HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Bốn

 CÁC THÁNH GIÁO PHỤ
VÀ VĂN SĨ CÔNG GIÁO (t.k. II-VIII)
 

I. Các nhà hộ giáo và minh giáo

1. Thánh Giustinô và các nhà hộ giáo thế kỷ II

2. Thánh Ireneô và các nhà minh giáo thế kỷ II

3. Học viện Alexandria: Clemens và Origenes (t.k. III)

4. Trung tâm văn hóa Carthago: Tertullianus và thánh Cyprian (t.k. III)

5. Những nhà hộ giáo khác (tk. III)

II. Các thánh giáo phụ Hy Lạp

1. Thánh Athanasiô (295-373), chiến sĩ vô địch của Công đồng Nicea

2. Ba giáo phụ xứ Cappadocia: Basiliô, Gregori Nazianzen, Gregori Nyssen 

3. Thánh Gioan Kim khẩu (344-407), nhà đại hùng biện, vị chủ chăn gương mẫu

4. Thánh Cyrillô thánh Alexandria (474-444), tiến sĩ “Ngôi Hai Nhập Thể”

5. Những giáo phụ Đông phương khác (t.k. IV)

 III. Các thánh giáo phụ Latinh

1. Thánh Ambrosiô (333-397), người bảo vệ quyền uy Giáo hội

2. Thánh Gieronimô (347-420), dịch giả Thánh Kinh

3. Thánh Âutinh (354-430), đấng giáo phụ nổi tiếng nhất Giáo hội Latinh

4. Thánh Leô Cả (395-430), Giáo hoàng tiến sĩ Hội thánh

5. Những giáo phụ Tây phương khác (t.k. IV-V)

 IV. Các thánh Giáo phụ thời suy mạt

1. Các nhà văn Đông phương (t.k. VI-VIII)

2. Các nhà văn Tây phương (t.k. VI-VIII)

3. Thánh Gregori Cả, thánh Isiđorô thành Sevilla và thánh Bêđa Venerabilis

 

Đứng trước làn sóng lạc thuyết và tà thuyết, Mẹ Giáo hội không khỏi đau ḷng khi thấy có những người con bội phản, và để bảo vệ đoàn chiên, Giáo hội phải tỏ thái độ. Giáo dân đoàn kết chung quanh chủ chăn, các chủ chăn liên kết chặt chẽ để ngăn cản. Trong giới trí thức Kitô giáo, xuất hiện những nhà hộ giáo, minh giáo, thần học, văn hào, tiến sĩ, nhận sứ mạng bảo vệ đức tin.

Thế kỷ II, với những nhà hộ giáo và minh giáo, văn chương Kitô giáo mới trong bước đầu, c̣n phải ḍ thử danh từ và cách phát biểu. Thế kỷ III, đă phát triển khá mạnh với hai trung tâm văn hóa: học viện Alexandria ở Đông phương và trung tâm văn hóa Carthago. Nó là sự tiến triển tự nhiên của tư tưởng Kitô giáo, là kết quả bao cố gắng của các giáo phụ trong 300 năm qua về phương pháp tŕnh bày cũng như ấn định danh từ. Thế kỷ IV và V được gọi là thời hoàng kim giáo phụ. Nhưng thời đó chấm dứt với thánh Leô Cả (461) và bước dần sang thời suy mạt thế kỷ VI-VIII.

Xét về lối hành văn, các giáo phụ từ thế kỷ IV chịu ảnh hưởng văn chương ngoại giáo xưa. Hầu hết các ngài đă đọc những tác phẩm của Virgilius, bắt chước kiểu nói của Cicero. Thần giáo đă sụp đổ, không c̣n sợ ảnh hưởng của nó, các giáo phụ mạnh bạo “rửa tội” cho văn chương ngoại giáo, dùng nó trong văn chương Kitô giáo. Nếu phân tích các tác phẩm, chúng ta thấy gồm đủ loại văn: sử học, thi ca, hộ giáo, minh giáo, luân lư, triết học, chú giải Thánh Kinh, nhưng dồi dào hơn cả là những tác phẩm về tín lư. [1]

Gọi các ngài là giáo phụ, v́ đây là những bậc tiến sĩ có đời sống thánh thiện, đạo lư chính thống và lỗi lạc, đă có công xây đắp nền móng Giáo hội. Để được suy tôn giáo phụ, ngoài các điều kiện trên, các vị c̣n cần phải là những bậc kỳ cựu đă sống ở những thế kỷ đầu của Giáo hội. Đối với Giáo hội Đông phương, thời kỳ đó chấm dứt với thánh Gioan Damascen (750); bên Giáo hội Tây phương, giáo phụ cuối cùng là thánh Bêđa Venerabilis (735).


I

CÁC NHÀ HỘ GIÁO VÀ MINH GIÁO


1. Thánh Giustinô và các nhà hộ giáo thế kỷ II

Để giúp t́m hiểu đời sống Giáo hội cuối thế kỷ I; về quyền tối thượng Giáo hoàng Roma và về hàng Giáo phẩm, chúng ta có Thư gởi giáo đoàn Corintô (95-98) của thánh Giáo hoàng Clementê I (92-101) và 7 thư của thánh Ignatiô thành Antiokia (? 110) về bí tích phụng vụ có cuốn Didachès cũng gọi là Giáo thuyết Mười hai Tông đồ, tác phẩm này viết vào khoảng năm 80-90 và t́m thấy Constantinopoli năm 1873, và cuốn Mục tử (Pasteur) của Hermas (năm 135-145).

Đả phá những vu cáo tai hại, vạch rơ những thành kiến sai lầm, và nhất là bênh vực Giáo hội trước những cuộc bách hại của triều đ́nh, đó là nhiệm vụ của các nhà hộ giáo thế kỷ II, hầu hết là người iy Lạp. Được triều Hadrianus (117-138), Quadratus quê thành Athêna đă đệ tŕnh hoàng đế nhân dịp ông đến kinh lư, một kiến nghị có tính cách hộ giáo. Khoảng năm 140, Aristides, một triết gia thành Athêna, cũng đệ tŕnh lên hoàng đế Antoninus-Pius (138-161) một kiến nghị khác, nêu cao tinh thần thuần túy siêu việt, cao quư của đạo Chúa Kitô so sánh với các đạo khác, đồng thời đưa ra những gương sáng đời sống người Kitô hữu, nhấn mạnh quan điểm bác ái: c̣n Bức thư gởi Diognetes, một tác phẩm ẩn danh, có nhiều giá trị về văn chương và biện hộ. Diognetes đây có lẽ là thày dạy Marcus Aurelius. Bức thư gồm 10 đoạn, trả lời những vấn nạn và những ngộ nhận về thái độ người Kitô giáo đối với anh em lương dân, về đời sống giáo dân giữa họ với nhau. Nhà hộ giáo thời danh hơn cả là thánh Giustinô.

Giustinô sinh tại Flavis Neapolis xứ Palestina vào khoảng năm 100-110 trong một gia đ́nh lương dân thuộc ḍng La Hy. Ngay từ thiếu thời, Giustinô đă có khuynh hướng về triết học, mong t́m chân lư. Triết học đă đưa ông về với Thiên Chúa: ông theo đạo khoảng năm 130 và từ đấy hiến trọn cuộc đời làm tông đồ giáo dân. Năm 132 thánh nhân mở trường dạy triết ở Epheso, vạch trần những khuyết điểm của các triết học khác, minh chứng sự siêu việt của Kitô giáo và thuyết phục được nhiều người, khiến các triết gia lo ngại. Năm 150, Giustinô qua Roma tiếp tục hoạt động tông đồ và trước tác.

Người ta được biết thánh nhân có tới 10 tác phẩm, nhưng chỉ c̣n giữ lại 3 cuốn Đối thoại với Tryphon (Dialogue avec Tryphon) và 2 cuốn Hộ giáo. Cuốn thứ nhất trả lời cho những người Do Thái cố chấp, tự giam ḿnh trong lề luật và sống độc đoán. Tác giả minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Cứu thế mà các tiên tri đă loan báo, và đạo của Người là đạo thật đến thay thế cho đạo cũ, là đạo của mọi người và mọi người phải tin theo. C̣n hai cuốn Hộ giáo, một đệ lên hoàng đế Antoninus-Pius và một gởi đến thượng viện. Trong cuốn Hộ giáo thứ nhất, trước hết tác giả bác bỏ những lời anh em lương dân tố cáo người Kitô giáo là vô thần, bằng nêu lên những tấm gương sáng chói Tiếp theo, tác giả minh chứng đạo Chúa Kitô trọng hơn các đạo khác. Và cuối cùng, để đánh tan những lời vu cáo về các cuộc hội họp, Giustinô tŕnh bày những nghi thức Rửa tội và Thánh Lễ. Kết luận, tác giả kêu gọi chấm dứt cuộc bách hại bất công, dựa trên một pháp luật thiên lệch. Cuốn Hộ giáo thứ hai ngắn hơn. Thánh nhân viết cuốn này để phản đối vụ án: một phụ nữ Kitô giáo bỏ người chồng gian dâm, bị kết án tử h́nh; đồng thời vạch rơ những lời triết gia Crescum vu khống thánh nhân. Ngài đề cao luân lư Kitô giáo, sau cùng đề nghị rút chiếu chỉ cấm đạo và đối xử với người Kitô hữu theo luật công b́nh.

Với những tác phẩm trên, thánh Giustinô không những đă biện hộ cho dân Chúa, c̣n đưa ra một thần học khá hoàn bị, tuy danh từ và kiểu nói chưa được chỉnh lắm, nhưng đă góp một phần lớn vào công cuộc xây dựng một khoa học thánh về Thiên Chúa, Ngôi Lời, Thiên thần, linh hồn và cả về Đức Maria nữa. Thánh nhân c̣n để lại nhiều tài liệu quí báu về nghi thức Rửa tội và Thánh Lễ.

Bị Crescum tố cáo, Giustinô bị bắt giam và chịu trảm quyết năm 163, dưới triều Marcus-Aurelius (161-180). Cũng dưới triều đại này, một thế hệ hộ giáo khác nổi dậy tiếp tục công việc của thánh Giustinô. Khi ấy, Kitô giáo không những phải đương đầu với cuồng tín của quần chúng, với bách hại của các nhà cầm quyền, c̣n phải chống đỡ những luận điệu chế giễu và mạt sát của các triết gia như Pronton thành Cirta, Lucianus Samosat và nhất là Celsus.

Để đáp lại những luận điệu trên, trước hết có Tatianus môn đệ thánh Giustinô viết cuốn Đàm luận với người Hy lạp (Discours aux Grecs) và nhiều sách khác. Tatianus, con người sắc sảo không ưa mâu thuẫn, chủ trương “chính sách nắm tay” và v́ cố chấp ông đă rơi vào phái “Duy thủy” (encratisme): tránh hôn nhân, kiêng thịt, kiêng rượu, dùng nước lă thay rượu trong Thánh Lễ. Trái lại, Athenagor theo chủ trương của Giustinô: trong bản Thỉnh nguyện cho người Kitô hữu gởi Marcus-Aurelius và Commodus, ông trả lời những vu cáo về ba tội ác người ta gán cho đạo Chúa Kitô: vô thần, loạn luân, ăn thịt người. Thánh Theophilô giám mục thành Antiokia cũng để lại một số sách loại hộ giáo này. Đáng để ư hơn cả là cuốn Octavius của luật sư Minucius Felix, đó là cuốn hộ giáo duy nhất viết bằng Lavăn. Ông viết cho giới b́nh dân, tŕnh bày sự hiện hữu của Thiên Chúa và sự quan pḥng của Ngài, biện bác phiếm thần và những vu cáo của nhóm người ghét đạo. Cuối cùng, ông tŕnh bày đời sống lành thánh và cao thượng của dân Kitô giáo. Tác phẩm hộ giáo này được coi như cuốn sách Nhập môn giáo lư Kitô giáo, đồng thời là một viên ngọc trong văn chương Kitô giáo.


2. Thánh Irencô và các nhà minh giáo thế kỷ II

Giáo hội thế kỷ I không khác một thành tŕ, bên ngoài bị những đợt sóng bách hại tấn công, bên trong nhiều người bội phản tung ra những lạc thuyết phá hoại, như giáo phái Marcius, Ngộ đạo thuyết lạc giáo Montanus. [2] Nhưng Thánh Phaolô đă nói : “Cần phải có lạc thuyết để những ai chống lại sẽ được vững chắc hơn trong đức tin” (I Cr XI, 19). Chính những lạc thuyết đă là cơ hội để Giáo hội xác định giáo thuyết của ḿnh, chính họ đă làm nổi dậy các giáo phụ để từ đấy một nền thần học ngày càng được thêm phong phú và kiên cố.

Không một văn sĩ Kitô giáo nào trong thời kỳ này lại không đá động đến một lạc thuyết và đưa ra những biện luận dể đánh đổ. Nhiều nhà hộ giáo đồng thời cũng là nhà minh giáo, như thánh Giustinô với cuốn Khái luận về các lạc thuyết, thánh Theophilô thánh Antiokia chống Ngộ đạo chủ nghĩa. Nhưng cũng không thiếu những nhà minh giáo chuyên biệt; mỗi lạc thuyết đều gặp ít là một đối thủ. Chống lại Montanus có Apollonius h́nh như là giám mục thánh Epheso, linh mục Caius người Roma, và nhiều tác phẩm vô danh. Chống lại Ngộ đạo thuyết có Rhodon môn đệ Tatianus, Hegesippus người Do Thái giáo trở lại. Cuối thế kỷ II, thánh Hippolytô tử đạo (235) viết bộ sách gồm 10 cuốn chống lại các lạc thuyết, nhan đề Bác bỏ các lạc thuyết (Philosophumena).

Có nhiều nhà minh giáo vượt ra ngoài khung cảnh tranh luận để xây dựng một giáo thuyết Kitô giáo, đặt trên nền tảng đức tin và lư trí về phương diện này, đáng kể hơn hết có thánh Ireneô. Sinh tại Smyrna vào khoảng 135-140 trong một gia đ́nh Kitô giáo, ngay từ thiếu thời Ireneô được thụ huấn với nhiều giám mục, môn đệ các tông đồ, đặc biệt thánh Polycarpô. Làm chứng nhân trực tiếp các giáo phụ thời Sứ đồ, ngài c̣n có một nền học thức uyên thâm, thông triết học, với một tâm hồn đạo đức sâu xa, một trái tim nhân từ, hiền hậu, bác ái.

Theo đoàn thừa sai sang xứ Gallia truyền giáo, thánh Irene được bầu làm giám mục Lyon thay thế thánh Photin tử đạo (177). Ngài học tiếng Celtic là tiếng nói của thổ dân xứ Gallia, viết cuốn Giảng thuyết Tông truyền (Démonstration de la prédication apostolique), một cuốn sách Kinh bổn đầu tiên cho giáo dân, đơn sơ, sáng sủa. Biết rằng Ngộ đạo chủ nghĩa gây họa ở Roma và đang bành trướng sang địa phận Lyon, ngài bèn đem chân lư ngàn đời của Giáo hội ra để ngăn cản làn sóng tai hại, bảo vệ đoàn chiên của ḿnh. Kết quả công việc đó, là bộ sách Chống lại các lạc thuyết gồm 5 cuốn lớn. Trong hai cuốn đầu, tác giả tŕnh bày những lạc thuyết đang lan tràn lúc đó, nhất là thuyết Ngộ đạo và Montanus, v́ theo ngài: lột trần bí mật của nó tức là thắng nó; tuy nhiên tác giả cũng dùng triết học để phỉ bác. Trong ba cuốn sau, thánh nhân tŕnh bày giáo lư Kitô giáo, đối chiếu sự sáng với sự tối, chân lư với lạc thuyết.

Trái với chủ trương của Ngộ đạo thuyết là t́m biết Thiên Chúa và các mầu nhiệm bằng nguyên con đường lư trí, giáo thuyết của thánh Ireneô xây dựng trên Thánh Kinh và Thánh truyền. Đấy là con đường vạch vẽ cho khoa thần học. Về Thiên Chúa, Ngộ đạo thuyết chủ trương có một Thiên Chúa và một Đấng tạo hóa, Thiên Chúa cao cả không thể nào tới được. Thánh Ireneô trả lời: Thiên Chúa chỉ có một, chính Ngài là Đấng tạo hóa, ngài là Đấng cao cả, lư trí loài người không thể thấu hiểu được, nhưng Ngôi Lời Con Thiên Chúa đă mặc khải cho chúng ta, Ngôi Lời và Thánh Thần là một Thiên Chúa với Chúa Cha. Về con người bị Ngộ dạo thuyết khinh chê, nay được thánh Ireneô đề cao v́ lẽ con người đă được Chúa Cứu thế, Adam mới, cứu chuộc và đem về làm ḥa với Thiên Chúa.

Ngoài hai bộ sách nói trên, thánh Ireneô c̣n nhiều tác phẩm khác đă thất lạc. Thánh nhân có lối hành văn b́nh dị, dễ hiểu, với những lư luận minh bạch, khúc chiết, khi mềm dẻo, khi mạnh mẽ hùng hồn. Thánh nhân qua đời khoảng năm 202-203, và được Giáo hội tôn kính như đấng tử đạo.


3. Học viện Alexandria : Clemens và Origenes (thế kỷ III)

Giáo hội thế kỷ III là Giáo hội vươn lên với con số giáo dân mỗi ngày thêm đông và có tổ chức chặt chẽ, đồng thời được xây dựng trên một thần học đang tiến triển. Hai trung tâm văn hóa Kitô giáo đáng để ư trong thời kỳ này là Alexandria (Ai Cập) với học viện của Clemens và Origenes, Carthago (Phi châu) với Tertullianus và thánh Cyprian. Đến sau thêm Antiokia với học viện của Lucianus tử đạo và Diodorus thành Tarses.

Alexandria nằm trên trục giao thông giữa Phi châu và Đông phương, là nơi gặp gỡ và tập trung các luồng tư tưởng triết học, luân lư tôn giáo của đế quốc Roma thời đó. Athêna lúc này phải lùi lại nhượng địa vị cho Alexandria, là nơi Kitô giáo đă có chỗ đứng vững chắc ngay từ ban đầu. Cuối thế kỷ II, học viện Kitô giáo hoạt động ngay bên cạnh những học viện của các triết gia. Lúc đầu chỉ là nơi học hỏi giáo lư của anh em tân ṭng, dần dần biến thành học viện giáo lư cao đẳng. Viện trưởng đầu tiên là thánh Pantena (215), biệt hiệu “con ong Sicilia”, thày dạy Clemens. Trên 100 năm, học viện Alexandria đă giữ một địa vị quan trọng trong việc bảo vệ, xây dựng và truyền bá đạo lư Kitô giáo. Hai tên tuổi đáng ghi nhớ là Clemens và Origenes: Clemens là người mở đường, c̣n Origenes là người xây dựng và kiện toàn.

Clemens thành Alexandria (150-216) sinh tại Athêna trong một gia đ́nh ngoại giáo. Trường hợp ông theo Kitô giáo có lẽ giống như thánh Giustinô: v́ mến phục giáo lư cao siêu và luân lư trong sạch của đạo. Để đi sâu vào giáo thuyết Chúa Kitô, ông đă theo học nhiều giáo sư ở miền Nam Ư Đại Lợi cũng như ở Syria và Palestina, cuối cùng ông tới Alexandria (180) và được toại nguyện với thánh Pantena. Từ môn đệ đến cộng sự viên, Clemens thụ phong linh mục, và năm 200 lên chức viện trưởng thay thế thày. Ông là một giáo sư có tâm thu hút nhân tâm. Cũng như thánh Giustinô, ông lợi dụng tất cả những ǵ cao đẹp, lành mạnh của triết học văn chương đời để tŕnh bày và trao đổi giáo thuyết của Chúa. Thời bách hại Septimus Severus, học viện Alexandria bi đóng cửa (202), ông phải rút về Tiểu Á, sống với đức giám mục Alexandria môn đệ của ông Cappadocia.

Linh mục Clemens là người dễ dăi và đại lượng, trí óc thông minh phi thường, tư tưởng dồi dào, nói viết liên miên đến độ quên cả phân tách các vấn đề. Sách ông viết rất nhiều, nhưng thất lạc một số lớn. Tác phẩm giá trị nhất là bộ Thần học gồm 2 cuốn. Cuốn Hiệu triệu (Protreptique) có tính cách hộ giáo, mục đích khuyến mọi người theo đạo Phúc âm. Đó là một kiệt tác, chứng tỏ một tâm hồn thấm nhuần đạo Chúa và tha thiết với ơn cứu chuộc của mỗi người. Cuốn Nhà Giáo dục (Pédagogue) là tác phẩm về tu đức và luân lư, tŕnh bày Ngôi Lời là nhà Giáo dục khôn ngoan tài đức, ông đả kích những thói xấu của thời đại. Cuốn thứ ba là Tạp lục (Stromates) là sách tín lư, thu lượm những tư tưởng không theo một luận đề hay một chương tŕnh nhất định, trong đó tác giả nói đến tương quan giữa đạo Chúa Kitô với triết học và văn chương đời. Văn của ông dễ đọc, dễ hiểu, nhưng ít được chải chuốt và có nhiều lỗi văn phạm.

Clemens chủ trương đề cao giáo thuyết Kitô giáo vượt trên các khoa học khác. Ông minh chứng đức tin và khoa học không xung khắc nhau. Khoa học giúp giáo dân hiểu biết nhiều hơn về đức tin: đối với lương dân, Thiên Chúa dùng khoa học, cũng như đă dùng luật Môisen đối với dân Do thái, để giáo dục và dẫn đưa họ đến với đức tin. Nhưng về thần học, ông có nhiều chủ trương không được chính xác lắm. Những lầm lỗi đó thường khó tránh hết được ở nơi những người muốn mở một lối đi mới. Lối đi đó, Origenes đă theo và làm thêm sáng tỏ.

Origenes (185-255) sinh tại Alexandria trong một gia đ́nh đạo đức lớn lên ông theo học với Clemens. Dưới thời bách hại Septimus-Severus, gia đ́nh ông được góp phần minh chứng : Leonidas cha ông chịu chết v́ đạo (202), tài sản gia đ́nh bị tịch thâu. Là anh cả trong gia đ́nh, ông phải đi dạy học nuôi các em. Năm 205, đức giám mục thành Alexandria trao việc dạy giáo lư cho các tân ṭng, cộng tác việc mở lại học viện và đứng điều khiển. Origenes làm việc rất nhiệt thành, đời sống lại nhiệm nhặt. Học viện Alexandria nhờ đó trở nên danh tiếng. Năm 230, khi qua Cesarea (Palestina) ông được đức giám mục ở đây tấn phong linh mục mà không hỏi ư kiến đức cha Demeterius, giám mục thành Alexandria. Đức cha Demeterius nghe biết bèn gọi về, cất chức và trục xuất khỏi giáo đoàn. Origenes trở lại Cesarea mở trường dạy học, ở đây ông nhiều lần thư từ với thái hậu Julia Mannaea, và năm 232 được bà mời đến Antiokia giảng thuyết. Thời bách hại Decius năm 250 ông bị bắt giam ở Cesarea và bị tra tấn dă man. Được tha về, nhưng v́ thương tích ông từ trần năm 70 tuổi ở Typro.

Origenes là người viết nhiều sách nhất, gồm bốn loại: 1) Thánh Kinh, 2) Hộ giáo và minh giáo, 3) Thần học, 4) Đạo đức học và thư từ. Thánh Epiphan tính được 6.000 cuốn, Eusebius kể ra 2.000 cuốn, thánh Gieronimô nhắc đến 800 cuốn, nhưng thất lạc hầu hết. Về văn, ông không chủ ư viết hay, chỉ cốt sáng sủa, nhưng sự thực có nhiều chỗ rườm rà và tối nghĩa.

Đáng để ư hơn cả là những tác phẩm loại Thánh Kinh, hoặc b́nh luận hoặc chú giải. Về b́nh luận có bộ Sáu cột (Hexaples) so sánh các bản dịch Hy Lạp với bản văn Do Thái, chia làm 6 cột đối chiếu. Về chú giải, ông nghiêng về lối diễn giải theo dụ ngôn, t́m hiểu nghĩa bóng bẩy, nhất là ư nghĩa cao siêu và thiêng liêng của Thánh Kinh. Loại hộ giáo có cuốn Chống lại Celsus (177-178). Trong cuốn Nói sự thật, Celsus cho Chúa Giêsu là con người lưu manh, các phép lạ chỉ là những truyện bịa đặt, dân chúng theo đạo chỉ v́ sợ hỏa ngục... Origenes đă phi bác từng câu của Celsus. Trong cuốn này, ông tỏ ra là một học giả uyên thâm, một tín hữu nồng nhiệt, nhưng lại rất điềm đạm trong khi tranh luận với đối phương. Loại thần học, có bộ Những Nguyên tắc (Sur les Principes 229-230), trong đó ông chủ trương nhiều điều sai lầm, chỉ v́ muốn biết hết mọi sự. Ông phiêu lưu t́m hiểu mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, số phận các Thiên thần, sự liên tục những thế giới đă được tạo dựng sự tùng phục giữa Ngôi Con và Ngôi Cha, giữa Ngôi Ba và Ngôi Hai. Đặc biệt, ông chủ trương phục hồi toàn diện: các linh hồn mắc tội trọng chỉ phải qua luyện ngục rồi sẽ được cứu rỗi, quỷ dữ cũng thế, nghĩa là ông không công nhận tính vĩnh cửu của hỏa ngục. Cuối cùng, thuộc loại tu đức ông viết cuốn Về sự cầu nguyện (231) và cuốn Khuyến khích tử đạo (235).

Origenes là nhà thần học uyên bác nhất của Giáo hội Hy Lạp thời Thượng cổ. Ông được hoan nghênh nhiều nhất, đồng thời cũng bị chỉ trích hơn cả. Sau này nhiều lạc thuyết đă nại đến thanh thế ông, và chủ trương của ông cũng đă nhiều lần bị kết án, tuy nhiên nhiều giáo phụ đă học được ở ông nhiều điều. Trên bước đường tiền phong, những lỗi lầm đó không làm người ta ngạc nhiên. Origenes suốt đời chỉ mong muốn tư tưởng như một người Kitô hữu chân chính, và khi mở đầu cuốn Những Nguyên tắc ông tuyên bố “chỉ được coi là chân thật những điều không nghịch với Thánh truyền của Giáo hội và của các tông đồ”. Ông đă sống theo nguyên tắc ấy và cuối cùng đă lấy máu đào để minh chứng ḷng trung thành của ḿnh.

Kế tiếp linh mục Origenes trong việc điều khiển học viện Alexandria có các vị sau đây: Heraclas (248), Dionisius thành Alexandria (190-265), Theognost (280), Pieri (300), Petrus tử đạo (311). Dionisius giám mục Alexandria được coi là nổi tiếng hơn cả v́ đă để lại khá nhiều sách vở, như cuốn Những thử thách, Những lời hứa, Chứng minh và biện hộ, cuốn sau cùng này được thánh Athanasiô rất trọng dụng. Theognost viết cuốn Hoạt tả (Hypotyposes), sau này được Photius rất hoan nghênh, v́ lối hành văn tao nhă và b́nh dị. Pieri là một nhà giảng thuyết nổi tiếng, tác giả cuốn Mẹ Thiên Chúa. C̣n Petrus giám mục thành Alexandria có cuốn Luận về Bản tính Thiên Chúa, và để chống lại giáo thuyết Origenes, ông viết cuốn Sự sống lại.


4. Trung tâm văn hóa Carthago: Tertullianus và thánh Cyprian (thế kỷ III)

Carthago không phải là môi trường hoạt động của các triết gia và thần học như Alexandria, nhưng là một đô thị lớn sống rất thực tế. Nếu Alexandria cố gắng t́m hiểu đạo, th́ Carthago lại để ư đến việc sống đạo nhiều hơn. Nếu Alexandria hướng về thần học suy lư trừu tượng, dùng lư luận triết học để tŕnh bày đạo, th́ Carthago không tha thiết ǵ đến những học thuyết siêu h́nh trừu tượng, nhưng lo giữ đạo hăng say và can đảm xưng đạo bằng hành động. Ngôn ngữ cũng khác nhau: Alexandria dùng Hy văn, Carthago dùng La văn. Hai nhân vật đáng để ư hơn cả là Tertullianus và thánh Cyprian.

Tertullianus (160-250) sinh quán tại Carthago, thuộc gia đ́nh lương dân, con một đại đội trưởng Roma. Lớn lên, được học văn chương, triết lư, luật khoa, và trở thành một luật sư nổi tiếng. Ông theo đạo vào khoảng năm 195, thụ phong linh mục năm 200, mặc dù ông đă kết hôn. Tertullianus là con người ưa thích tranh luận, tinh thần mạnh bạo, tính t́nh cương trực, ông đem hết tài đức để bảo vệ chân lư, bênh vực Giáo hội. Nhưng ông có nhiều tật xấu : cực đoan, hiếu thắng, bất nhẫn, kiêu căng, t́m hết lư lẽ, dốc hết khả năng để dồn đối thủ vào ngơ bí, nhằm tiêu diệt họ hơn là thuyết phục.

Tertullianus là một văn hào, văn của ông chải chuốt đắn đo cẩn thận, loại văn độc đáo chính xác, lên xuống có nhịp điệu khi trầm khi bổng, khi êm dịu lúc quyết liệt và rất hùng hồn. Ông có 31 tác phẩm c̣n được lưu lại. Loại hộ giáo có cuốn Hộ giáo (197), một kiệt tác văn chương Kitô giáo. ông chỉ trích thái độ bất công của các nhà cầm quyền đối với dân Kitô hữu, bác bỏ những vu khống của người ngoại giáo, kết luận bằng những giọng điệu thách thức, nhiều lúc cao hứng ông đă châm biếm đối phương một cách thậm tệ. Loại minh giáo đặc biệt có cuốn Thời hiệu của các lạc giáo (200). Các lạc thuyết muốn dựa vào Thánh Kinh, nhưng xét về thời hiệu (prescription) Giáo hội là người tiên chiếm, thừa tự trực tiếp của các tông đồ. Như vậy lạc giáo không có quyền dùng Thánh Kinh và không có lư đo tranh luận với Giáo hội. Về thần học, ông có những cuốn như Thân xác Chúa Kitô (208-211), Sự sống lại của thân xác (208-211), Về linh hồn. Những tác phẩm tu đức và luân lư của ông, như cuốn Sám hối (200-206), Đức Trinh khiết (217-222) biểu lộ một tâm hồn quá khắt khe.

Năm 206, v́ tính t́nh quá nóng nảy, bất nhẫn, ít t́nh cảm, Tertullianus đă đi theo lạc thuyết Montanus, đả kích những giáo dân sống thờ ơ lănh đạm với ơn Chúa Thánh Thần. Ông lập ra một giáo phái lấy tên ông, và kết tụ được nhiều người.

Thánh Cyprian (210-258) quê thành Carthago, gia đ́nh quí tộc Roma nhưng ngoại đạo. Cyprian tin theo Kitô giáo năm 245, sau đó thụ phong linh mục, rồi lên chức giám mục năm 249. Thánh nhân ưa thích đọc sách của Tert­ullianus và ông gọi là thày. Tuy tính t́nh cũng nóng nảy và cương trực như Tertullianus, nhưng ngài biết làm chủ ḿnh, nhẫn nhục, b́nh dân, bác ái và hiếu ḥa, nên được mọi người trọng kính và mến yêu. Thời bách hại Decius (249-251), thánh nhân rút ra ngoài thành Carthago nhưng vẫn tiếp tục trông coi giáo đoàn. Đối với những người nhát sợ đă tế thần hoặc đốt hương, tại công đồng Carthago 251, Cyprian chủ trương phải làm việc đền tội suốt đời và chỉ được nhận trở lại Giáo hội lúc nguy tử hoặc gặp thời bách hại. Chủ trương nghiêm khắc này đă là cớ cho Novatus đứng ra một nhóm ly khai. Năm 252-254, ôn dịch hoành hành khắp đế quốc, thánh nhân tổ chức công cuộc bác ái, gây nhiều ảnh hưởng trong lương dân.

Thánh Cyprian c̣n là một văn hào, nhưng v́ là con người ưa hành động, nên các tác phẩm của ngài đều nhằm vào thực tế. Văn của thánh nhân tuy không phong phú và sống động như của Tertullianus nhưng chải chuốt và đúng văn phạm hơn, lại b́nh dị dễ hiểu, khiến sau này nhiều người lấy đó làm mẫu mực và học theo. Thánh Cyprian có 13 tác phẩm về hộ giáo, trong đó tác giả nói đến hiệu quả của ơn Rửa tội và khuyên ông bạn phó thác cho ân sủng Chúa Kitô. Về luân lư và kỷ luật, thánh nhân chủ trương sự kết hiệp chặt chẽ với Giáo hội trong cuốn Bàn về sự thống nhất Giáo hội (251), một tác phẩm giá trị và ảnh hưởng sâu xa nhất thời đó. Thánh nhân coi các vụ ly giáo và lạc thuyết, gây tai hại cho Giáo hội hơn cả các cuộc bách hại. Theo ư tác giả, ai muốn rỗi linh hồn phải ở trong Giáo hội, ngài viết: “Người không có Giáo hội làm Mẹ, th́ ông không thể có Thiên Chúa làm Cha” (Habere non potest Deum Patrem, qui Ecclesiam non habet Matrem). Ngoài các tác phẩm kể trên, ngài c̣n để lại nhiều thư từ, nhiều sử liệu quan trọng về Giáo hội Phi châu thời đó.

Vào cuối đời, năm 255-256, thánh Cyprian bất đồng với Roma về công hiệu phép Rửa của lạc giáo. Cuộc tranh luận chấm dứt khi Valerianus ra chiếu chỉ cấm đạo (257). Sau một năm lưu đầy, thánh nhân chịu trảm quyết ngày 14.9.258.


5. Những nhà hộ giáo khác (thế kỷ III)

Trong số các văn sĩ Công giáo Tây phương thế kỷ này, c̣n nên kể đến thánh Hippolytô và Lactantius. Hippolytô (170-235), môn đệ thánh Ireneô, là một linh mục sống ở Roma. Năm 217, sau những vụ tranh luận với đức Thánh Cha Zephyrin về giáo thuyết Patripassianism, và bực tức với đức Thánh Cha Calixtô “không đủ cứng rắn với các lạc giáo”, Hippolytô tuyên bố ly khai, và lập một Giáo hội ngay tại Roma do chính ông làm Giáo hoàng. T́nh trạng kéo dài đến năm 235, Maximianus cấm đạo cho bắt cả hai Giáo hoàng. Tại nơi lưu đày ở Sardenia, Hippolytô làm ḥa với Giáo hội và được tử đạo. Thánh Hippolytô là một văn hào Công giáo đă để lại rất nhiều tác phẩm đủ loại: chú giải Thánh Kinh, hộ giáo, tín lư, luân lư, kỷ luật, sử học, địa lư, với một lối văn sáng sủa, thanh nhă, không cầu kỳ. Là một nhà thần học, thánh nhân đă cùng với Tertullianus chống Ngộ đạo thuyết và bè Sabellius. Cuốn Bác bỏ các lạc thuyết (Philosophumena) viết xong năm 222, được coi là quan trọng nhất.

Lactantius tên thật là Lucius Cecilius Firmianus (255-325), người thành Cirta (Numidia), theo học văn chương Latinh với văn sĩ Arnobius (? 327), sau đó hành nghề giáo sư. Năm 290, ông được Diocletianus kêu đến Nicomedia, ở đây ông theo Kitô giáo vào 10 sau. Năm 317, Constantinus đưa ông sang Roma làm thày dạy thái tử Crispus. Lactantius là một nhà trí thức ưa trầm lặng, hiếu ḥa, đứng đắn, làm việc không thích tiếng tăm. La văn của ông sánh với Cicero và được xếp vào loại giáo khoa. Ông để lại một số sách, như cuốn Những lời giảng dạy của Chúa (307-311), Cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (310-311) thuộc loại hộ giáo; cuốn Cái chết của các kẻ bách hại đạo (314-320) thuộc loại lịch sử.

Ở Palestina, có Julius Africanus (170-245), người xứ Libya, sống lâu năm tại làng Emmaus (Palestina), là một sử gia nổi tiếng. Ông viết cuốn Biên niên kư (Chronographie) gồm 5 quyển; đó là cuốn lịch sử thế giới từ Adam đến năm 221 sau Chúa Giáng sinh. Ngoài ra c̣n có thánh Pamphilô (240-308), quê thành Beryta Phenecia, là một linh mục tử đạo. Ngài mở trường dạy Thánh Kinh tại Cesarea (Palestina), và lo làm giầu cho thư viện đă được Origenes thiết lập, bằng chép lại Thánh Kinh và những tác phẩm hộ giáo.

Cuối thế kỷ III, học viện Antiokia trở nên thời danh với linh mục viện trưởng Lucianus tử đạo (235-312), quê thành Samosat (Syria), nổi tiếng là một nhà giảng thuyết, một giáo sư thần học và Thánh Kinh. Ông là thày dạy Arius, và có một giáo lư nhuộm mầu Hạ thuyết phục (Subordinatianism). Ông để lại một bản dịch Thánh Kinh Đối chiếu được trọng dụng suốt thế kỷ IV trong các xứ Syria, Tiểu Á, Thracia và ở Constantinopoli.

Tiểu Á cũng có hai nhà văn đáng kể: thánh Gregori Thaumaturgo và thánh Methođo tử đạo. Thánh Gregori Thaumaturgo (213-270) sinh trưởng ở Neocesarea (Pont), theo học Origenes tại Cesarea. Năm 238, thánh nhân được cử làm giám mục thứ nhất ở quê nhà, từ đó ngài trở thành một vị tông đồ hay làm phép lạ. Người ta c̣n giữ lại của thánh nhân một số sách, trong đó có cuốn Diễn văn ca tụng Origenes (Éloge d'Origène 238), Tuyên xưng đức tin (Symbole de Foi, 260-265). Về thánh Methođô, người ta chỉ biết ngài là giám mục thành Olympio (Lycia) và tử đạo năm 311. Thánh nhân viết cuốn Tự do ư chí chống Ngộ đạo thuyết, cuốn Về sự sống lại chống Origenes. Cuốn Đức Trinh khiết của ngài được các giới hoan nghênh.[3]


II

CÁC GIÁO PHỤ HY LẠP


1. Thánh Athanasiô (295-373), chiến sĩ vô địch của Công đồng Nicea
[4]

Ít đấng thánh có đời sống nghiêng ngửa, chịu vu vạ cáo gian, chịu tầm nă tù đày, gian lao cực nhọc như thánh Athanasiô, suốt đời tranh đấu một cách gan ĺ cho đức tin Công giáo. Cuộc đời đó bắt đầu ngay từ khi lên chức giám mục thành Alexandria (326), cũng là quê hương ngài. Nhóm giáo phái Melecius liên kết với Donatus ở Carthago đứng lên chống đối và không nhận quyền ngài, c̣n bách hại giám mục, linh mục thuộc quyền ngài nữa. Nhưng Arius mới là kẻ tử thù. Arius quyết không đội trời chung với Athanasiô, mặc dầu khi ấy thánh nhân chỉ là một phó tế, đi cạnh đức giám mục Alexandrô tại Công đồng Nicea (325).

Nhưng Athanasiô là con người đanh thép, không biết sợ ai, không một thử thách hay đe dọa nào làm thánh nhân bại hứng hay lúng túng, ngài quen nói: “Đó chỉ là cơn mây chóng tan”. Thánh Epiphan nói về ngài như sau: “Athanasiô là người trước dùng lời lẽ khuyên nhủ, sau là dùng cánh tay nghiêm trị”. Năm 335, tại công đồng Tyro, Athanasiô bị tố cáo nhiều tội, kể cả loạn luân và sát nhân, nhưng thánh nhân đă quật lại các kẻ vu khống đó, bằng vạch trần những âm mưu gian dối của công đồng, c̣n thượng tố lên hoàng đế nữa. Một lần bị đày đi Trèves (336-337); một lần phải lưu vong bên Roma (340-345); lần khác bị trục xuất khỏi Alexandria, long đong chạy trốn trước sự tầm nă của quân sĩ Constantius (356-362); lần khác nữa phải trốn vào sa mạc Thebaida (362-363); sau cùng bị lưu đày dưới triều Valens (365-366).

Tù đày là cơ hội tốt của thánh nhân: tại Trèves và Roma, ngài làm cho các giám mục Tây phương thấu rơ sự quan trọng của cuộc tranh luận giữa Công giáo và Arius, ngài là gạch nối giữa Tây phương và Đông phương. Do đó, thánh nhân được sự tín nhiệm của đức Thánh Cha Giuliô và thánh Hilariô thành Poitiers. Cuộc bách hại nhằm vào con người Athanasiô trở nên sôi nổi. Nhưng tất cả xứ Ai Cập đứng lên bênh vực và che chở thánh nhân, phủ nhận Gregorius từ xứ Cappadocia đến chiếm quyền. Một hôm, thuyền của Athanasiô gặp thuyền của quân sĩ đi lùng bắt trên sông Nil, quan hỏi: “Ông có thấy Athanasiô qua đây không?”. Thánh nhân giả giọng đáp: “Thưa có” - “Có xa không?” - “Bẩm không xa, gần lắm, ngay trước mắt quí ông, chỉ cần chèo khỏe thêm một chút”. Không một thành một làng nào, kể cả những nơi xa xôi trên sa mạc, lại không nghe danh của thánh giám mục và không dành cho ngài nhiều cảm t́nh.

Nhưng đừng quá lưu tâm đến đời sống ly kỳ này, mà quên thánh Athanasiô là một văn hào. Tuy không phải là một nhà văn nổi tiếng và thông minh như hai thánh Basiliô và Gregori Nazianzen, nhưng là ngài có bộ óc rất tinh tường, biết rơ điều ḿnh muốn nói và dám nói tất cả những điều muốn nói. Lối hành văn cứng rắn, minh bạch, khúc chiết, không lèo lái vô ích, được nổi bật bởi những lời lẽ rất “triết lư”. Thánh nhân để lại nhiều tác phẩm về chú giải Thánh Kinh như cuốn Chú giải Ca vịnh; loại hộ giáo có cuốn Ngôi Lời Nhập thể (318-320); loại tín lư và minh giáo có Luận thuyết I-III chống bè Arius (358), Lịch sử bè Arius (358); về luân lư và kỷ luật có cuốn Hạnh thánh Antôn (365). Đức Trinh Khiết (363).[5]

Đời sống cũng như các tác phẩm để lại, minh chứng Athanasiô là một trong những chiến sĩ bảo vệ đức tin Công giáo can đảm và anh hùng bậc nhất, đặc biệt là chiến sĩ vô địch của công đồng Nicea và là tử thù chống giáo phái chối Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Khi thánh nhân đứng ra biện hộ, không phải chỉ biết lo bảo vệ thanh danh ḿnh, nhưng nhất là để bảo vệ đức tin, bảo vệ Ngôi Hai Thiên Chúa. Ngài rất hăng say bênh vực danh từ đồng bản tính, không phải ngài là con người cố chấp về từ ng­ữ, - thực ra ngài sẵn sàng nhận một danh từ khác, nếu cùng có một ư nghĩa đó - nhưng chỉ v́ danh từ homoousios (đồng bản tính) đă được Công đồng Nicea nh́n nhận, và người ta không thể t́m được một danh từ nào khác, diễn tả sự thật một cách trung thực hơn.


2. Ba thánh giáo phụ xứ Cappadocia: Basiliô (329-379),
Gregori Nazianzen (330-390) và Gregori Nyssen (335-395)

Do t́nh huynh đệ và quê hương, thánh Basiliô, thánh Gregori Nazianzen và thánh Gregori Nyssen đă kết thành một “bộ” gọi là “giáo phụ bộ ba xứ Cappadocia”. Các ngài đă cùng nhau hiệp lực bênh vực giáo thuyết của hai Công đồng Nicea và Constantinopoli. Về phương diện tài năng, người ta thấy ba vị đă khéo bổ túc lẫn nhau: Basiliô là người ưa hành động và có biệt tài chỉ huy, Gregori Nazianzen có môi miệng một nhà đại hùng biện Gregori Nyssen là bộ óc triết gia. Tuy nhiên, Basiliô vẫn nổi bật hơn.

Được hưởng một nền giáo dục gia đ́nh đạo đức, nhiệt thành với Giáo hội, thêm vào đó một di sản ḍng tộc trí thức, văn hóa rộng và tài lợi khẩu, Basiliô đă sớm xuất thân là một nhân vật tài ba lỗi lạc của quê hương Cesarea (Cappadocia). Ngài đă đem hết tâm lực phục vụ Giáo hội vào thời vẻ vang nhất của nền đại học thần giáo, thời mà hoàng đế Julianus “Bội giáo” (361-363) muốn áp dụng cho Kitô giáo một chính sách ngu dân.

Trước hết, thánh Basiô là một nhà văn hào và giảng thuyết, có năo phán đoán và rất thực tế, lời lẽ đơn sơ và thân mật. Các tác phẩm của thánh nhân được chia thành loại: tín lư, như cuốn Chống lại Eunomios (363-365), Luận về Chúa Thánh Thần (375); giảng thuyết và chú giải Thánh Kinh, như cuốn Sáu ngày (Hexameron), Chống lại các kẻ vu cáo chúng ta nói rằng có ba Thiên Chúa; đạo đức và phụng vụ, như cuốn Về sự phán xét của Thiên Chúa, Tu luật Diễn gia; (Regulae fusius tractatae 362-365).

Trong tác phẩm Sáu ngày, thánh nhân tŕnh bày những sự lạ lùng của vũ trụ từ khi có ánh sáng, không gian, nước và đất cho tới khi có các sinh vật. Tác giả diễn tả nguồn phong phú và kỳ lạ của vũ trụ bằng những câu văn và lời lẽ của một hồn thi sĩ, trong khi quan điểm “khoa học” trong tác phẩm quá lỗi thời, nếu sánh với quan điểm của các nhà thiên văn và vạn vật học thời nay. Nhưng điều mà người ta nên chú ư là tác giả muốn dùng những cảnh vật huy hoàng con mắt xem thấy, để dẫn đưa độc giả tới Thiên Chúa.

Thánh Basiliô là con người ưa thích hành động. Từ khi lên chức giám mục thành Cesarea (370), thánh nhân trở thành một chủ chăn gương mẫu: bảo vệ đức tin, thuần phong mỹ tục, bênh vực quyền lợi của dân Chúa. Ngoài những bổn phận hành chánh - quan án của một giám mục thời đó, thánh nhân c̣n phải giải quyết vấn đề sinh sống của dân. Công cuộc bác ái làm bận tâm thánh giám mục hơn cả. Với một tinh thần tông đồ hăng say, thánh nhân đă thực hiện ở vùng ngoại ô Cesarea một “khu Kitô giáo”, tại đó chu­ng quanh thánh đường và ṭa giám mục mọc lên các cơ sở của địa phận: bệnh viện, lữ quán, trường học, xưởng thợ, sở canh nông. V́ là giám mục của người nghèo, thánh Basiliô không thể làm thinh những lạm dụng thối nát của thời đại. Trong các bài Phúc âm Diễn giải, thánh nhân thường diễn tả cảnh dân nghèo bị bóc lột bởi thuế khóa bất công, lũng đoạn thị trường và đặt nợ ăn lăi, mà ngài kết là tội ăn cắp.

Tất cả công việc nói trên không làm cho thánh Basiliô bỏ quên Giáo hội thời đó; đang ở một t́nh trạng khủng hoảng do giáo thuyết Arius gây nên. Trong nhiều bức thư, thánh nhân kêu gọi t́nh đoàn kết và thông cảm giữa các giám mục Đông và Tây phương. Với cuốn Luận về Chúa Thánh Thần, thánh nhân cương quyết bảo vệ giáo thuyết Nicea, nhưng với một lối tŕnh bày mới. Nhờ đó, ngài dă làm sáng tỏ vấn đề và chấm dứt được những hiểu lầm do từ ngữ gây ra. [6] Chính nhờ uy tín và sự khéo léo của thánh nhân, mà địa phận Cesarea, có lẽ là địa phận duy nhất, đă tránh được mọi xáo trộn của cuộc khủng hoảng Arius, kể cả dưới triều Valens (364-378).

Thánh Basiliô là nhà lập pháp của đời sống tu viện. Giáo hội thời nào cũng có những người con quảng đại hiến thân cho cuộc sống tu tŕ ở Tây phương cũng như ở Đông phương, mà điển h́nh là thánh Antôn (251-356). Nhưng cho tới khi ấy, đời sống tu tŕ chưa có lề luật rơ rệt, nếu không kể cuốn lề luật của thánh Pacomiô (290-346). Trong những năm 357-358, thánh Basiliô đi khắp các vùng Ai Cập, Palestina, Syria, Mesopotamia, thăm viếng nhiều đan viện, nghiên cứu lối tổ chức cũng như để học hỏi gương nhân đức của các vị. Nhận thấy lối tổ chức tu hành tập thể của thánh Pacomiô đem lại nhiều ích lợi hơn nếp sống tu hành đơn độc của thánh Antôn, thánh nhân đă viết một bộ luật mang tên Tu luật Diễn giải, tổ chức những tu viện theo lối thánh Pacomiô nhưng hoàn bị hơn. Đời sống mỗi tu viện trở nên thân mật và có tính gia đ́nh. Thánh nhân nhấn mạnh về việc hăm ḿnh nội tâm, chú trọng đến đức khiêm nhượng, nhẫn nhục và vâng phục.

Xét về sự nghiệp của thánh Basiliô, người ta phải công nhận ngài là một trong những nhà kiến trúc nổi danh, cũng đă tham gia vào việc tổ chức cơ cấu Giáo hội thời Thượng cổ và Trung cổ. Đồng thời là nhà lập pháp của bậc tu hành, mà sau này Cassianus và thánh Biển Đức cũng dựa theo, để xây dựng một giáo thuyết tu đức mới.

Thánh Gregori Nazianzen, biệt hiệu “nhà thần học” sinh tại Arianzen gần thành Nazianzen (Cappadocia), con của một nhân vật ngoại giáo, sau trở lại và làm giám mục thành Nazianzen. Gregori được theo học tại Cesarea xứ Cappadocia, Cesarea xứ Palestin, rồi Alexandria và Athêna, ở đây thánh nhân gặp Basiliô. Hai người trở thành đôi bạn tâm giao, đến sau cùng sống tu hành ở Iris (Pont). Năm 359, Gregori được cha gọi về và tấn phong linh mục (361). Từ đây, thánh nhân ở lại Nazianzen giúp cha già coi sóc địa phận, cho tới khi cha qua đời năm 373. Sau đó, ngài lui vào miền rừng núi Isauria, sống tĩnh tu và trước tác. Đại Công đồng năm 381 cất chức Maximus giáo chủ thành Constantinopoli và cử thánh Gregori lên thay. Việc thay thế này bị kẻ thù chống đối, ngài bèn xin từ chức trở về quê Ananzen, sống âm thầm, tiếp tục viết sách và ngâm thơ.

Những Bài Diễn văn, những Thi văn thuộc loại tín lư, luân lư, sử học, cùng nhiều thư từ để lại, cho ta biết Gregori Nazianzen không những là nhà thần học nổi tiếng, mà c̣n là một nhà hùng biện, một thi sĩ. Thánh nhân là con người trí thức ưa trầm lặng, thích thú đèn sách, tránh xa những cuộc đụng độ.

Thánh Gregori Nyssen là em thánh Basiliô, đă cùng sống đời tu với anh và thánh Gregori Nazianzen ở Iris. Năm 371, thánh nhân được cử làm giám mục thành Nyssen, nhưng việc nhận chức này gặp sự chống đối của bè Arius, đến độ phải lưu đày vào ba năm sau. Năm 378, hoàng đế Valens băng hà, thánh nhân được trở về địa phận, tham dự đại Công đồng Constantinopoli (381). Ngài nổi tiếng là một triết gia, minh chứng đức tin và lư trí không xung khắc nhau, nhưng trợ lực cho nhau. Thánh nhân ưa thích định nghĩa, xếp loại và luận lư, tuy lối hành văn có phần rối rắm. H́nh như tác giả chịu ảnh hưởng của triết học Aristot và Platon.

Các tác phẩm của thánh Gregori Nyssen cũng thuộc đủ loại: chú giải Thánh Kinh, tín lư, minh giáo, đạo đức, diễn văn, thư từ. Những cuốn như Đại Kinh bổn (384), Chống lại Eunomius (381), Đức Trinh khiết (370-371), được coi là quan trọng hơn cả.

Thánh Basiliô c̣n một người em nữa là thánh Pherô giám mục thành Sebasta, một chị lập ḍng tức thánh nữ Macrina. Cả thân mẫu cũng là đấng thánh: thánh nữ Emmilia, c̣n thân phụ là một nhà hùng biện và rất đạo đức. Gia đ́nh của thánh Gregori Nazianzen cũng toàn là đấng thánh: trước hết cha mẹ ngài là thánh Gregori giám mục thành Nazianzen và thánh nữ Nonna, rồi đến hai em là thánh Cesariô y sĩ và thánh nữ Gorgonica.[7]

 
3. Thánh Gioan Kim khẩu (344-407) nhà đại hùng biện, vị chủ chăn gương mẫu

Những nhân vật nối nghiệp Lucianus (? 312) tai học viện Antiokia, đáng chú ư hơn cả có Diodorus (? 392), giám mục thành Tarses, và hai đồ đệ của ông là thánh Gioan Kim khẩu và Theodorus thành Mopsuest (?430). V́ quá quan tâm đến nhân tính nơi Chúa Kitô, chủ trương của Diodorus đă mở đường cho giáo thuyết Nestorius sau này; Theodorus c̣n đi xa hơn nữa. Do đấy, các tác phẩm của hai vị dă bị kết án và không được truyền lại. Nhưng thánh Gioan đă không theo giáo thuyết của thày và của bạn, nên đă cứu văn được danh dự cùng làm vẻ vang cho học viện.

Thánh Gioan sinh tại Antiokia, con của một công chức cao cấp được nuôi dưỡng bởi bà mẹ góa từ hồi 20 tuổi, rất đạo đức: bà Anthusa. Trước khi vào học viện, Gioan đă theo học với những giáo sư ­danh tiếng Libanius và Andragath. Năm 373, Gioan được bầu lên chức giám mục, nhưng ngài bỏ trốn vào sa mạc, chuyên lo nguyện gẫm và học Thánh Kinh suốt 6 năm. Thời gian đă giúp ích rất nhiều cho sứ mạng giảng thuyết sau này. Đời sống khổ hạnh ở sa mạc làm Gioan mất sức khỏe, phải trở về Antiokia, tại đây được phong phó tế.

Năm 386, đức cha Flavianus (?404), giáo chủ thành Antiokia, phong chức linh mục cho Gioan, và trao việc giảng thuyết. Trong hơn 10 năm, thánh nhân đem hết tài năng phụng sự chân lư. Giáo dân kéo đến nghe và danh tiếng nhà giảng thuyết vang khắp nơi. Với tên Gioan, người ta ghép thêm biệt danh Kim khẩu (Chrysostoma). Thánh nhân c̣n được hoàng đế Arcadius đề bạt lên chức giáo chủ Constantinopoli năm 397. Thấy triều đ́nh và dân chúng đế đô sống trong trụy lạc, với những âm mưu chính trị hăm hại nhau, thánh Gioan lên tiếng kêu gọi sự trở lại và can đảm bảo vệ nền luân lư Kitô giáo. Tuy chỉ hứng được những thù ghét, nhưng không v́ thế mà bỏ quên nhiệm vụ, ngài cảnh cáo cả bà hoàng hậu Eudoxia. Năm 403, thánh nhân bị kết án lưu đày, nhưng trở về vào mấy ngày sau và được dân chúng đón rước tưng bừng. Năm 407, lại bị kết án lần nữa, lần này ngài chết dọc đường tại Cumana (Pont). Lời cuối cùng của thánh nhân trước khi chết là: “Vinh danh Thiên Chúa trong mọi sự”. Xác thánh được rước về Constantinopoli (438) và chôn táng trong vương cung thánh đường các thánh tông đồ.

Thánh Gioan là một giáo phụ ngành giảng thuyết và là gương mẫu cho các nhà hùng biện. Các bài giảng của ngài không tŕnh bày một đề tài, nhưng là những bài Thánh Kinh Diễn giải, có thể gồm nhiều đề tài khác nhau tùy theo đoạn văn đưa ra. Nhưng điều hấp dẫn thính giả, chính là luồng tư tưởng rất phong phú, lối nh́n mới mẻ, tŕnh bày sáng sủa, nhiều biện chứng, nhiều h́nh ảnh, nhiều so sánh, với một lối văn b́nh dị, êm xuôi, trong sáng, làm cho ngài vượt trổi các nhà giảng thuyết cùng thời. H­ơn nữa, thánh nhân có đời sống gương mẫu, hy sinh và nhiệm nhặt. Trên khuôn mặt gầy ốm, người ta đọc thấy một tâm hồn hiền diệu, nhưng có đôi mắt nẩy lửa khi cần phải bảo vệ luân lư, với những bước đi đứng hiên ngang coi khinh bụi trần, không ngại gian nguy nếu cần phải tiến về đời sống luân lư và tu đức. Tác giả tŕnh bày hết sức hấp dẫn, biết đi sâu vào con tim của thính giả, để nói lên cái xấu của tội lỗi và cái đẹp cái tốt của các nhân đức.

Trừ Origenes ra, không một giáo phụ Hy Lạp nào đă để lại nhiều sách, như thánh Gioan Kim khẩu mà hầu hết c̣n giữ lại được. Nhiều nhất là các bài Thánh Kinh Diễn giải : 76 bài diễn giải Sách Sáng kư, 90 bài về Phúc Âm thánh Mattheô, 88 bài về Phúc Âm thánh Gioan, 63 bài về Tông đồ Công vụ, trên 250 bài về Thư thánh Phaolô và một số bài về Thánh vịnh ... Thêm vào đó, nhiều bài giảng trong các dịp lễ, nhiều sách về tu đức, về chức linh mục, và 236 bức thư. Tất cả cuộc đời thánh nhân là một bài ca khen Thiên Chúa.


4. Thánh Cyrillô thánh Alexandria (374-444), Tiến sĩ “Ngôi Hai Nhập thể”

Trong số các nhà văn thành Alexandria, sau thánh Athanasiô, c̣n có Didymus và thánh Cyrillô. Didymus (313-398), sinh quán tại Alexandria, mù từ khi bốn tuổi, có tật nhưng lại có tài. Ông là một trong những nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ IV, đối thủ của bè Arius và Macedonius. Sách của ông khá nhiều, phần lớn thuộc loại chú giải Thánh Kinh và tín lư, được thánh Antôn tu hành và thánh Gieronimô rất hâm mộ. Chỉ tiếc một điều là ông theo chủ trương của Origenes, mà sau này đă bị lên án trong Công đồng Constantinopoli III (680-681).

Trên ṭa giáo chủ Alexandria, kế bị thánh Athanasiô   (? 373), có Petrus II (? 381) rồi Timotheus (? 385). Hai vị này không để lại cuốn sách nào quan trọng. Kế đến Theophilus (? 412), một giám mục thông minh đă viết nhiều sách chống bè Origenes và Apollinarius, nhưng t́nh t́nh nóng nảy, hiếu thắng, nhiều tham vọng, đă nhúng tay vào vụ cất chức thánh Gioan Kim khẩu (403). Theophilus được người cháu gọi bằng chú lên kế vị, tức thánh Cyrillô.

Về cuộc đời của Cyrillô, người ta chỉ biết sinh trưởng tại Alexandria, và h́nh như đă có một thời vào sa mạc sống với các nhà tu hành. Năm 403, người ta thấy thánh nhân đi bên cạnh đức giáo chủ Theophilus tại công đồng Chêne. Nói đến cuộc đời giám mục của ngài, không ai không biết đến những hành động của con người cương trực và can đảm này, như việc trả lại danh dự cho thánh Gioan bị cất chức một cách bất công, việc đóng cửa các thánh đường thuộc giáo phái Novatianus, việc trục xuất những người Do Thái đă tàn sát một số giáo dân, và nhất là việc cất chức Nestorius tại Công đồng Epheso (431). [8]

Người ta sẽ sai lầm, khi chỉ để ư đến tính hiếu thắng và nóng nảy của Cyrillô, mà không biết đến công tập luyện của thánh nhân để hăm dẹp những tật xấu đó. Sự thực, ngài cũng đă biết hy sinh quan điểm của ḿnh để chấm dứt sự bất ḥa với đối phương. Xét về kiến thức, thánh Cyrillô được liệt vào bậc nhất trong các giáo phụ Hy Lạp. Với các giáo phụ Latinh, chỉ thua kém thánh Âutinh. Ngài là nhà thần học có cái nh́n chính xác và sâu sắc, làm việc không biết mệt.

Sách Cyrillô viết, v́ không chú trọng đến văn chương, nên có vẻ dài ḍng, không tự nhiên và hơi tối. Những cuốn Về sự thờ phượng và sùng kính trong tinh thần và chân lư. Chống lại Julianus (433), Nguồn tin về Chúa Ba Ngôi là thánh và đồng-bản-tính (420-425). Về Ngôi Con Nhập thể, Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa, chứ không chỉ là Mẹ Chúa Kitô là những tác phẩm quan trọng của thánh nhân. Ngoài ra, c̣n nhiều bài Thánh Kinh Diễn giải và thư từ.


5. Những giáo phụ Đông phương khác (thế kỷ IV)

Eusebius thành Cesarea, thánh Epiphan và thánh Cyrillô thành Gierusalem là ba nhà văn nổi tiếng của xứ palestina thế kỷ IV. Trước hết, Eusebius (264-338) là một sử gia. Năm 315, lên chức giám mục cai quản địa phận Cesarea, và là người bạn tri kỷ của hoàng đế Constantinus. Tại Công đồng Nicea, Eusebius tỏ ra có cảm t́nh với Arius, và lo liệu cho Arius đi đày được trở về (328). Tuy có những vết đen ấy, ông vẫn được coi là một văn sĩ của Giáo Hội với bộ Lịch sử Giáo hội, gồm 10 quyển, từ Chúa Giêsu đến năm 324. Ngoài ra, ông c̣n nhiều tác phẩm khác thuộc loại sử học, hộ giáo và chú giải Thánh Kinh. Eusebius là người hiền lành, hiếu ḥa ham thích đèn sách. Ông viết rất nhiều, nhưng ít để ư đến văn chương, v́ thế lối hành văn của ông thiếu mầu sắc, đọc lên nghe hơi buồn.

Thánh Epiphan (310-402) người làng Besanduca, gần thành Eleutheropoli xứ Palestina, là đan viện phụ sáng lập tu viện Eutheropoli. Năm 367, thánh nhân được cử làm giám mục thành Constancia (Salamina) trên đảo Cypro, đóng vai chiến sĩ đức tin chống bè Arius, là một nhà trí thức lỗi lạc, thông thạo nhiều ngôn ngữ Hy Lạy, Hy Bá, Aram, Copto, Latinh. Thánh nhân đọc rất nhiều, v́ thế các sách của ngài chứa nhiều tài liệu quí báu, chỉ tiếc một điều là hơi lộn xộn, dài ḍng và tối tăm. Người ta chú ư đến những tác phẩm sau đây: Cắm Neo (Ancoratus), Hộp thuốc (Panarion) thuộc loại thần học. Ngoài ra, c̣n loại sách nghiên cứu “Thánh Kinh Cổ học”, như cuốn Về mười hai Viên đá, nhiều bài diễn văn, chú giải Thánh Kinh và thư từ.

Thánh Cyrillô (315-386), sinh quán tại Gierusalem, thụ phong linh mục hồi 30 tuổi, đảm nhận việc dạy giáo lư cho tân ṭng và giảng các ngày chúa nhật. Năm 350, thánh nhân lên chức giám mục Gierusalem, kế vị thánh Maximô. Cũng năm đó, một Thánh giá sáng chói xuất hiện trên không trung giữa đồi Calvary và Olivery, mà ngài đă được chứng kiến và tường thuật trong một bức thư gởi hoàng đế Constantinus. Đời sống giám mục của thánh nhân phải đương đầu với Acatius, giám mục thành Cesarea (Palestina), người đă từng chống đối đức thánh Cha Liberiô. Hai lần thánh nhân bị trục xuất khỏi địa phận, năm 358-359. Năm 362, ngài chứng kiến sự thất bại của Julianus quyết xây lại Đền thờ Gierusalem. Năm 367, thánh nhân bị trục xuất lần thứ ba do án lệnh của hoàng đế Valens, và chỉ được trở về vào 11 năm sau, để có mặt tại Công đồng Constantinopoli năm 381.

Thánh Cyrillô không phải là một nhà thần học hay nhà văn nổi tiếng, nhưng chỉ là một nhà giảng thuyết b́nh dân, dạy kinh bổn, với những lời nói sống động, minh bạch, thân mật, thấm thía. Bộ Kinh bổn gồm 24 cuốn là tác phẩm giá trị nhất, nó dễ đọc dễ hiểu và có rất nhiều giá trị trong thần học.

Thành Edessa (Urfa ngày nay) đă có một thời lừng danh với thánh Ephrem (306-373), người thành Nisibi xứ Mesopotamia. Sau khi Nisibi rơi vào tay Sapor II vua Persia, thánh nhân lánh sang Edessa, sống chiêm niệm, khắc khổ, học Thánh Kinh, và thụ phong phó tế. Các tác phẩm thánh nhân để lại phần lớn dành cho giáo dân và các bậc tu hành, nên không có ǵ là cao siêu về triết học hay thần học. Đức tin được tŕnh bày và bênh vực, là đức tin Giáo hội vốn quen dạy quần chúng, nhưng bằng lời văn sống động, sốt sắng, nẩy lửa. Thánh nhân đồng thời là một thi sĩ, giầu tưởng tượng và t́nh cảm. Nói tóm, thánh Ephrem là một trong những nhà văn nổi tiếng Đông phương, đă làm cho học viện Edessa vang bóng một thời.

III

CÁC THÁNH GIÁO PHỤ LATINH


1. Thánh Ambroxiô (333-397), người bảo vệ quyền uy Giáo hội.

Sinh tại Trèves, Ambroxiô thuộc gia đ́nh quí tộc Kitô giáo. Sau khi theo học luật khoa và làm trạng sư một thời gian, ngài bước vào ngành hành chánh. Năm 373, Ambroxiô được đặt làm tổng trấn hai tỉnh Emilia và Liguria (Bắc Ư) đóng dinh tại Milan. Trong giai đoạn khủng hoảng của đế quốc bấy giờ, Milan cần có những người đạo đức sáng suốt để bảo vệ, nhất là v́ dân Công giáo ở đấy đang bị ảnh hưởng giáo thuyết Arius đe dọa. Năm 374, giám mục Auxentius theo bè Anus qua đời, hai phe Công giáo và Arius tranh giành nhau để đưa người của ḿnh lên thay. Với nhiệm vụ tổng trấn, Ambroxiô đến giữ trật lự, bỗng từ đám đông phát ra tiếng một trẻ nhỏ kêu lên “Ambroxiô giám mục”. Mọi người cho đó là ư Chúa muốn, đồng thanh nhận Ambroxiô làm giám mục, mặc dầu ông chưa chịu phép Rửa. Không thể từ chối được, Ambroxiô phải chiều ư dân: Vox populi vox Dei (Ư dân là Ư Trời). Trong ít ngày, ông đi từ phép Rửa tội lên đến các chức thánh, làm tổng giám mục Milan.

Trong 24 năm giám mục, thánh Ambroxiô đă tận lực phục vụ Nước Chúa. Ảnh hưởng của ngài bao trùm không những khắp Bắc Ư, mà cả những miền xa xôi cũng như măi về sau. Ngày nay, Milan vẫn c̣n hănh diện v́ Ambroxiô. Là cha của đoàn chiên, ngài sẵn sàng đón tiếp tất cả nhưng ai cần đến, về tinh thần cũng như về vật chất. Theo thánh Âutinh, th́ ngài lúc nào cũng “bị bao vây bởi đám dân nghèo”, thành ra phải vất vả mới len chân đến gặp được. Đối với dân nghèo, thánh nhân bán tất cả gia sản cha mẹ để lại, c̣n muốn bán cả những đồ vật châu báu trong thánh đường, để trợ giúp họ. Đối với tội nhân, ngài có biệt tài làm cho họ mềm ḷng trở lại, v́ Ambroxiô là một nhà hùng biện. Ngày nay, đọc lại những bài giảng của thánh nhân, người ta c̣n cảm thấy sự sốt sắng nồng nàn trong lời nói, có sức đánh động và làm say mê những tâm hồn tội lỗi nhất. Âutinh trở lại là một tích điển h́nh.

Thánh Ambroxiô cũng là một văn hào của Giáo hội. Tuy bận nhiều công việc, thánh nhân vẫn cố t́m thời giờ để đọc và nghiền ngẫm các sách của thánh Athanasiô, thánh Basiliô, thánh Cyrillô thành Gierusalem, Didymus, thánh Gregori Nazianzen. Trong việc học Thánh Kinh, Origenes được hâm mộ hơn cả. Sách ngài viết rất nhiều, bàn đến mọi vấn đề tôn giáo cũng như xă hội, tất cả những ǵ mà thời đại đ̣i hỏi. Văn của thánh nhân đượm mầu dịu hiền, êm ái, làm vui kẻ đọc. Loại chú giải Thánh Kinh có những cuốn như Về Thiên đàng (375), Diễn giải Phúc Âm thánh Luca (389). Loại tín lư có cuốn Về đức tin (378-380), bàn sâu về Thiên tính của Ngôi Lời, chống bè Arius, cuốn Về Chúa Thánh Thần (381) minh chứng Chúa Thánh Thần đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Con, chống bè Macedonius, cuốn Mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể (381-382) giải đáp những vấn nạn về mầu nhiệm này.

Thánh Ambroxiô là một giám mục đă góp công chấn hưng và xây dựng lễ nghi phụng vụ, mà sau này người ta gọi là lễ nghi Ambroxiô. Thánh nhân đă sáng tác nhiều thánh ca: kinh Te Deum được nh́n nhận là của ngài.[9] Về các bí tích, thánh nhân để lại nhiều tài liệu quí giá. Những bài huấn luyện các tân ṭng về bí tích Rửa tội Thánh Thể và Thêm sức được ghi lại trong cuốn Các Mầu Nhiệm (387). Cuốn Bí tích Sám hối (384) chống lại thuyết Novatianus. Những tác phẩm tu đức học, như cuốn Bậc khiết trinh (376), Đời sống khiết trinh (392), Khuyến khích sống khiết trinh (393), làm cho thánh nhân nổi tiếng là “tiến sĩ của bậc khiết trinh”.

Nhưng địa vị và ảnh hưởng của thánh Ambroxiô nổi bật trong lănh vực chính trị. Qua các triều đại, ngài là cố vấn của Gratianus (375-383), là thày dạy Valentinianus II (383-392), và là bạn của Thedosius I (379-395). Gratianus nhờ ảnh hưởng của thánh nhân, đă từ con người hèn nhát trở thành can đảm và anh hùng. Năm 383, Maximus uy hiếp Valentinianus II c̣n nhỏ tuổi và định chiếm quyền. Thánh Ambroxiô sang Gallia điều đ́nh để Maximus chịu chia quyền với Valentinianus, Thánh nhân c̣n giúp thái hậu Justina tổ chức canh pḥng vùng núi Alpes để bảo vệ đất Ư cho Valentinianus, con bà. Ngài thẳng thắn ngăn cản hành động của chấp chánh quan Symmacus, định đặt lại tượng thần chiến thắng tại ṭa nhà thượng viện.

Năm 383, thánh Ambioxiô phải đương đầu với bè Arius đang mạnh thế trong triều đ́nh. Justina lúc này đă nghiêng theo giáo phái, yêu cầu được nhường cho bà một thánh đường ở Milan. Thánh nhân cương quyết không chịu, khiến họ quyết dùng sức mạnh để chiếm đoạt, nhưng giáo dân đă đoàn kết chặt chẽ để bảo vệ các thánh đường. Trong bài diễn văn Chống lại Auxentius (386), tác giả cảnh cáo triều đ́nh khi tuyên bố: “Hoàng đế ở trong Giáo hội chứ không ở trên Giáo hội” (Imperator intra Ecclesiam et non supra Ecclesiam est). Ngài nhất định không để cho thế quyền vướng vào thần quyền. Trái lại thần quyền có bổn phận hướng dẫn thế quyền trong lănh vực của họ, cũng như phải cảnh cáo họ khi sai lỗi. Thánh nhân nói thêm: “Về vấn đề tín lư, đó là quyền xét đoán của các giám mục đối với hoàng hoàng đế Kitô giáo, chứ không phải là các hoàng đế có quyền xét đoán các ngài”.[10]

Những nguyên tắc trên đă được áp dụng trong vụ Thessalonic. Tháng 8 năm 390, để trừng phạt một cuộc dấy loạn xảy ra trong thành này, hoàng đế Theodosius phái một đạo quân tới và được tự do sát phạt, khiến trên 7.000 người bị giết. Thánh Ambroxiô tỏ ra cứng rắn và quyết thắng tay đôi với một tội ác công khai như thế, do một hoàng đế Kitô giáo gây ra. Thánh nhân tuyên bố rút phép thông công, và trong một bức thư gởi riêng cho Theodosius, ngài dùng lời lẽ nhân từ khuyến cáo ông nhận lỗi. Suốt một tháng, các nịnh thần xúi ông ­cưỡng lại, nhưng lương tâm hối hận. Đêm Chúa Giáng sinh 390, Theodosius bỏ áo cẩm bào mặc áo sám hối, đến nhận việc đền tội dưới chân thánh Ambroxiô tại thánh đường Milan.

Chính lúc một hoàng đế quỳ dưới chân một giám mục người ta chứng kiến quyền uy của Giáo hội trên đế quốc. Từ đây, đế quốc Roma đi nhanh và con đường sụp đổ trước cuộc xâm lăng của Man dân trong thế kỷ sau.[11] Nó tràn vào đế quốc sau khi Theodosius băng hà năm 395, cũng là năm chấm dứt thời Thượng cổ. Hai năm sau, tức năm 397, thánh Ambroxiô cũng nhắm mắt nhưng mở đầu cho một thời đại, trong đó Giáo hội đứng ra thay thế đế quốc Roma, để đón nhận Man dân và cảm hóa họ.


2. Thánh Gieronimô (347-420), dịch giả Thánh Kinh

Gieronimô sinh tại Stridone xứ Dalmatia, thuộc gia đ́nh Kitô giáo. Với tính t́nh nóng nảy, nhiều tham vọng, Gieronimô đă qua những năm thiếu niên không được xứng đáng lắm, nhưng đă ăn năn hối cải và chịu phép Rửa hồi 18 tuổi, do đức Thánh Cha Liberiô. V́ muốn được tu thân đền tội, năm 374 Gieronimô sang xứ Syria, t́m vào sa mạc Chalcis sống rất khắc khổ, đồng thời học tiếng Hy lạp, Hy Bá và Aram. Năm 379, ngài đi Antiokia thụ phong linh mục, rồi qua Constantinopoli thụ giáo thêm với thánh Gregori Nazianzen về khoa chú giải Thánh Kinh. Năm 382, thánh nhân được đức Thánh Cha Đamasô gọi về Roma làm thư kư và nhận việc phiên dịch, chú giải Thánh Kinh. Bị nhiều người ghen ghét, chống đối, liền sau khi đức Đamasô qua đời (384), thánh nhân bỏ Roma cùng với hai mẹ con thánh nữ Paula và Eustokia qua Alexandria, rồi sang Palestina, sống tại Bêlem trong một hang động, không xa nữ tu viện của thánh Paula (404). Suốt 35 năm sống chay tịnh hăm ḿnh, chuyên việc phiên dịch và chú giải Thánh Kinh, đào tạo môn đệ. Về cuối đời, ngài can thiệp vào những cuộc tranh luận về giáo thuyết Origenes và Pelagius.

Thánh Gieronimô không phải là một tư tưởng gia hay một nhà thần học như thánh Âutinh, cũng không phải là nhà hùng biện hay một chủ chăn như thánh Ambroxiô hay thánh Leô Cả, nhưng là một nhà thần học uyên thâm. Ngài thông thạo hết các sách văn chương đời viết bằng La văn hoặc đă được dịch sang La văn, ngài c̣n thấu hiểu các sách đạo viết bằng La văn hay Hy ngữ. Thánh nhân thông giỏi bốn ngôn ngữ: Latinh, Hy Lạp, Hy Bá, và Aram. Ngoài ra ngài c̣n nghiên cứu lịch sử và địa lư Thánh Kinh, lịch sử Giáo hội và các giáo phụ. Trong các giáo phụ, không ai viết La văn hay và giỏi như thánh Gieronimô. La văn của ngài vừa điêu luyện như Lactantius, vừa hấp dẫn như Tertullianus nhưng sáng sủa hơn.

Tác phẩm nổi tiếng hơn cả phải kể bản dịch Thánh Kinh. Sự thông thạo cổ ngữ và sinh ngữ đă cho phép thánh Greronimô đi về với chính bản, phiên dịch lại cả hai phần Cựu ước và Tân ước. Thánh nhân phải mất 22 năm sưu tầm các bản văn, nghiên cứu và so sánh, đồng thời thăm ḍ ư kiến các cộng sự viên Do Thái. Khởi sự từ năm 383, khi đức Thánh Cha Đamasô dạy ngài sửa lại bản dịch Vetus Itala, căn cứ vào bản văn Hy Lạp về phần Tân ước; bản dịch Thánh vịnh cũng được sửa lại, mang tên là Psalterium Romanun. Sang Palestina, từ năm 386 ngài căn cứ vào bản Sáu Cột (Hexaples) của Origenes để dịch hầu hết các sách Cựu ước, và sửa lại một lần nữa bản dịch Thánh vịnh gọi là Psalterium Gallicanum, v́ được xứ Gallia dùng trước hết. Nhưng công việc độc đáo hơn cả, là không chỉ dựa vào bản Hy Lạp mà đặc biệt theo bản Hy Bá, để dịch ra La văn tất cả Cựu ước. Công việc bắt đầu từ năm 391 măi đến năm 405 mới xong. Bản dịch rất trung thực, tuy nhiên phải chờ trên 200 năm sau, mới được thông dụng khắp nơi, và từ thế kỷ XIII bản dịch đó mang tên bản Vulgata. Tại Công đồng Trento (1545-63), bản Vulgata được công bố là bản dịch Thánh Kinh chính thức của giáo hội Công giáo.

Ngoài sự nghiệp Thánh Kinh được lưu truyền qua các thế kỷ tới ngày nay, thánh Gieronimô c̣n để lại nhiều tác phẩm về chú giải Thánh Kinh, tín lư, lịch sử và thư từ. Người ta chú ư đến những tác phẩm sau đây: Chống lại Helvidius về Đức Maria trọn đời khiết trinh (383), Hạnh thánh Phaolô (376), Các vĩ nhân (392), tác phẩm cuối cùng này được coi là cuốn lịch sử văn chương Kitô giáo đầu tiên.


3. Thánh Âutinh (354-430), đấng giáo phụ nổi tiếng nhất Giáo hội Latinh

Thánh Âutinh là giáo phụ nổi tiếng nhất Tây phương, sinh tại Thagasta (Numidia) và qua đời ở Hippone (Bône ngày nay), nơi ngài làm giám mục. Cha là ông Patricius ngoại giáo, mẹ là thánh nữ Monica (331-387). Từ khi c̣n ít tuổi, Âutinh đă tỏ ra thông minh, và được theo học ở Madaura, rồi Carthago. Tại đô thị xa hoa này, ông đă theo bè bạn sống trụy lạc, sinh một con trai tên là Adeodatus (372) và theo bè Manikes (374). Trong khi đó, bà Monica luôn theo dơi con và cầu nguyện cho con ăn năn hối cải. Năm 19 tuổi, Âutinh măn trường, hành nghề giáo sư văn chương và hùng biện tại Thagasta và Carthago.

Năm 383, Âutinh trốn mẹ sang Roma, được chấp chánh quan Symmacus dành cho ghế giáo sư khoa hùng biện đang bỏ trống tại Milan (384), nơi thánh Ambrosiô giữ chức tổng giám mục. Thấy vị thánh giám mục được dân chúng kéo đến nghe giảng rất đông, ông cũng đến nghe thử và xin gặp thánh nhân. Ông bắt đầu để tâm suy nghĩ. Một hôm, Âutinh cầm cuốn Thư Thánh Phaolô, mở ra đọc: “Anh em đừng chè chén say sưa, đừng dâm dật và phóng đăng, đừng ḱnh địch và ghen tương nữa, nhưng hăy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô...” (Rm XIII, 13-14). Từ đấy ông quyết trở lại. Lễ Phục sinh năm 387, Âutinh cùng với con và người bạn tên là Alipius chịu phép Rửa, do tay thánh Ambroxiô.

Âutinh cùng mẹ sang thành Ostia, định xuống tàu trở về Phi châu, nhưng thánh nữ Monica đă làm xong nhiệm vụ, chúc lành cho con yêu quí và nhắm mắt ĺa đời (387). Mùa thu năm 388, Âutinh trở về quê nhà, bán hết của cải, sống tu hành, ở một nơi ngoại thành Thagasta. Ba năm sau, nhân một chuyến đi Hippone, ngài được đức cha Valerius phong chức linh mục. Năm 395, Âutinh thăng chức giám mục phó, và kế vị năm liền sau. Ở chức vụ mới, thánh nhân vẫn giữ nếp sống tu hành, thiết lập một tu viện ngay tại ṭa giám nục. Tu viện rất lừng danh, có tới 10 giám mục xuất thân từ đây, trong số này có Alipius. Ngài c̣n giúp em gái thiết lập một nữ tu viện. Tiểu sử thánh nhân từ đó ḥa nhịp với công việc chống các giáo phái Manikes, Donatus và Pelagius, cai trị địa phận, giảng dạy giáo dân, đào tạo hàng giáo sĩ. Nói tóm, ngài hiến cả cuộc đời giám mục cho việc bảo vệ đức tin Kitô giáo. Năm 430, thành Hyppone bị quân Vandal chiếm đóng, thánh nhân ở lại với đoàn chiên, nhưng già yếu và buồn rầu quá mà từ trần, thọ 66 tuổi.

Thánh Âutinh không những là đại tiến sĩ Hội thánh, nhưng c̣n là một trong những nhà bác học uyên thâm nhất của nhân loại. Trí óc thông minh sắc sảo, thấu triệt mọi vấn đề trừu tượng và khúc chiết nhất. Là nhà siêu h́nh học kiêm tâm lư, là nhà thần học kiêm hùng biện, là nhà tu đức kiêm sử học. Ngài viết nhiều nhất trong các giáo phụ Tây phương, có tới 1.030 cuốn. Văn chương cũng như tư tưởng của thánh nhân cao siêu, độc đáo, sống động, phong phú. Tuy nhiên, khi viết cho dân chúng, ngài cũng có lối văn b́nh dị, thích hợp và dễ hiểu. Các sách chia làm 9 loại: triết học, hộ giáo, chú giải Thánh Kinh, tín lư, minh giáo, luân lư và mục vụ, giảng thuyết, thi văn, thư từ.

Hai tác phẩm nổi tiếng hơn hết là cuốn Tự thú và Chúc tụng (Confessions, 400) và cuốn Thành tŕ Thiên Chúa (Cité de Dieu, 426). Cuốn thứ nhất gồm 13 quyển. Trong 9 quyển đầu, tác giả tường thuật cuộc đời ḿnh cho tới khi mẹ mất năm 387. Thánh nhân tỏ ra rất khiêm nhượng khi giăi bày tâm t́nh trước Thiên Chúa, là Đấng thấu hiểu mọi người. Trong 4 quyển sau, tác giả hết lời ca tụng ḷng nhân hậu Chúa đă thương đưa Âutinh về với Chân Thiện Mỹ. "Thánh nhân đă đổ biết bao nước mắt khi viết cuốn sách này” (L. Duchesne). Cuốn Thành tŕ Thiên Chúa diễn tả những đau khổ cùng sự tàn phá mà đế quốc Roma phải chịu dưới thời xâm lăng của Man dân. Cuốn sách thuộc loại hộ giáo, gồm 22 quyển chia làm 2 phần. Phần I (10 quyển): tác giả bác bỏ quan niệm rằng Thần giáo liên hệ đến sự thịnh vượng của các Quốc gia cũng như hạnh phúc chung của nhân loại. Phần II (12 quyển): so sánh nguồn gốc, diễn tiến và cùng đích của hai Thành tŕ, một lành tượng trưng cho đạo thật, một dữ tượng trưng cho các lạc thuyết và Thần giáo.

Loại triết học, phải kể đến cuốn Chống lại các triết gia phái Platon (Contre les Académiciens, 386-387), minh chứng người ta có thể đạt tới chân lư. Loại thần học có hai cuốn giá trị nhất: Về Chúa Ba Ngôi (398-416), Sách tiện lăm gởi Laurentius (Enchiridion à Laurent, 421), tức cuốn Tổng yếu Giáo lư Công giáo. Loại minh giáo, trước hết có cuốn Về các lạc giáo (428), rồi đến những sách chống bè Manikes, Donatus, nhất là Pelagius. Để chống bè Pelagius thánh nhân viết nhiều sách về ân sủng, như cuốn Bậc tự nhiên và ân sủng (415), Ân sủng Chúa Kitô và tội nguyên tổ (418), Ân sủng và tự do ư chí (426), v.v... Thánh nhân thật xứng danh là “Tiến sĩ Ân sủng”. Các bài giảng của ngài phần nhiều ngắn, b́nh dị, thân mật, không đủ cho người ta nhận biết tác giả là một nhà hùng biện. Các thư từ (khoảng 220) c̣n giữ lại, cũng là những tài liệu quí báu về triết học, thần học và mục vụ.


4. Thánh Leô Cả (395-461), Giáo hoàng tiến sĩ Hội thánh

Thánh Leô, người thành Roma, là một phó tế trưởng giúp đức Thánh Cha Celestin (422-432), đă từng làm đại diện Ṭa thánh sang xứ Gallia dàn xếp những vụ tranh chấp giữa hai tướng Aetius và Albinus. Năm 440, thánh nhân đắc cử ngôi Giáo hoàng kế vị đức Thánh Cha Sixtô III. T́nh thế đế quốc cũng như Giáo hội bấy giờ thật khó khăn, do những cuộc xâm lăng ồ ạt của Man dân. Nhưng vị tân Giáo hoàng tỏ ra rất lỗi lạc và am tường thời thế.

Bên Đông, đức Leô ủng hộ lập trường của thánh Flavian chống giáo phái Eutykes và Dioscorus, phủ nhận những hành động của “Mẻ cướp Epheso” (449), và lên án bè Monophysism tại Công đồng Calcedonia (451). Đồng thời chống tham vọng của Anatolius và nhiều giáo chủ khác muốn giành quyền tối thượng thiêng liêng cho đế đô Constantinopoli. Bên Tây phương, thánh nhân ngăn chặn các lạc thuyết Manikes, Priscillius và, bằng thư từ hoặc sai sứ thần, can thiệp vào Phi Châu, Gallia, cả Illyria nữa, để bảo vệ hoặc phục hồi kỷ luật Giáo hội. Năm 452, Attila kéo quân tới Roma, thánh Leô can đảm ra đón tại bờ sông Mincio, và thuyết phục được vua Huno bằng ḷng lui quân về vùng Danube. Ba năm sau, cũng nhờ có thánh nhân can thiệp mà Roma thoát được cảnh tàn phá và chết chóc, khi Gensericus vua Vandal đến chiếm thành. Đức Leô băng hà sau 21 năm ở ngôi Giáo hoàng.

Thánh Leô không những là một đại Giáo hoàng, một vĩ nhân của Roma, nhưng c̣n là tiến sĩ Hội thánh. Là nhà thần học ưa thích minh bạch, thẳng thắn, không chịu để đạo lư của Chúa vướng vào những tranh luận phức tạp. Chỉ cần đọc các tác phẩm của thánh nhân, người ta nhận thấy ngay ngài rất am tường các vấn đề thần học thời đó, và đă giải đáp thỏa đáng. La văn của tác giả có lẽ chỉ kém một ḿnh thánh Gieronimô. “Leô khi nói cũng như khi viết luôn tỏ ra là con người khí phách và sáng suốt, lúc nào người ta cũng thấy ngài nghĩ, cảm và làm” (L. Duchesne).

Tác phẩm của thánh Leô gồm các bài giảng và thư từ. Có 96 bài giảng, một nửa là những bài về các lễ trọng quanh năm, một nửa về tín lư chống bè Eutykes, về chay tịnh, bố thí, uy quyền Giáo hội, hoặc diễn giải Tân ước. Các bài giảng phần nhiều ngắn, thư từ c̣n giữ lại khoảng 143 viết từ năm 442 đến 460, đều là những tài liệu về tín lư, kỷ luật và lịch sử.


5. Những giáo phụ Tây phương khác (thế kỷ IV-V)

Thế kỷ IV, chống bè Arius c̣n có thánh Hilariô (300-368) giám mục thành Poiters (Gallia). Tại công đồng Béziers (356) thánh nhân thẳng thắn lên án giáo thuyết Arius của Saturnius giám mục thành Arles, nên đă bị đày sang xứ Phrygia do án lệnh của Constantius. Trong 5 năm ở chốn lưu đày, ngài học tiếng Hy Lạp, viết sách và giảng thuyết chống lạc giáo. Cho rằng thánh nhân gây lạc loạn ở Đông phương, Constantius trả về xứ Gallia (361), và cho trở lại địa phận Poitiers năm 365.

Thánh Hilariô viết nhiều sách thuộc loại chú giải Thánh Kinh, tín lư, lịch sử và minh giáo, một số thư từ và thánh ca. Hai cuốn Về Chúa Ba ngôiBàn về Công đồng quan trọng nhất. Cuốn thứ nhất gồm 12 quyển tŕnh bày mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, và bàn sâu rộng về Ngôi Hai Thiên Chúa. Cuốn thứ hai c̣n có nhan đề Bàn về đức tin của người Đông phương, có tính cách lịch sử và kêu gọi phe Semi-Arius trở về với giáo thuyết Nicea.

Ngoài ra c̣n có những sử gia như Rufinus (345-410), Sulpicius-Severus (363-425). Rufinus người xứ Venecia, bạn học với thánh Gieronimô tại Aquilea, sáng lập một tu viện trên núi Olivety (377). Tại đây, ông có một vài đụng độ với thánh Gieronimô khi bàn đến những quan điểm thần học của Origenes. Năm 407, ông trở về nước Ư và qua đời trên đảo Sicilia. Ông là tác giả cuốn Lịch sử đời sống ẩn tu. C̣n Sulpicius-Severus, quê xứ Aquitania, là một luật sư và chuyên viết hồi kư. Sau khi vợ mất, ông vào rừng sống tu hành và trước tác. Hai cuốn Biên niên sử là tác phẩm giá trị nhất của ông. Đó là bộ lịch sử dân Do Thái từ tạo thiên lập địa, cho tới thời chấp chánh quan Stilicon năm 400.

Những thi sĩ như Prudentius (348-405), thánh Paulin thành Nola (353-431). Thi sĩ Prudentius người thành Saragoza là một luật sư, từng làm trấn thủ nhiều nơi, đặc biệt ở Saragoza, sau được tướng Theodosius trao cho những chức tước quan trọng trong quân đội. Vào khoảng 10 năm cuối đời, ông từ bỏ hết chức tước, chuyên làm thơ phú chống lạc thuyết và ca tụng Chúa cùng các thánh. Thi văn của ông độc đáo, phong phú và nhiều mầu sắc. Thánh Paulin người thành Bordeaux, là chấp chánh quan dưới triều Gratianus (375-383). Kết duyên với một thiếu nữ Kitô giáo Tây Ban Nha, học đạo với thánh Ambroxiô và được thánh nhân rửa tội (389). Năm 393, Paulin thụ phong linh mục, rồi lên chức giám mục thành Nola vào 16 năm sau. Thánh nhân là một thi sĩ, làm thơ rất dễ dàng và tự nhiên, tuy không độc đáo và nhiều mầu sắc như thơ của Prudentius.

Trong số các cộng sự viên của thánh Âutinh, có thánh Prosper (390-463). Thánh nhân sinh tại Bordeaux, tuy chỉ là một giáo dân thường, nhưng cũng là một nhà thần học, đă từng giúp văn pḥng đức thánh Cha Leô Cả. Prosper thường liên lạc với đức giám mục thành Hippone trong việc chống lại lạc thuyết Pelagius bằng thư từ và sách vở. Đặc biệt có cuốn Về ân sủng Thiên Chúa và tự do ư chí chống kẻ chủ mưu (433-434), đó là tác phẩm chống một người tên là Cassianus, mà tác giả cho là rối đạo.

Đan sĩ Cassianus (350-440) cũng là một nhà văn của thời đại này. Ông là người xứ Scythia, đă sống với các nhà tu hành trên sa mạc Thebaida (Scète) 7 năm. Năm 403, đến Constantinopoli được thánh Gioan Kim khẩu truyền chức phó tế và trao nhiệm vụ thư kư.­ Sau khi thánh Gioan mất (407) Cassianus sang Roma, và năm 410 thiết lập đan viện St-Victor tại Marseille, rồi một đan viện khác cho các nữ đan sĩ, kết tụ được gần 5.000 tu sĩ nam nữ. Việc tổ chức hai đan viện này đă thúc đẩy vị đan viện phụ viết cuốn Quy chế đời tu (Les Institutions, 419-426). Tác phẩm thứ hai nổi tiếng hơn cả, là cuốn Những cuộc đàm thoại với các nhà đại tu hành trên sa mạc (Conférences, 426-428). Đây là tác phẩm gồm 24 bài tường thuật những cuộc tiếp xúc với các vị tu hành thời danh ở Ai Cập. Tác phẩm thứ ba là cuốn Ngôi Hai Nhập thể (431), nhằm chống lại bè Nestorius và Pelagius.

 

IV

CÁC THÁNH GIÁO PHỤ THỜI SUY MẠT


1. Các nhà văn Đông phương (thế kỷ VI-VIII)

Thời hoàng kim giáo phụ thế kỷ IV chấm dứt vào hạ bán thế kỷ V, nền văn chương Kitô giáo bước dần sang thời suy mạt. Là v́ những nhân vật như Gioan Kim khẩu, Âutinh không c̣n, cũng v́ cuộc xâm lăng của Man dân bắt đầu từ thế kỷ V gây loạn ly khắp nơi. Tuy nhiên, ở Đông phương cũng như Tây phương vẫn c̣n những nhà văn, những tiến sĩ “núp ẩn “ giữa đám đông cần được nêu cao tên tuổi và sự nghiệp. Bên Đông phương, Pseudo-Dionisius-Areopagit, Leontius thánh Byzantin (485-543), thánh Maximô (580- 562), thánh Gioan Đamascen (? 750), đều là những nhà thần học trứ danh. Khoa hùng biện và diễn giải Thánh Kinh có thánh Germanô (635-733) giáo chủ Constantinopoli. Evagrius (536-594), tác giả cuốn Lịch sử Giáo hội, là một sử gia sánh được với Eusebius. Thánh Gioan Climacô (? 649) đại diện cho các nhà tu đức học. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đến ba vị đại diện cho ba thế kỷ: Pseudo-Dionisius-Areopagit, thánh Gioan Climacô và thánh Gioan Đamascen.

Trong những cuộc tranh luận với hai lạc giáo Monophysisme và nhất là Monothelisme, [12] người ta thường nhắc đến tác phẩm của một nhà văn mạo xưng (Pseudo) là Dionisius-Areopagit, “môn đệ thánh Phaolô”. Tác phẩm được viết tại Syria hoặc Ai Cập hồi cuối thế kỷ V (khoảng 480-500). Bộ sách gồm 4 quyển và 10 bức thư: quyển I Về phẩm trật trên trời (De la hiérarchie céleste), quyển II Về Phẩm trật Giáo hội (De la hiérarchie ecclésiastique), quyển III Về Danh xưng của Chúa (Des nom divins), quyển IV Về Thần học thần bí (De la théologie mystique). Cho đến bây giờ người ta chưa biết đích xác ai viết, nhưng có thể đoán tác giả là một triết gia nhiều uy tín, với lối hành văn cầu kỳ, tối tăm, có những danh từ mượn ở Thần giáo.

Thánh Gioan Climacô (+ 649), không rơ sinh năm nào và ở đâu, chỉ biết là ngài chọn đời sống ẩn tu rất sớm. Năm 600, thánh nhân được bầu làm đan viện phụ một đan viện trên núi Sinai, nhưng xin từ chức vào 4 năm sau, trở lại đời ẩn dật dưới chân núi đó cho tới khi qua đời. Mang tên Climacô (tiếng Hy Lạp có nghĩa là bậc thang), nhan đề cuốn sách Bậc thang lên trời (Échelle du Paradis) do ngài trước tác. Một tác phẩm bàn về đời sống thiêng liêng và tu tŕ được h́nh dung như những bậc thang lên Trời. Tác giả kể ra 30 bậc, mỗi bậc có một nhân đức phải tập luyện và một nết xấu phải xa tránh.

Chống lại bè phá ảnh tượng thánh (Iconoclaste),[13] nổi tiếng nhất là thánh Gioan Đamascen (+ 754). Thánh nhân sinh tại Damas trong một gia đ́nh Kitô giáo, giữ nhiều chức quan trọng trong chính quyền Ả Rập, bấy giờ làm chủ cả vùng. Cha là ông Sergius, và Gioan cũng có tên Ả Rập là Mansour (kẻ bị cầm giữ). Từ thuở nhỏ Gioan được học với một đan sĩ từ Sicilia đến, tên là Cosmas Sentor. Hết học, thánh nhân bước vào đời công chức. Năm 726 Gioan trở thành người của thời đại với bài diễn văn hộ giáo đầu tiên bênh vực các ảnh tượng thánh, chống lại chiếu chỉ của Leô III Isaurianus (717-741) ở Damas. V́ đứng ngoài ảnh hưởng của Byzantin, nên thánh nhân được tự do nói lên sự thật và đả kích lạc thuyết. Sau đó ít lâu vào sống trong tu viện Saint-Sabas gần Gierusalem, thụ phong linh mục, sống cuộc đời đèn sách.

Thánh Gioan Đamascen vừa là triết gia thần học, vừa là nhà tu đức học và hùng biện, thánh nhân c̣n chuyên về sử học, chú giải Thánh Kinh và sáng tác nhiều thánh ca. Byzantin tặng cho ngài biệt hiệu Chrysorrhoas (chảy vàng). Thánh nhân không những là “Tiến sĩ thờ kính ảnh tượng thánh”, c̣n đặc biệt là nhà thần học về Ngôi Hai Nhập thể, Chúa Quan pḥng và ơn tiền định. Ngài c̣n nói nhiều đến tinh thần thống nhất và phổ thế của Hội thánh. Giữa lúc Đông Tây chia rẽ, thánh Đamascen là tư tưởng gia Đông phương cuối cùng tỏa sáng khắp Kitô giới.

Trong các tác phẩm của thánh Gioan Đamascen, phải kể bộ Nguồn khoa học gồm ba quyển lớn: Biện chứng, Lược sử các lạc giáoĐức tin Chính thống. Bộ sách này được sánh với bộ Sententiae của Piereo Lombardo và Tổng yếu Thần học của thánh Tôma sau này. Ba bài diễn văn Chống lại những kẻ phá ảnh tượng thánh thuộc loại hộ giáo. Về đạo đức học có cuốn Những bản văn thánh (Les parallèles ou textes sacrés), đây là một tác phẩm thu lượm những câu văn của Thánh Kinh và các giáo phụ, xếp thành từng vấn đề. Sau hết nhiều bài giảng về Đức Mẹ trong các dịp đại lễ như Sinh nhật, Truyền tin, Mông triệu.


2. Các nhà văn Tây phương (thế kỷ VI-VIII)

 Nền văn chương Kitô giáo Tây phương không đến độ sa sút như bên Đông phương. Phi châu cũng như Tây âu đều có nhiều nhà thông thái, những bậc tiến sĩ. Riêng Tây âu có những nhà thần học, chú giải Thánh Kinh, như Faustus giám mục thành Riez (cuối thế kỷ V) thánh Cesariô giám mục thành Arles (470-543), những sử gia như thánh Gregori giám mục thành Tours (538-594). Phi châu cũng có nhiều nhà thần học, chú giải Thánh Kinh và giáo luật, trong đó thánh Fulgentiô (468-533) nổi tiếng nhất; rồi đến những sử gia và thi sĩ như giám mục Victor thành Vita (Byzacène), Dracontius, cả hai sống trong thế kỷ V sang thế kỷ VI. Nhưng lừng danh hơn cả vẫn là những nhà trước tác ở Tây Âu: Boecius, Cassiodorus, Dionisius Exiguus và ba thánh giáo phụ: Gregori Cả, Isidorô thành Sevilla và Bêđa Venerabilis. Ba thánh giáo phụ được dành cả mục sau, c̣n ở đây chúng tôi bàn đến năm nhân vật: thánh Fulgentiô, Boecius, Cassiodorus, Dionisius Exiguus và thánh Gregori thành Tours.

Thánh Fulgentiô (463-533) sinh tại Telepte xứ Byzacène (Phi châu) trong một gia đ́nh giầu sang, được giáo dục rất cẩn thận. Sau một thời gian làm công chức, thánh nhân vào thử nhiều tu viện ở Phi Châu, Ai Cập, Sicilia, Roma, sau cùng trở về Phi Châu lập một đan viện mới và làm đan viện phụ, cho tới khi được chọn làm giám mục thành Ruspo (508). Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, ngài bị người Vandal theo bè Arius đày sang đảo Sardenia, măi năm 523 mới được trở về địa phận. Thánh Fulgentiô rất giỏi Thánh Kinh và Thánh truyền, với một bộ óc thông minh, sâu sắc, có khả năng tŕnh bày và giải quyết những vấn đề trừu tượng và khó khăn nhất. Văn của ngài sáng sủa, rành mạch và gọn gàng. Người thời đó gọi thánh nhân là “Âutinh Con” (Âutinh abrégé). Người ta c̣n giữ lại nhiều tác phẩm về thần học, một số thư từ và bài giảng. Các sách thần học chia làm ba đề tài: đề tài Chúa Ba Ngôi chống bè Arius, đề tài ân sủng chống bè Semi-Pelagius và đề tài Ngôi Hai Nhập thể.

Boecius (480-525) sinh tại Roma, thuộc quí tộc Anicius, có một nền học thức Latinh và Hy Lạp rất cao. Đó là những yếu tố khiến ông trở thành người có uy thế và thân tín với Theodoricus vua Ostrogot (474-526), cai trị Roma bấy giờ. Ông được làm thượng thư hồi 32 tuổi, cả hai con trai ông c̣n ít tuổi cũng được đặt vào chức quan trong triều đ́nh. Nhưng kẻ thù ghen ghét ông, tố cáo ông ma thuật, nhất là bị t́nh nghi liên lạc với Constantinopoli. Boecius bị bắt giam tại Pavia, chịu hành hạ, sau cùng bị giết. Nhiều nơi kính ông như đấng tử đạo.

Boecius có tài trí phi thường, thấu hiểu những vấn đề thuần lư rất trừu tượng, ưa thích triết học siêu h́nh và luận lư. Nhưng ông không phải là một triết gia sống xa xă hội; ngược lại, ông là một nhà xă hội học, văn sĩ, thi sĩ, mỗi khi phải tiếp xúc với đời. Văn nói cũng như văn viết của ông thuần chính và thanh nhă, vượt tất cả các văn sĩ thời đó. Các tác phẩm chia làm hai loại: thần học và triết học. Cuốn Niềm an ủi của triết học gồm 5 quyển giá trị nhất. Tác phẩm được viết trong thời gian bị giam giữ, muốn dùng triết học để an ủi ḿnh.

Nếu Boccius là triết gia siêu h́nh, th́ Cassiodorus (477-570) là một văn nhân có óc thực tế, nghĩa là ông chỉ viết khi nhu cầu thúc bách, và chỉ chăm lo bảo tồn cho hậu thế sự nghiệp văn hóa cổ điển và Kitô giáo, bấy giờ bị đe doạ bởi những cuộc xâm lăng man rợ. Cassiodorus sinh tại Calabra (Scilliaco ngày nay). Gia đ́nh ông có nhiều người làm việc trong triều đ́nh, và chính ông mới 20 tuổi đă là thư kư riêng của vua Theodoricus và rất được tín nhiệm. Năm 514, ông làm thượng thư và ba lần là chủ tịch pháp định. Ngược với Boecius, ông vẫn được trọng dụng trong những triều đại kế tiếp. Nhưng năm 540, ông rũ áo quan vào tu trong đan viện Vivarium, do ông xây cất tại Calabra. Từ đấy Cassiodorus trở thành một đan sĩ, học thánh khoa và viết sách cho tới khi qua đời, thọ 93 buổi.

Sách của Cassiodorus chia làm hai loại cũng như cuộc đời của ông: đời và đạo Loại sách đời được viết trước năm 540, như cuốn Biên niên sử, Lịch sử dân Goth. Loại sách đạo có cuốn Lịch sử Giáo hội, Dạy cách học sách Thánh và sách đời, Dạy nghề nghiệp và văn chương, tức bảy môn học: văn phạm, hùng biện, biện chứng, toán học, âm nhạc, kỷ hà và thiên văn. Ông là một trong những người thứ nhất đứng ra cổ vơ việc học hành trong các tu viện, việc chép lại và sửa chữa những cảo bản, biến các tu viện thành nơi tích chứa và bảo vệ các sách vở của tiền nhân bị bỏ rơi.

Cùng thời với Cassiodorus có đan sĩ Dionisius Exiguus, người xứ Scythia, sống tại Roma khoảng từ năm 500 đến 540, chuyên phiên dịch sách Hy Lạp sang La ngữ và thu lượm các tài liệu về kỷ luật. Cassiodorus khen ông là một nhà trí thức thánh thiện. Ông nhận biệt hiệu Exiguus (nhỏ bé) là do sự khiêm tốn của ông. Lịch sử thế giới ghi danh tánh ông là người có công sửa lại công lịch hồi năm 535. Cho tới khi đó, mỗi năm được tính theo tên chấp chánh quan của đế quốc Roma, hoặc tính từ khi thành lập thành Roma, hoặc năm lên ngôi hoàng đế. Thấy thiếu sự thống nhất và dễ sai lầm, Dionisius quyết định tính từ năm Chúa Giáng sinh, và đă được thế giới hoan nghênh, tuy ông đă có một vài sai lầm nhỏ. [14]

Xứ Gallia (Pháp quốc ngày nay) thế kỷ VI có thánh Gregori giám mục thành Tours (538-594) rất nổi tiếng, sinh quán tại Clermont (Auvergne) trong một gia đ́nh quí tộc. Năm 573, thánh nhân được bầu làm giám mục thành Tours. Đời chủ chăn của ngài phải lo bảo vệ quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của dân Chúa và Hội thánh, chống lại tham vọng của Chilpéric vua dân Franc (561-584). Thánh nhân được mọi người quí mến, kính phục, và địa phận Tours trở thành trung tâm tôn giáo thời đó. Thánh Gregori c̣n là một sử gia, đă để lại một số sách, đặc biệt hai cuốn lớn nhan đề: Thánh nhân liệt truyện (Collection hagiographique) gồm 8 quyển, và Lịch sử dân Franc gồm 10 quyển.


3. Thánh Giáo hoàng Gregori Cả,
thánh Isidorô thành Sevilla và thánh Bêđa Venerabilis.

Đó là ba thánh giáo phụ cuối cùng ở Tây phương, đại diện cho ba nước Ư Đại Lợi, Tây Ban Nha và Anh Cát Lợi. Thánh Gregori (540-604) sinh tại Roma trong một gia đ́nh giàu sang có địa vị. Chính thánh nhân cũng được đi học để làm quan: năm 30 tuổi đă là một luật sư tên tuổi lại pháp đ́nh Roma. Năm 575, Gregori bán hết tài sản, lấy tiền thiết lập bảy đan viện, để trở thành một đan sĩ tu trên đồi Celio, và được đức Thánh Cha Benedictô I truyền chức phó tế. Ba năm sau, Gregori được đức Pelagiô tấn phong giám mục hiệu ṭa Syracusa, và cử làm khâm sai tại triều đ́nh Constantinopoli. Hết nhiệm kỳ 7 năm, thánh nhân trở về đan viện. Nhưng năm 590, Pelagiô qua đời, Gregori được thượng viện, hàng giáo sĩ và giáo dân đồng ư cử lên ngôi Giáo hoàng.

Tuy đời Giáo hoàng của đức Gregori chỉ có 14 năm, nhưng không một phút nào ngài bỏ qua mà không làm ǵ lợi ích cho Hội thánh. Quyền tối thượng của ṭa Pherô được bảo vệ, kỷ luật Giáo hội được văn hồi, bè Donatus ở Phi Châu bị đánh bại và những phần tử ly khai ở Ư được đưa trở về thống nhất. Thánh nhân cương quyết chống việc giáo chủ Joannes Junior thành Constantinopoli tự xưng là “Giám mục hoàn cầu”; dẫn đưa người Lombardo ở Ư và Visigot ở Tây Ban Nha nh́n nhận đức tin Kitô giáo; cử thánh đan sĩ Âutinh và nhiều tu sĩ khác sang Anh quốc truyền giáo; thành công trong việc quét sạch tàn tích Thần giáo tại các đảo Sicilia, Corsia và Sardenia; bảo vệ quyền tự do và b́nh đẳng cho tất cả những ai trở lại Kitô giáo, bất kể trước đó là nô lệ, Do Thái hay theo Thần giáo.

Giữa những công việc bề bộn như thế, thánh Gregori vẫn có thời giờ để lo sửa lại Sách Lễ và Kinh Phụng vụ, đó là mục đích tác phẩm Thánh Bí tích. Lễ nghi “Gregorian” được áp dụng trong hầu hết các thánh đường Tây phương. B́nh ca “Gregorian” trong cuốn Ca Tiền xướng được phổ biến, và một trường âm nhạc thánh ca được thiết lập. Ngoài những tác phẩm về phụng vụ và thánh ca kể trên, thánh nhân c̣n để lại 848 bức thư được xếp thành loại trong 14 quyển, và một số sách về chú giải Thánh Kinh và đạo đức học, như cuốn Chú giải Sách ông Gióp (590), Mục vụ (591), Đối thoại (593). Khi viết văn, tác giả không chú tâm đến lối hành văn của những văn nhân lỗi lạc để bắt chước. Văn của ngài b́nh dị, đứng đắn, đôi khi có kiểu nói ngụ ngôn, đối câu và chơi chữ.

Với một sự nghiệp lớn lao này, thánh Gregori thật xứng đáng với biệt hiệu “Cả”, và là một trong “tứ trụ” của Giáo hội Latinh, cùng với các thánh Ambroxiô, Gieronimô và Âutinh.

Bán đảo Iberica (Tây Ban Nha) từ thế kỷ V đă được chia cho hai khối dân Visigot và Suevo. Dân Suevo theo đạo Công giáo từ đầu nhưng vào khoảng năm 466 vua Remismundo của họ nghiêng theo bè Arius và lôi kéo cả dân. Một thế kỷ sau, họ đă được thánh Martin (? 580) đưa trở về với chính đạo. Thánh nhân là người xứ Pannonia, giám mục thành Braga, cũng là một nhà văn thời ấy đă để lại nhiều tác phẩm về tu đức và phụng vụ. Trong khi đó, thánh Leandrô giám mục thành Sevilla truyền giáo cho dân Visigot và rửa tội cho Reccaredo (587), đó là ông vua Visigot thứ nhất theo đạo. Leandrô là con ông Severiano, người tỉnh Cartagena di cư sang thành Sevilla. Gia đ́nh có ba anh em trai: Leandrô, Isidorô và Fulgentiô, tất cả đều là giám mục, và một em gái, tức nữ tu Florentina. Trong bốn anh chị em, Isidorô nổi tiếng nhất.

Isidorô (560-636) kế vị anh ở chức tổng giám mục Sevilla năm 596. Người ta biết ít chi tiết về đời sống giám mục của thánh này. Nhưng với các sách để lại, người ta nhận ra ngài là một nhân vật phi thường của thời đại. Sau 20 năm kể từ khi qua đời, công đường Toledo tuyên bố : “Isidorô là vị đại Tiến sĩ của thời ta, là vinh dự mới nhất của Giáo hội Kitô giáo”. Có lẽ lời ca tụng hơi quá đáng, v́ sự thật Isidorô không phải là người có óc sáng tác, nhưng chỉ là một nhà thông thái, đặc biệt là một nhà biên tập, “h́nh như chưa có nhà biên tập nào nổi tiếng như ngài”.[15] Thánh nhân tự cho ḿnh có sứ mạng thu lượm tất cả mọi hiểu biết của nhân loại từ thế kỷ I cho đến thời ấy, làm thành một bộ Bách khoa Toàn thư (Encyclopédie) và đă thành công.

Ngoài ra, thánh Isodoro c̣n có nhiều sách khác thuộc các loại từ điển, sử học, chú giải Thánh Kinh, thần học, phụng vụ, tu đức và thư từ như những cuốn Ngữ nguyên học (Étymologie), Lịch sử các vua Goth, Vandal và Suevo, Tân Cựu ước Nhập môn, Đức tin Kitô giáo theo Cựu ước, Lịch sử lễ nghi phụng vụ, v.v...

Giáo hội Anglo-Saxon thế kỷ VII, con thiêng liêng của thánh Gregori Cả, đă sớm nổi tiếng với những đan viện Malmesbury Wearmouth và Yarrow dưới thời Aldhelm (656-709), thánh Biển đức Biscop (628-690), Ceolfrid (642-716), và nhất là thánh Bêđa Venerabilis (673-735). Nhờ có những nhân vật nói trên, Giáo hội Anglo Saxon đạt tŕnh độ cao trong giới văn học Tây Âu.

Thánh Bêđa sinh tại Durham là một đan sĩ chuyên sử học và thần học. Mới 7 tuổi, Bêđa đă được ủy thác giáo dục cho thánh Biscop, vị sáng lập đan viện Wearmouth. Sau đó, thánh nhân theo Ceolfrid, môn đệ của Biscop, đi thiết lập đan viện Yarrow, và tu tại đan viện mới này cho tới khi qua đời. Thụ phong linh mục năm 30 tuổi, từ đó ngài chung sức với 600 tu sĩ thuộc hai đan viện Wearmouth và Yarrow, chuyên biệt dạy học và viết sách.

Nhờ có tinh thần cầu tiến và học hỏi từ khi c̣n ít tuổi, thánh Bêda được một nền học thức rất rộng, bao trùm tất cả mọi hiểu biết của người thời đó. Ngài đúng là ngọn đuốc chiếu soi những nơi tăm tối thời Trung cổ; sách vở của ngài có mặt tại các thư viện. Thánh nhân thông thạo tiếng Hy Lạp, một ngôn ngữ đă đi vào quên lăng ở Tây Phương thời đó. Ngài làm thơ phú dễ dàng như viết văn xuôi; đọc và viết La văn y như đọc và viết Anglo-Saxon. Thánh Kinh và thần học là nguồn tri thức của thánh nhân, tuy nhiên ngài cũng viết cho các sinh viên nhiều sách về thiên văn, âm nhạc, toán học, hùng biện, văn phạm và xuyết tự pháp.

Các tác phẩm của thánh Bêda phần lớn là lịch sử, với một lối văn sáng sủa, khúc chiết, thứ tự, người ta sánh ngài với Herodotus, “Tị tổ của sử học” (Le père de l’histoire). Nổi tiếng nhất là bộ Lịch sử Giáo hội Anglo-Saxon, 5 quyển, bắt đầu từ khi Julius Cesar tới xứ Britannia (giữa thế kỷ I trước công lịch) đến năm 731, xứng đáng làm nền tảng cho lịch sử Anh quốc. C̣n các loại sách khác về thần học, chú giải Thánh Kinh, tu đức, thư từ, chúng tôi không thể kể hết được. Tuy nhiên, cũng nên biết đến cuốn Về bản tính các sự vật, trong đó không một khoa học nào của thời đại mà không được tŕnh bày. Con người có bộ óc lạ lùng như vậy, với một sự nghiệp lớn lao như thế, thật xứng với biệt hiệu Venerabilis (đáng kính).

 

[1] Sách tham khảo: G. de Plinval: La doctrine vivante de Pères, trong: Histoire illustrée de l’Église (G. de Plinval - R. Pittet), Paris 1945-48. q. I, tr 189-236 ; J. Tixeront: Précise de Patriologie, Paris 1927- P. Guérin: Encyclopédie Universelle, Dictionnaire des Dictionnaires - F. Cayré: Précis de Patrologie, Paris 1945.

[2] Xem chương Ba, tr 112

[3] Tác phẩm của các thánh giáo phụ và văn sĩ công giáo, có thể đọc trong Patrologie GrecquePatrologie Latine của Migne, trong Corpus de Berlin (tác giả Hy Lạp) và Corpus de Vienne (tác giả Latinh)

[4] Xem chương Ba, tr 126 và tiếp.

[5] Kinh Quicumque vult quen gọi là Kinh Tin Kính của thánh Athanasiô (Symbolum Athanasianum), mà bản La văn xuất hiện hồi thế kỷ V hoặc VI, chưa chắc có phải là của thánh Athanasiô. Xem J Tixeront: op. cit., tr 304.

[6] Xem chương Ba, tr 136 và tiếp.

[7] P. Guérin: Basile, Grégoire de Nazianzen trong op. cit.,

[8] Xem chương Ba, tr 141 và tiếp.

[9] Có người cho thánh ca Te Deum là của giám mục Niceta thành Remesian (Béla Palanka), người cùng tuổi với thánh Ambroxiô, bạn thân của thánh Nola (431). Xem Tixeront: op. cit., tr 319.

[10] Xem D. Rops: L’Église des Apôtres et des Martyr, Paris 1960, tr 668-669.

[11] Xem chương sau: Giáo hội cảm hóa Man dân.

[12] Monothelisme là giáo thuyết chủ trương Chúa Giêsu chỉ có một thần ư. Xem chương Tám II, tr 324.

[13] Về bè phái Phá ảnh tượng thánh, xem chương Tám II. 2.

[14] Theo Dionisius, Chúa chịu phép Rửa hồi 30 tuổi, năm thứ 15 hoàng đế Tiberius, tức năm 784 từ khi thành lập Roma, v́ Tiberius lên ngôi năm 769 (769 + 15 = 784). Do đó ông ấn định năm Chúa Giáng sinh là năm (784 - 30 tuổi) 754 lịch Roma. Việc ông Diomisius tính như thế đă sai đi mấy năm. Trước hết, Tiberius lên ngôi năm 765 (chứ không phải 769), và khi Chúa chịu Phép Rửa, thánh Luca nói phỏng 30 tuổi chứ không đúng 30. Sau là, Herodes chết năm 750, tức 4 năm trước Công lịch, mà hiện nay ta đang dùng theo Dionisius. Như vậy Chúa phải sinh ra ít là một năm trước khi vua Herodes chết, nghĩa là vào khoảng năm 749, v́ Herodes truyền giết các trẻ 2 tuổi trở xuống, thành thử chênh lệch tới 5 năm. Tuy có sự sai lầm này, ngày nay người ta vẫn tính theo Dionisius nghĩa là ấn định năm Chúa Giáng sinh vào năm 754 kể từ khi thành lập Roma.

[15] Lời của F. Ébert (1791-1834), một học giả người Đức chuyên thư tịch học và ham sách quí.