chẳng đáng là ǵ. Chúng ta biết rằng thế giới ngày nay đang đứng trước nguy cơ đe dọa cuộc sống gia đ́nh.

Gia đ́nh Giáo hội rút gọn, là trường dạy đức tin, là nơi đầu tiên con cái nhận được sự giáo dục, và gia đ́nh cũng là nơi con cái trưởng thành về đời sống tinh thần và thể chất của một con người. Đức Pio XI trong thông điệp về giáo dục Kitô có viết : “Nền giáo dục hữu hiệu nhất và bền bỉ nhất là nền giáo dục được nhận lănh từ một gia đ́nh Kitô giáo có qui củ và khuôn phép. Những gương lành của cha mẹ và của những người trong gia đ́nh càng chiếu toả và bền bỉ, th́ kết quả giáo dục càng lớn lao”.

Gia đ́nh Thánh Gia có thế nói là một gia đ́nh rất thánh thiện và gương mẫu, nhưng cũng đă phải chịu bao đau khổ và nghịch cảnh như bao gia đ́nh b́nh thường khác khi bị vua Hêrôđê t́m giết Hài Nhi, và thánh Giuse đă phải đưa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập. Nhờ đó mọi gia đ́nh Kitô hữu khác có thể yên tâm đứng vững trước những khó khăn thử thách của cuộc sống. H́nh ảnh Thánh Gia cho chúng ta thấy, người ta có thể sống hạnh phúc ngay cả trong những biến chuyển của cuộc sống, và nhất là có thể nên thánh trong chính đời sống gia đ́nh.

Ngày nay gia đ́nh cũng bị đe doạ khi mà có những gia đ́nh quá nghèo và nợ nần, có những gia đ́nh thiếu bóng người cha, vắng người mẹ, có những gia đ́nh v́ quá nghèo, con cái phải đi bán vé số, đi làm thuê làm mướn. Có những đứa con bị bỏ rơi, bị thất học, bị lam dụng.... bên cạnh đó cũng có những xung đột giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái. Kết quả là nạn phá thai, ngoại t́nh, ly dị... từ đó gia đ́nh không c̣n nơi êm ấm cho con cái. Gia đ́nh Thánh gia là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo, nếu mỗi thành viên trong gia đ́nh biết hy sinh cho nhau, biết giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn cho nhau th́ gia đ́nh sẽ hạnh phúc.

Một gia đ́nh sống có qui củ và khuôn khổ th́ đó là một môi trường tốt để dạy đức tin cho con cái. Cha mẹ phải ư thức công việc đó trước tiên là của ḿnh và chính ḿnh phải chịu trách nhiệm về việc giáo dục đức tin cho con cái trước mặt Thiên Chúa sau này. Như trong Hiến chế về Giáo hội, Công Đồng Va-ti-ca-nô II đă nói : “Những người đầu tiên phải lấy lời nói và gương sáng mà dạy dỗ đức tin cho con cái chính là cha mẹ ”.

Bên cạnh đó, trong đời sống gia đ́nh, ta cũng sẽ gặp thử thách và đau khổ do sự thiếu t́nh thương, vô t́nh, hiểu lầm, tính ích kỷ của người khác, thậm chí của chính những người trong gia đ́nh ḿnh. Chính ta cũng gây ra những thử thách và đau khổ tương tự như thế cho tha nhân, và cho cả những người trong gia đ́nh ḿnh. Nhưng những thử thách đó đều nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa nhằm thánh hóa và tinh luyện t́nh yêu nơi bản thân ta cũng như những người thân trong gia đ́nh ta. Điều quan trọng là ta phải nhận ra thánh ư Thiên Chúa trong những thử thách đó, và luôn luôn sẵn sàng làm theo thánh ư Ngài. Gia đ́nh Nadarét xưa cũng gặp rất nhiều đau khổ, nghịch cảnh như gia đ́nh chúng ta đă gặp. Có biết bao hoàn cảnh khiến người trong gia đ́nh hiểu lầm nhau, tạo nên những xung đột, v.v… làm cho nhau đau khổ, và đ̣i buộc mọi người phải chịu đựng, tha thứ lẫn nhau. Chính trong thử thách và đau khổ, con người mới chứng tỏ được t́nh yêu của ḿnh đối với Thiên Chúa và tha nhân, đặc biệt đối với những người trong gia đ́nh ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Đời sống gia đ́nh có biết bao khó khăn, thử thách và đau khổ, chẳng những đến từ ngoại cảnh, từ xă hội, mà c̣n đến từ chính những người trong gia đ́nh. Xin cho chúng con nhận ra những đau khổ, những thử thách đó đều là những phương tiện Chúa dùng để thánh hóa, tinh luyện t́nh yêu của bản thân chúng con và gia đ́nh chúng con.

Lạy Chúa, xin Chúa cũng chúc lành cho gia đ́nh chúng con để mọi người luôn được sống trong t́nh yêu Chúa. Amen.


Đỗ Lực op

Chiếc Nôi Ḥa B́nh
(Mt 2:13-15.19-23)

Hơn bao giờ hết, ngày nay, xă hội lẫn Giáo hội đều chú ư và bàn bạc nhiều đến vai tṛ và nghĩa vụ của gia đ́nh. Trong sứ điệp đầu năm 2008, ĐGH Bênêđictô XVI đă nh́n gia đ́nh như một “chiếc nôi của sự sống và t́nh yêu” hay như một “cộng đồng ḥa b́nh. Thực vậy, h́nh thức hiệp thông đầu tiên giữa con người với nhau chính là sự hiệp thông mà t́nh yêu khơi lên giữa một người nam và một người nữ, quyết định kết hiệp với nhau một cách bền vững để cùng nhau xây dựng một gia đ́nh mới.” (1) Nếu không có gia đ́nh, con người không biết làm sao học được bài học thương yêu và sống chung ḥa b́nh với nhau.

Nhưng chính gia đ́nh sẽ dựa trên khuôn mẫu nào để xây dựng cuộc sống hạnh phúc trong t́nh yêu và ḥa b́nh, nếu không phải là gia đ́nh Nadarét ? Bởi vậy, ngay sau lễ Giáng Sinh, Giáo Hội muốn chúng ta nh́n vào gương Thánh Gia để thấy một khuôn mẫu sáng giá nhất cho mọi gia đ́nh. Từ đó, con người cũng có thể rút lấy những bài học cho cuộc sống chung của nhân loại hôm nay.

CHIẾC NÔI SỰ SỐNG VÀ T̀NH YÊU

Những bức tranh vẽ cảnh Thánh Gia trốn sang Ai cập thật quyến rũ. Đức Maria bồng con trên tay, cỡi lừa do thánh Giuse dắt đi. Nhưng thực tế chẳng đẹp tí nào. Tin Mừng cho biết Vua Hêrốt đ̣i lấy mạng Chúa Giêsu. Thấy mưu kế kẻ thù, Thiên Chúa Tối Cao đă sai thiên thần đến báo mộng cho ông Giuse di chuyển ... và di chuyển thật nhanh.

Chẳng có ǵ lăng mạn khi ông Giuse và Đức Maria phải từ bỏ chương tŕnh về Nadarét sống cuộc đời êm ả. Các ngài mong có ngày an cư lạc nghiệp để nuôi dạy bé thơ Giêsu. Thánh Gia đă trốn thoát để t́m sự sống, phấn đấu để sống, đặc biệt quan tâm lo lắng cho Hài Nhi Giêsu bé bỏng. Hài Nhi quá đặc biệt, nên phải được chăm sóc và yêu thương một cách khác thường.

Theo đường lối Thiên Chúa, Thánh Giuse và Mẹ Maria đều nhận thấy Bêlem thật là mối đe dọa lớn cho sinh mạng Người Con của các ngài. Trước khi trốn thoát, nhờ thiên thần báo mộng, ông Giuse đă chọn đúng hướng khi quyết định đem cả Mẹ Con Đức Maria sang Ai Cập. Cũng như ông Môsê và dân Israel, Chúa Giêsu đă thoát chết cách lạ lùng. Như Israel, Chúa được đưa sang Ai cập và được kêu gọi ra khỏi nơi lưu đày để trở về Đất Hứa.

Trong cơn bấn loạn, nếu không có ơn trên, Thánh Giuse không thể thấy phương hướng rơ ràng . Ngay sau khi được báo mộng, “ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang Ai cập.” (Mt 2:14) Chậm một chút có thể gây nguy hiểm cho tính mạng Hài Nhi. Nhưng một người có tinh thần khiêm tốn và vâng phục như ông Giuse, làm sao có thể chậm chạp được ?! Ông đủ b́nh tĩnh và can đảm đem cả gia đ́nh sang trú ngụ nơi đất khách quê người.

Dù ở đâu, Thánh Gia luôn là cái nôi t́nh yêu cho Hài Nhi Giêsu. Đức Maria đă ban cho Chúa thân xác và bản tính loài người. C̣n Thánh Giuse đă giúp xây dựng và bảo vệ cái nôi sự sống và ḥa b́nh đó. Bàn tay âu yếm của nghĩa phụ Giuse đă cứu Chúa Hài Nhi thoát cơn bách hại trong gang tấc. Dưới mái nhà Nadarét, Thánh Giuse đă dầy công làm gương và chỉ dạy cho Người Con của ḿnh một nghề để có thể sống lương thiện và mưu sinh trong tương lai. Bởi vậy, thiên hạ mới xầm x́ về Chúa : “Ông không phải là bác thợ sao ?”(Mt 13:55; Mc 6:3) Từ tấm bé, Chúa đă được dạy dỗ để “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.”(Lc 2:52) Tất cả đều nhằm chuẩn bị cho Chúa lên đường cứu độ trần gian.

Thánh Giuse và Mẹ Maria đă hoàn thành sứ mệnh cách vẻ vang, mặc dù giữa bao thiếu thốn, sóng gió, hiểm nguy, nghèo khổ, sợ hăi, lo âu, ngăn trở v.v. Các ngài đă trở nên thánh v́ đă được mời gọi bước theo đường hướng của Thiên Chúa.

GIA Đ̀NH, CỘNG ĐỒNG H̉A B̀NH

Dưới con mắt Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse quả là những hồng ân vô cùng quư giá của Thiên Chúa Cha.Trong Thánh Gia, Hài Nhi Giêsu đă lớn lên trong bầu khí an b́nh và đầy ắp t́nh yêu. Không bao giờ Chúa thấy cảnh bạo hành trong gia đ́nh. Chúa đă thấy Cha Mẹ luôn nỗ lực biến Thánh Gia thành một cộng đồng gương mẫu về ḥa b́nh.

Thánh Gia là một lời mời gọi và nhắc nhở mọi gia đ́nh nhớ đến sứ mạng củng cố ḥa b́nh thế giới. Trong gia đ́nh, con người đứng trước những thách đố về ḥa b́nh khi sống chung với người khác. Con người được huấn luyện thành những khí cụ góp phần xây dựng ḥa b́nh. Nói rơ hơn, con người đươc giáo dục để trở thành những nhân vị và biết tôn trọng phẩm giá tha nhân. Thật vậy, “không thể cổ động việc xây dựng nhân phẩm nếu không quan tâm tới gia đ́nh...” (2) Càng nh́n kỹ vào Thánh Gia, gia đ́nh càng thấy nhân phẩm Chúa Giêsu đă được nhồi nắn như thế nào qua tay Đức Maria và Thánh Giuse. Mỗi người một cách, các ngài đă đưa Chúa không những qua cơn sóng gió, nhưng c̣n giúp Chúa làm quen với những thử thách cuộc đời.

“Trong chương tŕnh của Tạo Hóa, gia đ́nh được tŕnh bày như ‘một nơi đầu tiên dành cho con người và xă hội tập sống nhân đạo và là ‘cái nôi cho sự sống và t́nh yêu.’” (3) Gia đ́nh sẽ dạy cho con người biết lựa chọn sống chung ḥa b́nh và từ chối những thói bạo động trong cuộc sống chung. Đó là những lựa chọn cần thiết giúp con người ngày càng sống ư thức hơn trong xă hội rộng. Bởi thế, “gia đ́nh là người thày đầu tiên và cần thiết dạy về ḥa b́nh … Gia đ́nh là nền tảng xă hội … v́ gia đ́nh làm cho các thành viên có thể kinh nghiệm sống ḥa b́nh một cách kiên quyết.” (4)

Theo ĐGH Bênêđictô XVI, chúng ta phải hỗ trợ và giáo dục các gia đ́nh. Nhưng chúng ta cũng phải hoạt động cho ḥa b́nh trên mọi lănh vực, cho dù những nỗ lực nhỏ nhoi của chúng ta chỉ như giọt nước bám miệng thùng. Sở dĩ v́ “chính trong gia đ́nh người ta học cách yêu thương và trung thành với Chúa” (5) của ḥa b́nh. Chính v́ xa rời Thiên Chúa, các gia đ́nh đánh mất nguồn sống b́nh an. Tự bản chất, “gia đ́nh có chiều kích xă hội đặc biệt và độc đáo, v́ gia đ́nh là nơi chủ yếu có các mối tương quan liên vị, là tế bào đầu tiên và then chốt của xă hội.” (6) Từ những tương quan đó, con người bước ra ngoài xă hội với một ḷng tự tin và tin tưởng tha nhân để xây dựng một xă hội tốt đẹp.

Hơn lúc nào, mọi người cần phải thấy rơ “gia đ́nh có một đóng góp duy nhất và độc nhất vào thiện ích xă hội, v́ gia đ́nh như một cộng đồng tự nhiên giúp con người cảm nghiệm về bản tính xă hội của ḿnh. Thực vậy, mỗi đơn vị gia đ́nh hiện hữu nhờ sự hiệp thông giữa các nhân vị.” (7) Nếu sự hiệp thông bế tắc, con người không thể sống ḥa b́nh. Do đó, bạo động phát sinh ngay từ trong gia đ́nh. Thay v́ là tổ ấm, gia đ́nh trở thành hỏa ngục. Trong đó một lũ sài lang đang dành giựt, xâu xé, cắn nuốt lẫn nhau.

Để lấy lại đúng bản chất và vai tṛ của ḿnh, gia đ́nh phải noi gương Thánh Gia, một họa ảnh tuyệt vời về Thiên Chúa Ba Ngôi. Sống theo đúng gương mẫu Thánh Gia, chắc chắn gia đ́nh sẽ tạo được một môi trường đào luyện những con người sống đúng theo lương tâm.Quả thực, trong gia đ́nh, người ta mới hiểu thế nào là sống theo quy luật luân lư. “Quy luật luân lư ấy phải điều hành những chọn lựa của lương tâm và hướng dẫn mọi thái độ của con người.” (8) Có quen hành động theo quy luật luân lư đó, lương tâm mới ngày càng trong sáng và biết tôn trọng tha nhân. Nhờ đó, xă hội mới có thể có trật tự, ổn đ́nh và ḥa b́nh.

Như thế, rơ ràng “gia đ́nh có một tầm quan yếu đối với nhân vị. Chính trong nôi sự sống và t́nh yêu mà con người sinh ra và lớn lên. Khi một em bé được thụ thai, xă hội nhận một tặng phẩm nhân vị mới, đươc kêu gọi ‘từ miền sâu thẳm nhất của bản thân tới hiệp thông với tha nhân và hiến thân cho người khác.’ Bởi đó, chính trong gia đ́nh việc nam nữ hiến thân cho nhau trong hôn nhân tạo nên một môi trường sống để con cái ‘phát triển tài năng, ư thức về phẩm giá và chuẩn bị đối diện với số phận duy nhất và của riêng ḿnh.’” (9) Như thế, từ trong một môi trường nhỏ hẹp là gia đ́nh, con người có thể được chuẩn bị về mọi mặt để có thể ứng xử trong mọi hoàn cảnh phức tạp ngoài xă hội. Nếu không, con người sẽ vuột mất một cơ hội có tính cách quyết định cho cuộc sống hạnh phúc. Gia đ́nh quả là cơ hội duy nhất và lớn nhất cho sự phát triển con người và xă hội.

Nếu họa lại đúng h́nh ảnh Thánh Gia, gia đ́nh sẽ là một nhà trường dạy con cái sống theo Tin Mừng. Trong đó, con cái sẽ học biết về cuộc đời Chúa Giêsu và noi gương khiêm nhường, vâng phục của Đức Mẹ và Thánh Giuse. Họ sẽ biết bắt chước Đức Mẹ “suy đi nghĩ lại trong ḷng” tất cả những ǵ xảy đến cho gia đ́nh dưới con mắt đức tin. Họ sẽ sống công chính và làm việc cần mẫn như thánh Giuse. Sống trong gia đ́nh như thế, con cái sẽ “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa” (Lc 2:52) như Chúa Giêsu. Quả thực, “trong bầu khí t́nh cảm tự nhiên quy tụ các phần tử gia đ́nh, các nhân vị được nh́n nhận và học hỏi trách nhiệm trong toàn thể cuộc sống làm người của ḿnh.’Cơ cấu đầu tiên và nền tảng xây dựng sinh thái học con người là gia đ́nh, để con người nhận lấy những khái niệm h́nh thành đầu tiên về chân lư và sự thiện, và học xem yêu và được yêu nghĩa là ǵ. Bởi đó, gia đ́nh thực sự ư nghĩa cho việc làm người.” (10) Càng nh́n sâu vào gia đ́nh, càng thấy nguồn sống đích thực của xă hội và nhân vị.

V̉NG XOÁY BẠO LỰC

Nh́n vào t́nh trạng xă hội đầy bạo động hôm nay, chúng ta có thể rút ra những kết luận nào về gia đ́nh ? Phải chăng trong gia đ́nh, các thành phần đang học yêu thương và sống chung ḥa b́nh với nhau ? Nếu thế, bạo động từ đâu phát sinh ? Ai chịu trách nhiệm về những hành vi bạo động của các cá nhân ?

Ngày nay bao thảm cảnh xă hội xảy ra chỉ v́ gia đ́nh đă đánh mất bản chất tổ ấm của ḿnh. Cơn xoáy bạo lực đă lan tỏa từ gia đ́nh ra ngoài xă hội. Làm sao thoát ra khỏi ṿng xoáy đó ? Bao nhiêu nỗ lực về mọi mặt chính trị, luật pháp có phá tan được ṿng xoáy đó không ?

Việt Nam đă im tiếng súng hơn 30 năm qua, nhưng xă hội đă b́nh an chưa ? Gia đ́nh có hết cảnh bạo lực để con cái lớn lên trong t́nh yêu và b́nh an không ? “Theo thông tin từ báo điện tử Việt Nam Net, tại phiên thảo luận, đại biểu Trương Thị Thu Hà, tỉnh Đồng Nai, dẫn chứng rằng trong 5 năm vừa qua, có trên 350.000 vụ việc về bạo lực trong gia đ́nh được đưa ra xử lư tại toà. Hơn 180 ngàn vụ liên quan đến đánh đập. Trong số những lư do dẫn đến ly dị th́ 53% là bạo lực trong gia đ́nh.” (11) Xă hội đón nhận được những phần tử nào từ những gia đ́nh đầy bạo lực đó?

Càng nh́n ra ngoài xă hội, càng thấy những cảnh năo ḷng. Bởi đâu gia đ́nh Việt Nam nên nông nỗi ? Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh vạch trần sự thật : “Cái xă hội nghèo đói như Việt Nam nên càng lúc càng băng hoại, nên xảy ra những chuyện buôn bán phụ nữ ra nước ngoài, người ta làm đủ mọi thứ cũng chỉ v́ đồng tiền. Nh́n lại lịch sử Việt Nam đă có bao nhiêu lần chúng ta bị đô hộ bởi Tàu, bởi Pháp, bởi Nhật, đă có lần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói, vậy mà trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ có chuyện phụ nữ Việt Nam đi ra ngoài làm đĩ điếm, làm vợ người nước ngoài chỉ v́ đồng tiền. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mấy ngàn năm của Việt Nam có chuyện như vậy... Đó là điều rất đáng buồn.” (12) Chẳng lẽ dân tộc đă đến thời mạt vận ?! Đâu là con đường giải thoát ?

Những khó khăn hôm nay chỉ có tính cách giai đoạn. Sức sống dân tộc vẫn c̣n âm ỉ nhưng mănh liệt. Thật vậy, thế giới đă thấy tuổi trẻ Việt Nam hôm nay, họ đang chứng tỏ tất cả sức mạnh trong những cuộc tranh đấu đ̣i chủ quyền trên toàn vẹn lănh thổ và tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Niềm hy vọng vẫn nhú lên từ truyền thống tốt đẹp trong gia đ́nh.

Nói tóm, muốn thoát ṿng xoáy bạo lực và sống b́nh an, cần phải tái khám phá và noi gương Thánh Gia. Trong chương tŕnh Thiên Chúa, gia đ́nh là một mầu nhiệm t́nh yêu. Thánh Gia chỉ cho chúng ta cách thức mỗi phần tử gia đ́nh cộng tác vào công tŕnh của Thiên Chúa. Mối liên hệ thân cận trong gia đ́nh giúp chúng ta cảm nghiệm được t́nh thương gần gũi và thân mật của Thiên Chúa. Đức Maria hạnh phúc biết bao khi có một người chồng như thánh Giuse, liều thân bảo vệ hai Mẹ Con. Thánh nhân là một người cương nghị và đầy t́nh cảm, nhưng khiêm tốn và không gian dối. Người đă vô cùng quư mến vẻ đẹp tâm hồn của Đức Maria và hằng kính sợ Thiên Chúa.

Qua Thánh Gia, ta mới thấy chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa ngay trong gia đ́nh. Ngày nay chúng ta đặc biệt khám phá thấy Thiên Chúa thường hoàn thành kế hoạch cứu độ ngang qua t́nh yêu thầm kín của gia đ́nh. Trong ngôi trường t́nh yêu và đầy hy sinh này, mỗi phần tử được mời gọi biến gia đ́nh thành chiếc nôi ḥa b́nh cho xă hội.

Lạy Chúa, xin Chúa cho gia đ́nh chúng con biết noi gương Thánh Gia để đời sống gia đ́nh ngày càng vững mạnh trên thế giới và quê hương chúng con. Nhờ đó, xă hội thoát được cơn xoáy bạo lực và mọi người sống trong b́nh an. Amen.

đỗ lực 30.12.2007

---------------

1. Sứ điệp đầu năm 2008 của ĐGH Bênêđictô XVI, http://www.zenit.org/article-21248?l=english

2. Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 185.

3. Ibid., 209.

4. Sứ điệp đầu năm 2008 của ĐGH Bênê đictô XVI, http://www.zenit.org/article-21248?l=english

5. Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 210.

6. Ibid., 211.

7. Ibid. 213.

8. Sứ điệp đầu năm 2008 của ĐGH Bênê đictô XVI, http://www.zenit.org/article-21248?l=english

9. Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 212.

10. Ibid.

11. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/11/05/
DomesticViolenceNetworkInVietnam_PAnh
/

12. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/09/24/
ExileVnScientistAwardedServiceToAmericaMedal_PAnh/


Lm Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP)

HĂY TẬP GIA Đ̀NH NÊN THÁNH
Mt 2: 13-15,19-23

Trong nhà thờ vẫn c̣n máng cỏ, cây thông lễ giáng sinh làm chúng ta nhớ tới bài hát “Đêm thánh vô cùng… đêm thinh lặng… đêm ánh sáng”. Nhưng bài phúc âm hôm nay lại không nói đến những khung cảnh êm lắng và đầy ánh sáng đó. Những ǵ Thánh Gia đang trải qua đó là sự sợ hăi, khủng hoảng vội vàng trong việc trốn chạy.

Thánh Matthêu nhánh chóng đưa chúng ta đi từ một hang đá b́nh dị, đến chuyến viếng thăm của Ba Vua để rồi nói ngay đến t́nh trạng rối rắm hiện nay khi thánh Giuse đưa đức Maria và Chúa Hài Nhi chạy trốn sang Ai-Cập. Để tránh sự đe doạ đến tánh mạng của Hài nhi, Và đây cũng là viễn cảnh mà Hài Nhi này sẽ gánh lấy khi khôn lớn.

Chúng ta thử tưởng tượng những khó khăn mà Thánh Gia Thất gặp phải khi phải đi lánh nạn thoát khỏi bàn tay đe doạ của vua Herode: như phải sống ở xứ lạ quê người, không bà con thân thuộc đầy khó khăn và gian khổ. Ngày nay, những gia đ́nh bị t́nh trạng nầy chi phối không hiếm; qua phát thanh, báo chí và truyền h́nh; nhiều gia đ́nh chạy trốn chiến tranh, thiên tai, ức chế. Họ đi t́m kế sinh nhai nên phải trốn sang xứ người một cách bất hợp pháp. Ngày lễ hôm nay chúng ta có thể gọi là Lễ của những người tỵ nạn và người di cư. V́ Thiên Chúa đang ở giữa những gia đ́nh bị ruồng bỏ, bị bắt buộc phải ly hương để t́m cuộc sống như Thánh Gia Thất xưa đă làm để được tồn tại

Thánh Matthêu muốn viết rơ là chính Thiên Chúa đă dẫn đưa Thánh Gia Thất đi lánh nạn, như Chúa đă che chở và dẫn dắt dân Israelra khỏi ngục tù và áp bức. Chúng ta không nên ngạc nhiên v́ toàn bộ câu chuyện Hài nhi Giêsuva và Kinh Thánh Là một chuổi lien tục những câu chuye5n để diễn tả t́nh yêu thương của Thiên Chúa đối với những kẻ thấp hèn nhất trong xă hội. Thánh Gia là h́nh ảnh kiểu mẫu mà Thiên Chúa muốn các gia đ́nh noi theo; nhất là các gia đ́nh đang gặp những bất trắc.

Thánh Giuse và Đức Marialà gương mău cho các gia đ́nh: Cha mẹ cần biết chăm sóc, yêu thương bảo vệ cho con trẻ và những người ốm đau trong gia đ́nh.Con cái là những phần tử yếu đuối nhất trong gia đ́nh. Nhưng ác hại thay, là có những gia đ́nh thường đánh đập trẻ con. Trong xă hội chúng ta có nhiều trẻ em mang những vết thương về tâm lư do bị đánh đập ảnh hưởng đến t́nh cảm gia đ́nh của mổi em. Khái niệm về một "gia đ́nh thánh thiện" là một mâu thuẫn cho nhiều người. tôi ước sao chúng ta luôn thêm lời cầu nguyện cho họ qua Thánh Gia Thất xưa.

Hôm nay chúng ta không chỉ cầu nguyện và nghỉ đến những gia đ́nh đang gặp khốn khó, mà chúng ta cũng phải nghỉ đến cả các gia đ́nh “b́nh thường” họ cũng đang gặp nhiều khó khăn hằng ngày. Trong chúng ta, nhiều gia đ́nh vẫn c̣n cha mẹ đi làm. Nhiều gia đ́nh nghèo phải làm 2 việc. Các con trẻ được khuyến khích học thêm ngoài gi. Nhiều gia đ́nh không c̣n th́ giờ để ngồi ăn chung với nhau. V́ thế nên lưu ư là khi giảng lễ hôm nay; chúng ta không nên vẽ một bức tranh không thực tế b́nh dị của Thánh Gia Thất như một gương mẫu cho gia đ́nh hiện nay Hăy nhớ rằng, ngoại trừ một số phó tế đă kết hôn, các linh mục c̣n độc thân chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đ́nh trong xă hội ngày nay

Trong cuộc sống hằng ngày hôm nay, các gia đ́nh bị nhiều áp lực chi phối.Thánh Phaolô khuyên các tín hữu Côlôxê về cách đối xử với nhau như thế nào trong gia đ́nh: “Anh em là người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. V́ thế, anh em hăy biết thương cảm, có ḷng nhân hậu, khiêm cung, hiền hoà và nhẫn nại. Hăy chịu đưng và tha thứ cho nhau. Nếu trong anh em, ai có điều ǵ phiền muộn nhau, anh em hăy tha thứ cho nhau như Chúa đă tha thứ cho anh em.

Khi đọc kinh thánh, nên chú trọng đến cách tŕnh bày của thánh Matthêu về Chúa Giêsu là ai. Matthêu nhắc lại lịch sữ các nhà lănh đạo của dân Israel, David và Mô-Sê... nhưng Matthêu không nhắc đến vua Herode nữa. V́ vua thật của dân Do-Thái đă sinh ra. Và ba nhà đạo sĩ đă đi t́m và gặp vua dân Do-Thái. Matthêu viết Chúa Giêsu thuộc ḍng dơi vua David, và sinh ra ở Bê-Lem là quê hương của Vua David. Chúa Giêsu từ Israel sang Ai-Cập. Cũng như đứa trẻ Mô-Sê đă thoát được bàn tay của Pharaon Ai-Cập t́m giết. Các sự kiện trong cuộc sống của Chúa Giêsu không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đối với Matthêu ông chú trọng tŕnh bày Chúa Giêsu như là "Đấng ứng nghiệm" những điều Cựu Ước công bố.  Đức Giêsu là ai, và những ǵ đă xảy ra trong đời sống của Ngài thể hiện tốt lời các Ngôn Sứ nói về Ngài: Thiên Chúa đă không quên dân Ngài đă chọn, và vị vua cũa dân Chúa đă đến.

Cuối cùng, Vua dân Do Thái sau khi trải qua biết bao khốn khó, được về từ Ai-Cập lại không đến trong vinh quang của hoàng gia và được đặt trên ngai vàng. Mà âm thầm về với gia đ́nh đơn nghèo tại Nazareth, một ngôi làng bé nhỏ.  Matthêu lại cho chúng ta thấy đức Giêsu đă ứng nghiệm lời kinh thánh "..Ngài được gọi là người Nazareth" Trong các dử kiện thánh Matthêu chú trọng đến việc: Thiên Chúa thông qua các Thiên Sứ đă bảo vệ và ǵn giữ vua dân Israel.

Trong thời đầu tiên của giáo hội, các tín hữu hợp nhau trong gia đ́nh để cầu nguyện và đó là truyền thống “giáo hội gia đ́nh”. Các giám mục ở Mỹ gọi sách giáo lư là “Sách đem sự sáng”; trong đó, các gia đ́nh công giáo được nhắc nhở: “Họ là cộng đồng cơ bản để nuôi dưỡng đức tin."

Sự thật và chắc chắn rằng Chúa Giêsu là người Do Thái lớn lên trong một gia đ́nh Do Thái. Phúc âm cho chúng ta thấy đây là một gia đ́nh ngoan đạo luôn tuân giử lề luật của đạo. Lúc nhỏ, Chúa Giêsu học kinh thánh ở nhà và luôn tuân giử các nghi lễ tôn giáo. Và chắc là gia đ́nh luôn cầu nguyện chung, rồi cùng nhau đi lên đền thờ. Người Do Thái đă sống đạo một cách trọn vẹn trong gia đ́nh; nên mới có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ lưu lạc đoạ đày. Khi không thể lên đền thờ được, họ có thể vẫn  cùng nhau thờ phụng sống đạo trong gia đ́nh. Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Do Thái lễ Vượt Qua, họ vẫn được tổ chức tại nhà.

 Chúng ta, những Kitô hữu, luôn nhấn mạnh đến việc dâng thánh lễ cộng đoàn nhất là trong ngày Chúa Nhật tại thánh đường giáo xứ. Chúng ta cũng được khuyến khích sống đức tin trong gia đ́nh. Như mùa vọng năm nay, nhiều nhà treo ṿng hoa mùa vọng, thánh giá, ảnh tượng, đèn và nước thánh v..v.. Những ǵ chúng ta thực hiện trong phụng vụ ngày Chúa Nhật tại nhà thờ thường là phát xuất từ gia đ́nh. Như từ việc chia sẻ lời Chúa tại nhà, đọc kinh tối sáng hay kinh trước khi ăn. Đó là cách chúng ta học hỏi đức tin trong gia đ́nh, điều này chứng tỏ chúng ta là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong phụng vụ ngày Chúa Nhật. Chúng ta là một gia đ́nh được Thiên Chúa nuôi dưỡng qua lời Chúa, các bí tích đă được trao ban bởi nhiều người trong cộng đoàn.