HOME

 
 

Phần Nh́ :
CẬN KIM VÀ ĐƯƠNG KIM THỜI ĐẠI

Chương Ba

GIÁO HỘI THỜI KHOA HỌC

VÀ VĂN NGHỆ CỔ ĐIỂN (tk. XVII)
 

I. Giáo hội Phục hưng ở Pháp                                       

1. Thánh Phanxicô Salêdi và hồng y De Bérulle trong cuộc cải cách Giáo hội

2. Thánh Vinhsơn-Phaolô lập ḍng Lazarist, với sứ mạng truyền giáo ở thôn quê

3. Tổ Chức các chủng viện

4. Hoạt động bác ái và giáo dục.

II. Giáo hội trong lănh vực khoa học và văn nghệ       

1. Giáo hội với khoa học

2. Giáo hội và mỹ thuật

3. Văn Chương Công giáo

III. Giáo hội với sứ mạng truyền giáo                          

1 . Tuyên giáo tại Mỹ châu: Paraguay và Canada

2. Truyền giáo tại Á  châu: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa

3. Cuộc tranh luận về lễ nghi Trung Hoa

 

Mệnh danh là thời khoa học và văn nghệ, v́ thế kỷ XVII là thế kỷ của các nhà trước tác nổi tiếng về khoa học, triết lư, văn chương, nghệ thuật. Đặc biệt nhất là ba nước Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Bước sang thế kỷ này, Giáo hội có bộ mặt mới. Công cuộc cải cách vẫn tiếp tục, tuy ở Ư và Tây Ban Nha không c̣n có ǵ đặc sắc. Tại Ba Lan sau một thời gian bị giáo phái Tin lành lấn át, Giáo hội đă được vua Sigismund III (1587-1632) bênh vực, và ảnh hưởng Tin lành bị đẩy lui. Ở Đức, phong trào cải cách gặp cản trở do cuộc chiến tranh Ba mươi năm (1618-48), mà nguyên nhân chính là sự mâu thuẫn giữa Tin lành và Công giáo, với tham vọng chính trị của đế quốc Áo. Ḥa ước Westfalen (1648) chấm dứt chiến tranh, nh́n nhận quyền tự do tín ngưỡng. Ở Anh quốc, vua Charles I đàn áp Thanh giáo (Puritanisme); năm 1649 ông bị Cromwell, một chính trị gia theo Thanh giáo, lật đổ và đưa lên đoạn đầu đài.

Riêng nước Pháp, sự cải cách trở thành một cao trào vào cuối thế kỷ XVI, với thánh Phanxicô Salêdi và đức hồng y De Bérulle. Giáo hội Pháp nổi bật trong thế kỷ này. Người ta c̣n gọi nó là thời kỳ “đại tâm hồn”, mà thánh Vinhsơn-Phaolô làm đại diện. Trong khi đó, chiếu chỉ Nantes (1598) của vua Henri IV không c̣n được tôn trọng dưới triều Louis XIV (1643-1715), đến năm 1685 bị băi bỏ, khiến giáo phái Tin lành hết hoạt động trên đất Pháp.

Năm 1622, đức Thánh Cha Gregori XV ban Tông hiến Inscrutabili ngày 22 tháng 6, thiết lập thánh Bộ Truyền giáo.[1] Khởi thủy là Ủy ban các hồng y do đức Piô V và đức Gregori XIII thành lập vào thời hậu Công đồng Trento, nhằm truyền giáo cho các Dân ngoại và kêu mời anh em ly giáo Đông phương trở về. Năm 1599, Ủy ban được đức Clementê VIII nới rộng thêm quyền hành, và mang tên là “Ủy ban Truyền giáo có mục đích truyền bá đức tin khắp hoàn cầu, thúc đẩy công cuộc truyền giáo tại Mỹ châu, Á châu, Phi châu... Kết quả là nhiều dân tộc theo đạo Công giáo thay thế cho các Quốc gia “ly giáo” ở Âu châu.[2]


I

GIÁO HỘI PHỤC HƯNG Ở PHÁP


1. Thánh Phanxicô Salêdi và đức hồng y De Bérulle
trong công cuộc cải cách Giáo hội.

Phong trào cải cách ở Pháp bị chậm lại do cuộc chiến tranh tôn giáo khai diễn từ năm 1562, và chấm dứt bằng chiếu chỉ Nantes (1598) của vua Henri IV, khoan hồng cho giáo phái Calvin được tự do hoạt động. Người ta nhận thấy thời kỳ này, hai nước Pháp và Ư diễn tiến rất giống nhau. Nếu tại Ư có thánh Carolô Bonomeo cải cách địa phận cùng thánh Philipppê Neri lập hội Diễn giảng, th́ ở Pháp cũng có thánh Phanxicô Salêdi (1567-1622) lo việc cải cách Giáo hội và đức hồng y P. de Bérulle (1575-1629) với hội Diễn giảng Chúa Kitô.

Thánh Phanxicô sinh tại lâu đài Salêdi, gần thành Annecy (Savoie). Sau nhiều năm theo học ở Paris và Padua, Phanxicô từ bỏ địa vị cùng danh vọng của cải, dâng ḿnh cho Chúa. Làm linh mục, thánh nhân nêu gương chăm chỉ ngồi ṭa Ḥa giải, thăm viếng người nghèo khổ, ốm đau. Khi công tước xứ Savoie chiếm lại được vùng Chablais, thánh nhân t́nh nguyện nhận một công tác nguy hiểm và khó khăn là thuyết phục người anh em Tin lành. Trong 4 năm với những cố gắng, hy sinh vượt mức, ngài đă đưa cả vùng đó trở về với Giáo hội Công giáo: 70.000 người xin trở lại. Năm 1599, đức Thánh Cha Clementê VIII (1592-1605) gọi thánh nhân đến Roma tŕnh bày công việc, và đặt làm giám mục thành Genève.[3]

Thánh Phanxicô trở về nhận quyền địa phận, tiếp tục công việc truyền giáo bằng giảng thuyết. Danh tiếng ngài đồn đi khắp nơi, được nhiều địa phận mời đến giảng. Ở Paris, vua Henri IV (1589-1610) ngỏ ư muốn đặt thánh nhân làm giám mục phụ tá ngay tại kinh đô, song ngài từ chối. Trong thời gian lưu lại đây, trước một xă hội xa hoa trụy lạc, thánh nhân đă viết cuốn Dẫn đàng nhân đức (Introduction à la vie dévote, 1608), một danh phẩm đă gây nguồn sống đạo đức sâu xa trong Giáo hội ở Pháp.

Trong 20 năm giám mục, thánh nhân lo cải cách địa phận theo tinh thần Công đồng Trento. Đối với giáo dân, ngài tổ chức những lớp giáo lư và giảng dạy Kinh Bổn các ngày chúa nhật. Đối với hàng giáo sĩ, ngài mở chủng viện đào tạo những tông đồ có khả năng và nhiệt thành. Ngài đích thân đi thăm các giáo xứ, tái lập trật tự và luật pháp khắp nơi. Ảnh hưởng của thánh nhân vượt ra ngoài ranh giới địa phận: nhiều giám mục theo gương ngài. Những người ở xa cũng được học hỏi thánh nhân qua thư từ. Người ta c̣n giữ lại gần 20.000 bức thư, nhiều sách đạo đức, trong đó có cuốn T́nh yêu Thiên Chúa (Traité de l'amour de Dieu, 1616). Sau cùng, được sự hợp tác của thánh Gioanna de Chantal (1572-1641), ngài lập ḍng Thăm viếng (Les Visitandines). Năm 1622, có việc sang Lyon, thánh Phanxicô lâm trọng bịnh và từ trần ở đó.

Bên cạnh thánh Phanxicô Salêdi, c̣n có đức hồng y De Bérule. Ngài sinh tại lâu đài Sérilly xứ Champagne, thuộc gia đ́nh quí tộc De Bérulle có ḷng đạo đức và tài lợi khẩu từ khi c̣n ít tuổi. Theo tiếng Chúa gọi, De Bérulle dâng ḿnh cho Chúa, thụ phong linh mục, và trở thành một tông đồ rất nhiệt thành với phong trào cải cách. Trước hết, cộng tác với chân phước Marie d'Incarnation trong việc thành lập ở Pháp nhiều nữ đan viện Cát minh “cải cách” theo thánh nữ Terêsa Avila. Ngài liên lạc với các cha hội Diễn giảng của thánh Philippê Neri, để lập một hội Diễn giảng khác (1611), thích ứng với nhu cầu của Giáo hội ở Pháp. Năm 1613, đức Thánh Cha Phaolô V (1605-21) châu phê tu hội mới, mang tên hội Diễn giảng Chúa Kitô. [4]

Hội diễn giảng Chúa Kitô là tu hội Giáo sĩ, tuy không có lời tu thệ nhưng cũng giữ trọn ba nhân đức: vâng phục, khiết tinh và nghèo khó, là những đ̣i hỏi của chức linh mục. Mục đích của hội là cải hóa và chấn hưng hàng giáo sĩ, giúp đỡ các cha sở trong việc coi sóc giáo dân, tổ chức các tuần tĩnh tâm cho hàng linh mục và thiết lập những chủng viện đào tạo giáo sư tương lai. Năm 1620, theo lệnh của đức Thánh Cha, hội nhận thêm việc giáo dục thanh niên ngoài đời. Hội bành trướng rất mau chóng, năm 1631, nghĩa là sau 2 năm vị sáng lập qua đời, hội đă có 71 nhà, trong đó có 6 chủng viện và 21 học đường. Nhiều giám mục gương mẫu, nhiều linh mục thánh thiện xuất thân từ những chủng viện hay học đường của các cha Diễn giảng này, như A. Bourdoise, người sáng lập hội Giáo sĩ Thánh Nicolas, J.-J. Olier người sáng lập hội Saint-Sulpice, đặc biệt thánh Vinhsơn Phaolô tổ phụ ḍng Lazarist.

Tiếp tục tinh thần cải cách của thánh Phanxicô Salêdi và đức hồng y De Bérulle, người ta chú ư đến chân phước Alain Solminihac, giám mục Cahors. Suốt 18 năm giám mục (1636-54), ngài chuyên tổ chức những buổi thuyết tŕnh nhằm cải tổ hàng giáo sĩ, mở chủng viện đào tạo các mầm non Giáo hội, can đảm tận diệt đồi phong bại tục trong địa phận. Nhưng thời danh hơn hết vẫn là thánh Vinhsơn- Phaolô, rồi đến thánh Gioan Eudes và cha J. Olier.


2. Thánh Vinhsơn Phaolô lập ḍng Lazarist,
với sứ mạng truyền giáo ở thôn quê
[5]

Vinhsơn Phaolô (1581-1660) sinh quán tại Pouy, gần thành Dax (Landes), trong một gia đ́nh thường dân. V́ cảnh gia đ́nh nghèo túng, Vinhsơn hồi nhỏ phải đi chăn ḅ cừu, lớn lên nhờ có người giúp đỡ và sự hy sinh của cha mẹ, cậu mới có tiền ăn học. Nghe tiếng Chúa gọi, Vinhsơn theo ban thần học ở Toulouse và thụ phong linh mục năm 1600.

Ban đầu cha Vinhsơn không hơn ǵ các linh mục khác. Năm 1605, trong một chuyến đi Marseille về, tàu bị cướp và cha bị bán làm nô lệ bên Tunisia (Phi châu). Sau bốn lần đổi chủ, Vinhsơn đă cảm hóa được ông chủ cuối cùng và được trả tự do (1607). Trở về Pháp, cha Vinhsơn lần lượt coi giáo xứ Clichy và Châtillon, rồi làm tuyên úy cho bà công tước Gondi. Do sự tiếp xúc với giáo dân thôn quê, thấy sự nghèo khổ của họ về thể chất cũng như tinh thần, cha t́m cách nâng đỡ họ. Chính thời kỳ này, thánh nhân nẩy ra ư tưởng tổ chức một tu hội Giáo sĩ “đi từ làng này sang làng khác, để khuyên bảo giảng dạy Kinh bổn cho dân quê”. Một ḍng tu Truyền giáo thành h́nh (1625), đức Thánh Cha Urban VIII (1623-44) châu phê ngày 12.1.1632. V́ các cha đặt trung tâm ở Saint-Lazare, nên có tên là ḍng Lazarist. Nhờ hoạt động của ḍng mới này, nhiều vùng Công giáo được phục hưng, song song với công cuộc cải tổ hàng giáo sĩ.

Đồng thời với ḍng Lazarist, nhiều vị tông đồ khác cũng hoạt động ở nhiều nơi. Ở Bretagne, từ năm 1616 đến 1652, cha M. Le Nobletz ḍng Tên thành công trong việc cải thiện đời sống Công giáo khắp vùng. Cha dùng h́nh ảnh tô mầu để giảng dạy giáo lư, và đạt nhiều kết quả. Tiếp theo công việc của Le Nobletz là cha J. Maunoir. tổ chức những giờ suy niệm cuộc tử nạn của Chúa, diễn lại các chặng đường Thánh giá như màn kịch. C̣n cha Huby, bạn của cha Maunoir, chuyên tổ chức các tuần tĩnh tâm. Ở Normandie, có thánh Gioan Eudes; vùng Languedoc, thánh Phan sinh Regis ḍng Tên; vùng Lorraine, thánh Pherô Fourier sáng lập ḍng nữ Kinh sĩ Thánh-Âutinh Trong các cha ḍng Capuxinô, có cha Joseph rất thời danh ở La Rochelle, ngài vừa chống các lạc thuyết, vừa truyền giáo cho dân quê. Hội Diễn giảng của đức hồng y De Bérulle tuy nhằm mục đích cải cách hàng giáo sĩ, nhưng cũng không quên giảng dạy giáo dân; người ta đặc biệt để ư đến hoạt động của cha Lejeune ở miền Jura.


3. Tổ chức các chủng viện

Để chuẩn bị cho Giáo hội tương lai, các chủ chăn đương nhiệm nhận thấy việc cải cách hàng giáo sĩ và chấn hưng đời sống giáo dân chưa đủ, c̣n phải nghĩ đến những con người của ngày mai. Đó là việc tổ chức các chủng viện, mà Công đồng Trento đă nhấn mạnh và tha thiết kêu gọi các giám mục thực hiện. Có công nhất trong việc này, phải kể đến thánh Vinhsơn-Phaolô, thánh Gioan Eudes và cha J.-J. Olier.

Cũng như công cuộc truyền giáo cho quần chúng bắt nguồn từ việc tiếp xúc với giáo dân vùng quê, th́ ở đây do sự gặp gỡ các linh mục, thánh Vinhsơn-Phaolô nảy ra cái nguyện vọng chấn hưng hàng giáo sĩ. Đức cha Potier thành Beauvais, trong một câu chuyện, đă đề nghị với thánh nhân tổ chức những buổi tĩnh tâm và hội thảo dành cho các “chuẩn tế”. Đó là gốc tích những “buổi học tập của người dự chức”, bắt đầu ngay tại Beauvais, rồi ở Paris, từ từ phổ biến khắp nơi. Ở Paris, nhiều linh mục sau khi thụ phong cũng yêu cầu thánh Vinhsơn tổ chức những buổi hội thảo, để giúp họ thực hiện đời sống linh mục và duy tŕ ḷng nhiệt thành ban đầu. Những “buổi nói chuyện ngày thứ ba” bắt nguồn từ đấy và lan tràn đi khắp nơi, nhiều linh mục thế hệ cũ cũng nhờ đó mà lấy lại đời sống lư tưởng của ḿnh.

Nhưng thánh Vinhsơn c̣n muốn đi xa hơn, ngài tổ chức những chủng viện thực sự. Kinh nghiệm cho thấy các tổ chức nửa chủng viện, nửa trường đời của đức hồng y G. de Lorraine (+ 1574) và của các cha Diễn giảng Chúa Kitô đă không đem lại kết quả như ư muốn. Được đức hồng y Richelieu khuyến khích và ủng hộ, năm 1642 thánh Vinhsơn lập một đại chủng viện và một tiểu chủng viện ở Paris. Ḍng Lazarist gánh thêm một trách nhiệm mới. Các chủng viện này có kết quả ngay từ đầu, khiến hàng Giám mục các nơi đều yêu cầu thánh nhân sai con cái ngài đến thành lập trong địa phận ḿnh. Năm 1780, ḍng Lazarist điều khiển 53 chủng viện; và đă góp một phần lớn trong công cuộc đào tạo hàng giáo sĩ Pháp thế kỷ XVII XVIII.

Theo gương thánh Vinhsơn-Phaolô và nhờ có sự ủng hộ của đức hồng y Richelieu, năm 1643 thánh Gioan Eudes (1601-80), bề trên hội Diễn giảng, thành lập tại Caen xứ Normandie một chủng viện theo lối các cha Lazarist. Cũng năm ấy, thánh nhân lập tu viện hội Chúa Giêsu và Đức Maria, quen gọi là ḍng Eudist, chuyên đào tạo các chủng sinh và truyền giáo cho quần chúng. Theo lời yêu cầu của các giám mục, thánh nhân đến lập nhiều chủng viện trong xứ Normandie, như ở Constances (1650), Lisieux (1653), Rouen (1656), Évreux (1667).

Cùng thời với thánh Gioan Eudes, cha J.-J. Olier (1608-57) sáng lập hội Saint-Sulpice. Cha là thính giả rất siêng năng của những “buổi nói chuyện ngày thứ ba” của thánh Vinhsơn-Phaolô. Theo tinh thần đức hồng y De Bérulle, cùng chung chí hướng với hai thánh Vinhsơn và Gioan trong việc tổ chức các chủng viện, năm 1641 cha Olier bắt đầu hội được ba linh mục tại giáo xứ Vaugirard, lúc đó c̣n là vùng phụ cận Paris. Con số thêm đông, năm 1642 một hội Giáo sĩ (Compagnie des Prêtres) thành h́nh. Cuối năm đó, cha Olier được cử làm cha sở Saint-Sulpice (Paris), cha đem tổ chức của cha về đây và mang tên hội Saint-Sulpice (Xuân Bích). Hội mới này chuyên ngành giáo dục trong các chủng viện, đặc biệt quan tâm đến việc đào luyện đời sống thiêng liêng của chủng sinh. Phần lớn hàng giáo sĩ Pháp từ đấy được đào tạo trong những chủng viện do các cha Saint-Sulpice đảm nhiệm. [6]

Cùng thời gian này, một hội Giáo sĩ khác được thành lập năm 1660, có mục đích hoạt động tại các xứ Truyền giáo: huấn luyện các linh mục bản quốc, coi sóc giáo dân và giảng đạo cho lương dân; đó là hội Thừa sai Hải ngoại Paris (Société des Missions Étrangères de Paris). Người có công khởi xướng là cha A. de Rhodes (+ 1606) ḍng Tên. Nhưng người sáng lập hội, chính là hai giám mục tiên khởi ở Việt Nam: đức cha François Pallu (1625-84) và đức cha Pierre Lambert de la Motte (1624-79). [7]


4. Hoạt động bác ái và giáo dục

Nhờ có phong trào cải cách hàng giáo sĩ và chấn hưng đời sống tôn giáo trong quần chúng, mà Giáo hội Pháp cũng như Ư, Tây Ban Nha, đă có bộ mặt mới. Nhưng đời sống đức tin bao giờ cũng phải đi đôi với hoạt động bác ái, là kết quả của nó. Người ta thấy ở Ư và Tây Ban Nha, nhiều ḍng tu sau khi được cải tổ và lấy lại tinh thần, đă hăng hái đảm nhận công tác xă hội bác ái. Nhiều tu hội mới cũng nhằm mục đích ấy. Riêng ở Pháp, sau cuộc chiến tranh tôn giáo (1562-98), những cảnh thê lương chết chóc, nghèo đói bệnh hoạn, cần được bàn tay bác ái Công giáo xoa dịu hàn gắn.

Khi nói đến bệnh viện và cứu tế viện, Công đồng Trento đă kêu gọi các giám mục hăy lưu tâm đến những người nghèo khổ bệnh tật, ban giám đốc các tổ chức từ thiện bác ái hăy lo tṛn nhiệm vụ của ḿnh, các vua chúa cũng có bổn phận tiếp tay vào những công cuộc ấy. Đáp lại lời kêu gọi trên, năm 1606 vua Henri IV đă cho lập văn pḥng Bác ái Công giáo, để kiểm soát các tổ chức xă hội và xây cất nhiều bệnh viện mới. Dưới thời Louis XIII, nhiều cứu tế viện được tiếp tục xây thêm. Đồng thời, các giám mục kêu gọi sự cộng tác của các ḍng tu để tổ chức những cơ sở bác ái trong địa phận.

Năm 1601, ḍng Trợ thế (Bệnh viện) Thánh Gioan Thiên Chúa từ Bồ Đào Nha sang Pháp hoạt động. Các tu sĩ ḍng Bệnh viện Camilian (do thánh Camillo Lellis, 1582) từ Ư Đại Lợi tới. Các ḍng nữ cũng hoạt động mạnh. Trước hết phải kể đến ḍng nữ Bệnh viện Thánh Âutinh vừa được cải tổ, rồi đến ḍng nữ Bệnh viện Đức Bà được thành lập năm 1624 do bà đáng kính Françoise de la Croix. Nhưng nổi danh hơn hết vẫn là thánh Vinhsơn-Phaolô. Thánh nhân lập hội Bác ái, gồm những giáo dân có từ tâm thay nhau đi thăm viếng các gia đ́nh nghèo túng, quyên tiền giúp đỡ họ. Sau này với sự hợp tác của thánh nữ Louise Marillac (1591-1660), năm 1633 thánh nhân lập tu hội Nữ tử Bác ái (Les Filles de la Charité), chuyên săn sóc bệnh nhân, già nua tàn tật và trẻ em mồ côi.[8] Ngoài hai tổ chức nói trên, thánh Vinhsơn có mặt trong mọi nỗi niềm đau khổ của con người, như cung cấp hạt giống cho nông dân nghèo, xây cất nhà cửa, lập xưởng công nghệ cho những người vô gia cư nghề nghiệp. Với sự giúp đỡ của gia đ́nh Gondi, thánh nhân tổ chức hội Thăm viếng tù nhân.

Ngoài việc tông đồ bác ái, Giáo hội c̣n quan tâm đến vấn đề giáo dục. Trong việc giáo dục thanh thiếu niên, các cha ḍng Tên và hội Diễn giảng Chúa Kitô đă đạt được những kết quả lớn lao, là đào tạo một lớp giáo dân xứng đáng. Nhưng công việc giáo dục các thiếu nữ từ trước vẫn bị coi thường, chỉ con nhà quí phái mới được đi học, c̣n con nhà thường dân chịu cảnh thất học. Do đấy, từ tiền bán thế kỷ XVI đă xuất hiện nhiều ḍng nữ chuyên ngành giáo dục, như ḍng Nữ tử Đức Maria, ḍng nữ Theatin, ḍng Ursulina. Năm 1592, ḍng Ursulina được chân phước César de Bus đem vào nước Pháp và bành trướng rất mau chóng. [9] Thế kỷ XVII, ḍng này có 320 tu viện với khoảng 9.000 nữ tu, hoạt động giáo dục không thua kém các cha ḍng Tên.

Nhận thấy tổ chức giáo dục rất cần thiết trong công cuộc Phục hưng Giáo hội, thánh Vinhsơn-Phaolô khuyến khích các nữ tu của ngài kiêm việc mở trường học. Thánh nhân c̣n bảo trợ cho ḍng Nữ tử Thánh giá nhận thêm công tác giáo dục. Năm 1597, thánh Pherô Fourier (1565- 1640), cha sở Mattaincourt (Lorraine), với sự hợp tác của chân phước Alix Le Clere (1576-1622), lập ḍng nữ Kinh sĩ Thánh Âutinh (Les Chanoinesses de St-Augustin), cũng gọi là ḍng Đức Bà, đảm nhận việc giáo dục thiếu nữ đi đôi với việc hát kinh Thần vụ trọng thể. Ngoài ra, c̣n nhiều ḍng mới khác, như ḍng Nữ tử Đức Bà (Les Filles de Notre-dame, 1617), ḍng Nữ tu Thánh Giuse (Les Soeurs de St-Joseph, 1650), v.v...

Cuối thế kỷ XVII, thêm một ḍng tu chuyên ngành giáo dục được coi là lớn bậc nhất. Đó là ḍng Sư huynh trường Công giáo do thánh Gioan B. de La Salle (1651-1719) thành lập tại Reims năm 1684, ta quen gọi là ḍng Lasan. Các Sư huynh Lasan không những hy sinh của cải trần tục, chức quyền phần đời, mà ngay cả những chức tước trong Giáo hội, để chỉ chuyên chăm việc giáo dục thanh thiếu niên, như những người anh dắt d́u các em. Ḍng này bành trướng rất mau lẹ tại hầu hết các nước trên thế giới và hoạt động trong các ngành từ tiểu học lên tới đại học, sư phạm và chuyên nghiệp.[10] Ngoài ra, ḍng Nữ tu Thánh Phaolô de Chatres khai sinh trong thời kỳ này. Năm 1604, cha L. Chauvet, chính xứ Levesville-La-Chenard, cùng với 4 thiếu nữ đặt nền móng đầu tiên cho hội ḍng mới này, có mục đích hoạt động bác ái dưới mọi h́nh thức. Năm 1708, đức cha Godet des Marets đặt trụ sở ḍng tại Chartres, và xây nhà mẹ ở đây. Gần 30 năm sau, các nữ tu Thánh Phaolô đă có mặt tại nhiều xứ Truyền giáo.


II

GIÁO HỘI TRONG LĂNH VỰC KHOA HỌC VÀ VĂN NGHỆ


1. Giáo hội với khoa học

Bước sang thế kỷ XVII, con người không phải chỉ làm chủ mặt đất, trên đại dương hay ở những miền xa lạ. Ít là bằng trí óc, bằng khoa học, con người c̣n làm chủ một bờ cơi rộng lớn hơn nữa, mà ranh giới của nó là ranh giới vũ trụ. Kinh-tế- học, vật-lư-học, số học, luật đo lường, cùng những huyền bí trong vạn vật, những đề tài chủ yếu của siêu h́nh học, và biết bao vấn đề khác được nhiều người có trí óc thiên phú muốn đem đến cho nhân loại những giải đáp chính xác, những sáng tác mới mẻ. Thật là một cố gắng vô vi lợi của con người có thiện chí, một bước tiến táo bạo của khoa học trong việc phục vụ nhân loại. Đó là những nhà bác học nổi tiếng thế kỷ XVII này: Bacon (1560-1626) người Anh, Galilei (1564-1642) Ư, Képler (1571-1630) Đức, Descartes (1596-1650) Pháp. Torricelli (1608-47) Ư, Pascal (1623-62) Pháp, Huygens (1629-95) Hà Lan, Newton (1642-1727) Anh, Leibniz (1646-1716) Đức... Đứng trước sự tiến bộ của khoa học, Giáo hội đă có thái độ nào?

Học phái Kinh viện, tức trường phái xây dựng trên giáo lư thánh Âutinh và học thuyết Aristot, từ xưa vẫn tưởng ḿnh có thể giải quyết được hết các vần đề: thiên-văn-học, vạn-vật-học, vật-lư học, chỉ trừ toán học. Do đấy, người ta không ngạc nhiên khi thấy có sự sai lầm đáng tiếc xảy ra. Đó là vụ Galilei khởi sự năm 1616 và kết thúc năm 1633. Galilei, một nhà vật-lư-học, thiên-văn-học, toán học, tuyên bố “những điều trái ngược với giáo lư cổ truyền”, khi ông chứng minh trái đất xoay vần chung quanh mặt trời. Một thuyết như thế nguyên nó đă khó giải thích nổi, nay lại “mâu thuẫn” với nhiều điểm trong Thánh Kinh, nhất là tích truyện ông Giosuê “khiến mặt trời đứng lại” (Js X, 12-13). Cách đấy không lâu, triết gia G. Bruno người Ư đă lên tiếng đả kích một “giả thuyết” tương tự của Copernic (+ 1543). Lần này cũng vậy, nhiều nhân vật cao cấp tại Giáo triều (hồng y Bellarmino) không thông thạo các vấn đề toán học, đă lên án chủ thuyết của Galilei, cấm ông không được bênh vực và truyền bá chủ thuyết đó bất cứ dưới h́nh thức nào (25.2.1616).[11]

Galilei cúi đầu vâng nghe. Nhưng đến sau, ông trở lại vấn đề một cách âm thầm trong cuốn Đối thoại (Dialogues). Trong đó, có những đoạn văn tác giả ám chỉ Ṭa thánh sai lầm, Thánh Kinh nói sai, các nhà thần học dốt khoa học, v.v... Ṭa Truy tà liền gọi ông đến Roma chất vấn ông nhiều điều lôi thôi rắc rối về thần học. Ông bị giam giữ và sau cùng phải nhận lỗi một cách công khai tại thánh đường Minerva (23.6.1633). Galilei không hề bị tra tấn không phải thiêu sinh, nhưng thật là thương tâm tủi nhục cho một cụ già đáng kính 70 tuổi, với sự nghiệp khoa học thế giới đều biết, phải chịu thử thách đến như vậy.

Ngày nay, người ta biết Galilei có lư. Khi lên án ông như một người bị nghi là lạc giáo, khi nghe theo những lời cố vấn của nhà thần học N. Riccardi, các hồng y Bộ Thánh vụ tưởng ḿnh bênh vực Thánh Kinh, nhưng sự thực các ngài biện hộ cho học thuyết Aristot. Cũng như triết gia thành Stagira, các ngài tin rằng mỗi tinh tú xoay vần được là do một Thiên thần đứng ra điều khiển. Từ quan điểm ấy các ngài đặt ra câu hỏi: Thiên thần nào có nhiệm vụ xoay vần trái đất? Thật là một hành động đáng tiếc, một sự sai lầm to lớn, đến độ không một ai bấy giờ giải thích rằng: kiểu nói của Thánh Kinh là kiểu nói thường dân: mặt trời mọc, mặt trời lên, mặt trời đứng lại, khiến Giáo hội trong nhiều năm bị mang tiếng là phản khoa học. Tuy nhiên, người ta phải công nhận đây là vụ độc nhất xảy ra trong lịch sử.

Khoảng năm 1628 tại Paris, đức khâm sai Ṭa thánh ân cần tiếp chuyện Descartes, khi người ta bắt đầu nói đến học thuyết của nhà bác học trẻ tuổi này. Đức hồng y De Bérulle c̣n “buộc lương tâm” Descartes phải viết ra tất cả những ǵ ông suy tưởng. Ngài nói: ông ta sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa về tài năng phi thường Chúa ban để đem đến cho nhân loại những điều mới lạ. [12]

Thế nhưng triết học của Descartes quá táo bạo. Ông gạt ra một bên mọi công sưu tầm của tiền nhân, chỉ tin ở lư trí con người trong việc sưu tầm vạn vật và thế giới. Dĩ nhiên, sẽ có nhiều phản ứng; những phản ứng nóng nảy và gay gắt về phía các tiến sĩ đạo Tin lành (Voetius ở Utrecht, 1642) hơn là các nhà thần học đạo Công giáo. Điều táo bạo hơn hết nơi Descartes không phải là điều mà sau này Bossuet lên tiếng đả kích, tức thuyết hoài nghi nguy hiểm và tinh thần độc lập quá khích; nhưng chính là sự thay thế khoa học khẩu ước (science verbale) bằng một khoa học thực nghiệm (science positive). Theo ông, phương pháp của toán học là nhất và bất khả ngộ, nó đạp đổ và tiêu diệt hết mọi chứng cứ dựa theo sự hợp lư cũng như mọi chứng điển dựa vào thế giá. Do đấy, một nền học thuyết xây trên suy luận và uy thế đă có từ nhiều thế kỷ, nay bị Descartes cho khai tử.

Việc liệt kê cuốn Phương pháp luận (Discours de la Méthode, 1637) của Descartes vào Mục lục Sách cấm hơi muộn (1663), đă không làm thiệt hại đến uy danh của tác giả. Mặc dầu có những phản ứng mạnh mẽ đối với quan điểm của ông về bản tính con người, nhiều nhà trí thức Công giáo vẫn không hề lên án nhà triết học này, nhưng c̣n hy vọng học được ở ông một phương pháp trong việc chứng minh tính thiêng liêng của linh hồn và sự hiện hữu của Thiên Chúa, dựa trên những quan điểm mà họ cho là sáng sủa, đơn giản và tất yếu. Cũng v́ thế, họ nh́n nhận luân lư học của ông, một luân lư xây dựng trên ư chí và danh dự, điều có thể giúp ích cho nền luân lư Kitô giáo. Cả Bossuet trong cuốn Bàn về sự biết Chúa và biết ḿnh (Traité de la connaissance de Dieu et de soi-même), cũng tán thành thuyết của Descartes liên can đến sinh lư học và tâm lư học. Malébranche trong cuốn Đi t́m Chân lư (Recherche de la Vérité, 1674), cũng tỏ ra là môn đệ của Descartes, khi ông muốn xây dựng một siêu h́nh học duy tâm (métaphysique idéaliste). Tuy nhiên, tất cả những người “chạy theo” Descartes nói đây đều không để lại được cái ǵ đáng kể. “Phương pháp của Descartes nguyên nó chỉ làm một việc tŕnh diễn thế giới, sự tŕnh diễn đó sẽ cũ dần đi, cũng như một bản đồ thế giới sẽ cũ dần đi vậy “. [13]

Ngoài phạm vi khoa học, trong lănh vực sử học, tác phẩm Sáu thế kỷ đầu Lịch sử Giáo hội của S. de Tillemont (1637-98) được coi là một kỳ công. Tưởng cũng nên nhắc đến tên các cha ḍng, nhất là ḍng Biển đức (Mabillon, Martène), đă để lại một kho tài liệu thật quí báu. Những cha ḍng thông thái thuộc đan viện St-Maur (Montfaucon, Martianay), dầy công xuất bản những tác phẩm của các giáo phụ, mà ngày nay chúng ta phải dùng đến. Nhiều thừa sai, đặc biệt ḍng Tên, đă lưu lại những tài liệu khó t́m thấy được về lịch sử thời “tiền-columbian”, về ngôn ngữ của thổ dân Mỹ châu, và một nguồn khoa học thực vật cũng như nhân chủng thuộc mọi khí hậu đới trên trái đất. Tất cả được ghi chép trong tạp chí Relations (Liên lạc).

Về Thánh Kinh và môn học về các giáo phụ, R. Simon đă vượt mọi khó khăn để đạt thành công trong việc xuất bản hầu hết các sách ông cho là cần thiết. Công việc của ông đă mở đầu cho một khoa chú giải Thánh Kinh đặt trên nền tảng ngôn ngữ học, và để lại khuôn mẫu cho khoa b́nh luận đức tin một cách thận trọng, sáng suốt, hợp lư và kính cẩn.


2. Giáo hội và mỹ thuật

Có những thời mỹ thuật tôn giáo được tŕnh bày thật giản dị và trang nghiêm, nhưng lại có thời nó rất lộng lẫy và hùng vĩ, tuy không trang trọng lắm. Đó là khuynh hướng của nghệ thuật tôn giáo thế kỷ XVII, với ba đặc điểm sau đây: hùng vĩ, tráng lệ với mầu sắc, ư nghĩa và t́nh cảm. [14]

Trước hết là hùng vĩ. Không một kỳ công nghệ thuật nào nói lên sự hùng vĩ hơn đền Thánh Pherô Roma. Đáng chú ư hơn hết là mái nhà h́nh bán cầu (dôme) đường kính 42m cao 138m do Michel-Ange thực hiện. Nó cao hơn bất cứ một thánh đường nào đă được xây cất trong các thế kỷ trước. Nhưng một thánh đường hùng vĩ không phải chỉ ở ngọn tháp cao lớn, hoặc những hàng cột khổng lồ với lối kiến trúc tinh vi. C̣n cần phải có chỗ làm nơi cử hành các lễ nghi phụng vụ, và chung quanh nơi ấy có chỗ dành cho giáo dân đông đảo đến tham dự. Đức Thánh Cha Phao lô V (1605-21) đă dạy kéo ngôi đền Thánh Pherô dài thêm, đo được 187m, rộng 135m50, cao 45m. Sau đó, đức Urban VIII (1623-44) cho xây một công trường rộng 240m (đường kính), tựa như một hí trường vĩ đại lộ thiên, ngay trước tiền đường của đền thánh, với những bậc lên dài rộng thênh thang. Hai kiến trúc sư được trao phó việc thực hiện những công tŕnh này, là Maderno (+ 1629), thực hiện phần kéo dài và kiến thiết mặt tiền (1606-12) và, 40 năm sau, khi tŕnh bày xong “Ṭa Thánh-Pherô” (Confession de St. Pierre) ở chính giữa đền thánh, Bernini (+ 1680) đă thực hiện một “hành lang cột trụ” (propylées) gồm 372 cột to lớn (với 192 pho tượng) bao vây công trường (1656). Tất cả là một công tŕnh vĩ đại khởi sự từ năm 1506 với Bramante (1444-1514) vẽ đồ án và khởi công, sau được Michel-Ange (1475-1564) tiếp nối công tŕnh. Vinh dự của Mademo và Bemini là tu bổ và kiến thiết thêm, mà vẫn không làm hư sự nghiệp kiến trúc của những người đă khởi công.

Nhiều thánh đường tuy nhỏ hơn, nhưng cũng có mái nhà h́nh bán cầu nổi bật, bên trong được dát những mảnh kim khí mạ vàng hoặc những tấm đồng mỏng sáng rực rỡ sang trọng. Mái nhà h́nh bán cầu, đó là lối kiến trúc thánh đường thế kỷ XVII, không những ở Roma, mà cả trong nhiều thành phố lớn ở Pháp, Áo, Tây Ban Nha và Mỹ châu. Công tŕnh xây cất vừa tốn kém vừa khó khăn, nhưng khuyến khích ḷng quảng đại của các vua chúa, và là cơ hội cho các nhà kiến trúc thi thố tài nghệ. Những ngọn tháp đỉnh nhọn kiểu Gothic, những lầu chuông mẫu Italian, không c̣n thấy trong nhiều thành phố đang ở thời chỉnh trang. Từ nay, người ta như chỉ muốn được cầu nguyện trước một cung thánh, đặt dưới mái nhà cao tựa ṿm trời.

Đây là bộ mặt của những ngôi thánh đường mới thế kỷ XVII. Mặt tiền hầu như phẳng ĺ, xếp thành nhiều tầng, được trang trí hơn kém bằng những cột trụ hoặc tượng ảnh. Một dăy nhà chạy dài, sáng sủa, có nhiều bàn thờ cạnh được xây cất và trang trí giống nhau. Không c̣n h́nh cung nhọn, cũng chẳng c̣n cửa kính mầu diễn tả một tích truyện, nhưng trên tường có những bức họa to lớn và nhan nhản tượng các thánh. Một giảng đài thật cao và chạm trổ rất nghệ thuật. Trên trần, những bức họa đầy Thiên thần, diễn tả tích Chúa Hiển linh, Thăng thiên hoặc cảnh Thiên đàng. Giữa cung nguyện và nơi dành cho giáo dân, không c̣n có giảng đài dài (jubé) như xưa, cũng không có rào song sắt, nhưng trước cung thánh, một hàng rào bằng đá cẩm thạch thấp kéo dài làm bàn Tiệc thánh. Trên cung thánh một bàn thờ chính tŕnh bày lộng lẫy, sáng sủa, trang nghiêm, Nhà tạm đặt Ḿnh Thánh Chúa, là nơi kéo sự chú ư nhất của mọi người.

Trong phạm vi mầu sắc, hội họa của thế kỷ này không dè dặt như nghệ thuật kiến trúc. Chúng lôi lấy Rubens (1577-1640) họa sĩ trứ danh người Flamand (Bỉ) làm đại diện. Ông ưa vẽ những cảnh huy hoàng lộng lẫy, mầu sắc rực rỡ, vàng đỏ óng ánh trên những tấm vải rộng lớn. Đến cả h́nh ảnh Chúa vác Thánh giá lên núi Sọ cũng được tŕnh bày như một cuộc khải hoàn, cuộc tử nạn biến thành chiến thắng.

Cảnh huy hoàng lộng lẫy c̣n được tŕnh bày trên bàn thờ chính và giảng đài, qua nghệ thuật điêu khắc hết sức phong phú và tinh vi. Đây không phải là nghệ thuật riêng của người Flamand, v́ nó c̣n được người Tây Ban Nha ưa thích, khiến ngôi thánh đường trở thành như một khu triển lăm về kiến trúc, điêu khắc và hội họa.

Sự quá chú tâm vào nghệ thuật, cũng như chủ trương thuần nghệ thuật (l'art pour l'art) đă làm cho nhiều tác phẩm nghệ thuật tôn giáo mất hết ư nghĩa trang nghiêm và cao thượng. Người ta chỉ nghĩ đến cách khêu gợi t́nh cảm và làm thỏa măn hồn nghệ thuật bằng những nét tài nghệ có màu sắc trần tục. Đó là những nhà kiến trúc như Baromini, những nhà điêu khắc và hội họa như Bernini, Zampieri, Pozzo. Đấy chính là dấu hiệu của sự sa sút về nghệ thuật thánh.

Tuy nhiên, không phải khắp nơi đều có sự sa sút đó; “Nghệ thuật cổ điển “ được xây dựng trên sự cân đối và đứng đắn, trên sự kính trọng thiên nhiên và tôn sùng sắc đẹp, vẫn c̣n thịnh vượng. Những tác phẩm của hai nhà hội họa Pháp P. de Champagne và Le Sueur, c̣n tỏ ra quá dè dặt trên nét vẽ quá sợ sệt trong khi dùng mầu sắc. Nhưng ở Tây Ban Nha, cùng thời với Velázquez (1599-1660), xuất hiện một lớp họa sĩ tả chân nổi tiếng, gồm có Zurbaran, Ribera, Alonso Cano, Murillo. Các họa sĩ này có khuynh hướng diễn tả ư nghĩa lành thánh và cảm động, phù hợp với những đề tài trang nghiêm của nghệ thuật thánh. Họ không chủ trương “lư tưởng hóa” các nhân vật, bằng cách tạo cho chúng một sắc đẹp hay những dáng điệu quá tưởng tượng.[15] Sau những bức họa về Đức Trinh Nữ của Raphael (1483-1520) và danh phẩm “Này là Người” (Ecce Homo) của Ren (1575-1642), tưởng không c̣n tác phẩm nào có thể sánh được với ảnh Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculata Conceptio) của Murillo (1618-82): Đúng là một nghệ thuật phẩm thánh, khiến kẻ càng nh́n ngắm càng thêm sốt sắng, khi suy đến đức khiết trinh, vẻ dịu hiền của Mẹ Maria “đầy ơn phúc”.

Thánh nhạc cũng có những cung điệu, “đường cong” giống như hội họa. Sau những nhạc phẩm đa âm trang nghiêm và cảm động của Vittoria (+ 1616) người thừa kế Palestrina (1525-94), xuất hiện những nhạc phẩm độc đáo của Allegri (1582-1652), rồi nhạc điệu “khoa đại” trong bản thánh ca Te Deum (Lạy Thiên Chúa) của Lulli (1632-87), đến những nhạc kịch và thi nhạc của Carissimi (1605-74), cũng như nhiều bài thánh ca (motets) sau này của Delalande (1657-1726). Tất cả đều có nhạc điệu hơi trần tục. [16]


3. Văn chương công giáo

Tấm đá, màu sắc, âm thanh chỉ là những cái ǵ vô hồn, vật chất thụ động, được con người dùng tài trí biến thành những kiệt tác nghệ thuật, có khi c̣n “thánh hóa” chúng và đem vào việc thờ phượng. Nhưng chính nơi con người c̣n một tài năng, có thể dùng làm phương tiện cao đẹp nhất trong phụng vụ. Đó là tiếng nói, sự phát biểu ư nghĩ bên trong. Do những cơ hội thuận lợi, Pháp ngữ trở thành uyển chuyển, sáng sủa và trang trọng, tạo điều kiện cho thế kỷ XVII. Xây dựng một nền văn chương bất hủ. Văn chương này đă được một số tư tưởng gia Kitô giáo đem sử dụng đúng mức và thành công tốt đẹp.

Tên của Bossuet (1627-1704), giám mục thành Meaux (1681), được ghi hàng đầu trong lịch sử khoa hùng biện thánh.[17] Bossuet đă sáng tác một ngôn ngữ riêng, với những danh từ thật đơn giản, nhưng tư tưởng thâm sâu; một ngôn ngữ với lối phát biểu thông thường, nhưng ư nghĩa có tầm rộng lớn bao la, tựa như trong Thánh Kinh. Cả khi viết lịch sử hay triết học, nhà đại văn hào này lúc nào cũng có “giọng điệu” của một nhà hùng biện. Tư tưởng của Bossuet được diễn tả trên sách vở bằng một lối văn nói, câu cú có điệu trầm bổng. Văn chương của nhà hùng biện tựa như một nghệ thuật kiến trúc, lư luận mạch lạc, trịnh trọng, lối hành văn theo luật biền ngữ (parallélisme littéraire): khi êm khi mạnh, khi cao khi thấp, khi dằn từng chữ.[18] Những bài điếu văn: Henriette-Marie hoàng-hậu nước Anh, Bà quận-công Orléans, Ông hoàng Condé, v.v. của Bossuet được coi là những áng văn chương thế kỷ XVII. Đây không chỉ là loại diễn văn tán tụng, nhưng c̣n là những “bài giảng về giáo lư”, những bài học về cuộc đời.

Tuy nhiên, muốn hiểu rơ văn chương cũng như thiên tài hùng biện của vị giám mục này, c̣n phải biết đến bộ Sách Giảng (Sermons) của ngài. Đó là bộ sách dạy giáo lư bằng những áng văn chương tuyệt vời, làm cho kẻ nghe không chán. Những bài giảng luân lư bàn về các giới răn, bổn phận người Công giáo, trách nhiệm lương tâm đứng trước một trường hợp cấp bách... Tác giả ít nói đến thần học thuần túy, tránh những cuộc tranh luận về ân sủng, nhưng toàn là những lời khuyên răn và giải thích các lề luật trọng đại của đời sống con người, dựa theo ánh sáng Thánh Kinh. Tất cả khoa hộ giáo chứa đựng trong các bài giảng của Bossuet: người ta có thể coi đó là một bộ Triết học Toàn thư.­ Không ai nói về số phận con người một cách khéo léo và thỏa đáng bằng Bossuet trong những bài giảng Về sự chết. Khi bàn đến sự chết, nhiều nhà giảng thuyết thường có giọng nói bi quan thê thảm, nhưng nhà hùng biện này lại quan niệm đến sự hùng tráng và bất diệt của con người.

Sau Bossuet có cha Bourdaloue (1632-1704) ḍng Tên, tác giả bộ Sách Giảng với những lời lẽ khúc chiết hùng hồn, và một giáo lư nghiêm khắc. Rồi đến nhiều nhà giảng thuyết khác cũng trứ danh đă từng đóng góp trong nền văn chương Công giáo, như giám mục Fléchier (1632-1710), giám mục Fénélon (1651-1715), linh mục Massillon (1663-1742); nhưng các vị này lại quá lưu tâm đến việc làm thính giả vui thích bằng những nhịp điệu vui tai thích mắt. Tuy nhiên, văn chương Công giáo không phải chỉ ở trong lănh vực giáo thuyết, c̣n loại hộ giáo trong văn chương cổ điển Pháp, mà Blaise Pascal (1623-62) làm đại diện. [19]

Pascal là một nhà toán học, vật lư học, triết học và đại văn hào Pháp, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói đến ông là tác giả cuốn Tư tưởng (Pensées). Trong tác phẩm này, ông muốn chứng minh chân lư Công giáo, dựa theo sự cảm thấy qua kinh nghiệm về nhiều khuyết điểm và những tương phản nơi bản tính con người (“Con người chỉ là cây sậy, là vật yếu đuối nhất trong thiên nhiên! ...”). Ông không dùng phương pháp suy luận trừu tượng, nhưng bằng sự biện minh một cách cảm động về cái dốt nát và thân phận thê thảm nơi con người.

Cuốn Tư tưởng của Pascal chịu ảnh hưởng của sợ hăi, nhưng là sự sợ hăi hữu ích. Có thể nói triết học của ông đặt trên sự khao khát muốn sống và sống sung sướng, nhưng sự khao khát ấy lại vấp phải một bức tường không thể vượt qua được. Cứ cho đó là một thuyết hiện sinh đi, nhưng thuyết hiện sinh ngày nay bắt nguồn từ sự thất vọng trước cái hư vô và phi lư, c̣n “thuyết hiện sinh” của Pascal thê thảm hơn, nó ch́m ngập trong biển khổ như địa ngục.

Sự căng thẳng do t́nh trạng khổ năo của Pascal, không ai phủ nhận nó phát xuất từ giáo thuyết Jansenius. Nhưng nó lại có công ở chỗ dám nói lên sự thật không chối căi được về cuộc sống bên kia thế giới, và về những mâu thuẫn thâm sâu trong bản tính con người. Sự căng thẳng này, sau khi được giải thoát hết lo âu và sợ hăi, nó sẽ đem tới niềm an ủi cho lư trí cũng như cho tâm hồn, bằng những câu giải đáp và an ủi của tôn giáo: “Chứng minh tôn giáo là đáng kính, v́ nó hiểu rơ con người; là đáng yêu, v́ nó hứa hẹn điều Thiện đích thực...”

Tuy lộn xộn và dở dang, cuốn Tư tưởng của Pascal cũng cho ta nhiều ư nghĩ và cảm xúc khó quên, qua những câu văn gọn gàng và mạnh mẽ. Một tác phẩm c̣n được các độc giả thời nay ưa thích, kể cả những người vô tín ngưỡng. Ngày nay biết bao tác phẩm thời x­a đối với chúng ta chỉ là những đồ cổ tŕnh bày trong thư viện, trong khi cuốn Tư-tưởng vẫn giữ được sự hấp dẫn của nó. Cầm lên đọc người ta cảm thấy cũng sốt sắng, khiêm tốn như Pascal.

“Con hăy an tâm, nếu con không gặp Cha, là v́ con đă không t́m Cha. Trong lúc Cha hấp hối, Cha đă nghĩ đến con: Cha đă đổ ra biết bao giọt Máu v́ con ... Các y sĩ sẽ không chữa được con, bởi v́ sau cùng con sẽ chết. Nhưng chính Cha sẽ chữa và làm cho xác con bất diệt... Cha là bạn thân của con hơn bất cứ ai, bởi v́ Cha đă hy sinh cho con hơn họ và họ không hề chịu khổ cho con như Cha đă chịu, họ cũng không chết cho con giữa lúc con sống bất trung và tội lỗi, như Cha đă làm và như Cha c̣n sẵn sàng làm, và hiện Cha đang làm, nơi các kẻ được kén chọn và trong bí tích Thánh Thể...” - “Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa tất cả”.[20]


III

GIÁO HỘI VỚI SỨ MẠNG TRUYỀN GIÁO


1. Tôn giáo Tại Mỹ châu: Paraguay và Canada

Chương trên, chúng tôi đă nói đến công cuộc truyền giáo với những thành quả lạ lùng tại Mỹ châu La-tinh.[21] Từ cuối thế kỷ XVI, Giáo hội Mehicô và Péru rất thịnh vượng: dĩ nhiên không phải chỉ ở phương diện vật chất, nhưng cả về văn hóa nữa, hai Giáo hội này có thể sánh với Giáo hội ở mẫu quốc Tây Ban Nha. Nhất là đừng nghĩ rằng đó là những Giáo hội “thuộc địa” dành cho các kẻ chiến thắng. Trái lại, đặc điểm của đạo Công giáo Tây Ban Nha ở Mỹ châu là thực hiện chính sách đồng hóa và, nói theo ngày nay, “gây t́nh huynh đệ” với thổ dân và nâng cao đời sống tinh thần các dân bị trị.

Do đấy, những đại học thời danh Mehicô (Santiago de Tlatelcolo) và Rio de la Plata (Cordoba del Tucuman) là những cơ sở dành cho việc đào tạo giới trí thức thổ dân Aztec và Indian. Từ đó, những viện đại học Santa-Fé, Bogotá, San-Marco, La Paz, rồi đại học Charcas (Sucre), đều là những nơi có đủ các phân khoa như ở Tây Ban Nha, đồng thời là nơi gặp gỡ các khuynh hướng, cùng là nơi dành cho người Tây Ban Nha đến t́m hiểu về phong tục, ngôn ngữ, truyền thống lịch sử của thổ dân. C̣n người Indian, sau khi nhận chân giá trị của Kitô giáo, họ sẽ nghiên cứu và thưởng thức những tinh hoa trong văn hóa La-tinh và Tây Ban Nha.

Một chính sách độc đáo và rất đáng khâm phục dành cho các thổ dân Mỹ châu - không phải cho những dân tương đối văn minh như Incas hay Aztec, nhưng là những thổ dân Indian xấu số ở Paraguay, vừa man rợ vừa hèn kém -, đó là sáng kiến có tính nhân đạo của các cha ḍng Tên từ thời cha Cl. Aquaviva (1541-1615), gọi là chính sách “Chiêu dân” (Réductions).[22] Chính sách này nhằm tập trung dân cư, tổ chức xă ấp, dưới quyền lănh đạo và bảo trợ của các cha ḍng. Làm như thế sẽ cứu được những đám dân hiền lành vô tội, khỏi nhiều gương xấu cũng như những hành động dă man của bọn thực dân vô nhân đạo. Chính sách “Chiêu dân” nhận được từ triều đ́nh Madrid một hiến chương, dành cho việc thiết lập những vùng tự trị, ngoài quyền các ông phó vương độc đoán và chế độ nô lệ tàn nhẫn.

Trong những vùng tự trị này, công cuộc khai hóa thật lớn lao. Chương tŕnh giáo dục nhằm bảo vệ sinh mạng lẫn tinh thần được đặt lên hàng đầu; rồi mới đến vấn đề sản xuất, nhưng không v́ thế mà vấn đề này bị đặt vào hàng thứ yếu. Kể cả những sử gia không cảm t́nh với ḍng Tên, cũng phải ca ngợi sự khéo léo và tài ba của các cha ḍng này trong việc kiếm công ăn việc làm, phân chia điền địa và nghề nghiệp cho mọi người. Họ c̣n phải khâm phục đến bỡ ngỡ trước những thành quả tốt đẹp: đất đai ph́ nhiêu, tăng năng suất, nâng cao dân số, đem lại đời sống văn minh cho đám dân lạc hậu.

Người ta thường chỉ biết đến công cuộc “Chiêu dân” ở Paraguay (1611); sự thực, chính sách này thành công nhất ở đây. Tuy nhiên, ngay từ đầu thế kỷ XVII chính sách ấy đă được áp dụng ở Parana (Braxin), Chaco (Uruguay), rồi ở Bolivia (1692), trong những vùng hoang dă (pampa) Bắc Patagonia (Nam Achentina), và cả ở Philippin nữa. Dân Guaramis, Chicito, Tupis và hàng mấy chục dân tộc khác với những tên rất lạ tai, gồm trên 250.000 sinh mạng, đă được thoát khỏi cái nạn chiu bắt làm tôi hoặc bị phân tán.

Công cuộc truyền giáo của người Tây Ban Nha ở Nam-Mỹ ít ra đă thành công trong những xứ giàu có, ngay trung tâm một vương quốc khá văn minh, giữa một khối dân tương đối đông đúc. Trong khi đó, các nhà thám hiểm trên những cửa sông lớn ở Bắc-Mỹ hầu như chỉ gặp rừng núi, sương mù và băng tuyết: những bộ lạc nay đây mai đó, tính t́nh đa nghi và có khi độc ác nữa. Tuy nhiên, các nhà khai hoang đầu tiên của Bắc-Mỹ đều là những người quả cảm, có lương tâm và ư thức trách nhiệm truyền bá văn minh của ḿnh. Thay v́ áp bức hoặc tiêu diệt đám dân man rợ, họ đă tỏ ra cao thượng và bác ái để đưa các sắc tộc tới ánh sáng Phúc âm. Đó là những nhân vật như Samuel de Champlain, người sáng lập thành Québec (1608).

Công cuộc khai hoang bắt đầu, dĩ nhiên không khỏi gặp những gian nan thử thách. Tiền bán thế kỷ XVII, trong khoảng 30 năm, quân sĩ phối hiệp với nông dân và các thừa sai ḍng Tên từ Pháp quốc sang đă đặt trên đất mang tên “Tân Pháp quốc” này, nền móng vững chắc cho một tương lai đầy hứa hẹn. Chiếm Trois' Revières trên sông Saint-Laurent, tức là dọn đường cho việc đi sâu vào nội địa Canada. Nhưng việc thiết lập Montréal được coi như một phép lạ, đánh dấu sự thành công vẻ vang của những nhà mạo hiểm đầy quả cảm và đức tin mạnh mẽ.

Ngày lễ Đức Mẹ đem Con vào Đền thờ, Royer de la Duavesière, hiệp sĩ thành Angers (Pháp), “nhận được lệnh của Đức Mẹ” cử sang Tân Thế giới một ḍng nữ chuyên bệnh viện. Ông không hề biết Canada, nhưng ông biết và muốn nơi ḍng tu này đến sẽ gọi là Mariapoli (thành của Đức Maria). Đó là một ḥn-đảo nhỏ cách xa Québec 300 cây số, bấy giờ c̣n là khu rừng già, nơi cư trú cửa người Iroquois, và không có một đồn bốt đóng quân. H́nh như người ta muốn làm một việc ngoài sự khôn ngoan của loài người; nhưng phải nói đây là việc làm của Chúa Quan-pḥng. Ngày 6.1.1643, toàn quyền Maisonneuve vác Thánh giá to lớn lên ngọn đồi cao, dựng trên đó dưới bầu trời trong sáng, trước cái nh́n bỡ ngỡ của thổ dân. Thành Mariapoli tức Montréal ngày nay, được đặt viên đá đầu tiên giữa tiếng hát kinh Veri Creator. Một hạt giống nhỏ bé từ Pháp đưa sang Tân Thế giới, để ngày nay trở thành đô thị lớn nhất của Canada, cũng là một trong những thành phố đông dân và phồn thịnh bậc nhất ở Mỹ châu. Hành động của Maisonneuve chỉ là việc khởi sự c̣n phải nói đến những cử chỉ kiêu hùng của nhiều nhà khai hoang này, khi phải đương đầu với thời tiết, đói khát và với sự thù địch của thổ dân.

Nếu người Huron và Alonquin tỏ ra hiếu ḥa và dễ dàng nghe Tin Mừng, th́ nhóm Iroquois lại mang một mối hận thù cuồng loạn. Chúng không chịu thuyết phục, nhưng c̣n truy kích, bắn lén, bắt cóc trẻ con người lớn, và hành hạ dă man các thừa sai. Chúng đă chặt hai bàn tay cha Jogues và giữ lấy như một “chiến tích”. Năm 1646-50, người Iroquois đánh phá dân Huron theo đạo Công giáo. Cuộc bách hại gây đổ máu hai thánh Isaac Jogues (+ 1646) và Gioan Brébeuf (+ 1649), các ngài chịu chung số phận với những giáo dân Huron tân ṭng. Họ nói: “Thưa cha. hồn chúng con sẽ về Trời, khi xác chúng con chịu khổ dưới đất. Xin cha cầu nguyện cho chúng con để chúng con được Chúa thương, phần chúng con sẽ kêu xin Người măi cho đến hơi thở cuối cùng”. Montréal và Québec phải qua những ngày tháng gian nan đau khổ (1653 và 1658); công cuộc truyền giáo trong 20 năm của các cha ḍng Tên sụp đổ.[23]

Đó là những thử thách không thể không có, những điều được coi là đặc điểm của thời khai nguyên Giáo hội ở Canada, là cầu nguyện sốt sắng hợp với hy sinh hăm ḿnh. H́nh như không một nơi nào đă đón nhận những ân sủng đầu mùa với niềm tin mạnh mẽ và đạo đức như thế. Phải coi đây là cuộc viễn chinh Thánh giá hơn là việc mở rộng đế quốc, và như người ta nói, là một “sự nghiệp nhiệm mầu”, trong đó hoạt động của nữ giới (Marie de l'Incarnation, Mance, Bourgeois) đă không chịu thua kém ḷng quảng đại anh hùng của những bậc lănh đạo (Sillery, Maisonneuve) và các thừa sai. Pháp quốc hiệp ư với Québec và Montréal mở những tuần lễ cầu nguyện, hy sinh và hăm ḿnh: giáo dân Pháp dưới thời Louis XIII (1610-43) đă cầu nguyện cho sự theo đạo của thổ dân, và cho tương lai Giáo hội ở Canada. Những di dân đầu tiên từ Pháp sang phần lớn là những người Công giáo tốt thuộc các xứ Normandie, Picardie và Poitou. Họ là những dân lao động can đảm, không sợ băo tuyết, hàng ngày hội họp nhau dưới mái nguyện đường bằng cây, hát kinh Salve Regina. Ṭa Giám mục đầu tiên được thiết lập tại Quebec năm 1659, với vị giám mục tiên khởi De Montmorency-Laval (1623-1708).


2. Truyền giáo tại Á châu: Nhật Bản, Ấn-Độ, Trung Hoa

Trong khi các thừa sai, nhất là ḍng Tên, đem ánh sáng Phúc âm đến Mỹ châu, th́ một cánh đồng truyền giáo khác rộng lớn hơn được trao cho các thừa sai thuộc nhiều ḍng tu: Đaminh, Phan sinh, Âutinh, Tên Chúa Giêsu, hội thừa sai Paris, v.v... tại các nước sẵn có một nền văn minh tối cổ ở Á châu.

Trước hết, chúng tôi nói đến Giáo hội Nhật Bản, một Giáo hội có những trang sử tuy ngắn nhưng đẫm máu anh hùng Tử đạo.[24] Đó là Giáo hội do thánh Phanxicô Xaviê (+ 1552) đă đặt nền móng. Năm 1576, đức Thánh Cha Gregori XIII (Bồ Đào Nha) thiết lập giáo phận trung Hoa, gồm cả Nhật Bản và Đàng Ngoài Việt Nam, ṭa Giám mục đặt ở Macao. Cũng tại Macao, năm 1594 cha Valignani giám sát ḍng Tên ở Nhật Bản và Trung Hoa cho mở trường Madre de Deus có tập viện và học viện, đón ơn gọi vào ḍng và đào tạo cán bộ truyền giáo. Năm 1612, tỉnh ḍng Tên Nhật Bản được thành lập trụ sở Macao. Số giáo dân khi ấy ở Nhật Bản khoảng 800.000, [25] những giáo dân sau này đă tỏ ra thật can trường trong những cơn bách hại, nhưng lại thiếu một “hạ tầng cơ sở” (infrastructure) chu đáo và vững chắc. Việc đào tạo hàng giáo sĩ Nhật cho một dân tộc kiêu hùng và tự tôn này, dân tộc đó chỉ muốn được dạy bảo bởi chính người của họ, là rất cần thiết. Năm 1580, hai chủng viện được mở tại Arima và Meaco, với con số 44 chủng sinh Nhật (1588) ở hai chủng viện bị coi là hơi ít và quá muộn.

Năm 1613, phong trào bài ngoại nổi dậy ở Nhật Bản. Ngày 14.2.1614, Nhật hoàng Daifusana, tức tướng quân Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang), hạ chỉ dụ cấm đạo, trục xuất các nhà truyền giáo ra khỏi nước. Việc xử công khai 50 đấng Tử đạo ở Nagasaki (22.9.1622) mới chỉ là mở màn. Cuộc bách hại trở nên dă man và ác liệt trên đất Kiu-Shu vào những năm 1637- 1638, do đại tướng quân Yémetsu thực hiện, sau khi quân sĩ của Shimbara, một viên tướng Công giáo, đứng lên bảo vệ đức tin và sinh mạng, bị đánh tan: gần 35.000 người Công giáo bị giết trong cuộc vùng dậy này.

Điều đáng khâm phục và cảm động nhất trong những cuộc bách hại ở Nhật Bản, không phải đức tính can trường của hàng ngàn đàn ông, đàn bà, trẻ con phải chịu các thứ khổ h́nh; nhưng chính là sự trung thành với đức tin một cách kiên tŕ - có lẽ đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử - của những tín hữu không linh mục, không Thánh Lễ, không thánh đường, mà vẫn giữ được đức tin và t́nh yêu Thiên Chúa. Sau 220 năm bị cô lập, trung tuần thế kỷ XIX, người ta c̣n t́m thấy trên đất Nhật con số 20.000 giáo dân.

Cuộc bách hại đạo ở Nhật Bản không phải chỉ bởi sự nghi kỵ và bài ngoại của các đại tướng quân mà thôi, nhưng c̣n do sự thúc đẩy xúi giục của người Hà Lan, vốn là kẻ thù của t́nh thân hữu Âu châu và Công giáo. Sự cạnh tranh ảnh hưởng thường xảy ra trong các xứ truyền giáo, gây thiệt hại nặng nề cho sự bành trướng đức tin. Khoảng năm 1650, hải quân Hà Lan chiếm đoạt của Bồ Đào Nha phần đất rộng lớn trên Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương. Họ xúi dân da mầu chống các cha ḍng Tên, cắt đứt mọi liên lạc với Tây Ban Nha, Ư hoặc Pháp. Một Giáo hội đầy triển vọng được xây dựng trên quần đảo Moluques, đến lúc phải sụp đổ trước những hành động phá hoại của người Hà Lan. Đảo Tích Lan, một giáo đoàn được thánh Phanxicô Xavier thiết lập cũng phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên lục địa Á châu đă không rơi vào tay họ.

Ấn Độ, việc thiết lập ṭa Tổng giám mục Goa năm 1558, và sau này (1836) mang tước hiệu thượng phụ Giáo chủ, là bằng chứng của một giáo đoàn Kitô hữu cổ kính. Giáo đoàn này khởi thủy là những tín hữu của thánh Tôma tông đồ, rồi đến những tín hữu theo giáo phái Nestorius (từ tk. VI). Nhưng họ ở rải rác khắp các miền duyên hải Malabar, yếu ớt, rời rạc, cho tới khi được quy tụ dưới sự bảo trợ của vua Bồ Đào Nha, và tiếp đón công cuộc truyền giáo của thánh Phanxicô Xavier (tk XVI). Sự thực, làm cho người tín hữu Ấn Độ đi sâu vào đạo Phúc âm thật khó khăn; có lẽ họ sốt sắng, nhưng mê tín và rất kém văn hóa. Đàng sau bức màn sơn mầu Kitô giáo đó là cả một khối Ấn Độ huyền bí: dân Ấn đă nhiễm những tư tưởng của bậc thánh hiền và Thánh Kinh của họ, dân Ấn thờ ngẫu tượng muôn h́nh vạn trạng, với những chùa chiền rùng rợn, nhưng lễ nghi rườm rà, những lối sùng bái khó hiểu...

Làm sao có thể lọt vào được thế giới huyền bí đó? Một bức tường thiêng liêng ngăn cách giữa Ấn Độ và Âu châu. Tổ chức xă hội Ấn với những giai cấp cách biệt nhau, đủ để không ai bên ngoài có thể tiếp xúc với họ được. Muốn cho hạt giống đức tin nẩy nở trên đại bán đảo này, cần phải mở một con đường vào. Xâm chiếm bằng vơ lực ­? Đó không phải là vấn đề được nói đến. Cảm hóa giai cấp dưới chăng? Không thành công lắm và rồi kết quả không bao nhiêu trong một xứ mà giai cấp quí tộc và trí thức nắm hết ảnh hưởng; vậy cần phải tiếp xúc với giai cấp quí tộc và trí thức này.

Ấn Độ Bà La Môn chỉ có thể trở thành một nước theo đạo Công giáo, khi các triết gia, các vua chúa, các tư tế của họ theo đạo. Đó là ư nghĩ của cha R. de Nobili (1577-1656) ḍng Tên.[26] Để thực hiện điều đó, cha t́nh nguyện làm người Bà La Môn, cũng tuyên hứa giữ các luật nghiêm ngặt, cũng mang phù hiệu và giây Saniassis (thống hối) như các nhà tu hành Ấn. Đó chỉ là một sự thích nghi hoàn toàn h́nh thức, nhằm đánh tan sự hoài nghi và khêu gợi tính hiếu kỳ. Cha De Nobili từ từ lựa dịp để nói về Chúa Cứu Thế và rao giảng Phúc âm. Phương pháp có kết quả: dân Ấn vốn ghê tởm mọi tiếp xúc “dơ bẩn”, chỉ muốn nghe lời giảng dạy và chịu phép Rửa qua đường lối đó. Nhiều ông hoàng, nhiều tín đồ Bà La Môn theo đạo nhiều người thuộc giai cấp khác làm theo. Một địa phận được mở rộng lấy Maduré làm trung tâm, không bao lâu có trên 4.000 giáo dân, năm 1677 con số lên 40.000. Nhưng các phong tục hăy c̣n, kể cả sự phân cách giai cấp. Cũng một linh mục không thể vừa tiếp xúc với hàng quí tộc, vừa đi lại với đám “mạt dân “ (Paria): phải có chén thánh riêng, nguyện đường riêng dành cho mỗi giai cấp. Do đấy, xuất hiện tại miền duyên hải Malabar một đạo Kitô- giáo Bà La Môn, tuy không c̣n sùng bái ngẫu tượng, nhưng quá xa lạ với lề luật trọng đại về t́nh huynh đệ và bác ái. Đức Thánh Cha Gregori XV phải lên tiếng cảnh cáo và, năm 1734, đức Clementê XII lên án một cách gắt gao.

Trung Hoa đầu thế kỷ XIV, cha J. de Montcorvin ḍng Phan sinh đă xây cất ở Bắc Kinh hai thánh đường, và nhận chức tổng giám mục. Thế kỷ XVI, các thừa sai ḍng Tên, Đaminh, Phansinh sang đông, phát xuất từ Macao hoặc Manila, phân tán trong các miền đông dân, đến tận Nam Kinh và Bắc Kinh. Các thừa sai tiếp xúc với mọi giai cấp: thợ thuyền, thương gia, nông dân, trí thức quan lại. Cha M. Ricci (1552-1610) ḍng Tên phục sức theo lối Trung Hoa, mang tên người Hoa (Lư-Mă-Thi), chuyên đi lại với bậc quan lại, công chức, bác học. Cha nổi tiếng là một nhà địa-lư-học, thiên-văn-học, toán học, triết học Đông phương. Với cái vốn khoa học ấy - nhất là toán học - cha t́m cách thân thiện với các giới nói trên, để từ từ đưa họ tin theo Phúc âm. Cha Ricci chấp nhận mọi giá trị văn minh Trung Hoa: văn chương, triết học, phong tục, tổ chức quốc gia xă hội. Giữa luân lư Nho giáo và đạo Phúc âm, cha không thấy có điều ǵ mâu thuẫn. Hoạt động của cha có nhiều kết quả: vua Hy-tông, hiệu Sùng Trinh (= 1644). có thiện cảm với đạo Công giáo, đă ngỏ ư muốn tin theo. Số giáo dân khi ấy là 40.000, trong số đó có 14 quan nhất phẩm, 10 tiến sĩ, 11 cử nhân và 3.000 tú tài.[27] Năm 1576, giáo phận Trung Hoa được thành lập, ṭa giám mục đặt tại Macao.

Năm 1644. vua Hy-tông nhà Minh bị lật đổ, đế quốc Trung Hoa sang tay nhà Măn Thanh, mà ông vua đầu tiên là Thanh Thế Tổ hiệu Thuận Trị (1644-61), rồi đến vua Khang Hy (1661-1722). Công cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục, tuy có gặp ít nhiều trở ngại trong năm 1668 và 1715. Sự thông thạo khoa học của các cha ḍng Tên đă gây được nhiều cảm t́nh với hai vua và các quan trong triều đ́nh, khiến nhà vua có thái độ thân thiện với đạo. Cha Adam Schall (Đức) truyền giáo ở Bắc Kinh (1644-54), năm 1645 cha được đặt làm giám đốc các vấn đề thuộc văn hóa Trung quốc, 8 năm sau 1653 nhà Vua tặng cha danh hiệu “Tiến sĩ uyên bác” (Docteur très profond). Ảnh hưởng của các cha làm khoa học thiên văn Tây phương được biết đến, năm 1654 vua Thuận Trị quyết định sử dụng khoa thiên văn của Tây phương. Lịch Trung quốc cũng được sửa lại từ năm 1679.

Năm 1687, nhiều cha ḍng Tên, như Intorcetta, Rugemont, Couplet, đă phổ biến bản dịch La văn ba cuốn sách đầu của Khổng Tử. Các cha Bouvet, Jarboux, Maille, Cardoso là những nhà địa lư học ở Trung Hoa trong những năm 1708-17. Các cha được nhà Vua kính nể, khi các ngài xác định kinh luyến cho 641 thành phố Trung Hoa, Măn Châu và Mông Cổ.[28]

Các nhà truyền giáo sang thêm, đào tạo hàng giáo sĩ Trung Hoa, nhiều thanh niên xin gia nhập các ḍng Tên Chúa Giêsu, Phansinh, Âutinh... Năm 1683, cha Gregori Lô (1620-91) ḍng Đaminh, người Trung Hoa đầu tiên, được tấn phong giám mục Đại diện Tông ṭa Nam Kinh.[29] Năm 1692, vua Khang Hy công bố một chiếu chỉ dành cho các thừa sai mọi sự dễ dăi để giảng đạo Thiên Chúa, chính thức nh́n nhận hàng giáo phẩm Trung Hoa và các tổ chức truyền giáo trong cả nước.


3. Cuộc tranh luận về lễ nghi Trung Hoa

Vấn đề lễ nghi Trung Hoa đă làm sôi động lịch sử truyền giáo ở Á Đông suốt thế kỷ XVII sang tiền bán thế kỷ XVIII. Một vấn đề đă được đem ra tranh luận giữa những nhà thần học nổi tiếng nhất và làm bận tâm đến 10 vị Giáo hoàng.[30]

Trong thời gian các cha ḍng Tên hoạt động một ḿnh ở Trung-hoa, đă cho phép dân tân ṭng được giữ những lễ nghi, mà sau này trở thành đề tài tranh luận sôi nổi giữa các nhà truyền giáo. Các ngài đă làm một việc, mà khi ấy không ai phản đối. Các cha Đaminh và Phansinh đến sau, nhận thấy những lễ nghi ấy “không phù hợp với giáo lư Công giáo”, nên cần phải ngăn cấm. Để t́nh đoàn kết khỏi bi thiệt, các thừa sai Đaminh và Phansinh đề nghị đưa vấn dề cho các nhà thần học tại viện đại học Santo Tomás ở Manila, giải quyết, rồi tất cả vâng theo. Các thừa sai ḍng Tên không chịu, nên hai bên cứ ngấm ngầm tranh luận với nhau từ năm 1631 đến 1640, là năm hai thừa sai J. B. Morales ḍng Đaminh và A. de Santa-Maria ḍng Phansinh được cử đi Roma xin ư kiến Ṭa thánh.

Đây là vấn đề: được phép hay không được phép cho giáo dân làng Trung Hoa tân ṭng giữ những lễ nghi sẵn có trong gia đ́nh đối với người quá cố, quen gọi là “thờ cúng Tổ tiên”? Các cha ḍng Tên viện lẽ đó chỉ là những cử chỉ tỏ t́nh hiếu thảo đối với người quá cố, chứ không phải lễ nghi tôn giáo, nên trả lời rằng: Được. Các cha Đaminh và Phansinh bởi đi sát với quần chúng, nhận thấy sự “thờ cúng Tổ tiên” có mầu sắc tôn giáo và pha lẫn mê tín dị đoan (cúng cơm, đốt vàng mă, tin hồn nhập trong “bài vị”...) nên quả quyết: Không được. Thiện ư của bên này hay bên kia không thể làm cho vấn đề đang đúng ra sai, hoặc đang sai trở thành đúng; cần được những vị có thẩm quyền khôn ngoan phán quyết.

Các cha ḍng Tên bấy giờ được triều đ́nh Bắc Kinh rất kính nể. Sự kính nể đó không phải v́ các ngài là những nhà truyền giáo, nhưng v́ thông thạo các khoa học đời. Dầu sao điều đó cũng là cơ hội tốt để đưa nhiều người Trung Hoa gia nhập Giáo hội. Nhưng để người Trung Hoa dễ qua cửa Giáo hội, các thừa sai ḍng Tên đă cho phép họ giữ những lễ nghi cố hữu, nền tảng của sự “thờ cúng Tổ tiên”. Nói cho đúng, th́ đây chỉ là một sự dễ dăi theo thời, để làm vui ḷng nhà Vua và các quan, mở con đường rộng răi cho dân theo đạo thật đông.

Nhưng có cần phải có những người Công giáo Trung Hoa chân thành không? Đó là vấn đề phải đặt ra. Phết một lớp sơn “Công giáo” bên ngoài bằng phép Rửa, để che giấu cái hồn “thờ cúng Tổ tiên”, chỉ là việc làm “lấy lệ” của một công cuộc truyền giáo. Đó là lư luận của các thừa sai Đaminh và Phansinh. Vấn đề thiệt quan trọng, v́ nó ảnh hưởng lớn lao đến tương lai Giáo hội Công giáo không những ở Trung Quốc mà cả Á châu nữa.

Cha J. - B Morales (+ 1664) được cử đi Roma về vụ này, tất nhiên phải tŕnh bày và giải đáp tất cả. Nhưng, cha là một nhà thần học lỗi lạc, lại thông thạo phong tục Trung Hoa, nên có đủ khả năng để làm việc đó. Đức Thánh Cha Urban VIII (1623-44) trao việc này cho ṭa Truy tà thuộc Bộ Thánh vụ, cứu xét từng điều do cha Morales đệ tŕnh. Đức Urban băng hà, đức Innocentê X (1644-55) lên kế vị, cho xúc tiến công việc. Ngày 12.9.1645, đức Innocentê kư một Sắc lệnh cấm các thừa sai cho phép, cũng như cấm giáo dân thi hành những lễ nghi “thờ cúng Tổ tiên” ở Trung quốc, đức Thánh Cha c̣n phạt vạ tuyệt thông các kẻ không tuân hành.

Năm 1649, cha Morales trở lại Trung quốc, đem Sắc lệnh 1645, trao cho bề trên ḍng Tên một bản sao có đóng ấn của thánh Bộ Truyền giáo. Ḍng Tên thấy vậy cũng sai cha M. Martínez đi Roma. Cha Martínez đem vấn đề lễ nghi, tŕnh bày một cách khéo léo để vấn đề không có ǵ quan trọng, càng không có tính tôn giáo hay dị đoan, và xin Ṭa thánh cứu xét lại. Đức Alexanđrô VII (1655-67) kế vị đức Innocentê X, sau khi nghe ṭa Truy tà phúc tŕnh, ngày 23.3.1656 đă kư một Sắc lệnh khác, ngược với Sắc lệnh của vị tiền nhiệm. Tuy nhiên, khi thánh Bộ Truyền giáo có nhiệm vụ công bố đă đặt một điều kiện: Sắc lệnh cho thi hành những lễ nghi mà cha Martínez đă tŕnh bày, nếu tŕnh bày đúng sự thật. Hai Sắc lệnh của hai Giáo hoàng có vẻ xung khắc nhau, Sắc lệnh thứ hai lại được công bố với điều kiện: nếu tŕnh bày đúng sự thật, khiến vấn đề càng thêm rắc rối không tài nào gỡ nổi. Người ta đoán một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi thế nào cũng xảy ra.

Năm 1673, linh mục Ch. Maigrot, tiến sĩ Sorbonne, cũng là nhà truyền giáo thông nho học và phong tục Trung Hoa, được cử làm giám mục Đại diện Tông ṭa cai quản địa phận Phúc Kiến, tức khu vực truyền giáo của ḍng Đaminh tại Trung quốc. Sau 20 năm nghiên cứu, ngày 26.3.1693 đức cha Maigrot ra một thông cáo cấm giáo dân trong địa phận thi hành những lễ nghi “thờ cúng Tổ tiên”. Việc làm của vị giám mục Phúc Kiến không đủ khôn ngoan, khiến vấn đề âm ỉ cháy bỗng nổ tung, c̣n thêm rắc rối và nguy hiểm. Thông cáo của đức cha Maigrot đến tai vua Khang Hy, tức khắc bị phản ứng bằng một án lệnh trục xuất các thừa sai theo lập trường của giám mục Phúc Kiến.

Trong khi đó ở Roma, hai phe đối lập hoạt động ráo riết; cả Ṭa thánh cũng tận lực làm việc để đi tới một quyết định xác đáng, đặng bảo vệ toàn vẹn đức tin mà không phương hại đến công cuộc truyền giáo. Các nhà thần học trứ danh đều được mời tham dự những phiên họp đặc biệt, do đức Thánh Cha Innocentê XII (1691-1700) triệu tập. Đức Clementê XI (1700-21) nối tiếp công việc, dùng đến mọi phương tiện hữu hiệu nhất. Hai vị giám mục truyền giáo ở Trung Hoa, các đại diện hai ḍng Tên và Đaminh, cùng nhiều nhà truyền giáo khác được mời về Roma dự một nghị hội do đức Thánh Cha đích thân chủ tọa. Trong nghị hội hết mọi người được tự do tŕnh bày, bênh vực hoặc chống đối, quyền quyết định thuộc Ṭa thánh.

Kết quả, ṭa Truy tà đưa ra một bản nghị quyết có thể gồm tóm trong 4 điều cấm sau đây: 1) Cấm dùng chữ “Thiên” hoặc “Thượng Đế”, để chỉ Thiên Chúa; 2) Cấm treo trong thánh đường những tấm bảng có ghi hai chữ “Kính Thiên”; 3) Cấm cúng tế ông Khổng Tử, ông bà cha mẹ; 4) Cấm đặt “bài vị” (tablette des ancêtres) trong nhà riêng. Những nghị quyết của ṭa Truy tà được đức Thánh Cha Clementê chấp nhận trong Tông hiến ngày 20.11.1704, ngài c̣n buộc các giám mục cũng như linh mục, bất cứ thuộc ḍng tu nào, phải vâng theo Tông hiến được trao cho đức cha Ch. M. Maillard de Toumon, thượng phụ giáo chủ hiệu ṭa Antiokia, đang làm Đặc sứ Ṭa thánh tại các xứ Truyền giáo Đông phương. Ngài có nhiệm vụ công bố và thi hành tại chỗ. Đức thượng phụ bấy giờ đang ở Pondichéry (Ấn Độ), là nơi ngài vừa bác bỏ lễ nghi Malabar đă được các thừa sai ḍng Tên cho phép giáo dân Ấn Độ giữ; và mặc dầu có sự khiếu nại, đức Clementê vẫn cương quyết bắt phải vâng nghe.

Trong khi chờ đợi vị Đặc sứ Ṭa thánh tới Trung Quốc thi hành nhiệm vụ, đức Thánh Cha kêu gọi các nhà truyền giáo sẵn sàng chấp nhận những quyết định của Ṭa thánh, tránh mọi cuộc tranh luận gây chia rẽ, nhất là đừng tố cáo hay kết tội nhau, tỉ như các cha Đaminh đừng lên án “dị đoan” hay “cấp tiến" cho các cha ḍng Tên, cũng như các cha ḍng Tên đừng chế giễu các cha Đaminh là “thủ cựu”, “lạc hậu”, v.v... Cha A. Cloche. bề trên tổng quyền ḍng Đaminh (1686-1720), ngay từ đầu đă theo dơi cuộc tranh luận và cũng đứng về phe các tu sĩ ḿnh. Nhưng khi nghe biết vị Đặc sứ mang theo quyết nghị của Ṭa thánh, ngài liền viết thư cho bề trên tỉnh hạt Rất Thánh Mân côi, truyền cho các tu sĩ phải sẵn sàng đón nhận.

Ngày 8.4.1705, đức thượng phụ tới Macao, tỏ ra can đảm và cương quyết, nhưng lại thiếu tế nhị, không am tường ngôn ngữ phong tục Trung Hoa. Ngài truyền tháo gỡ hai chữ “Kính Thiên” do chính vua Khang Hy thủ bút, đă được gắn trên mặt tiền thánh đường Bắc Kinh. Đức cha De Tournon không c̣n nói chuyện được với vua Khang Hy nữa, t́nh h́nh trở nên căng thẳng.[31] Ngày 25.1.1707, tại Nam Kinh đức thượng phụ dựa theo Tông hiến 1704, công bố một Sắc lệnh chính thức bác bỏ lễ nghi Trung Hoa, v́ “không phù họp với giáo lư Công giáo”.[32] Các thừa sai ḍng Tên một lần nữa khiếu nại sang Ṭa thánh, nhưng đức Thánh Cha Clementê XI phúc đáp bằng việc trao mũ áo hồng y cho đức thượng phụ De Tournon.

Hồng y Đặc sứ và 10 cha ḍng Đaminh bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Người ta trao đức hồng y cho nhà cầm quyền Bồ Đào Nha ở Macao. Người Bồ Đào Nha trách ngài đă “làm cho họ mất nhiều quyền lợi trên đất Trung Hoa”, họ bắt giam, khiến ngài buồn bă quá mà từ trần ngày 8.6.1710. Hành động của đức hồng y Đặc sứ tuy có khuyết điểm, nhưng đă dọn đường cho một sự giải quyết dứt khoát. Ngày 25.9.1710, đức Thánh Cha Clementê XI lại ban một Tông hiến khác, châu phê Sắc lệnh Nam Kinh 1707, cấm khiếu nại, cấm trở lại vấn đề lễ nghi.

Cuộc tranh luận như thế vẫn chưa xong và c̣n kéo dài thêm mấy chục năm nữa. Phe “bênh lễ nghi” vẫn t́m ra lẽ để khỏi phải vâng phục, khiến đức Clementê XI ban hành Tông chiếu Ex illa die ngày 19.3.1715. Tông chiếu này nhắc lại hai Tông hiến 1704 và 1710, và Sắc lệnh Nam Kinh 1707, đ̣i buộc mọi người muốn thông hảo với Ṭa thánh phải vâng theo, phạt vạ tuyệt thông những ai bất tuân phục Ṭa thánh về những lễ nghi đă bi bác bỏ, đồng thời buộc các thừa sai ở Đông phương phải tuyên thệ trung thành với Ṭa thánh trong việc này. Nhiều cha ḍng Tên cúi đầu vâng phục. Nhưng vua Khang Hy đă coi việc bác bỏ lễ nghi này như một hành động nhục mạ quốc thể Trung Hoa. Cũng năm 1715, thượng thư bộ tư pháp hạ lệnh trục xuất các thừa sai, triệt hạ các thánh đường và cấm người Trung Hoa theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, lệnh nói trên chưa triệt để thi hành cho tới năm 1732 dưới thời Ung Chính (1723-36).

Năm 1720, đức cha A. Mezzabarba, thượng phụ giáo chủ hiệu ṭa Antiokia, được cử làm khâm sai, sang Trung Hoa thực thi các Sắc lệnh Ṭa thánh đă ban hành về lễ nghi. Đức thượng phụ tới Macao, nhận lời tuyên thệ của các thừa sai theo tinh thần Tông chiếu Ex illa die, giải vạ cho một giám mục và một số linh mục. Sau đó đức khâm sai Ṭa thánh lên Bắc Kinh, ở đây ngài tỏ ra thiếu can đảm khi bị Phe “bênh lễ nghi” gây rối và nhất là bị vua Khang Hy nạt nộ, khiến ngài tưởng chưa thuận tiện để công bố Tông chiếu mới. Trở lại Macao, ngày 4.11.1721, đức thượng phụ gởi cho các thừa sai một Văn thư mục vụ, trong đó đề ra 8 điểm “nới rộng”,[33] có thể áp dụng khi thi hành Tông chiếu 1715. Nhưng ngay sau đó, chính ngài lên tiếng cấm phiên dịch Văn thư ấy sang tiếng Trung Hoa cũng như cấm phổ biến.

Thái độ và việc làm của đức khâm sai bị các cha Đaminh phản đối. Ngược lại, đức giám mục Bắc Kinh cho phổ biến 8 điểm “nới rộng”, truyền cho hàng giáo sĩ và giáo dân phải thi hành Tông chiếu Ex illa die theo tinh thần mới này. Vấn đề lại đưa về Roma kéo dài thêm 10 năm nữa. Trong khi đó, cuộc bách hại đạo bắt đầu từ 1732 dưới triều vua Ung Chính: các thừa sai bị trục xuất, các thánh đường bị triệt hạ. Tại Roma, Ṭa thánh cứ xúc tiến công việc, và ngày 26.9.1735 đức Thánh Cha Clementê XII (1730-40) công bố một Đoản thư lên án hành động của đức giám mục Bắc Kinh và trao 8 điểm “nới rộng” của đức thượng phụ Mezzabarba cho ṭa Truy tà.

Cuộc tranh luận đă kéo dài trên một thế kỷ, một cuộc tranh luận gây thiệt hại quá nhiều cho việc truyền giáo tại Trung Hoa, đă trở thành mối lo âu của vị đại Giáo hoàng Beneđictô XIV (1740-58). Vừa lên ngôi, ngài đă tỏ ra cương quyết phải chấm dứt tận gốc. Sau một thời gian tra xét lại tất cả mọi tài liệu, mọi tường tŕnh bênh cũng như chống, ngày 11.7.1742 đức Thánh Cha ban hành Tông chiếu Ex quo, truyền dạy phải tuân theo Tông chiếu Ex illa die (1715) của đức Clementê XI, tuyên bố 8 điểm “nới rộng” của đức thượng phụ Mezzabarba như không bao giờ có, lên án và bác bỏ lễ nghi Trung Hoa v́ “không phù hợp với giáo lư Công giáo”, phạt vạ tuyệt thông tất cả những ai bất tuân; vạ này chỉ có đức Thánh Cha mới tha được, trừ trường hợp nguy tử. [34] Từ đấy, hết mọi người cúi đầu vâng theo, không ai dám khiếu nại, kể cả các thừa sai ḍng Tên. Cuộc tranh luận chấm dứt, không kẻ thắng người bại, bởi v́ các thừa sai hai bên chỉ làm một nhiệm vụ, là đem hết khả năng hiểu biết của ḿnh, để tŕnh bày bối cảnh và các sự việc, sẵn sàng đón nhận sự phán quyết cuối cùng của Ṭa thánh.

Sở dĩ Ṭa thánh thời ấy có thái độ khắt khe và sau cùng bác bỏ lễ nghi Trung Hoa như thế, là v́ sau những cuộc điều tra cặn kẽ và nhất là nh́n sâu vào tâm lư của người thời đó, Ṭa thánh nhận thấy những lễ nghi “thờ cúng Tổ tiên”, ít là khi ấy, có tính tôn giáo, nó biểu lộ ḷng tùng phục và sự lệ thuộc của ḿnh đối với thụ tạo, nên những lễ nghi ấy không thể phù hợp với đức tin Công giáo, mà Ṭa thánh có nhiệm vụ phải bảo toàn.[35] Ṭa thánh phải thi hành sứ mạng của ḿnh, mặc dầu bị chống đối hay bị bách hại. Trên 300.000 giáo dân, chỉ c̣n vào khoảng 10% giữ đạo trong thời bách hại của hai vua Ung Chính (1723-36) và Càn Long (1736-95), quả là một việc đáng tiếc và đau ḷng cho Mẹ Giáo hội, nhưng cũng là để chứng minh rằng: khi người ta dễ dăi theo đạo hoặc theo đạo không thành thật, th́ người ta cũng dễ dàng bỏ đạo.


 

[1] Thánh Bộ Truyền giáo ngày nay cải tên là thánh Bộ Tr­yền bá Phúc Âm (Tông hiến Regimini Ecclesiae Universae ngày 15.8.1967).

[2] Sách tham khảo: Rohrbacher: Histoire universelle de l’Église Catholique, Q. XII, Paris 1873, tr 1-257 - D. Rops: L’Église des temps classiques. Le Grand Siècle des Ames, Paris 1958 - G. de Plinval: L’Église à l’Époque Classique, trong Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval-R. Pittet), Paris 1946-48, Q.II, tr 105-170 - Sés, Papie. Préclin: Les XVIIe et XVIIIe siècles (Collection “Clio”, VII).

[3] F. Vincent: Saint François de Sales. dicrecteur d'âme. Paris 1922 - Mgr Julien: Saint François de Sales (“Les Grands Coeurs”) - E. Le Couturier: La Visitation (Coll. “Les Grands Ordres monastiques”), 1935.

[4] H. Brémond: Histoire litt. du sentiment religieux en France Q. III, Paris 1921: L’École francaise-Houssaye: Le P. de Bérul1e et l'Oratoire, 1872. Tu hội này về sau mang tên là hội Diễn giảng Chúa Giêsu và Đức Maria Pháp quốc.

[5] Xem. De Broglie: Saint­ Vincent de Paul (“Les Saint”), 1900.

[6] D. Rops: op. cit., tr 81-95.

[7] Xem chương Tám: I, 4 và II,1.

[8] P. Coste: Saint Vincent de Paul et les Dames de la Charité, Paris 1917.

[9] Về việc ḍng Ursulina vào nước Pháp, xem P. Renaudin: Printemps mystique, 1941.

[10] Xem G. Rigault: Hist. Générale de 1’Institut des Frères des écoles chrétiennes, Paris 1937-53. Ḍng Sư huynh Lasan là một trong những ḍng tu lớn nhất chuyên ngành giáo dục, với con số 15.394 sư huynh, 1.491 nhà (Ann. Pontif. 1971). Năm 1950, đức Thánh Cha Piô XII đă tôn phong thánh Gioan B. Lasan làm bổn mạng các nhà giáo dục thế giới.

[11] Vacandard: Études de critique et d’histoire religieuse, Paris 1906 - Galilée trong Dict. de Thél. Cath.

[12] J. Chevalier: Descartes (“Les maitres de la pensée francaise”), 1922.

[13] “En soi. le système de Descartes est une représentation du monde qui ne pouvait que vieillir comme vieillit une carte géographique” (P. Valéry).

[14] Emile Mâle: L’Art religieux-après le Concile de Trente, Paris 1932 - Louis Gillet: L’Art chrétien (excellente esquisse dans Ecclesia, tr 656-674).

[15] Max Rooses: Les chefs d'oeuvres de la peinture, de 1400 à 1800, Flammarion, Paris, tr 287-317.

[16] Aigrain: Musique religieuse, trong: “Bibl. cath. des Sciences religieuses”.

[17] Petit de Julleville: Hist de la littérature francaise, 1898. Q. V. (Bossuet) do Rebelliau, tr 260-341.

[18] “O homme, tu n'as fait que de vains efforts pour s’élever et le faire grand; tu peux bien l’emporter, mais non l’élever; tu peux bien l’enfler, mias non l’agrandir: viens chercher dans ce Dieu-homme, dans ce Dieu-enfant, dans ce Sauveur qui nait aujourd’hui, la solide élévation et la grandeur véritable” (Trích bài giảng về “Mầu nhiệm Giáng sinh”).

“Une infinité de familles meurent de faim et de désespoir ... Qu’on ne demande plus maintenant jusqu’où va l’obligation d’assister les pauvres. La faim a tranché le doute, le désespoir a teminé la question. et nous sommes réduits à ces cas ext­rêmes où tous les Pères... nous enseignent... que si l’on n’aide le prochain selon son pouvoir on est coupable de sa mort; on rendra compte à Dieu de son sang, de son âme. de tous les excès où la fureur de la faim et du désespoir le précipite” (Trích bài giảng về “Địa vị cao cả của kẻ nghèo khó trong Giáo hội”).

[19] F. Strowsky: Pascal et son temps. Paris 1913, Q. III.

[20] “Console toi, tu ne me chercherais pas si tu ne m'avais trouvé. Je pensais à toi dans mon agonie, j’ai versé telles goultes de sang pour toi... Les médecins ne te guériront pas. car tu mounàs à la fin. Mais c’est moi qui guéris et rends Ie corps immortel... Je te suis plus ami que tel ou tel, car j'ai fait pour toi plus qu’eux et ils ne souffriraient pas ce que j'ai souffert et ne mourraient pas pour toi dans le temps de tes infidélités et cruautés, comme j'ai fait et comme je suis prêt à faire et fais dans mes élus et au Saint Sacrement...”
- “Seigneur, je vous donne tout” (Pensées, No 533, pag 574-577).

[21] Peregre: La obra de Espana en Amenca, Marid 1920 (bản dịch Pháp văn 1925), tr 125-132. Năm 1649, số người Tây Ban Nha ở Mỹ châu không quá 50.000, mà cũng có 1 giáo chủ, 6 tổng giám mục, 32 giám mục và trên 800 tu viện.

[22] L. Capitan et H. Lorin: Le travail en Amérique et après Colomb (Collection G. Renard), Paris 1914, tr 411-431

[23] G. Goyou: Les origines religieuses du Canada. Paris 1924, tr 124-205 - Dom Jamet: Marguerite Bourgeois, Montréal, 1942, ch 2.

[24] Delplace: Le Catholicisme au ]apon. II, Bruxelles 1910.

[25] Xem Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Q. Một. tr 88-89.

[26] Dahmen: Un Jésuite Brahme: Robert de Nobili, Bruges 1925 - Amann: Malabares (rites) trong: Dict. de Thél. Cath.

[27] H. Bernard: Matthieu Ricci et la société chinoise de son temps, Tientsin 1937 - H. Ravier: Sử kư Hội thánh, Ninh Phú 1895, Q. III. tr 131-135.

[28] Xem Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Q. Một. tr 87-88.

[29] H. M. Ocio: Compendio de  Resena Biografica. Manila 1895, tr (29)-(32).

[30] H.M. Ocio: Breve relación de las cosas sucedidas en esta nueva persecución de la China, sacada de la compuesta en Macao por los PP. Misionarios de la Orden de Predicadores desterrados de aquella Misión (viết tay) trong Công hàm tỉnh ḍng Manila, Q. 74, tờ 207v. - P. Femández: Dominicos donde nace elsol, Manila 1958. tr 114-116, 156, 220-235 - J. Bruker: chinois (rites) trong: Dict. de Théol. Cath.

[31] G. de Plinval: op. cit. Q. II, tr 154-155.

[32] Những lễ nghi, như tin “bài vị” là nơi hồn ông bà nhập vào, cúng xôi thịt là mời ông bà về xơi, đốt vàng mă là để gởi tiền bạc và dụng cụ cho ông bà dùng ở bên kia thế giới...

[33] Sau đây là tóm lược 8 điểm “nới rộng”: Tha phép với điều kiện tránh mọi dị đoan và có sự phân trần ḿnh không mê tín:

1. Đặt “bài vị” được sửa lại, nghĩa là chỉ ghi tên người quá cố một mặt, mặt bên kia ghi lời phân trần ḿnh không tin dị đoan; 2. Thi hành các lễ nghi vốn dành cho người quá cố theo phong tục; 3. Cúng tế ông Khổng Tử ; 4. Phúng điếu bằng hương nến cho nhà hiếu; 5. Quỳ lạy trước “bài vị” đă được sửa chữa lại, hoặc trước xác người chết; 6. Đặt cỗ bàn, hoa trái trước “bài vị” đă được sửa chữa lại, hoặc trước xác người chết; 7. Khấu đấu lạy “bài vị” đă được sửa lại trong ngày đầu năm; 8. Đốt hương nến trước “bài vị” đă được sửa lại (Xin coi Tông chiếu Ex quo).

[34] xem Tông chiếu Ex quo (bản dịch Việt văn) trong V. Coloma (cha chính Hạnh) Công giáo Luân lư khoa Tổng lược, Phú Nhai 1933. Q.I, tr 601-641. Trong Tông chiếu này có cả Tông chiếu Ex illa die (1715) của đức Clementê XI.

[35] Xem Thông cáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam về việc tôn kính Tổ tiên là các bậc Anh hùng Liệt sĩ (Đà Lạt 14.5.1965), trong: Linh mục Nguyệt san, Sài  G̣n 1965, số 43, tr 491-492.