HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Tám

HỒI GIÁO, LY GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG

VÀ BINH THÁNH GIÁ (t.k. VII-XIII)
 

I. Kitô giáo với Hồi giáo

1. Islam hay Hồi giáo và sách Coran

2. Những cuộc xâm lăng vũ băo của Hồi giáo (636-737)

3. Số phận người Công giáo và tinh thần quật khởi của họ

II. Giáo hội Công giáo Đông phương

1. Cuộc khủng hoảng Monothelisme (t.k. VII)

2. Sự thờ kính ảnh tượng thánh và bè Iconoclasme Phá ảnh tượng (t.k. VIII)

3. Vụ giáo chủ Photius và vấn đề Bảo Gia Lợi (t.k. IX)

4. Michael Cerularius và ly giáo Đông phương (1054)

III. Giáo hội thời binh Thánh giá

1. Binh Thánh giá và vương quốc Gierusalem (1096-1291)

2. Binh Thánh giá cứu viện Gierusalem (t.k. XII-XIII)

3. Lạc giáo Cathar hay Albigensê và binh Thánh giá thành Albi

4. Việc dẹp yên lạc giáo Cathar : thánh Đaminh và ṭa Truy tà (Inquisition)

 

Đă đến lúc một đám mây đen tối bao trùm cả bầu trời Kitô giáo Âu châu, là nơi tuy đă từng bị xâu xé bởi nhưng cuộc tranh chấp sôi nổi, nhưng c̣n giữ vững được nền thống nhất và sự trung bành với đức tin. Mây đen đó là Islam, làm đen nghịt cả góc trời Đông Nam Kitô giới, kể cả những nơi được tôn sùng nhất, tức Đất Thánh. Nó chiếm đoạt của Công giáo cả một vùng rộng lớn; nó làm cho Persia, Ai Cập, Bắc Phi mất đạo, trở lại với Thần giáo; nó c̣n đe dọa xâm nhập Âu châu. T́nh trạng này sẽ đi tới đâu? Âu châu và Giáo hội phải hành động ra sao trước nguy cơ này? Với sự hướng dẫn của cấp lănh đạo đời cũng như đạo, các nước Đông phương cũng như Tây phương đă làm ǵ để đối phó, đặng bảo toàn đức tin ? Đó là những nét chính mà chúng tôi sẽ tŕnh bày trong chương này. [1]

Nhưng trong công cuộc bảo vệ cũng như quật khởi này, sẽ c̣n có nhiều vụ rối ren nội bộ xảy đến. V́ thế ngoài các cuộc giao tranh với Hồi giáo cùng những cuộc viễn chinh của binh thánh giá, chúng tôi sẽ đề cập đến sự ngộ nhận đáng tiếc đă gây nên cuộc bất ḥa giữa Giáo hội Latinh và Hy Lạp, tức biến tướng đưa tới ly giáo Đông phương. Rồi c̣n phải biện minh cho những tổ chức thật cheo leo và tế nhị, đặc biệt ở miền Nam Âu châu, những tổ chức này không rơ phải trái đến đâu đă được coi là cần thiết và được sử dụng trong công việc dẹp loạn ngay ở nội địa, đó là binh Thánh giá Albigenses và ṭa “Truy tà” (Inquisition).


I

KITÔ GIÁO VỚI HỒI GIÁO


1. Islam hay Hồi giáo và sách Coran

Sarrasen là dân mà các sử gia Byzantin gọi là Agaren, bấy giờ không c̣n là một dân tộc xa lạ nữa. Họ là dân du mục đă từ lâu nằm sẵn ở biên giới đế quốc chuyên nghề cướp bóc các thương gia và dân địa phương. Uy lực nào sẽ đứng ra để thống nhất những bộ lạc nhiễu loạn này, chỉ lăm le thanh toán nhau? Điều mà không một lực lượng chính trị nào có thể làm nổi, th́ một đạo giáo đă xuất hiện để làm, tức Islam hay Hồi giáo.[2]

Mahomet (Mohammed), người sáng lập Hồi giáo, sinh tại La Mecque (Ả Rập) vào khoảng năm 570, qua đời tại Medina năm 632. Ông tự hào ḿnh là ḍng dơi Ismael, con Abraham. ông kết duyên với một bà góa giầu có tên là Khadikja, mà trước đấy ông là người giúp việc. Năm 40 tuổi, Mahomet tự xưng là tông đồ và là tiên tri của Allah (Thiên Chúa), được ơn mặc khải và được sai đến để cải cách tôn giáo, xă hội. Ông thu hút được nhiều môn đệ, nhưng cũng gây nên lắm thù địch. Cuộc đụng độ năm 622 buộc Mahomet cùng các môn đệ phải tự ư đi khỏi “Ṭa thánh” La Mecque, nơi mà họ cho là đă bị ô uế bởi “quân vô đạo” và nhóm thương gia trục lợi, để thiết lập tại Medina một “Thánh địa” mới, dành cho các “tín hữu chân thành”. Sự “xuất hành” (hégire) này tuy chỉ là một biến cố xảy ra, do sự bất măn cá nhân không mấy quan trọng, nhưng đă mở đầu cho cuộc cách mạng tôn giáo lớn nhất trong lịch sử.

Giáo lư “mặc khải” của Mahomet gồm có một niềm tin rất mănh liệt vào Allah duy nhất và toàn năng. Chỉ cần một ít lễ nghi và giới luật (cầu nguyện, chay ḷng, tắm rửa, hành hương), đủ để nắm giữ con người dưới quyền uy của Allah, nhưng cũng khá uyển chuyển để những ai có tín ngưỡng khác được tự do thích nghi. Mặc dù là một tôn giáo cách mạng, Hồi giáo vẫn để người ta theo giữ tôn giáo của Tổ phụ Abraham và tiên tri Giêsu, hoặc tin tưởng vào viên đá thần Kaaba, vào Thiên thần và Quỷ thần (Djinns). Không ai phủ nhận giáo lư của ông cao đẹp hơn Đa thần giáo tại La Mecque. Ông rao giảng sự phó thác vào Thiên Chúa tức Allah, sự lo sợ ngày thẩm phán. Đạo lư của ông c̣n đề cao nhiều đức tính, như ngay thật hiếu khách, can đảm, và t́nh huynh đệ (ít là giữa các tín hữu với nhau). Nó khuyến khích đời sống tu đức, thanh bần và chiêm niệm. Nhưng hầu như không có một biện pháp nào để kiềm chế dục vọng con người: dâm ô, báo oán, ham danh, ham lợi. Sách Coran chấp nhận tục đa thê, ly dị và chế độ nô lệ. Như vậy, Mahomet đă khôn khéo làm vừa ḷng mọi tôn giáo và bản tính tự nhiên của con người, bằng cách để mặc các tín hữu tự do tin tưởng và tự do t́m kiếm sắc dục, danh vọng, tiền bạc.

Biết có một giáo lư như thế, người ta sẽ không c̣n ngạc nhiên ǵ về vụ Badr năm 624 : Mahomet hướng dẫn dân thành Medina cướp hết hàng hóa của nhóm thương gia từ Syria đi La Mecque. Vụ cướp táo bạo này không những đă gây quỹ cho tôn giáo mới mà c̣n được coi là một gương mẫu, một hành động đầy ư nghĩa. Với vụ cướp đó Mahomet thừa nhận tục cướp bóc cổ truyền trên sa mạc. Ông c̣n tŕnh bày cho các tín đồ biết rằng Hồi giáo là một “đạo đền công” (religion payante), là đạo đem lại cho các tín hữu chiến thắng và lợi phẩm. Từ đó, khi tiền của kẻ khác đặt sẵn trước mắt người tín hữu, tức là họ có quyền lấy. Các nước trần gian được coi như Allah (Thiên Chúa) dành sẵn, để thăng thưởng các bậc anh hùng Hồi giáo. Khi sử dụng cuồng tín và tham vọng vào cuộc “thánh chiến” (djihad) chống “quân ngoại đạo”, tức là Mahomet mở rộng cửa cho dục vọng của người Ả Rập, tức là ông vạch ra cho đồng bào ông một hướng đi, dẫn dắt những con người ngổ ngáo ưa thích giang hồ ngang dọc trên sa mạc, vào mục tiêu họp sở thích, một lẽ sống đoàn kết có kỷ luật và một cái chết “lư tưởng”. Sách Coran, một tác phẩm gồm 114 chương (sourate) được xếp đặt một cách không họp lư, chỉ là một danh phẩm giáo lư, nghi lễ và giới luật. Nhưng theo ư nghĩa sâu xa của nó, đây c̣n là một tác phẩm tŕnh bày những quan điểm chính trị tôn giáo, mà quan điểm đó chỉ thể hiện được bằng vơ lực.


2. Những cuộc xâm lăng vũ băo của Hồi giáo (636-737)

Đầu thế kỷ VII, quân dân Persia kẻ thù cố hữu của đế quốc, nhân lúc Byzantin suy yếu, đă vượt sông Tigre và Euphrate. Chỉ sau một vài trận, địch quân đă tràn ngập các xứ Assyria, Palestina, Tiểu Á và Ai Cập (611-618). Thành Antiokia bị phá tan hoang, nhưng thiệt hại nhất là thánh Gierusalem bị chiếm đóng (614): Mồ Thánh bị thiêu hủy, giáo dân bị sát hại hoặc tù đày. Thánh giá Chúa bị vua Chosroès chiếm đoạt như chiến lợi phẩm.[3] Đứng trước cuộc tàn phá đó người dân thức tỉnh v́ quyền lợi của đế quốc và đạo Chúa. Một cuộc phản công bắt đầu dưới sự lănh đạo của hoàng đế Heraclius (610-641). Kết quả, Byzantin chiến thắng (627-628) giết được Chosroès, quân Persia phải triệt thoái, Thánh giá Chúa được rước trở về Thành thánh.

Nhưng Hồi giáo dưới thời Omar I (634-644) đă vùng lên, khai diễn một thời xâm lăng bằng bạo lực ngoài sức tưởng tượng. Trận Yarmouk (636) phá tan quân pḥng vệ của Byzantin tại Syria. Trận Cadishja (637) mở tung cửa biên giới Irak cho đoàn quân xâm lăng tràn sang đất Ba Tư, và đặt ngay đấy một nền đô hộ (643). Năm 638, Gierusalem thất thủ, hoàng đế Heraclius bỏ chạy, chỉ kịp mang theo Thánh giá Chúa về Constantinopoli, Omar cưỡi lạc đà vào thành Đavid, tới nền Đền thánh cũ ông làm lễ quy y và ban lệnh xây một ngôi chùa Hồi giáo. Năm 640, tướng Amrou (+ 662) đánh Ai Cập cuộc đánh ch́m kết thúc vào 3 năm sau, khi thành Alexandria đầu hàng.[4]

Như vậy, không đầy 15 năm, một đế quốc thành h́nh, thống nhất tất cả mọi dân tộc Đông phương dưới chính thể quân phiệt, và cùng xưng tin một tôn giáo. Đế quốc này được toàn quyền sử dụng một tài nguyên khổng lồ, một nguồn nhân lực bất tận. Moawia (610- 680), toàn quyền xứ Syria bấy giờ, cũng có một hạm đội, và không mấy chốc các chiến thuyền của Hồi giáo đă có mặt khắp hải phận Epheso và Constantinopoli, đối diện với hải quân Byzantin. Các đảo trên biển Egea, như Rhodes (654), Cypro, Creta, đều trở thành những cứ điểm trọng yếu, để thống trị cả Địa Trung Hải. Ở Phi châu, cuộc chiến thắng Ai Cập đă khiến các xứ Fezzan, Tripoli, Nam Tunisia lần lượt đầu hàng quân Ả Rập. Họ tiến vào Maghreb (Algeria ngày nay), và được tăng cường bởi quân Berber và Mauro xin gia nhập.

Năm 698, đến lượt thành Carthago bị hạ, cả xứ Ifrikia (Tunisia) lọt vào tay Hồi quân. Năm 711, Hồi quân vượt eo biển Gibraltar, tràn lên đất Tây Ban Nha. Năm 717-718, Constantinopoli bị phong tỏa cả trên bộ lẫn dưới biển hơn một năm trời. Người ta ước lượng có 1.800 chiến thuyền tham dự cuộc phong tỏa này.[5]  Nhưng hoàng đế Leo III (707-741) đă đánh tan đoàn thuyền đó ở eo biển Bosphore.

Năm 720, cuộc xâm lăng Pháp quốc bắt đầu, dưới sự điều khiển của đô đốc (émir) Abd-er-Rahman (731-732). Tất cả miền Nam nước Pháp rơi vào tay địch, lưu vực sông Rhône chịu tàn phá và bị kiểm soát. Nhưng đại quân tiến vào đất Poitou nhằm đánh chiếm thành Tours. Lần thứ nhất trên đất Âu châu, một lực lượng dám đứng lên đương đầu với Islam, tức đạo quân Franc mặc giáp sắt, dũng cảm, gan dạ, cảm tử của Charles Martel. Sau trọn một ngày giao tranh ác liệt, quân Ả Rập mất hết tinh thần v́ cái chết của viên đô đốc, phải rút lui (tháng 10.732): cuộc xâm lăng của Hồi quân bị chặn đứng từ đó.[6]

Với những sự kiện và hoàn cảnh nào nhà Hồi giáo đă chiếm cả vùng Tây Á đến tận Ấn Độ, cả Bắc Phi, xứ Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp ? Trước hết là do yếu tố hiếu động của dân Ả Rập, với một tôn giáo cuồng tín và thả lỏng dục vọng, sau là v́ được kích thích bởi những chiến thắng liên miên, và sự tham gia của nhiều dân tộc hiếu chiến khác. Thêm vào đó, sự sa sút của hai đế quốc Byzantin và Persia đă từ lâu bị chiến tranh làm tiêu hao nhân lực và tài nguyên. Ngoài ra c̣n yếu tố chính trị và tâm lư cũng được chú ư: tại các nơi họ chiếm đóng và cai trị, người Hồi giáo biết khôn khéo lợi dụng sự bất măn của những phe phái có thế lực trong dân.

Ở Syria và Ai Cập, giáo phái Monophysism đă từng chán nản chế độ hẹp ḥi của Byzantin, nay hân hoan đón rước những ông chủ mới. Người Do Thái, tức những người bị Haraclius trừng trị tàn nhẫn, đă tự ư dẫn đường và cấp lương thực cho quân xâm lăng, cũng như sau này họ đă thành lập một “đạo quân thứ năm” ở Tây Ban Nha, hợp tác với quân Ả Rập, chỉ v́ họ đă bị các vua Visigot ngược đăi. Người ta c̣n kinh ngạc trước sự bội phản của một số lănh tụ công giáo. Nếu không có quận công Juliano, th́ tướng Ả Rập Tarik chưa chắc đă vượt được eo biển Gibraltar để đổ bộ lên đất Tây Ban Nha. Oppas thành Sevilla, sau cái chết anh hùng của vua Roderico, đă nhảy sang hàng ngũ địch và trở thành một cộng sự viên đắc lực. Chính sách ngoại giao của quận công Aquitaine âm mưu với quân Berber, cũng bị coi là một hành động phản quốc, nhất là vụ Mauronte, quận công xứ Provence, kêu mời địch quân vào miền sông Rhôme (737).


3. Số phận người công giáo và tinh thần quật khởi của họ

Sự thực, số phận người dân bị Hồi quân cai trị không đến độ bi quan khốn khổ như nhiều người tưởng tượng. Nếu so với sự đô hộ của Byzantin hay Persia, th́ thiết tưởng ở đây c̣n dễ chịu hơn, ít là trong nửa thế kỷ đầu. Các đô thị lớn như Damas, Gierusalem, Alexandria, đều được kư kết những ḥa ước tương đối thỏa đáng. Chính quyền Hồi giáo vẫn kính trọng các thánh đường và hàng Giáo phạm. Bằng chứng là vẫn c̣n tự do đi lại làm ăn, bởi v́ người Hồi giáo chỉ cần cai trị và đánh thuế, một thứ thuế nhẹ hơn của Byzantin bay giờ,[7] tuy họ có dành nhiều đặc ân cho giáo phái Monophysisme.

Nhưng về sau, t́nh thế đen tối dần từ cuối thế kỷ VII, khi các vua Ả Rập bóp nghẹt dân chúng bằng chính sách sưu cao thuế nặng. Năm 710, vua Walid (669-715) biến đại thánh đường Damas thành ngôi chùa Hồi giáo. Đến lượt vua Omar II (717-720) đưa ra những biện pháp thật gắt gao bách hại người công giáo, họ bị trục xuất khỏi chính quyền và quân đội, trong số đó có thánh Gioan Đamascen (+ 754), người đă lên tới chức thượng thư. Ở Bắc Phi, Anatolia và Cypro, nhiều thánh đường bị phá. Dưới triều Abdauah-al-Mansour (756-775), Kitô giáo chịu bách hại công khai, phụng vụ bị hạn chế, Thánh giá bị Phá hủy, mọi người buộc phải học tiếng Ả Rập. Năm 780-796, máu lại chảy ở Syria. Trong khi đó, dưới triều các vua Ả Rập ở Bagdad (Irak), giáo phái Nestorius đi vào thời thịnh vượng nhất trong lịch sử. Giáo phái truyền giáo, trong các xứ Persia, Armenia, Turkestan, sang tận Ấn Độ và Trung Hoa. [8]

Thảm hại hơn cả là Bắc Phi, người công giáo ở đây bị đàn áp và hoàn toàn cô lập, nhiều người thất vọng đến mất đức tin, khiến chỉ sau một thời gian mọi cơ cấu tôn giáo đều tan ră. Nhưng ở Tây Ban Nha, Islam (Mozaarabe) tỏ ra khá nhân nhượng, họ làm thinh cho giáo dân thành lập những nhóm chính trị “tự quyết” tại Merida, và ở nhiều nơi trong vùng Alicante và Murcia. Dân Tây Ban Nha nhờ đấy vẫn sinh hoạt tôn giáo, giữ các lễ nghi và phong tục của ḿnh, nên đức tin c̣n vững mạnh.

Dầu sao người công giáo vẫn nuôi chí quật khởi, đặng giành lại quyền độc lập quốc gia và bảo vệ đức tin của ḿnh. Có ba chiến khu sẵn sàng phản công: 1) Vùng núi Liban và Armenia, 2) Vùng núi Atlas trong xứ Algeria, 3) Vùng cao nguyên Asturia ở Tây Ban Nha.

Trong việc canh pḥng quân Persia trước đây, hoàng đế Byzantin đă thiết lập một chiến khu tại Liban gồm những quân sĩ người Mardait (Maronit ngày nay), rất can đảm, gan dạ và hiếu chiến. Khi Hồi quân làm chủ vùng này, quân Mardait vẫn trú đóng trên các miền rừng núi, khiến vua Ả Rập Abd-er-Melek (685-705) phải lên tiếng đ̣i họ rút về Tiểu Á và Thracia. Nhưng nhiều người trong bọn họ vẫn lén lút ở lại đó và, với sự tham gia của nhiều phần tử quốc gia Liban, họ đă cầm chân được Hồi quân cho tới thời binh Thánh giá. Trong khi đó, dân Armeno định cư trong xứ Cappadocia và Cilicia cũng cùng một tinh thần và chủ trương. Họ chuyên phục kích đánh vào hậu cứ Ả Rập hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, chuyên phá các trục giao thông gây rất nhiều tổn thất cho Ả Rập, và trong nhiều trận đă cứu nguy cho thành Constantinopoli (673-678).[9]

Số phận người công giáo ở Bắc Phi kém may mắn hơn. Nếu Koceila, một lănh tụ Berber, đă thắng được tướng Ả Rập Okba và tái chiếm Kairouau, th́ sau ông, v́ viện binh của Byzantin mỗi ngày thêm yếu kém, quân kháng chiến tập trung tại vùng Aurès đă phải tan vỡ ngay. Một vài giáo đoàn ít tên tuổi chịu sống lạc lơng đau thương trong vùng Tlemcen và Bougie. Dưới triều Giáo hoàng Gregori VII, khoảng năm 1073 Carthago c̣n có vị giáo chủ cuối cùng: đức Cyriacus. V́ Hồi giáo chủ tâm tiêu diệt Kitô giáo ở Phi châu, nên Giáo hội Phi châu chỉ c̣n chờ ngày khai tử. [10]

Ở Tây Ban Nha, sau trận Jerez (711), tướng Pelagio chạy lên miền Bắc lập chiến khu Asturia. Năm 719, ông đánh tan quân Ả rập định xâm chiếm vùng này, và được dân chúng tôn lên làm vua (719-737). Các tướng lănh công giáo toàn là những bậc anh hùng, chiến dấu không biết mệt, khi ẩn khi hiện, khi thắng khi lui. Những trận ở Codavonga (gần Ovideo) không thể phai mờ khỏi trí óc người Tây Ban Nha. Dưới triều Alfonso Catolico (735-757), con rể của Pelagio, Hồi quân bị đẩy lui khỏi xứ Galicia và León: cả miền Tây Bắc bán đảo được giải phóng. Trong khi đó, ở miền Đông những cuộc hành quân của Charlemagne từ năm 806 đến 811, đă thiết lập một vùng chiến thuật trên sông Ebro từ Saragoza đến Tortosa, dọn đường cho vua Alfonso II (791-842) và các vua kế nghiệp tiến quân đến tận sông Tago, tức chiếm lại cả phân nửa bán đảo.[11]

Người công giáo Tây Ban Nha cho tới khi đó phải chịu một cuộc chiến gian khổ suốt hai thế kỷ liền (VIII và IX). Một hệ thống pḥng thủ đă đánh bại cuộc xâm lăng Ả Rập và Mauro. Cả một vùng rộng lớn giữa hai vương quốc León và Estramadura c̣n giữ lại nhiều di tích của cuộc pḥng thủ này: xứ Castilla (Pháo đài). Nhất là trong thời chiến, người Tây Ban Nha đă giữ vững được sự thống nhất tinh thần và đức tin công giáo. Về phương diện này, lễ cung hiến vương cung thánh đường Santiago thành Compostella ngày 6.5.899 là biến cố lịch sử của Tây phương. Phong trào hành hương viếng ngôi mộ được nh́n nhận là của thánh Giacobê tông đồ, trở thành phong trào đạo đức và sầm uất. Hàng đoàn người từ nhiều nước lũ lượt kéo đến, đều cảm thấy ḿnh có liên đới trách nhiệm đối với các chiến sĩ ở tiền dồn Kitô giáo chống Hồi quân.[12]

Nhưng thế kỷ X, số phận người công giáo Tây Ban Nha trở lại đen tối, khi Hồi quân của tướng Abd-er-Rahman III (912-961) mở những loạt tấn công hai tân vương quốc León và Navarra. Lần thứ nhất (923) ông tiến quân đến tận Pamplona (Navarra); lần thứ nh́ (934) tới Burgos (Castilla), từ đấy ông xưng vương (Calife), đóng đô ở Cordoba, và thiết lập đại học y khoa Ả Rập. Năm 981-997, những cuộc tiến công của Al-Mansour c̣n ác liệt hơn nữa: Barcelona, León, Santiago một lần nữa rơi vào tay Mauro.[13]

Thế kỷ XII, nhân lúc có sự chia rẽ nội bộ của Hồi giáo ở Cordoba, dân Tây Ban Nha lại vùng lên theo cờ lệnh của Calatrava (Tân Castilla), dưới sự lănh đạo của những ông vua anh hùng xứ Castilla như Alfonso VI (1065-1109), thánh Fernando III (1217-52), trước hết chiếm lại được Toledo (1085) và Lisboa (1147). Một thế kỷ sau, cuộc chiến thắng oanh liệt của các vua Aragon, Castilla và Navarra tại Las Navas Toledo ngày 16.7.1212 (giết 200.000 địch) mở đầu cho một giai đoạn quyết liệt. Vua Jaime I (1213-76) xứ Aragon đánh chiếm Valencia (1238), vua thánh Fernando III (1217- 52) và vua Alfonso X (1252-84) xứ Castiha lần lượt thu hồi Cordoba (1236), Sevilla (1248), rồi Cadiz, Cartagena, Murcia. Từ cuối thế kỷ XIII, vương quốc Mauro trên đất Tây Ban Nha bị thu hẹp trong xứ Granada.

Cuộc thành hôn của Fernando V (1452-1516) thái tử xứ Aragon với Isabella (1451-1504) công chúa nước Castilla năm 1469, đă dọn đường cho cuộc thống nhất Tây Ban Nha, khi Isabella I nối nghiệp cha là Juan II năm 1474. Năm 1492, vua Fernando xuất quân tiến đánh người Mauro c̣n lại trên đất Granada, quét sạch Hồi giáo ra khỏi bán đảo.


II

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ĐÔNG PHƯƠNG


1. Cuộc khủng hoảng Monothelisme (thế kỷ VII)

Trong khi Hồi quân lan tràn khắp nơi, muốn tiêu diệt cả đế quốc Đông phương, th́ nhiều ông vua nổi tiếng quân sự (Leo III 717-741, Romanus I 919-948, Nicephorus Phocas 963-969, Basilius 976-1025) đă đẩy lui được mọi đe dọa của Hồi giáo ra khỏi Constantinopoli rất xa, nên đế quốc vẫn c̣n giữ được phần đất Tiểu Á, Thracia, Akaia, Macedonia và Nam Ư. Chính trên phần đất c̣n lại này của đế quốc, đă xảy ra những cơn giông tố cho Giáo hội Đông phương, bắt đầu từ thế kỷ VII với cuộc khủng hoảng Monothelisme.

Lạc thuyết Monothelisme xuất hiện vào khoảng năm 620 do thượng phụ giáo chủ Sergius (610-638) và hoàng đế Heraclius (610- 641), chủ trương Chúa Kitô chỉ có một Ngôi vị độc nhất, cũng như chỉ có một nghị lực, một thần ư (monénergisme, monothélisme). Vấn đề đưa đến đức Thánh Cha Honoriô I (625-638), th́ được trả lời rằng: “Hăy đem vấn đề đó cho các nhà văn phạm, hoặc những người chuyên môn tạo danh từ mới cho con nít”. [14] Sự thực, giáo chủ Sergius đă từ lâu ước ao tái lập sự thống nhất tinh thần trong Giáo hội Đông phương, từng bị xâu xé bởi giáo phái Monophysisme (từ giữa thế kỷ V, ngài tưởng rằng nếu chấp nhận “một nghị lực” hay “một thần ư”, người ta sẽ t́m được một công thức cho sự “hiệp nhất thánh” (union sacrée) nơi Chúa Kitô, và công thức đó có thể làm hài ḷng cả người công giáo theo Công đồng Calcedonia lẫn đối phương tức Moniphysisme. Nhưng sự ḥa giải đó lại được đặt trên một giáo lư mập mờ và sai lầm, khiến mỗi bên tùy theo lập trường của ḿnh mà lư luận hoặc giải thích. Đó là lư do để giáo thuyết bị đức Thánh Cha Gioan IV (640-642) và các giám mục Phi châu lên án.

Hai chiếu chỉ Ecthèse của Heraclius (638), Type của Constans II (648) đă không thuyết phục được phe Monophysisme cũng như không thể làm hài ḷng người công giáo. Ở Constanstinopoli, hàng giáo sĩ chấp nhận giáo thuyết Monothelisme, nhưng tại các nơi khác thuộc đế quốc nhất là Phi châu và Ư Đại Lợi, cương quyết phản đối. Và để báo thù đức Thánh Cha Martin I (649-655) đă không chấp nhận, Constans II (642-668) quyết diễn lại cái tṛ dă man của Justinianus xưa, khi ông lôi vị Giáo hoàng tuổi tác này ra khỏi vương cung thánh đường Latran, dẫn tới ṭa án để cách chức ngài. Sau cùng, vị thánh Giáo hoàng phải chết nơi lưu đày, tại miền duyên hải Crimea (655).

Năm 681, tức sau một nửa thế kỷ tranh luận sôi nổi, khi Giáo hội Hy Lạp, tại Công đồng Constantinopoli III (680-681), tố cáo và lên án lạc thuyết Monothelisme, th́ đồng thời cũng muốn lên án đức Honoriô I, khiến tên của ngài bị gắn liền với tên của giáo chủ Sergius, làm như ngài đồng t́nh với lạc giáo, trong khi thực sự ngài chỉ “bỏ quên” bổn phận phải dẹp lạc thuyết đó.

Dưới triều Justinianus II (685-695), khi công đồng Trullo (Coupole) cũng gọi là Penthecte (Quinisexte) nhóm họp năm 691- 692, nhằm bổ túc cho hai đại Công đồng Constantinopoli II (553) và Constantinopoli III (680-681) bằng nhiều khoản về kỷ luật, th́ người ta có cảm tưởng rơ rệt là Giáo hội Constantinopoli đă tự ư quyết định một đường hướng riêng, và tự động mở rộng quyền hành của ḿnh. Tuy nhiên. nhiều công việc của đại Công đồng này thật đáng chú ư, nhất là bộ giáo luật gồm 102 khoản, đề cập đến ơn kêu gọi, luật hôn nhân và kỷ luật giáo sĩ, cùng nhiều lễ nghi phụng vụ.[15]

Giáo hội Tây phương và Đông phương tuy vẫn c̣n hiệp nhất với nhau và cùng xưng một đức tin, song những mâu thuẫn mỗi ngày thêm trầm trọng, khiến không c̣n sự thống nhất trong một tổ chức và kỷ luật nữa. Dầu vậy, dưới thời khủng hoảng bè Phá-ảnh-tượng (Iconoclasme) thế kỷ VIII, Chính thống giáo Hy Lạp, khi bất thần gặp mấy ông hoàng ngông cuồng xúc phạm đến việc tôn sùng ảnh tượng thánh, để không ngần ngại chạy đến cầu cứu với các giám mục Tây phương.[16]


2. Sự thờ kính ảnh tượng thánh và bè Iconoclasme (Phá-ảnh-tượng thế kỷ VIII)

Thời đấy, các thánh đường tu viện được trang trí toàn bằng tặng phẩm đủ loại và rất quí báu, do các hoàng đế ngoan đạo thích tỏ ḿnh ra là “ân nhân” của Giáo hội. Nghệ thuật điêu khắc bấy giờ chưa có ǵ, nhưng những đồ khảm gián sắc (mosaique), những họa phẩm trên vải, trên tường, đă có đầy trong các đại thánh đường, diễn tả nhưng tích truyện Phúc âm. Người dân khi nh́n ngắm các bức ảnh này (một số ảnh ấy có tiếng làm nhiều dấu lạ) sẽ cảm nghĩ ḿnh như đứng trước một Đấng linh thiêng. Trong việc tôn sùng giầu t́nh cảm như thế, nhiều tâm hồn ít học thức dễ hướng về một cái ǵ “vật chất”, trái ngược với tinh thần tôn giáo.

Ngay từ thế kỷ IV, thánh Epiphan (310-402) giám nục Salamina (Cypro) khi vào một thánh đường ở Palestina, không hiểu tại sao đă tự tay xé một tấm màn có h́nh ảnh Chúa Cứu Thế. Thế kỷ VI một giám mục thánh Marseille đă đập vỡ hết “ảnh tượng các thánh” trong thánh đường của ḿnh. Những hành động cá nhân đó đă làm xôn xao dư luận, và ít là trường hợp thứ hai đă bị đức Thánh Cha khiển trách. Sang thế kỷ VIII, hoàng đế Leô III (717-741) biệt hiệu Isaurianus vốn là một tướng lănh tài ba, một chính trị gia biệt tài đă tự động đứng lên chống lại sự tôn sùng ảnh tượng thánh. Theo lệnh ông, ảnh tượng các thánh phải đặt trên cao để tránh những cử chỉ tôn sùng “lố lăng” của dân chúng. Năm 727, bất chấp sự phản đối của quốc dân, ông truyền cất đi bức ảnh Chúa Cứu Thế đă từ lâu trưng bày trước cung điện nhà vua. Mấy năm sau, thay v́ chịu mất thời giờ và kiên nhẫn giáo dục quần chúng, Leo III áp dụng chính sách khủng bố, nhất định phá hủy hết ảnh tượng, và thẳng tay trừng trị những ai chống đối. Song người kế vị ông, Constatinus V hiệu Copronymus (741-775), c̣n độc ác hơn nữa.[17]

Dựa theo quyết định của công đồng Hy Lạp thành Hiera (754), Constantinus “tuyên chiến” với các ảnh tượng, song không phải chỉ phá các ảnh tượng mà thôi, nhưng c̣n bách hại tất cả những ai bênh vực việc tôn sùng này, nhất là các tu sĩ, những người được coi là chiến sĩ can đảm nhất, trong khi hàng giám mục tỏ ra dè dặt và nhút nhát. Những hành động tàn nhẫn ghê sợ liên tiếp xảy ra ở Constantinopoli và Epheso (765-766).

Các nghi Phụ công đồng Hiera đă không lường trước được những thiệt hại xảy đến cho chính đế quốc và Giáo hội. Hành động của Constantinus làm mất ḷng nhiều tướng tá ưu tú, xúc phạm đến ḷng sùng kính của các tu sĩ và những người ngoan đạo, khơi sâu sự chia rẽ giữa giáo sĩ với quan lại, đó là những biện pháp thật vụng về của những người “vừa muốn làm vua vừa muốn làm giáo chủ”, trong công việc gọi là “giáo dục quốc dân”.

Đối ngoại, sự độc ác của các hoàng đế Byzantin làm mất sự tin tưởng và ḷng trung thành của giáo dân sống trong các xứ Syria và Palestina, dưới quyền đô hộ của Hồi giáo. Ở Ư Đại Lợi, những hành động thiếu khôn ngoan của hoàng đế Leo III gây loạn ly khắp nơi, làm tổn hại đến những quyền lợi, mà cho tới khi đó Byzantin vẫn được hưởng trên đất người Roma. Trong khi ấy, các vụ lộn xộn đă làm xứ Illyria, địa phận Ravenna và miền Nam Ư, xa ĺa quyền tối cao thiêng liêng của Giáo hoàng, và đặt các xứ ấy ào vùng ảnh hưởng tôn giáo của Constantinopoli, nên trong tương lai đó là một nguyên nhân gây nhiều rắc rối cho Giáo hội. Cũng từ ngày có vụ tranh chấp về ảnh tượng này, giáo dân Roma kể như mất hẳn cảm t́nh với Constantinopoli. Các Đức Giáo hoàng không c̣n tín nhiệm hoàng đế Byzantin như xưa nữa, các ngài thà quay về phía những ông vua Franc. Chính v́ vậy mà có sự ủng hộ việc thiết lập đế quốc Tây phương, tức đế quốc nhà Carolingien cạnh tranh với cổ đế quốc.

Trong thời khủng hoảng bè Phá-ảnh-tượng, người ta thấy nổi bật lên nhiều vị giáo chủ đáng kính, như Germanus, Nicephorus, Methodus, thánh Gioan Đamascen, tu sĩ Theodorus và các bạn thuộc đan viện Stoudium, tất cả đều là những chiến sĩ bảo vệ việc tôn sùng ảnh tượng thánh, đă bẻ gẫy được những lư luận của đối phương vu khống người công giáo thờ tượng gỗ đá. Các vị nêu rơ sự xúc phạm đến ảnh tượng sẽ đưa đến sự bất kính và khinh thường các thánh và Thiên Chúa. Ḷng tôn sùng của người Đông phương đối với Chúa Cứu Thế và Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa bấy giờ lên cao độ, họ không thể nhẫn nhục được khi thấy ảnh Chúa và Đức Mẹ không c̣n trưng bày trong các thánh đường và công sở nữa.[18] Trong khi một số giám mục Tây phương c̣n giữ thái độ dè dặt sợ sệt, th́ hai Giáo hoàng Gregori III (731-741) và Adrian I (772-795) đă lên tiếng thừa nhận sự thờ kính ảnh tượng thánh. Đức Adrian viết cho nữ hoàng Irenea như sau: “Mọi ảnh tượng được tác họa nhân danh Chúa hoặc thiên thần hoặc tiên tri hoặc tử đạo hoặc người công chính đều là thánh cả, bởi lẽ người ta không kính thờ gỗ đá, nhưng thờ kính Đấng được họa lại trên gỗ đá”.[19]

Cuộc bách hại tạm chấm dứt khi Irenea lên ngôi nữ hoàng (780-790 và 792-802) cai trị thay con là Constantinus VI (780-797) c̣n nhỏ tuổi. Năm 787, đại Công đồng được triệu tập ở Nicea, lên án lạc thuyết Iconoclasme (Phá-ảnh-tượng) và công bố việc tôn sùng ảnh tượng là chính đáng, cũng Công đồng này lên án lạc thuyết Adoptianisme, chủ trương Chúa Kitô chỉ là “Con nuôi” của Thiên Chúa. Nhưng năm 802, nữ hoàng Irenea bị lật đổ và chết nơi lưu đày (803): việc bách hại các kẻ tôn sùng ảnh tượng trở lại dưới thời Leo V (813-820) và Theophilus (829-842), tuy không ác liệt và dă man như thế kỷ trước. Giáo hội Đông phương chỉ được b́nh an hẳn khi Theophilus mất và thái hậu Theodora lên cai trị thay con là Michael III (842-867) c̣n ít tuổi, và khi hội đồng các giám mục họp tại Constantinopoli ngày 11.3.843, tuyên bố nh́n nhận và thực thi các Sắc lệnh của Công đồng Nicea II (787). Ngày đó được coi là một trong những ngày lịch sử trọng đại của Giáo hội Chính thống.


3. Vụ giáo chủ Photius và vấn đề Bảo Gia Lợi (thế kỷ IX)

Từ công đồng Trullo (691-692), việc kiểm soát kỷ luật và cắt cử hàng Giáo phẩm Đông phương dần dần không muốn thuộc quyền Giáo hoàng Roma nữa. Giáo hội Byzantin lại gạt bỏ ảnh hưởng của bậc đan sĩ, và được trao phó trọn vẹn trong tay các thượng phụ giáo chủ. Nay các thượng phụ thường là những người ở ngoài hàng giáo dân được cử lên, đồng thời là nhân viên cao cấp trong chính quyền.[20]

Là “người của nhà nước”, nên các ông thường là những bậc lănh đạo tài ba, nhưng lại ít t́nh yêu đối với Giáo hội: quyền lợi Giáo hội và quyền lợi quốc gia trước mắt các ông chỉ là một. Tâm trạng như thế đă đủ nói lên thái độ của những vị giáo chủ như Photius, Michael Cerularius, cùng những hậu quả tai hại làm đổ vỡ nền thống nhất Kitô giáo.

Về đời tư của Photius (815-891), có nhiều người ca tụng, nhưng cũng không thiếu người chê trách. Sự thực, ông là một nhân trí thức, một đại văn hào. Người ta sánh ông với những nhà nhân bản học nổi tiếng thế kỷ XV và XVI. Ông c̣n là một quan chức có khả năng, nhiệt thành và rất quan tâm đến vận mạng đế quốc. [21]

Photius được cử lên làm thượng phụ giáo chủ năm 858, do âm mưu của tướng Bardas (+ 866), trong khi đức thượng phụ Ignatius c̣n sống. Đức Thánh Cha Nicolas I (858-867) phủ nhận việc cất nhắc này, tức th́ Photius hội công đồng đ̣i cách chức đức Thánh Cha và lập Giáo hội Constantinopoli ly khai. Nhưng năm 869-870 đức Thánh Cha Adrian II (867-872) triệu tập đại Công đồng ngay tại Constantinopoli, lên án Giáo hội ly khai và ra vạ tuyệt thông cho Photius. Bấy giờ Bardas không c̣n, song Photius đă lấy được ḷng hoàng đế Basilius I (867-886), nên khi đức giáo chủ Ignatius qua đời (878) ông được đặt lên thay thế, và lần này được đức Gioan VIII (872-882) nh́n nhận. Nhưng Pholius mang sẵn một mối hận đối với Roma. Các sách vở của ông, khi bàn đến một “thắng lợi to lớn trong tương lai”, chứa đủ mọi lư lẽ để sau này các kẻ thù của quyền tối cao Roma có thể dùng đến được. Về tín lư, ông phủ nhận đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Con (Filioque) và Đức Chúa Cha mà ra. Ông chỉ trích các lễ nghi Roma và luật độc thân giáo sĩ. Ông thật xứng đáng là tổ phụ của ly giáo Đông phương.

Ở miền Tây, vương quốc Bảo Gia Lợi nằm trên bán đảo Balkan giữa hai sông Save và Vardar, là nơi hoạt động truyền giáo của thánh Cyrillô (827-869) và nhiều thừa sai từ Byzantin đến. Năm 851, vua Bảo Gia Lợi Boris (Bogoris 850-896) liên minh với hoàng đế Tây Phương, tuyên chiến với Byzantin (thái hậu Theodora). Nhưng đến sau đă làm ḥa và bỏ ư định liên minh với Tây phương, cùng xin theo đạo (864) lấy tên thánh là Michael, nhận hoàng đế Michael III (842-867) làm cha đỡ đầu.

Nhưng việc Byzantin sai thêm nhiều nhà truyền giáo sang nước Bảo đă làm Boris nghi ngờ. Ông này sợ ảnh hưởng Hy Lạp tràn vào đất nước ông và việc lệ thuộc tinh thần vào ṭa giáo chủ Constantinopoli sẽ đưa đón sự lệ thuộc về chính trị. Ông yêu cầu thượng phụ Photius cho thiết lập ṭa giáo chủ Bảo Gia Lợi tự trị, dĩ nhiên là bị từ chối. Boris liền quay sang Tây phương, sai sứ đến Đức Thánh Cha Nicolas I (866). Đức Thánh Cha bấy giờ đang t́m cách lấy lại ảnh hưởng ở Illyria, thấy có cơ hội bất ngờ này, liền gởi ngay cho Boris một Tông thư dài, đồng thời cử hai giám mục Paulus thành Populonia (Piombin) và Formosus thành Porto sang Bảo Gia Lợi.[22]

Boris như vậy đă đạt được một phần như ư: ông có hai giám mục. Nhưng ông c̣n muốn có một Giáo hội Bảo độc lập. Ông xin Roma tấn phong chức giáo chủ cho Formosus, người được ông tín nhiệm và mến phục. Khi Formosus được gọi về, ông lại xin phong chức giáo chủ cho vị phó tế Marinus, người được cử sang Constantinopoli làm đặc sứ Ṭa thánh, song bị mắc kẹt ở Bảo. Đức Nicolas cũng như đức Adrian II đều từ chối. Thất vọng, Boris lại quay sang Đông phương. Đại sứ Bảo đến Constantinopoli khi đại Công đồng vừa bế mạc (28.2.870), hoàng đế Basilius yêu cầu các nghị phụ hội thêm một ngày để nhận xét việc Boris xin. Các nghị phụ tán thành việc Bảo Gia Lợi lệ thuộc giáo chủ Constantinopoli mặc cho các đại diện Ṭa thánh Roma lên tiếng phản đối. Thượng phụ giáo chủ Ignatius, người vừa được đại Công đồng đem trở về, tấn phong một Tổng Giám mục và một số giám mục người Hy lạp, h́nh như đă được Boris yêu cầu. Đức Thánh Cha Adrian II phản đối vô ích, đức Gioan VIII c̣n đe phạt vạ tuyệt thông giáo chủ Ignatius, nếu không trả lại Roma quyền thiêng liêng đối với giáo đoàn Bảo. Nhưng ngài chỉ được như ư, sau khi Ignatius qua đời và Photius lên kế vị (878). Việc nhường Gia Bảo Lợi cho Roma là một trong những điều kiện chính, mà đức Thánh Cha đă đặt ra cho Photius và hoàng đế Basilius I. Roma đạt thắng lợi, nhưng khi đức Thánh Cha yêu cầu vua Boris phải nhận các linh mục Latinh, thay thế các linh mục Hy Lạp, th́ chỉ được ông trả lời một cách cung kính xin đừng thay đổi.

Triều đại các Giáo hoàng kế tiếp đức Gioan VIII (= 882) quá ngắn, đàng khác quá bận rộn, nên không vị nào để tâm theo đuổi công việc của đức Gioan ở Bảo nữa. Boris lợi dụng cơ hội, để xây dựng nền độc lập cho Giáo hội ḿnh: lễ nghi và ngôn ngữ Slavo được đưa vào Giáo hội, v́ ngôn ngữ này đă được đức Gioan VIII cho phép dùng trong phụng vụ tại các xứ truyền giáo của hai anh em thánh Cyrillô và Methođô. Sau khi thánh Methođô qua đời (885), các môn đệ của thánh nhân bị trục xuất khỏi Moravia, thánh Clementê dẫn họ đến Bảo Gia Lợi và được vua Boris tiếp đón nồng hậu. Nhờ có các vị thừa sai đầy kinh nghiệm này, mà lễ nghi cùng ngôn ngữ Slavo dần dần thay thế lễ nghi và ngôn ngữ Hy Lạp. [23]

Năm 886, hoàng đế Balilius I băng hà, Leo VI lên kế vị (886- 912) hạ bệ giáo chủ Photius, và đưa hoàng thân Stephanus mới 16 tuổi lên thay thế. Cũng năm đó, Stephanus chấp nhận sự độc lập tôn giáo của Bảo Gia Lợi. Năm 889, vua Boris nhường ngôi cho con là Vladimir. Nhưng Vladimir tỏ ra bất xứng, muốn đem dân Bảo trở lại Thần giáo, liền bị cha truất ngôi và trao cho người con thứ là Simeon. Năm 907, vua Boris qua đời trong một tu viện như một tăng thánh. Năm 918, vua Simeon hoàn tất công việc của cha, khi thiết lập ṭa giáo chủ.


4. Michael Cerularius và ly giáo Đông phương (1054)

Hai thế kỷ sau, nhân cuộc tranh luận về “bánh không men”, cái mầm ly giáo của Photius phát sinh hoa trái với vị giáo chủ Michael Cerularius (1051-59).[24] Cũng nên biết sự đổ vỡ bất ngờ xảy ra vào chính lúc Đông Tây đang t́m hết cách sích lại gần nhau, chính lúc đức Thánh Cha Leô IX (1049-54) và hoàng đế Constantinus IX (1042-55) đang tiến tới một cuộc ḥa giải, có tướng Argyros (+ 1058) làm trung gian. Thượng phụ giáo chủ Cerularius bấy giờ không những có óc kỳ thị Giáo hội Latinh, nhưng c̣n có mối hận thù Argyros nữa. Ông quyết phá công việc ḥa giải này của Constantinus IX, người đă sai Argyros đi.

Argyros là người gốc Lombardo, đă cùng với quân Normand chống Byzantin trên đất Ư, nhưng đến sau đă bỏ bạn và làm ḥa với Constantinus IX. Năm 1046. được gọi sang Constantinopoli, và nhân có cuộc dấy loạn của Leô Tomikios, Argyros đă công với một nhóm quân sĩ Latinh đứng lên dẹp được Tomikios. Từ đấy, ông trở thành nhân vật khá quan trọng trong triều đ́nh.

Chính thời gian này, Argyros đụng độ với Cerularius, khi vị giáo chủ mở chiến dịch đả kích các lễ nghi và phong tục Latinh, nhất là về việc Tây phương dùng bánh không men trong Thánh Lễ. Theo ông, bánh không dậy men là “bánh chết”, cũng như xác không hồn. Rồi ông kết luận bí tích Thánh Thể bên Latinh là sai lầm và giả dối, hàng tỷ Thánh Lễ từ bao nhiêu thế kỷ do các linh mục Tây phương đều vô giá trị. Cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi giữa Argyros và Cerularius, khiến Argyros trở thành kẻ thù của vị giáo chủ, đến dộ Argyros nhiều lần bị từ chối cho Rước lễ; và trong một cuộc căi lộn quá nóng nẩy, các h́nh bánh bị giẫm đạp dưới chân.

Trong khi đó, hoàng đế Constantinus vẫn tín nhiệm Argyros. Năm 1051, ông được phong làm quận công và cử sang Nam Ư giữ chức toàn quyền, đồng thời t́m cách xúc tiến việc ḥa giải giữa Đông và Tây. Cuối năm 1053, giáo chủ Cerularius trở lại chiến dịch đả kích Giáo hội Roma, lên án lễ nghi Latinh và đóng cửa các thánh đường Latinh ở Constantinopoli. Constantinus, có lẽ đă nghe theo Argyros, bắt ép Cerularius phải viết cho đức Thánh Cha Leô IX một bức thư ḥa giải, làm nền tảng cho cuộc bang giao giữa Roma và Constantinopoli. Cerularius viết, ông được đức Thánh Cha trả lời và rất hoan nghênh thiện chí. Nhưng v́ Cerulanus vẫn căm thù Argyros, nên không thể bỏ ư định phá cuộc ḥa giải này, bằng cách ly khai thực sự.

Thêm vào đó, sự lỗi lầm và thiếu khôn ngoan của Roma. Tháng 3 năm 1054, đức hồng y Humbert, một nhà thần học người Đức và là người thân tín của đức Leô IX, dẫn đầu sứ đoàn Ṭa thánh sang Constantinopoli. Trong bốn tháng lưu lại kinh đô, sứ đoàn mất nhiều thời giờ vào các cuộc tranh luận, chỉ trích luật hôn nhân và ít nhiều điểm khác của Giáo hội Hy Lạp: “Vậy th́ chỉ có các ông là thánh thiện hơn mọi người sao?”. [25] Sứ đoàn làm bộ chỉ biết có hoàng đế, dùng những danh từ chua cay nhất, mỗi khi nói đến thượng phụ giáo chủ, trong khi vị này phủ nhận quyền của sứ đoàn. Giữa lúc đó, đức Thánh Cha Leô IX băng hà ngày 19 tháng 4. Sứ đoàn tiếp tục công việc và kết thúc bằng một hành động bất ngờ. Hôm ấy là thứ bảy 16.7.1054, chính lúc một Thánh Lễ bắt đầu cử hành tại thánh đường Đấng Khôn Ngoan, sứ đoàn đặt trên bàn thờ một bản án đă viết sẵn phạt vạ tuyệt thông Michael Cerularius, phủi bụi giầy và đi khỏi: “Xin Thiên Chúa phân xử việc này”. [26]

Với thái độ quá thẳng thắn này, sứ đoàn tưởng sẽ gây cho giáo dân Hy Lạp một cảm kích mănh liệt. Nhưng Humbert đă quên rằng không nên đối xử với vị thượng phụ của một Giáo hội lớn như vậy mặc dầu vị này có lầm lỗi đi nữa. Sứ đoàn không ngờ sự thiếu khôn ngoan đó đă làm người Byzantin bực tức và nổi giận bỏ luôn. Từ đấy, Cerularius tha hồ khai thác sự giận dữ của giáo dân và giáo sĩ, làm tiêu tan mọi cố gắng của hoàng đế Constantinus IX trong công cuộc ḥa giải, sau cùng ông lôi cuốn được một số giáo chủ khác. Đó là hậu quả của một hành động cộc cằn của một người Đức do thánh Giáo hoàng Leô IX cử đi! Người ta tiếc rằng đức Thánh Cha đă không dùng đến một người Ư, tức người Roma “chính quy” thường mềm giẻo tế nhị hơn, và như vậy chắc chắn đă không phạm một lỗi lầm như thế, để tạo cho Michael Cerularius có cơ hội đứng lên làm “kẻ trả thù” cho Giáo hội Đông phương.

Đàng khác, người ta cũng nên biết rằng: cho dù Roma có lầm lỗi vạ tuyệt thông của Humbert chỉ dành vào cá nhân Michael Cerularius mà thôi. Đông phương, v́ bị những chủ chăn xấu làm lạc hướng, nên đă tự ly khai khỏi Roma, chứ không bao giờ Roma lên án Giáo hội Đông phương. Năm 1057, Cerularius đứng đầu một cuộc đảo chính, lật đổ Michael VI (1056-57) và đưa Isaac Comnenus (1057-59) lên ngôi hoàng đế. Nhưng tính kiêu căng cùng những tham vọng của ông đă làm mất ḷng Isaac, và ông bị phát lưu ra đảo Proconesa (1059), chết tại đó.

Từ năm 1070, nghĩa là 16 năm sau cuộc khủng hoảng Cerularius, đế quốc Byzantin gặp phải nhiều thử thách mới. Những chiến công oanh liệt của Nicephorus Phocas (802-811) và Basilius II (963-1025) đă giành được một khu vực rộng lớn, có thể bảo vệ an toàn những yếu điểm của đế quốc cho đến tận Syria, nay lại bị địch quân tràn vào và chiếm đóng một lần nữa. Những ngày đen tối trở lại: quân Byzantin bị đánh tan ở Martzikiert (1071), Gierusalem rơi vào tay chủ mới, Antiokia và Edessa cũng lọt vào tay địch và quân Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Tiểu Á, đóng tại Iconium, Smyrna, Cyzico... Kinh thành Constantinopoli bị trực tiếp đe dọa. Đă đến lúc giáo dân Tây phương phải đứng vào hàng ngũ: đó là thời binh Thánh giá.


III

GIÁO HỘI THỜI BINH THÁNH GIÁ


1. Binh Thánh giá và vương quốc Gierusalem (1096-1291)

Binh Thánh giá bắt nguồn từ những cuộc hành hương Đất Thánh có vơ trang. Việc hành hương Gierusalem cho tới thế kỷ XI vẫn dễ dàng, chỉ trở thành khó khăn và nguy hiểm từ khi vùng Tiểu Á rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ Seldjoukide (1070). Giáo dân hành hương bấy giờ phải tổ chức thành đoàn mang vơ khí. Từ hoàn cảnh đó, nẩy ra ư định “một cuộc hành hương quy mô” nhằm tái chiếm Gierusalem.[27]

Ngày 27.11.1095, tại công đồng Clermont (Pháp), khi đức Urban II (1088-99) lên tiếng kêu gọi thế giới Công giáo đứng lên cứu Đất Thánh, có lẽ đức Thánh Cha chỉ nói lên ư nghĩ có sẵn trong thâm tâm của đức Gregori VII (1073-85). Sự lo âu về những cuộc tàn phá nặng nề mà Giáo hội Đông phương phải hứng chịu, đă khiến vị thánh Giáo hoàng này nghĩ đến sự viện binh của các vua Tây phương, đặng bảo vệ Byzantin (1073). Giả như không vướng mắc vụ Henry IV, th́ có lẽ ngài đă thành công trong việc thống nhất các vua Âu châu, và liên quân Kitô giáo đă ngăn cản được cuộc xâm lăng của Thổ Nhĩ Kỳ vào Tiểu Á. Điều mà đức Gregori VII cố gắng thực hiện bằng ngoại giao với các vua chúa, th́ đức Urban II đă đạt được, nhưng bằng phương tiện khác. Ngài không kêu mời các bậc lănh đạo quốc gia, nhưng kêu gọi quần chúng và sự nham gia của các nam tước cùng các tướng lănh công giáo. Đức Thánh Cha đánh thẳng vào ḷng quảng đại của mọi người thiện chí, kéo chú ư mọi giáo dân hướng về Mồ thánh. Chính v́ Mồ Thánh mà cần phải có chiến sĩ.

Lời kêu gọi của đức Urban đă gây nên một tiếng vang khắp thế giới Công giáo, phát động một phong trào “hành hương “ dâng lên như sóng cồn. Thêm vào đó, một ơn Toàn xá hứa ban cho tất cả những ai t́nh nguyện gia nhập đàn quân viễn chinh, “không những v́ phần rỗi ḿnh, mà c̣n v́ sự sống c̣n của Mẹ Giáo hội”, càng thu hút và thúc đẩy nhiều người. Người ta tin tưởng sự đặt chân lên đường đi Gierusalem với Thánh giá bằng vải trên vai hoặc sau lưng và trước ngực, chính là bước đường chắc chắn vào Nước Trời. Nhưng đó lại không phải là điều mà đức Urban tiên liệu. Đức Thánh Cha chỉ kêu gọi những người đă quen chiến đấu, chỉ nghĩ đến việc thiết lập những đạo quân tinh nhuệ cho một cuộc “thánh chiến”. Tiếng nói của ngài quá nhiều ảnh hưởng trong một Âu châu sốt sắng và đạo đức thế kỷ XI: người có đôi bạn, người chưa bao giờ chiến đấu, giáo sĩ, ông già, trẻ nít, tất cả đều ao ước lên đường. Guibert Nogent viết: “Họ biết ḿnh sẽ không cầm khí giới ra chiến trường, nhưng họ mong được phúc tử dạo. Họ nói với các chiến sĩ rằng: các anh khỏe mạnh và can đảm. các anh ra mặt trận, c̣n chúng tôi, chúng tôi nhận chịu đau khổ với Chúa Kitô để đoạt Nước Trời”.

Không muốn chờ đạo quân “chính quy” c̣n đang được tổ chức, một đoàn người thiếu chuẩn bị, quá nóng nảy kéo nhau đi trước, dưới sự chỉ huy của một hiệp sĩ tầm thường tên là Gautier-sans-Avoir và linh mục Pierre, vị tu hành rất đạo đức nhưng thiếu khôn ngoan. Số phận của người vô tổ chức này, người ta đă tiên đoán: thiếu ăn, thiếu vơ khí, nên sau một vài cuộc đụng độ với người Bảo Gia Lợi và Slavo, họ bị kẹt trên bờ sông Bosphore. Được chuyển sang thành Nicea, đoàn người hỗn hợp bị Thổ quân đánh tan tành.

Cũng năm 1096, đoàn quân chính quy lên đường, với con số 200.000 đến 300.000, được chia làm bốn đạo. Không có tổng tư lệnh, nhưng có chung một vị lănh đạo tinh thần, đó là đức cha Adémar (+ 1098), giám mục thành Puy kiêm khâm sai Ṭa thánh. Cũng không có một vua nào tham dự, v́ đă có Chúa Giêsu là Vua duy nhất và chân thật. Nhưng có nhiều hiệp sĩ nổi tiếng đứng ra chỉ huy các đạo quân. đạo quân Đức do Baudouin Hainaut và Godefroy de Bouillon; đạo quân Bắc Pháp do Hugue Vermandois và quận công xứ Normandie ; đạo quân Nam Pháp do Raymond de Saint-Gilles (Toulouse) và khâm sai Ṭa thánh Adémar; đạo quân Normand (Ư) do Bohemundo thành Tarente và Tancredo. Tất cả bốn đạo quân đều có mặt tại Constantinopoli vào cuối năm 1096.

Hoàng đế Alexi I Comnenus tưởng binh Thánh giá đến để ông được toàn quyền sử dụng vào việc tái chiếm các tỉnh đă mất, khiến các quân binh này bất măn và chê Byzantin. Đại quân Thánh giá tiến qua vùng cao nguyên núi đồi Cappadocia. Tại Dorylea, sau cuộc giao tranh như ác mộng ngày 1.7.1097, binh Thánh giá đă đẩy lui được quân Thổ Nhĩ Kỳ của Sohman (Abou-Ayodb). Nhưng trận chiến lâu dài và cam go hơn cả là trận Antiokia (từ tháng 10.1097 đến tháng 6.1098). Sau nhiều tháng công hăm địch, chính giờ chiến thắng một thế trận vô cùng khủng khiếp quật ngược lại. Binh Thánh giá vừa tràn vào thành, liền bị Thổ quân ập đến. Lương thực khô cạn, khí trời nồng nực; giữa lúc cả một đạo quân kiệt lực và hấp hối, th́ một luồng gió đức tin thổi tới. Người ta loan tin t́m thấy ở dưới bàn thờ trong đền Thánh-Pherô lưỡi đ̣ng đâm cạnh nương long Chúa. Quân sĩ như sống lại và họ nh́n lên không trung: một đạo quân mặc binh giáp trắng đến yểm trợ. Một lần nữa binh Thánh giá giốc toàn lực đánh trận cuối cùng, phá tan được quân Thổ Nhĩ Kỳ đang vây hăm họ. Tại trận địa Antiokia này, Bohemundo đă tỏ ra là danh tướng của binh Thánh giá.

Nhờ có ư chí can trường và hy sinh tuyệt đối, binh Thánh giá đă thắng vượt mọi gian nguy và đói khát; nay họ c̣n phải thắng mệt nhọc và tính ích kỷ. Các tướng lănh như Bohemundo và Baudouin rất hài ḷng v́ những thắng lợi đạt được, nay làm chủ Antokia và Edessa, không c̣n muốn tiến xa nữa. Nhiều tướng tá khác c̣n tranh giành nhau: người ta bỏ quên Gierusalem. Nhưng các quân binh trung thành không chịu để như vậy và cuộc Nam tiến bắt đầu. Họ tới Gierusalem tháng 6 năm 1099. Thành thánh bấy giờ được canh pḥng, không phải do quân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng do Hồi quân từ Ai Cập sang.

Sau 5 tuần lễ vây hăm, binh Thánh giá gồm toàn những quân nhân Franc can trường và kiêu hùng tấn công như vũ băo. Raymond de Saint-Gilles, Godefroy de Bouillon và Tancredo đều là những anh hùng của ngày lịch sử 15.7.1099. Một trận chiến ác liệt đeo duỗi nhau từ khu phố này sang khu phố khác, nhất là trong khu vực gần Đền thờ. Máy chảy tràn trụa, tung tóe bắn đầy người vật cùng nhà cửa. Chiến thắng về tay binh Thánh giá. Các chiến sĩ “sung sướng trong Chúa, rửa tay chân, bỏ áo vấy máu, mặc áo mới, cởi giầy bước vào Nơi Thánh”. [28]

Cuộc viễn chinh lâu dài và cam go của binh Thánh giá đă thiết lập bốn nước: vương quốc Gierusalem, hầu quốc Antiokia, hai công quốc Edessa và Tripoli. Các nước này tổ chức theo thể chế phong kiến Tây phương với những “quy chế” (assises) riêng, và được trao cho các tướng lănh có công. Giáo dân lại tổ chức những cuộc hành hương sầm uất như xưa. Nhiều ḍng tu hiệp sĩ được thành lập hoặc tổ chức lại, như ḍng Bệnh viện, ḍng Đền thờ..., nhiều thánh đường xây cất theo mẫu Tây phương.

Gierusalem là thành thánh trong đó có Mồ Chúa được nh́n nhận là báu vật quí trọng nhất của người tín hữu, nên vương quốc Gierusalem cũng được kể là quan trọng hơn cả. Godefroy de Bouillon được bầu làm vua (1099-1100), nhưng ông chỉ nhận danh hiệu “Lính canh Mồ Chúa”, Baudouin I (1110-1118) kế nghiệp anh, xưng đế và là người xây dựng vương quốc. V́ Gierusalem nằm ở một địa thế nguy hiểm cần phải được bảo vệ, nên Baudouin đă lần lượt chiếm những yếu điểm chung quanh như Saint-Jean d’Acre, Sidon, Beyrouth, Arsouf. Baudouin II đến sau chiếm thêm Tyro (1124), và Baudouin III đánh Ascalon (1153).

Nhưng thể chế phong kiến được thi hành một cách quá khắt khe, là nguyên nhân làm suy yếu vương quốc, đầy dẫy kẻ thù ở chung quanh, trong khi nghĩa binh Thánh giá hết hạn khấn hứa rút dần về quê quán. Thêm vào đó, những lủng củng nội bộ giữa quân binh Normand và Byzantin, Pháp và Đức, những đ̣i hỏi của các quân nhân dẫn đường, rồi đến vụ vua Baudouin IV (1174-85) mắc bệnh cùi, vua Conrad Montfenat bị ám sát (1192). Với chừng ấy khó khăn và tai biến, vương quốc bé nhỏ này vẫn tồn tại gần hai thế kỷ, và tính mạng nó chỉ lâm nguy thật sự từ năm 1146, khi binh thánh giá mất Edessa, và Antiokia bị đe dọa. Từ lúc ấy các bậc lănh đạo Công giáo Latinh ở Đông phương phải cần đến sự cứu viện của binh Thánh giá.


2. Binh Thánh giá cứu viện Gierusalem (thế kỷ XII-XIII)

Thực ra từ năm 1101 đă có những cuộc cứu viện riêng rẽ, nhưng người ta chỉ kể đến tám cuộc viễn chinh qui mô. Cuộc viễn Chinh thứ nh́ (1147-48) được thực hiện sau khi Edessa bị hạ (1146), và mọi người Công giáo nhận thấy mối nguy cơ ở Gierusalem. Thánh Benadô (1091-1153) đi khắp hai nước Pháp (Vézelay, 1146) và Đức, kêu gọi từ vua quan đến thứ dân gia nhập nghĩa binh: trái đất rung chuyển v́ vua Trời mất đất, đất mà xưa kia Người đă trú ngụ; kẻ thù của Thánh giá đă liên kết với nhau chống lại Người, chúng mở miệng kiêu căng nói: Chúng ta phải chiếm luôn Đền thánh của y... Con mắt Chúa Quan pḥng muốn thấy có ai đi t́m Thiên Chúa, có ai cảm thông sự đau khổ của Người và đi chiếm lại đất cho Người”. [29]

Theo lời hiệu triệu của thánh Benađô, một dự án thiệt lớn lao được đưa ra: chống lại Thần giáo ở Silesia và Lusace, đánh đuổi Mauro ở Tây Ban Nha và Phi châu, diệt Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria và Ai Cập Các dân Trung âu và Scandinavian, các nước Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ư, tất cả đều hưởng ứng và tham gia. Louis VII nước Pháp, Conrad III nước Đức và Manuel Comnenus Đông phương đóng vai chỉ huy cuộc viễn chinh thứ nh́ này. Nhưng tiếc thay, nhiệt tâm không thể bù đắp được những khuyết điểm lớn lao: cẩu thả trong việc lựa chọn binh sĩ, xuất quân với thái độ phô trương sức mạnh, nhiều tội nhân đ̣i gia nhập để có dịp chuộc tội, nhiều công chúa hay bà hoàng cũng đ̣i đi theo các chiến sĩ... Tất cả những yếu tố trên đă đưa tới kết quả khốc hại, sự thảm hại trong việc tấn công một cách liều lĩnh vào thành Damas, là điểm mà các sử gia cho là to lớn nhất.[30] Trước thảm trạng đó, thánh Benađô than rằng: “H́nh như Chúa bị khiêu khích bởi tội lỗi chúng tôi, nên Chúa đă quên đi ḷng thương xót của Người, để đến phán xét thế gian trước ngày đă định... Chúng tôi loan báo ḥa b́nh mà ḥa b́nh không thấy đến, chúng tôi hứa chiến thắng mà chỉ nhận toàn thảm bại”. [31]

Sự thất bại này làm cho người giáo dân sống trên Đất Thánh cần phải đoàn kết với Byzantin, thiết lập những đạo quân thường trực, những ḍng tu hiệp sĩ có chỉ huy riêng, các tu sĩ này thêm lời tuyên thệ không đầu hàng giặc. Các tu sĩ đền thờ bảo vệ Gierusalem, Tortosa, St-Jean d'Acre, tu sĩ Bệnh viện nay trở thành những chiến sĩ canh giữ các chiến lũy (krac). Buổi đầu hai ḍng tu này gây tín nhiệm v́ đạt được nhiều chiến công rực rỡ. Nhưng sau v́ quá nặng ḷng với của cải, thiếu tuân phục, nên bị người dân oán ghét.[32]

Năm 1171, Hồi quân từ sông Euphrate đến sông Nil tập trung lực lượng, dưới quyền chỉ huy duy nhất của tướng Saladin (Calah-ad-Din + 1193). Đương đầu với Saladin, địch thù rất lợi hại này, phe Công giáo thua liên tiếp nhiều trận trong năm 1187: Syria bị tấn công ào ạt, tại đồn Hattin gần hồ Tiberiad: quân Franc bị tiêu diệt (4.7.1187). Chỉ có các chiến lũy ở Tyro, Tripoli, Tortosa và Antiokia thoát tay địch quân. Cũng năm 1187, Saladin thừa thắng chiếm Gierusalem, phá Thánh giá khổng lồ đặt trên mái chùa hồi giáo Omar, nhưng ông tha giết dân Kitô giáo và tôn trọng các Nơi Thánh.

Thành thánh và Mồ Chúa lại rơi vào tay Hồi giáo. Theo lời kêu gọi của đức Thánh Cha Urban III (1185-87). Friedrich Barbarosa hoàng đế La đức, Philippe-Auguste nước Pháp và Richard biệt hiệu “Gan Sư tử” nước Anh xuất quân, và đây là cuộc viễn chinh thứ ba (1189-92). Quân Đức theo đường bộ, nhưng cái chết của Friedrich trên sông Cydnus (Cilicia) đă làm họ tan vỡ (1190). Hai vua Pháp và Anh đi đường thủy, bề ngoài đă làm ḥa với nhau, cùng đánh chiếm Saint-Jean d'Acre (tháng 7.1191). Philippe-Auguste lâm bệnh phải trở về, âm mưu với John Lackland (em của Richard) định chiếm ngai vàng của anh, khiến Richard cũng vội quay về (1192).

Một thế kỷ sau công đồng Clermont (l095), binh Thánh giá chỉ c̣n giữ được những cứ điểm trên miền duyên hải Palestina từ Tyro đến Jaffa, có Saint-Jean d'Acre làm thủ đô. Ở miền Bắc tuy c̣n hầu quốc Antiokia, nhưng đă suy yếu lắm. Tuy nhiên, lần viễn chinh này, Richard chiếm thêm được đảo Cypro, xây dựng một vương quốc thịnh vượng cho vương tộc Lusignan (1192-1489). Trong khi đó vương quốc Tiểu Armenia được thiết lập trên đất Cilicia do Livon II (1185-1219), làm nơi lập nghiệp của các hiệp sĩ và thương gia Âu châu.

Cuộc viễn chinh thứ bốn (1198-1204) do đức Innocentê III (1198-1216) hô hào. Nhưng lần này bị người xứ Venecia và Philippe xứ Suaben lợi dụng để đánh chiếm Zara (Dalmatia) cho ḿnh, sau đó chiếm Constantinopoli (1204) và thiết lập một đế quốc Latinh Đông phương. Đế quốc này gồm một phần bán đảo Balkan (Thracia Macedonia, Morea), tồn tại cho tới khi Michael VIII chiếm lại được (1216).

Cuộc viễn chinh thứ năm (1219-21) do Jean de Brienne vua Gierusalem (1210-25), Andrew II vua Hung Gia Lợi và Leopold VI quận công xứ Áo, gồm các quân binh Đức và Hung. Cuộc viễn chinh nhằm đánh Hồi quân ở Ai Cập, nhưng nước sông Nil lên cao khiến nghĩa binh phải triệt thoát.

Cuộc viễn chinh thứ sáu (1228-29) được đặt dưới quyền của hoàng đế Friedrich II nước Đức, mặc dầu vừa bị đức Thánh Cha phạt vạ tuyệt thông. Friedrich thay v́ chinh chiến đă đàm phán với Meledin (Malex-El-Kamid). Kết quả là một thỏa hiệp được kư tại Jaffa (1229) nhường cho người Công giáo Gierusalem, Bêlem và Nazaret. Nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thỏa hiệp ngay sau đó, và 10 năm sau Gierusalem lại mất về tay Hồi giáo. Friedrich đă sai lầm, khi chấp nhận giải pháp thỏa hiệp đó.

Thánh Louis IX (1226-70) vua nước Pháp cương quyết lấy lại Gierusalem. Hai cuộc viễn chinh cuối cùng này là của thánh nhân. Cuộc viễn chinh thứ bảy (1248-50) đánh vua Thổ Ayoub, không phải ở Syria, nhưng trên đất Ai Cập, nơi tập trung lực lượng của đế quốc Thổ. Cũng như năm 1221, binh Thánh giá chiếm được Damietta, nhưng thất bại ở Mansourah (1250), em vua là Robert quận công Artois tử trận. Vua và quân sĩ đều bị bắt và chỉ được chuộc bằng một số tiền khổng lồ. Sau đó, nhà Vua qua Syria viếng thăm và an ủi quân binh đồn trú ở đây, và trở lại một lần nữa vào năm 1254. Năm 1270, tuy đă già yếu (65t) và các quan can ngăn, thánh Louis quyết ra đi chuyến nữa, đó là cuộc viễn chính thứ tám. Thánh nhân xuất quân qua Tunis, nhưng ôn dịch làm tiêu hao quân binh Thánh giá, chính vua cũng lâm bệnh từ trần ngày 25.8.1270.

Từ đó, lực lượng của quân Thổ Nhĩ Kỹ trở thành vô địch, tấn công khắp các nơi người Công giáo đóng quân ở Đông phương, trong khi hầu quốc Antiokia tan ră từ năm 1268. Saint-Jean d'Acre thất thủ năm 1290. Năm liền sau, đến lượt các căn cứ khác c̣n lại, trừ Cypro và Rhodes thuộc nhà Lusignan và ḍng Bệnh viện Thánh Gioan thành Gierusalem... Thế kỷ XIV và XV, tuy tinh thần nghĩa binh vẫn c̣n, nhưng cục thế đă thay đổi: đó là binh Thánh giá tự vệ ở Âu châu chống lại hiểm họa Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi ấy, không có những cuộc viễn chinh như trước.

Đọc những ḍng lịch sử trên, chúng ta thấy binh Thánh giá trải qua những hồi thịnh suy, khởi đầu là ư định thánh thiện của đức Urban II, nối tiếp bằng chủ đích riêng tư của các nhà chính trị hơn là quân binh Thánh giá, để rồi kết thúc bằng nhiều thảm bại, đến độ vua thánh Louis, người đầy thiện chí, cũng không làm lại được “mùa xuân” của lịch sử nghĩa binh.

“Thiên Chúa muốn !” (Dieu le veut). Sự thất bại trên chiến trường làm tan vỡ mọi hy vọng đă được dặt ra ở Clermont Vézelay, nói lên ư muốn của Thiên Chúa không lệ thuộc vào ư định của con người, cũng không lệ thuộc vào những lời tha thiết kêu cầu của các thánh. Sự Quan pḥng của Thiên Chúa đôi khi cho người ta thấy những công việc ḿnh có thể làm được, nhưng c̣n cần phải có sự khôn ngoan và kiên nhẫn để đạt thành công. Khôn ngoan và kiên nhẫn, hai đức tính này không phải là những ǵ nổi bật ở quân binh Thánh giá. Mục đích trần thế là chiếm lại Đất Thánh đă không thực hiện được, nhưng nhờ có những cuộc “thánh chiến” này mà rất nhiều người đă ăn năn sám hối, chịu gian khổ hy sinh, hăng hái dấn thân v́ chính nghĩa đức tin. Phải chăng đó lại không phải là ư muốn của Chúa, đấng cần tấm ḷng hơn lễ vật.

Nói thế không có nghĩa là về phương diện thế tục, các cuộc viễn chinh Thánh giá đă thảm bại, đến độ không đem lại được một hậu quả nào tốt đẹp. Sự thực, các cuộc viễn chinh đă mở rộng đường giao thông và thương mại, cải tiến nền kinh tế của Âu châu phong kiến, nhất là sự trao đổi giữa ba nền văn minh Trung cổ : Latinh, Hy lạp và Islam. Những văn minh này thấm nhuần vào các cơ cấu xă hội, để một thế giới mới xuất hiện.


3. Lạc giáo Cathar hay Albigensê và binh Thánh giá thành Albi.

Lạc giáo Cathar được nói trong lịch sử dưới nhiều danh hiệu: Bogomil, Patarin, Albigensê. Giáo hội Công giáo suốt bốn thế kỷ phải đối phó với lạc giáo này, nhất là ở Bảo Gia Lợi (từ thế kỷ X), rồi ở Bắc Ư và Nam Pháp (thế kỷ XII và XIII).[33]

Giáo thuyết Cathar na ná giống giáo thuyết của Manès (= 273), nhưng không có tính thần thoại của Manikès nguyên thủy, dầu vậy người ta cũng gọi nó là lạc giáo Tân Manikès. Sự thực đây là một giáo thuyết Slavo cũ kỹ đượm mầu Kitô giáo. Cuộc tranh chấp giữa Giêsu Kitô và Satanael, là một tư tưởng bắt nguồn từ Thần giáo của người Slavo pha lẫn thần thoại Bielobog (Thần trắng) và Tchernobog (Thần đen). Các phù thủy Volkivy (Carphatia) nói: “Có hai phần, một trên cao, một dưới thấp”. Thiện ở trên cao, ác dưới thấp gồm vật chất và xác thịt.[34] Do đấy, phát sinh một thứ luân lư cực đoan: khinh chê xác thịt, kinh tởm hôn nhân, chán ghét sự sông...

Để có mầu sắc tôn giáo, họ cũng lập ra nhiều “Bí tích”. Các tín hữu phải khuôn ḿnh trong kỷ luật sắt, và chịu kiểm soát nghiêm ngặt do cấp lănh đạo bí mật điều khiển. Guồng máy tổ chức của lạc giáo rất có hệ thống từ trung ương tới hạ tầng, có cơ quan đầu năo, cơ quan hỗ trợ, thông tin tuyên truyền, giáo dục và đặc biệt những trung tâm đào tạo phụ nữ thành chiến sĩ can trường. Nhờ có tổ chức quy củ lạc giáo hành động gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong quần chúng. Nhưng v́ đạo quá khắt khe, nhiều người chờ đến khi sắp chết mới xin gia nhập và chịu “bí tích Consolamentum”. Đây là “bí tích” chính yếu được thông ban qua lễ nghi đặt tay, kẻ thụ lănh phải thề từ bỏ và thù ghét đạo Công giáo, phải giữ chay tịnh và trinh khiết trọn đời. Coi Giáo hội Công giáo như tử thù, đó là đặc tính cố hữu của lạc giáo Cathar.

Thế kỷ X ở Đông phương, nhóm Bogomil (bạn của Thiên Chúa) đă bắt đầu gây sóng gió cho các vua Bảo Gia Lợi. Sang thế kỷ XII, người ta chứng kiến nhiều cuộc phá hoại của nhóm này tại Constantinopoli.[35] Cũng thời gian trên, lạc giáo xâm nhập Tây Âu, nhiều tiểu tổ đă thấy có vào đầu thế kỷ XI ở Mainz, Goslar, Cologne nước Đức, ở Châlon, Rouen, Orléans, Nevers nước Pháp. Nhưng nguy hiểm hơn cả là ở Bắc Ư (Lombardia), nơi họ mang tên là Patarin, và ở cả miền Nam nước Pháp (Aquitaine, Provence, Languedoc) nơi họ có tên là Albigensê. Xứ Languedoc chịu ảnh hưởng sâu xa của lạc giáo hơn hết, v́ nơi đây hàng Giáo phẩm kém tài thiếu đức, trong khi người Cathar nêu gương “trọn lành”, thu hút dân chúng, lôi cuốn cả hàng giáo sĩ.

Đứng trước t́nh trạng nguy ngập này, các thừa sai ḍng Xitô, cả thánh Benađô vâ khâm sai Ṭa thánh đă đích thân rao giảng Phúc âm và thuyết giáo. Song các ngài không đạt được những kết quả lâu bền.[36] Sự tự tin đến khinh địch của nhiều vị khâm sai, là một trong những nguyên nhân gây nên thất bại đó. Nhưng người ta đă nghĩ đến biện pháp mạnh để cứu miền Languedoc này, và cho đó là một trách nhiệm.

Đức Thánh Cha Innocentê III đă không ngần ngại lên tiếng một cách thẳng thắn. Năm 1199, ngài viết: chúng ta hăy liên kết với mọi dân tộc, để chuẩn bị một lực lượng chống lại lạc giáo...” Nhưng đấy chỉ là lời đe dọa, để măi sau mới thực hiện. Nghĩa là cho tới khi xảy ra vụ đức khâm sai Pierre de Castelnau bị ám sát năm 208, chiến tranh mới bùng nổ, và được tuyên bố bằng những lời lẽ y như khi hô hào binh Thánh giá cứu Đất Thánh: “...Ta thuận ban cho tất cả những ai tham gia cuộc thánh chiến này để bảo vệ đức tin, một ân xá mà ta vẫn ban cho các kẻ hành hương viếng Đền Thánh Pherô tại Roma hoặc Thánh Giacobê thành Compostella”. [37]

Binh Thánh giá ban đầu (1209) đặt dưới quyền chỉ huy của khâm sai Amaud-Amaury, nhưng từ năm 1211 được trao phó cho tướng Simon de Montfort (1150-1218) với 25.000 quân. Các cuộc hành quân không nhằm vào thành Albi, cho bằng vùng nhỏ hẹp nằm hướng đông nam thành Toulouse giữa hai sông Aude và Ariège, đó là sào huyệt của phe Cathar, nơi có nhiều thái ấp của các lănh chúa đỡ đầu (Minerve và Mirepoix). Những trận chiến ác liệt diễn ra ở Bézier (1209), Lavaur (1211), Muret (1213), Toulouse (1218) đă đánh bại liên quân Albigensê, gồm vua Pedro II nước Aragon cùng với hai quận công Toulouse và Poix; trận Muret đă giết được vua Pedro. Năm 1213, đại Công đồng Latran IV phong cho tướng Simon de Montfort làm quận công thành Toulouse. Tướng De Montfort tuy không phải là người chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Bézier, nhưng trong việc dẹp các lănh chúa (feudit) và lạc giáo, ông đă không từ bỏ những biện pháp mạnh mà ông cho là cần phải có. Những làn khói thiêu hủy các lâu đài, thái ấp bốc lên làm đen cả bầu trời Languedoc. Hàng mấy ngàn người Cathar “chính quy” (không kể thường dân) bị giết hoặc thiêu sinh.

Binh Thánh giá đă thắng, nhưng đă không cảm hóa được ḷng người, nên lạc giáo Albigensê vẫn c̣n. Khi thành Minerve bị hạ, hàng trăm người Cathar phải lên hỏa đài. V́ cảm thương cho số phận của họ, đức khâm sai Guy Vaux-Cernay đến khuyên răn họ suy nghĩ lại, th́ được họ trả lời một cách hiên ngang, như sau: Tại sao các ông giảng dạy chúng tôi? Chúng tôi không thể tin theo các ông, chúng tôi đă thề bỏ Giáo hội Roma. Dù sống, dù chết không thể làm chúng tôi bỏ được đức tin của chúng tôi”. Nói xong, tất cả nhảy vào đống lửa.[38]


4. Việc dẹp yên lạc giáo Cathar: thánh Đaminh và ṭa Truy tà (Inquisition)

Không phải gươm hay lửa đă dẹp được lạc giáo. Muốn cứu Languedoc khỏi hiểm họa Cathar phải dùng biện pháp khác, lúc này Giáo hội đă t́m ra biện pháp đó. Hàng Giáo phẩm, khi bỏ lối sống Phúc âm và bỏ quên sứ mạng giảng dạy của ḿnh, chính là những người phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng nói đây. Vấn đề trước hết được đặt ra là lạc giáo Cathar đă thành công nhờ có một “đời sống khắc khổ”.

“Quí vị không thể lấy lời nói để chinh phục những người có con mắt chỉ dơi theo gương lành. Quí vị hăy xem người lạc giáo, họ lôi cuốn người dân chất phác bằng h́nh ảnh thánh thiện và nghèo khó Phúc âm. Nếu quí vị đưa ra một h́nh ảnh trái ngược, quí vị sẽ xây dựng ít mà phá hoại nhiều, và sẽ không thu được ích lợi ǵ ? [39] Đó là những lời khôn ngoan của nhà truyền giáo Tây Ban Nha: thánh Đaminh (1170-1221).

Trước hết phải có gương lành, nhưng cũng phải dùng lời giảng dạy cho những người dân thất học. Đại Công đồng Latran IV (1215) đă có những lời khuyên như sau: “Công đồng nhận thấy có nhiều giám mục không thể đích thân thi hành việc rao giảng Lời Chúa, nhất là những vị có địa phận rộng lớn. Bởi vậy Công đồng truyền cho các vị ấy chọn một số người có khả năng thi hành sứ mạng giảng Lời Chúa một cách hữu hiệu, và khi đă có uy tín trong lời nói việc làm quí vị sẽ đến tận nơi, tức những nơi mà các giám mục không thể đích thân tới, dể thăm viếng người dân được ủy thác và quí vị sẽ dạy dân bằng lời nói cùng gương sáng”.[40]

Chính v́ muốn thể hiện ư muốn của Công đồng nói trên, mà thánh Đanimh có ư định lập một ḍng tu chuyên việc giảng dạy mang tính hộ giáo. Ḍng tu của thánh nhân trước hết được đức Cha Foulques thành Toulouse ủng hộ, và đức Thánh Cha Honoriô III chính thức châu phê ngày 22.12.1216. Âu cũng là ư chúa Quan pḥng, để có những tay thợ truyền giáo đắc lực và thức thời trong đạo binh Thánh giá thiêng liêng mà Giáo hội đang cần đến.

Năm 1233, đức Thánh Cha Gregori IX trao cho ḍng Đaminh một sứ mạng rất tế nhị : Ṭa Truy tà (Inquisition). Ṭa này đă có từ năm 1184 dưới triều Giáo hoàng Luciô III, do các giám mục và khâm sai Ṭa thánh nắm giữ, có mục đích điều tra và tố cáo những người theo lạc giáo và trừng phạt các kẻ cố chấp gây nhiễu loạn. Từ nay Giáo hội trao công việc này cho một cộng đoàn chuyên môn, có người thừa hành, có kế hoạch và phương pháp. Đây là một sứ mạng vừa khó khăn vừa nguy hiểm.[41]

Thời nay, người ta được làm quen với những bảo đảm thường xuyên của công lư, của tổ chức Nhân quyền Quốc tế, nên dễ có những lời lẽ rất gay gắt mỗi khi nói đến ṭa án này. Nhất là người ta tố cáo nó độc tài, bởi v́ mỗi khi điều tra một vụ, quan án chỉ cần hỏi nhân chứng hoặc đọc một số tài liệu, sau đó quan án tùy tài thẩm phán cùng lương tâm ḿnh mà tuyên án. Bản án công bố không ai được chống lại, tên người cung cấp tài liệu cũng như nhân chứng được triệt để giữ kín. Cứ khách quan mà nói, bản án do một quan ṭa có lương tâm phán quyết và công bố phải chăng lại không vô tư hơn những bản án, tuy có tranh nghị sôi nổi, nhưng lại bị áp lực của dư luận hoặc la lối của lũ đông vô trách nhiệm ?

Đứng trước tượng Chúa Chuộc tội, suy nghĩ trong thinh lặng, quan án của ṭa Truy tà dễ thoát được những thiên kiến và ảnh hưởng của hận thù; ít là thế. Quyền hành của quan ṭa rất lớn, nhưng đừng tưởng ông có quyền buộc tội và nghiêm phạt một cách độc đoán. ông phải trả lẽ trước mặt đức Thánh Cha, và thực sự đă có nhiều vị bị khiển trách, trừng phạt và mất chức. Ngoài ra, c̣n có một cố vấn khôn ngoan luôn luôn theo sát ông trong khi thi hành nhiệm vụ, có thể can gián và giúp ông giải quyết nhiều vụ làm bối rối lương tâm. Từ giữa thế kỷ XIII, c̣n thêm một khoản luật nữa cho quan ṭa, là không một bản án nặng nào, như là­ tù chung thân hay xử tử được công bố, nếu chưa có sự đồng ư của đức giám mục địa phận. Nguyên điều đó, cũng đủ đảm bảo cho bị cáo khỏi sự nóng nảy hoặc thiếu vô tư của một ṭa án lưu động.

Bản án thường được công bố trong một khung cảnh trang nghiêm. Mở đầu bằng một bài thuyết tŕnh, mà ở Tây Ban Nha người ta gọi là auto-da-fé (acte de foi), nhằm gây cho các người dự cuộc có cảm tưởng về quyền tài phán của Giáo hội, đồng thời để mọi người chứng kiến sự hối hận hay cố chấp của phạm nhân. Thường là án tù ở, tuy nhiên cũng có nhiều cách đền tội khác, như hành hương, bố thí. Án tử h́nh (hỏa thiêu) chỉ dành cho những đầu đảng cố chấp hoặc đă được tha nay tái phạm. Nhưng cũng có nhiều đầu đảng như Gottachalk, Bérenger, Abélard, Henri Lausanne, Wiclif chỉ phải chịu h́nh phạt theo giáo luật, nặng lắm là bị quản thúc trong một tu viện.

Nói thế, không có nghĩa là tất cả đều tốt đẹp. Sự thực, ṭa án này đôi khi vào tay những giám mục hay nhà thần học quá nghiêm khắc nên lịch sử của nó không khỏi những vết nhơ, như nhiều tổ chức khác. Lại cũng không nên lẫn lộn với ṭa Truy tà có tính chính trị, được thành lập năm 1478 tại Tây Ban Nha dưới triều Fernando V và Isabella, để thay thế cho ṭa Truy tà nói trên hầu như không c̣n.

Ṭa Truy tà mới này ban đầu được trao cho linh mục Thomas Torquemada (1420-98) ḍng Đaminh, rồi đến đức hồng y Jimenès (1436-1517) ḍng Phansinh, có mục đích tầm nă các người Do Thái và Mauro đă bị án, là thù địch nguy hiểm của đức tin và quốc gia. Ṭa Truy tà này thật sự cũng không quá bạo tàn như người ta phê phán, nó buộc các tín đồ Do Thái và Mauro theo đạo Công giáo, nếu muốn được ở lại trên đất Tây Ban Nha (v́ đă có lệnh nhà vua trục xuất họ). Do đó, ṭa án này không những được toàn dân chấp nhận mà c̣n được hoan nghênh, v́ nhờ có nó mà người Tây Ban Nha bảo toàn được đức tin Công giáo, thoát khỏi mọi xu hướng, nguy hiểm đến mất đạo trong thế kỷ XV và XVI dưới triều Felipe II (1557-98). Ṭa án giống như thế c̣n hoạt động cả ở Hà Lan, để tầm nă những người theo lạc giáo.[42]

 

[1] Sách tham khảo: Dom H. Poulet: Histoire du christianisme (le moyen âge) - A. Fliche: L’Europe occidentale de 888 à 1125, và Diehl - Marcais: Le monde oriental de 395 à 1081 trong Histoire générale (Glotz) II, Q. II và III - G. de Plinval: Le drame extérieur de la chrétienté trong Histoire illustrée de l’Église, Paris 1946-48, Q. I, tr 363-408.

[2] Diehl - Macais: op. cit., tr 158-185.

[3] Diehl - Marcais: op. cit., tr 114-151.

[4] Diehl - Marcais: op, cit., tr 185-196 - Xem L. Bréhier trong Hist. de l’Église, Q. V, tr 127-130 và 134-140, 152-154.

[5] Xem Aigrain trong Hist. de l’Église Q. V, tr 224-228 và 261-263. Về cuộc bổ vây thành Comstantinopoli, xem Deihl-Marçais: op.cit., tr 251-252

[6] Xem Aigrain trong Hist. de l’Église Q. V, tr 358-359.

[7] Diehl - Marcais: op. cit., tr 195 - Xem L. Bréhier và Aigrain trong Hist. de l’Église, Q. V, tr 138-140 và 267-268, 276.

[8] J. Labourt: Le christianisme dans l’empire perse sous la dynastie sassonide (224-632)- Xem Amann và Tisserant: Nestorius trong Dict. de Théol. Cath.

[9] J. Pargoire: op. cit., tr 167-168 - Xem Deihl- Marcais: op. cit., tr 208.

[10] R. Aigrain trong Hist. de L'Église, Q. V, tr 226-230 - Xem G. Bardy: Revue apologétique 1930, tr 513 và tiếp - W. Seston: Mélang. École fr. de Rome 1936, tr 101-124.

[11] R. Aigrain trong Hist. de l’Église, Q. V, tr 270-275 - E. Amann, Q. VI, tr 194-195

[12] E. Amann trong Hist. de l’Église, Q. VIII. tr 423 - P. Guirard trong Hist générale (Glotz) II, Q. IV, 2: “L’essror des États d’ Ocident”, tr 288-313 - Về phong trào hành hương Compostella, ibid, tr 301-302. Xem Revue des questions histonques 1934

[13] Amann trong Hist. de l’Église, Q. VIII, tr 224-427.

[14] Xem M. Jacquin: Hist. de l’Église Q. II, tr 287-291, chú thích 3. Về bè Monothelisme, xem L. Bréhier trong Hist. de L’Église Q. V, tr 111-124, 160-176 và 183-190.

[15] J. Pargoire: op. cit., tr 199-214

[16] G. de Plinval trong op. cit., Q. I, tr 377-379.

[17] L. Bréhier: La querelle des images, Paris 1904, và trong Hist. de l’Église Q. V, tr 431-470.

[18] Có điều đáng chú ư là công đồng Hiera công khai nh́n nhận sự nên cầu nguyện cùng Đức Trinh Nữ Maria, và những ông vua chủ trương Phá ảnh tượng cuồng nhiệt nhất cũng không bao giờ bỏ cờ thánh Giá.

[19] Mansi: Concil. XII, 1069.

[20] Các thượng phụ giáo chủ Tarasius. Theodotus, Cassiteras, Photius. Nicolas “Mysticus” đều là những quan thượng thư triều đ́nh.

[21] Về Pholius, xem Amnan trong Hist. de l’Église, tr 465-501 và Dist. de Théol. Cath: Photius - M. Jugie: Le schisme byzantin, Paris 1941 - H. Grégoire “Du­ nouveau sur le patriarche”, Bulletin de la Classe des lettres de l’Académie royale de Belgique XX (1934), tr 36-53.

[22] L. Dujcev: Boris trong Dict. d’Histoire ét de Géographie ecclésiastiques.

[23] Xc chương 6 mục II, 4 - E. Amann trong Hist. de l’Église Q. VI, tr 452-461

[24] E. Amann trong Hist de l’Église Q. VII, tr 138-152 - Xem L. Bréhier Le schisme oriental du XI e siècle, 1899 - E. Amann: Michel Cérulaire trong: Dict. de Théol. Cath

[25] Fliche: La réforme grégorienne Q. I. Louvain 1924, tr 271-276

[26] Có thể xem nội dung bản án trong Dict. de Théol. Cath. (Michel Cérulaire). Xem Patrologie Latine CXLIII, 1002-1003.

[27] Sách tham khảo: L. Bréhier L’Église et l'Orient au moyen âge: Les Croisades, Paris 1907 - R. Grousset: . Histoire des Croisades et du royaume franc de Jérusalem, 3 Q, Paris 1934-35; L’épopée des Croisades 1930 - P. Rousset: Les origines et les caractères de la première Croisade: Neuchâtel 1945.

[28] R. Grousset: L’épopée des Croisades. Tr 1-46

[29] Thánh Benađô: Epist. 467. Xem Vacandard: Vie de saint Bernard. Paris 1895, Q II, tr 229-303.

[30] R. Grousset: Hist. des Croisades et du royoume franc. Q. II. tr 225-271.

[31] Thánh Benađô: De consideratione II, I. Xem Vacandard: op. cit., tr 415-435

[32] Về các ḍng tu Hiệp sĩ, xem L. Bréhier op. cit., tr 96-98.

[33] Sách tham khảo: A. Luchaire Innocent III 1904-08, Q. II (La Croisade des Albigeois) - J. Guiraud: Histoire de I’Inquisilion au moyen âge Q. I và II, Paris 1935-38 - P. Belperron: Croisade con tre les Albigeois, Paris 1942.

[34] Mythologie générale của F. Guirand (Larousse), tr 254.

[35] E. Amann trong Hist. de l’Église Q. VII, tr 434-437.

[36] Xem Vacandard: op. cit., Q. II, tr 202-234.

[37] J. Guirand: op. cit., Q. I, tr 376.

[38] P. Belperron: op. cit., tr 206.

[39] Trích dẫn của Guiraud: Saint Dominique (“Les Saint”), tr 26.

[40] Trích dẫn của Guiraud: op. cit., tr 72.

[41] L. Tanon: Histoire des tribunaux de I’Inquisition en France. Paris 1893 - E. Vacandard: L’Inquisition. Paris 1914 - Inquisition trong Dict. de Théol. cath - J. Guiraud: L’Inquisition médiévale, Paris 1928 - Về ư nghĩa tinh thần của ṭa Truy tà, xem D. Jordan: La responsabilité de l’Église dans la répression de I'hérésie au moyen âge Paris 1907 - H. Maille: L’Église et la repression sanglante de I'hérésie, Liége 1909.

[42] Xem Inquisition trong Encyclopédie Universelle Dictionnaire của P. Guérin. Ṭa Truy ṭa của các vua Tây Ban Nha dần dần hết hành động và băi bỏ hẳn do hiến pháp năm 1820.