HOME

  
 

I.
Nỗi đoạn trường

Cuối thế kỷ XVI, Thành Lima, thủ đô nước Peru, c̣n bị đô hộ. Đây là một thị trấn biên thùy mà phần đông dân cư là những phần tử giang hồ, phiêu lưu, mạo hiểm.

Nạn người bốc lột người, người áp bức người là cả một cảnh thối nát của Lima thời ấy. Những chánh khách gia toàn là bọn con buôn chính trị, dùng quyền lực áp bức người da đen, bắt họ những công tác nặng nề không công, đối xử với thổ dân một cách tàn nhẫn!

Giữa cái xă hội phân chia giai cấp, kỳ thị chủng tộc ấy, ai ngờ lại có mối t́nh duyên giữa một chàng da trắng thuộc hàng quí phái và một dân da đen trong bọn nô lệ mới được phóng thích !..

Tên chàng là Juan de Porres, ḍng dơi Tây Ban Nha, c̣n nàng la Anna Velásquez quê thành Panama, người địa phương...

Sau những cuộc giao duyên bất hợp pháp, ngày 9-12-1579, Anna Velásquez cho ra đời một mụn con trai nước da giống hệt như mẹ, v́ vậy mà Juan de Porres xấu hổ không muốn nh́n nhận cục máu rơi của ḿnh... tệ hơn nữa, từ ngày đó ông c̣n đang tâm ruồng bỏ cả hai mẹ con, sau khi cho một số tiền để thuê căn nhà lúp túp đường "Thánh Linh" Thủ đô Lima...

Nh́n vào sự kiện thương tâm này, ai là người sáng suốt để nh́n thấy tương lai sáng lạn của đứa con lai ngoại t́nh? Martin de Porres-tên của em-thật là bất ngờ và họa hiếm trong tiểu sử các Thánh...

Nh́n con, Anna không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ tới người chồng tàn nhẫn. Do ḷng kiêu căng và thất tín, Don Juan chẳng thiết tha ǵ đến t́nh phụ tử, khinh dễ và coi con như kẻ làm tổn thương đến địa vị, thanh danh của ḍng tộc ḿnh!

Nhưng khi hiểu ư Chúa, Anna vui ḷng nhẫn nhục trong chức vụ "Làm Mẹ". Nàng đem con đi rửa tội tại nhà thờ thánh Sabastianô [1].

Mặc dù bị đời hất hủi, Anna vẫn bền gan vững chí, không than thân trách phận. nàng cố gắng tần tảo nuôi nấng dạy dỗ con...

Martin de Porres sinh trưởng trong cảnh gia đ́nh tiều tụy, cơ cực, xơ xác như những trẻ da đen nghèo khổ khác ở Lima. đối với những trẻ này, sự khổ cực ấy rất có ảnh hưởng đến sự biến chuyển tính t́nh, nhiều đứa ra hư thân mất nết. Nhưng đối với Martin de Porres, cảnh nghèo nàn đó lại giúp cho cậu sớm hiểu đời và khinh chê đời, để chỉ tôn thờ một Thiên Chúa, và rộng ḷng thương xót nạn nhân xấu số !


II.
Chiến sĩ bác ái tí hon

Vừa mở mắt nh́n đời. Martin de Porres đă nhận thấy ngay những cảnh sống vô cùng bi thảm. Những người nghèo khó đầy đường đầy chợ, những con người bệnh tật đau thương, cơm không có mà ăn, thuốc không có mà uống... đâu cũng thấy khổ và khổ, khiến cho Martin động ḷng trắc ẩn.

Làm sao để giúp đỡ họ ? Martin đă lợi dụng những lần mẹ sai đi mua đồ lặt vặt để bớt xén ít nhiều tiền, bố thí cho những người mà cậu cho là khổ cực hơn gia đ́nh cậu.

Biết thế, mẹ cậu cũng hơn khó chịu, quở mắng con. Có lần bà tức giận quá, đăi cậu những cái tát tai đau điếng! Nhưng Martin cúi đầu vâng chịu và hứa không dám lấy tiền của mẹ cho ai nữa.

Khi lên sáu tuổi, Martin càng nhận xét cuộc đời một cách tinh vi hơn. Bẩy tuổi, cậu đă có đủ sáng suốt nhận thấy rằng: Lima là một thành phố đầy rẫy những cái chướng tai, gai mắt! Bên cạnh những cảnh sống xa hoa trụy lạc, người thấy những cuộc đời nghèo nàn cơ cực. Nhưng may ra, có biết bao gia đ́nh đạo đức sản xuất ra những vị tông đồ bác ái, những vị thánh nhân ra tay cứu độ và băng bó những vết thương ḷng cho đồng bào xấu số.

Nói đến những vị đi tiên phong trong công cuộc cứu nhân độ thế ở Lima thời ấy, người ta không biết đến quí danh Đức Giám Mục S. Torido, các linh mục Francisco Solana, Pedro de Urraca v.v..

Bao nhiêu gương sáng ấy đă ảnh hưởng sâu xa đến tâm hồn Martin, cậu càng ngày càng trở nên giống Chúa Giêsu Hài đồng. Ḷng bác ái của cậu mênh mong như biển cả, cháy sáng như ngọn lửa bốc lên cao.

V́ cảnh nghèo nàn quẫn bách, lúc ban đầu bà Anna rất bất măn khi thất Martin đem của bố thí cho kẻ nghèo, nhưng lâu dần, suy nghĩ lại, rồi như bị thu hút bởi tấm ḷng của con, bà tỉnh ngộ và trở thành một vị hiền mẫu nết na, biết thương giúp kẻ cơ bần, khiến mọi người chung quanh đều khen ngợi, thán phục.

Khi lên tám tuổi, Martin có gặp cha thân sinh ḿnh, nhưng ông vẫn không nh́n con, và c̣n khinh bỉ như trước. Em rất buồn nhưng không khóc, chỉ chạy đến cùng Chúa và phó thác cuộc đời trong tay Người như người cha nhân lành... Đă sẵn có ḷng thương người tha thiết, Martin chẳng những không oán ghét người cha tàn nhẫn, trái lại c̣n quí mến và luôn cầu nguyện cho người.

Toàn thể dân thành đều cảm mến Martin và khen ngợi là một con trẻ hiền hậu nết na phi thường, khác hẵn với những đứa trẻ cùng tuổi, nên thấy cậu bị ông Don Juan hất hủi, họ càng tỏ ḷng thương mến cậu và đến chia buồn với bà Anna velásquez.

Đứng trước dư luận và nhất là nhận thấy cách ăn ở nết na của hai mẹ con bà Anna. Don Juan bị lương tâm cắn rứt, rồi không bao lâu, ông giác ngộ, nghĩ đến t́nh phụ tử, nhớ đến bổn phận làm cha. Thế là ông sám hối và thân hành đến đón con về ở với ḿnh; C̣n bà Anna vẫn coi là ḍng dơi hạ cấp, nên phải ở lại Lima, cam phận lẽ loi đơn lạnh.

Ông Don Juan ủy thác con cho một linh mục đỡ đầu trông nom và cho ăn học. Hai năm sau, ông được cử làm Thống Đốc thành Panama. V́ vậy ông trả lại Martin cho bà Anna ở Lima.

Lúc ấy bà đang ở chung với gia đ́nh một người Tây Ban Nha thuộc hạng b́nh dân. khi thấy đem trả lại con, bà không buồn chút nào, v́ không hy vọng ǵ hơn là được thấy chồng nh́n lại con và mặc dầu khác màu da, đứa con vẫn không bị thiếu t́nh thương của thân phụ nó.

Là người có đức tin công giáo, bà Anna sẵn sàng theo ư Chúa, kiên nhẫn tần tảo nuôi con tiếp tục học hành.

Sau khi trở lại Lima, Martin vẫn được tiếp tục học hành, và không bỏ chí hướng cứu nhân độ thế. Cậu thật là một Chiến Sĩ Bác Ái Tí Hon vậy !


III.
Con đường sự nghiệp

Khi Martin lên 12 tuổi th́ bà mẹ vận động cho con vào học nghề thuốc với y sĩ Marcelô.

Martin lấy làm sung sướng v́ được theo học một nghề hợp với sở thích của ḿnh. Hy vọng độc nhất của cậu là với nghề y tá cậu sẽ có phương tiện cứu nhân độ thế. V́ vậy cậu đem hết tâm lực vào việc học hành, tra cứu, cậu chịu khó t́m hiểu cặn kẽ từng chất thuốc trong loài thảo mộc, nghiên cứu thuật chữa thân thể người đau như nhổ răng sâu, cắt bỏ những bướu u, mổ xẻ ung nhọt, khảo cứu các thứ dầu xoa, dầu bóp, cầm máu đứt mạch hay băng huyết...

Sẵn có khuynh hướng về nghề thuốc và tính hiếu học, Martin học hành tiến bộ. Không bao lâu cậu được đi tập sự tại các bịnh viện, các nhà đề lao hoặc trong các khu phố thành Lima.

Ngay từ lúc đầu cậu tỏ ra một nhân viên tận tâm, nhă nhặn. Cậu không hề từ chối một công việc nào dù khó khăn đến đâu. Suốt ngày làm việc như không nghĩ ǵ đến bản thân. C̣n tiền bạc kiếm được bao nhiêu cậu đem phân phát hết cho kẻ nghèo đói.

V́ đă quyết trở thành một y tá sành nghề để làm ích cho nhân loại hơn. Martin vừa làm vừa nghiên cứu để nâng cao tài năng, nghệ thuật. Nhưng có điều đặc biệt là vừa chữa bịnh nhân vừa cầu nguyện. Thật vậy Martin đă trông nơi Chúa hơn là tin tin tưởng vào tài nghệ của ḿnh.

Một đặc điểm khác trong cuộc đời cậu là không v́ bận công việc mà sao lăng việc khắc kỷ tu thân. Cậu đă biết thánh hóa đời sống hàng ngày bằng cách làm mọi việc v́ Chúa cho sáng danh Chúa. Trong những giờ rănh rỗi, Martin thường tâm giao với Chúa: Than thở, cầu nguyện, ban đêm, cậu có thói quen bớt giờ ngủ để nguyện gẫm. Nhiều lần cậu quên cả ngủ để thức khuya cầu nguyện. Một đêm kia, cậu để nến cháy rực trong pḥng, bà chủ nhà ngạc nhiên, ṭ ṃ đến nh́n qua lỗ khóa cửa pḥng, bà sửng sốt khi thấy Martin quỳ trước một ảnh thánh giá khóc nức nở!

Tài chữa bịnh của Martin ngày càng tiến triển lại thêm có lời cầu nguyện xin ơn trên giúp đỡ, nên đă chữa khỏi nhiều bịnh nhân. Danh tiếng đồn xa khắp nơi, thiên hạ nhất là dân nghèo, kéo đến từng đoàn xin cậu ra tay tế độ.

Martin không bỏ qua một người nào, cũng như không bao giờ gắt gỏng v́ người ta đến nhờ vả, phiền hà, lúc nào môi miệng cậu cũng điểm một nụ cười tươi như hoa nở! Nên từ những bệnh nhân trong nhà thương, đến các tù nhân trong khám đường đều gọi cậu là ân nhân khả ái của ḿnh.

Martin de Porres quả là một thanh niên tài đức và rất mực khiêm nhường. Người thanh niên ấy đă cống hiến tuổi thanh xuân cho nhân quần xă hội. Cậu đă tập theo khuôn mẫu Chúa cứu thế trong đời hoạt động.


IV.
Ơn kêu gọi

Với cái nghề y tá trong tay, cậu Martin de Porres có đầy đủ hy vọng chiếm địa vị trong xă hội và làm giàu một cách mau lẹ. Nhưng cậu đâu phải con người tầm thường. Từ lâu, cậu cảm thấy ơn kêu gọi vào bậc tu tŕ. Nên đối với cậu của cải, chức quyền đều là vô nghĩa lư. Cậu chỉ khát khao được hiến thân cho Chúa trong tu viện.

Lúc ấy, người ta thường thấy đến nhà thờ Santo Rosario của các cha Ḍng Đa Minh, quỳ trước bàn thờ có Ḿnh Thánh Chúa và say sưa cầu nguyện để xin ơn soi sáng phải tu trong Ḍng nào.

Sau khi đă cầu nguyện và suy nghĩ kỹ càng, Martin chọn bậc tu tŕ theo tinh thần Ḍng Đa Minh. Thế rồi, một ngày kia, cậu đến gơ cửa tu viện Santo Rosario.

V́ ḷng khiêm tốn, Martin chỉ xin làm người lao công trong nhà Ḍng. Cha Juan de Torenzana, tu viện trưởng tại Lima đă biết nhân đức của Martin nên để cậu được tự do chọn lựa. Từ ngày đó, cậu tận tâm làm những công tác hèn hạ, vất vả nhất trong nhà Ḍng. Phải chăng Martin muốn thực hiện đầy đủ lời Chúa phán "Ai hạ ḿnh xuống sẽ được cất lên cao".

Từ đấy, Martin xa hẳn trần tục, sống trong tu viện tường cao cổng kín, Thầy thấy cuộc đời âm thầm nhưng đầy ư nghĩa. Tuy làm những công việc hèn hạ song làm v́ đức vâng lời, nên những việc ấy đă giúp thầy trèo lên đỉnh núi trọn lành...

Chín năm qua Martin đă thâm nhiễm đầy đủ tinh thần Ḍng Đa Minh, cho đến một ngày kia, Thấy được bề trên nhận vào bậc tu sĩ chánh qui, mặc áo Ḍng nhất trong bậc trợ sĩ.

Dẫu ở địa vị nào Martin vẫn rất mực khiêm nhường. Thầy vui ḷng làm những công việc tầm thường, hèn hạ nhất trong nhà Ḍng.

Trong khi thi hành công việc vất vả, thầy Martin vẫn giữ nét mặt vui tươi , bất chấp thời gian và hoàn cảnh, thầy cứ luôn luôn là một tu sĩ hiền hậu, nhă nhặn và thi đua chạy trên con đường thánh thiện.

Đối với bịnh nhân, Thầy tận t́nh trông coi và kiên nhẫn, nhưng cương quyết không để họ yêu sách quá đáng. V́ đă từng làm y tá nên thầy Martin rất am hiểu tâm lư của bịnh nhân. Khi thấy người nào coi bộ đau đớn chán nản, thấy đều đến dỗ về an ủi và khuyên giải.

Tâm hồn cao thượng và đạo đức ấy đă đem lại cho thầy sở thích làm tên nô tỳ trong tu viện, không muốn ai nhắc tới ḿnh bao giờ nữa, Một hôm, một tu sĩ thấy thầy đang giặt quần áo, mới nói đùa rằng:

"Này thầy Martin, tôi tưởng Thầy đáng ở Ṭa Giám Mục Mễ Tây Cơ hơn là làm việc hèn mọn này. Thầy nghĩ sao?"

Mỉm cười, thầy Martin trưng câu thánh vịnh để trả lời tu sĩ: Tôi muốn là tiểu tốt trong nhà Ḍng c̣n hơn là sang trọng ngoài thế gian.


V.
Những đức tính khác

Hy-Sinh

Thầy Martin có đức hy sinh tột bậc, sau đây là những bằng chứng: Lúc ấy tu viện phải trả ngay một món nợ cần kíp mà không t́m đâu ra tiền, cha bề trên lo lắng, bất đắc dĩ phải đem bán một vài báu vật của tu viện. Cha vừa ra khỏi cổng thầy Martin hối hả chạy theo vừa thở vừa nói:

- Thưa cha bề trên, nhà Ḍng cần tiền trả nợ, nhờ ơn Chúa con có cách trả được. Bề trên quay nh́n thầy, ngạc nhiên hỏi

- Con trả nợ bằng cách nào ?

- Thưa cha, con là một người da đen hèn mọn, chẳng làm ích ǵ cho nhà Ḍng, nên xin cha bề trên đem bán con đi để lấy tiền trả nợ cho người ta. Xin cha ban cho con đặc ân này, không chừng con lọt vào tay kẻ khác, họ sẽ bắt con làm những việc vất vả và hữu ích hơn.

Nghe nói, Cha bề trên vừa buồn vừa cảm động, Ngài ôn tồn bảo thầy trở về tu viện.

Hăm ḿnh

Thầy Martin hăm ḿnh và hành khổ xác đến nỗi không mấy khi nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi trong pḥng riêng. Thầy thức suốt đêm trông coi người đau ốm, khi mệt quá buồn ngủ, thầy chỉ nằm trên một chiếc băng ca nghỉ ngơi một chút thôi.

Một ngày mùa đông giá lạnh, thầy bị cơn sốt rét dữ dội mà vẫn thản nhiên không nghỉ ngơi và cũng không dùng thuốc men chi cả, cho nên sức lực thầy kém dần rồi đau yếu.

Thấy vậy các tu sĩ lo ngại cho sức khỏe của thầy, nên đi tŕnh bề trên th́ người bắt buộc thầy phải về pḥng nằm dưỡng bệnh. Thầy vâng lời, nhưng thay v́ nằm trên giường nệm êm ấm, thầy đă bỏ nệm đi và nằm với cả quần áo và giầy dép. Thấy vậy, có người đi báo bề trên cho rằng thầy không tuân lệnh. Cha bề trên nhă nhặn nói với tu sĩ ấy rằng: " Thầy Martin là người đạo đức, đă vâng lời nhưng lại ưa hăm xác".

Rồi bề trên đến ra lệnh cho thầy phải nghỉ ngơi như những tu sĩ khác. Thầy khiêm nhường trả lời: "Thưa cha muốn ra lệnh cho con phải nằm trên giường êm ấm, thứ giường mà trước đây ngoài thế gian con không hề biết đến ư ? Xin cha đừng bắt con sống xa hoa như thế !"

Tuy nhiên đêm ấy thầy cũng vâng lời nằm trên giường nệm nhưng t́m được cách hăm ḿnh khác, không cho xác thịt ḿnh sung sướng. Có người trông thấy đến báo cho cha Luis de Bilbao biết, cha liền nghiêm nghị nói với thầy Martin : - Martin, thầy vâng lời ta như thế à?

Thầy Martin thưa : - Thưa cha, bệnh con đă thuyên giảm nhiều, con được chiêu đăi như thế này cũng đủ lắm rồi. Con mặc quần áo nằm trên giường nệm êm ấm là con đă tuân lệnh cha. Thân con chỉ đáng thế thôi.

Khó khăn

Thầy Martin thản nhiên sống trong cảnh nghèo một cách vui vẻ. Thầy chỉ dùng 2 bộ quần áo rách vá nhiều mảnh. Thầy cho rằng đă hiến thân cho Chúa trong tu viện th́ quần áo cũ rách càng hay.

Theo gương Chúa Giêsu khó nghèo, Thầy lấy hai bộ quần áo là đầy đủ rồi. Bộ áo nào giặt sạch sẽ th́ thầy không mặc, chỉ thích dùng các đồ cũ mà người ta loại ra. Nếu tu viện phát cho thầy đôi giày mới, thầy đem ngay cho người nghèo khác mượn đi cho đến khi ṃn mới lấy về dùng.

Có lần, một tu sĩ hỏi thầy sao làm như vậy? Thầy trả lời: Dùng quần áo rách, đi giày cũ th́ không phải bận tâm giữ ǵn, giặt giũ lau chùi và nếu có thất lạc cũng không đáng tiếc. Có người cho tính nết thầy Martin kỳ cục gần như gàn dở. Trong nhà Ḍng Đa Minh tại Lima từ tu sĩ đến giáo sĩ đều đeo tràng hạt ở cổ th́ thầy Martin lại đeo thêm chuỗi nữa ở thắt lưng.

Pḥng của thầy cũng tỏ rơ tinh thần thanh bần: không bàn không ghế vơn vẹn chỉ có một cái chơng để thầy nằm nghỉ khi mỏi mệt mà thôi. Trên tường treo tượng chuộc tội, ảnh Đức Mẹ và ảnh Thánh Đa Minh. Thật ra th́ thầy Martin ít khi ở trong pḥng, thầy quần quật làm việc suốt ngày. Hết ở trong kho quần áo, lại sang bệnh viện hoặc ra ngoài phố để giúp đỡ người nghèo khổ. Thầy không chịu đứng yên ở đâu cả. Làm việc vất vả như vậy suốt ngày, đêm về thầy trở về pḥng lại hành khổ thân xác và cầu nguyện.

Những ơn đặc biệt

Bề trên đă cho một thanh niên Tây Ban Nha, tên là Juan Vesquez làm phụ tá cho thầy Martin. Anh được ở ngay trong tu viện. Một đêm, cả thành Lima bị động đất, nhà cửa rung chuyển dữ dội, Juan Vasquez choàng thức vậy, sợ hăi chạy đến pḥng thầy Martin để trú ẩn, cậu gơ cửa nhiều lần mà không thấy trả lời, cậu lấy tay đẩy mạnh cửa mở toang. Một cảnh tượng kinh khủng hiện ra trước mắt cậu: Thầy Martin nằm dưới đất, hai tay giang ra, tay cầm tràng hạt, mắt lờ đờ. Cậu đến bên kêu hoài mà thầy không thưa, cậu níu áo lôi mà thầy không cục cựa, trong pḥng th́ sáng rực như ban ngày. Hoăng sợ, Juan Vasquez tưởng thầy Martin đă chết liền bỏ chạy trốn.

Lại một đêm khác, Juan Vasquez vừa bước đến cửa pḥng thầy Martin, thấy thầy qú lơ lửng trên không, hai tay giang ra, mắt nh́n thẳng lên tượng Thánh Giá, Vasquez khiếp sợ chạy đi t́m thầy thủ môn tu viện tên là Ferdinando Aragón và kể  lại cho thầy nghe biết câu chuyện. Thầy Aragón mỉm cười nói:

- Em đừng thấy làm lạ, không phải lần thứ nhất người ta thấy như vậy đâu ! Em sẽ c̣n thấy thầy Martin ngất trí nhiều lần nữa!

Một hôm, Thầy Martin Cabezas vội vă đi t́m thầy Martin đến giúp cha Antonio d'Arco đang hấp hối. Khi đến trước cửa pḥng thấy thầy Martin đang bay trên không để  hôn ảnh Thánh giá ngay chổ vết đinh máu chảy chan ḥa. Trông thấy sự kiện ấy, thầy Cabezas kinh ngạc, chạy đi báo tin cho cha Diégo Borrionuevo và Esleban Mariano và dẫn hai cha đến chứng kiến phép lạ.

Đến nơi, các ngài chưa kịp nói th́ thầy Martin tuyên bố: " Tôi đă biết và đă đến thăm bịnh nhân, nhưng cha Antonio phải dọn ḿnh chết lành v́ giờ chết của ngài đă tới."

Một đêm kia, đang khi anh em đang đọc kinh trong nhà thờ, bỗng có ánh sáng trong bàn thờ chiếu ra, soi thẳng vào mặt thầy Martin. Các tu sĩ đều thấy thầy đang ngất trí. Thiên Chúa đă làm phép lạ này để anh em trong nhà biết thầy Martin rất đẹp ḷng người.

 

[1] Trong sổ rửa tội c̣n giữ trong công hàm nhà xứ thánh Sebastianô, người ta đọc thấy những ḍng chữ sau đây : "Hôm nay, thứ tư, 9 tháng chạp 1579, tôi đă rửa tội cho Martin, cha vô danh và mẹ là Anna Velásquez mới được phóng thích. Ông Juan de Huesca và bà Anna Escarcena cầm đầu", kư tên linh mục Antonio Polanco.

      Người ta biết rằng : bảy năm sau Thánh Nữ Rosa de Lima cũng đem tiếng khóc chào đời tại Lima và cũng đă được sinh lại trong phép rửa tội tại giếng thánh trong nhà thờ thánh Sabastianô. Giếng Thánh lịch sử đó ngày nay hăy nguyên vẹn và được coi như kỷ niệm lịch sử đáng ghi nhớ của Lima.