HOME

 
 

 

 

"Cho th́ có phúc hơn là nhận"

(Cv 20,35)

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2003

CỦA ĐỨC THÁNH CHA GIOAN PHAOLÔ II

 

Anh chị em thân mến !

1. Mùa chay là mùa hăng say cầu nguyện, ăn chay và quan tâm đến những người thiếu thốn. Nó trao ban cho mọi Kitô hữu cơ hội chuẩn bị Mùa Phục sinh bằng cách nghiêm chỉnh kiểm điểm đời sống, đặc biệt chú ư đến Lời Chúa, lời soi sáng cuộc hành tŕnh mỗi ngày của những kẻ tin.

Năm nay, như một hướng dẫn suy niệm trong Mùa chay, tôi muốn đề xuất một câu trích từ sách Công vụ các Tông đồ : “Cho th́ có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Đây không chỉ đơn giản là một lời khuyên đạo đức, hay một lệnh truyền đến với chúng ta từ bên ngoài. Khuynh hướng trao ban đă nằm sâu trong tâm hồn con người : mọi người đều ước muốn tương giao với kẻ khác và mọi người đạt tới sự thành toàn khi sẵn sàng trao ban chính ḿnh cho kẻ khác.

2. Đáng tiếc thay, thời đại chúng ta đặc biệt bị rơi vào cám dỗ sống ích kỷ, nó luôn ẩn núp trong tâm hồn con người. Trong xă hội nói chung, và qua các phương tiện truyền thông, người ta bị đồn dập tấn công bởi những thông điệp ít nhiều công khai tán dương nền văn hoá phù du và chủ nghĩa khoái lạc. Dù người ta có quan tâm đến kẻ khác khi xảy ra những tai ương thiên nhiên, chiến tranh và những t́nh trạng khẩn cấp khác, nhưng nói chung khó thiết lập một nền văn hoá liên đới. Tinh thần thế gian làm suy yếu xu hướng bên trong là trao ban cách vô vị lợi cho kẻ khác và lôi kéo chúng ta thoả măn những lợi ích riêng tư. Ước muốn chiếm hữu ngày càng nhiều hơn được khuyến khích. Lẽ dĩ nhiên đó là điều tự nhiên và chính đáng khi người ta, qua việc sử dụng những năng khiếu riêng và bằng lao động của chính ḿnh, làm việc để có được những ǵ cần thiết cho cuộc sống, nhưng một ham muốn chiếm hữu quá đáng ngăn cản con người mở ḷng cho Đấng Tạo hoá và cho anh chị em của ḿnh. Những lời của thánh Phaolô gởi cho Timôthê vẫn thích hợp cho mọi thời đại : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là ḷng ham muốn tiền bạc, v́ buông theo ḷng ham muốn đó, nhiều người đă lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé” (1 Tm 6,10) !

Bóc lột người khác, thờ ơ trước đau khổ của anh chị em ḿnh, và vi phạm những luật luân lư cơ bản, đó chỉ là một vài hoa quả của ḷng ham muốn t́m kiếm lợi lộc. Đối diện với hoàn cảnh nghèo khó dai dẳng và bi thảm đang làm khổ sở biết bao dân tộc trên thế giới, làm sao chúng ta lại không thấy rằng việc t́m kiếm lợi lộc bằng mọi giá và sự thiếu quan tâm cách hữu hiệu và có trách nhiệm đến lợi ích chung đă tập trung những tài nguyên bao la vào tay của một số ít đang khi đó phần c̣n lại của nhân loại đau khổ v́ nghèo đói và bị lăng quên.

Khi kêu gọi các tín hữu và mọi người thiện chí, tôi muốn tái khẳng định một nguyên tắc khá hiển nhiên nhưng thường bị lăng quên: mục tiêu của chúng ta không phải là lợi nhuận của một nhóm nhỏ đặc quyền đặc lợi nhưng là sự cải thiện đời sống cho mọi người. Chỉ trên nền tảng đó mà chúng ta có thể xây dựng trật tự quốc tế mang dấu ấn đích thực của công bằng và t́nh liên đới vốn là niềm hi vọng của mọi người

3. “Cho th́ có phúc hơn là nhận”. Khi đáp lại tiếng nội tâm thôi thúc trao ban cho người khác mà không mong được đáp đền, người tín hữu cảm nhận được một sự toại nguyện sâu xa trong tâm hồn.

Nỗ lực cổ vơ công b́nh của người Kitô hữu, sự dấn thân của họ trong việc bênh vực những người cô thế cô thân, những công việc nhân đạo trong việc cung cấp bánh ăn cho người đói khát và việc chăm sóc cho người bệnh tật khi đáp lại mọi cơn cùng khốn và nhu cầu, t́m được sức mạnh trong kho tàng duy nhất và vô hạn của t́nh yêu tức là sự dâng hiến trọn vẹn của Đức Giêsu cho Chúa Cha. Người tín hữu được mời gọi bước theo dấu chân của Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và người thật, Đấng, khi hoàn toàn vâng phục ư muốn của Chúa Cha, đă tự hủy (x. Pl 2,6 tt), và khiêm tốn ban tặng chính ḿnh cho chúng ta trong một t́nh yêu vị tha và trọn vẹn, cho đến chết trên thập giá. Núi Can-vê loan báo cách hùng hồn sứ điệp về t́nh yêu của Ba Ngôi đối với con người thuộc mọi thời đại và dân nước.

Thánh Âu-tinh đă đưa ra nhận xét rằng chỉ ḿnh Thiên Chúa, sự Thiện tối cao, mới có khả năng vượt thắng mọi h́nh thức khác nhau của nghèo đói đang có mặt trong thế giới chúng ta. V́ thế ḷng thương xót và t́nh yêu đối với người lân cận phải là hoa quả của một mối tương quan sống động với Thiên Chúa và có Thiên Chúa như điểm quy chiếu thường hằng, bởi v́ chính trong sự thân mật với Đức Kitô mà chúng ta t́m được niềm vui (x. De Civitate Dei, X, 6 ; CCL 39, 1351ff).

4. Con của Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước, đang khi “chúng ta c̣n là tội nhân” (Rm 5,6), với một t́nh yêu vô điều kiện, không mong chi đáp đền. Nếu thế, làm sao chúng ta lại không thấy Mùa chay là một cơ hội quan pḥng để đưa ra những quyết định do chủ nghĩa vị tha và ḷng quảng đại gợi hứng ? Mùa chay ban cho chúng ta những khí giới thiết thực và hữu hiệu là ăn chay và bố thí như một phương thế chiến đấu chống lại một sự gắn bó quá đáng với tiền bạc. Việc trao ban không chỉ từ sự giàu có của chúng ta, nhưng bằng cách hi sinh điều ǵ đó hơn nữa nhằm ban tặng cho người thiếu thốn, đẩy mạnh sự tự hủy vốn là cơ bản đối với đời sống kitô hữu đích thực. Được củng cố bởi lời cầu nguyện liên lỉ, người chịu Thánh tẩy tỏ lộ chỗ đứng hàng đầu mà họ dành cho Thiên Chúa trong đời sống của họ.

T́nh yêu Thiên Chúa được tuôn đổ vào ḷng chúng ta phải gợi hứng và biến đổi con người chúng ta và điều chúng ta làm. Người kitô hữu không thể nghĩ rằng họ có thể t́m kiếm sự thiện hảo dích thực cho anh chị em mà không sống đức ái của Đức Kitô. Dù trong những trường hợp mà họ có thể thành công trong việc cải thiện những khía cạnh quan trọng trong đời sống xă hội hoặc chính trị, không có đức ái mọi thay đổi đều hữu hạn. Khả năng ban tặng chính ḿnh cho người khác tự nó là một quà tặng đến từ ân sủng của Thiên Chúa. Như thánh Phaolô dạy : “Thiên Chúa đang hành động trong anh em, cả ư chí lẫn hành động chỉ v́ ḷng yêu thương của Người” (Pl 2,13).

5. Đối với con người hiện đại, thường bất măn về một cuộc sống hời hợt, phù phiếm và đang t́m kiếm một hạnh phúc và t́nh yêu đích thực, Đức Kitô nêu gương sáng và đưa ra lời mời gọi bước theo Người. Người kêu gọi những ai nghe tiếng Người trao ban đời sống ḿnh cho kẻ khác. Hi sinh này là nguồn mạch của sự thành toàn và niềm vui, như đă thấy trong mẫu gương hùng hồn của những người nam nữ, để lại đàng sau mọi an toàn, không ngần ngại hi sinh đời sống trong tư cách những nhà truyền giáo tại nhiều miền khác nhau của thế giới. Điều đó cũng có thể nhận ra trong việc đáp trả của những người trẻ, được đức tin thúc đẩy, đă ôm ấp ơn gọi linh mục hoặc tu tŕ nhằm phục vụ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Cũng giống như kinh nghiệm của con số ngày càng gia tăng những người thiện chí sẵn sàng hiến thân trong việc giúp đỡ người người nghèo, già cả, người bệnh và tất cả những người đang cần đến.

Mới đây, chúng ta đă chứng kiến một sự tuôn trào đáng ca ngợi của t́nh liên đới đối với những nạn nhân bị băo lụt tại Âu Châu, động đất tại Mỹ Châu La tinh và Ư, nạn dịch tại Phi Châu, núi lửa tại Phi Luật Tân, cũng như những miền khác của thế giới bị tổn thương bởi hận thù, bạo lực và chiến tranh.

Trong những hoàn cảnh đó, các phương tiện truyền thông đóng một vai tṛ có ư nghĩa khi làm cho chúng ta nhận biết và đưa ra trợ giúp cho những người đau khổ và những ai đang hoạn nạn. Đôi khi không phải giới luật t́nh yêu của kitô giáo, nhưng đúng hơn một cảm thức bẩm sinh về ḷng trắc ẩn thúc đẩy chúng ta nỗ lực trợ giúp người khác. Dẫu sao đi nữa, bất cứ những ai giúp đỡ những người thiếu thốn luôn vui hưởng ḷng khoan dung của Thiên Chúa. Trong sách Công vụ Tông đồ chúng ta đọc thấy rằng người môn đệ Ta-bi-tha được cứu v́ bà đă làm việc lành cho những người lân cận (x. 9,36 tt). Viên bách quản Co-nê-li-ô nhận được sự sống đời đời do ḷng quảng đại của ông (x. ibid., 10,2-31).

Đối với những người đang “ở xa”, phục vụ người thiếu thốn có thể là một lối đi quan pḥng dẫn đến việc gặp gỡ với Đức Kitô, bởi v́ Chúa trả công bội hậu cho những việc phúc đức làm cho người lân cận (x. Mt 25,40).

Ước vọng tha thiết của tôi là các tín hữu sẽ t́m thây trong Mùa chay này một thời gian thuận tiện để làm chứng cho Tin mừng đức ái ở mọi nơi, bởi v́ ơn gọi sống đức ái là tâm hồn của mọi nhà truyền giáo chân chính. Cuối cùng tôi cầu khẩn sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Hội Thánh và cầu xin Mẹ đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh Mùa chay. Trong tâm t́nh đó tôi âu yếm ban phúc lành cho mọi người.

Vatican, ngày 07-01-2003
Gioan Phaolô II, Giáo hoàng