HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Một :

GIÁO HỘI THỜI SỨ ĐỒ (t.k. I)
 

I. Giáo hội thời nguyên thủy ở Palestina

1. Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo hội

2. Giáo đoàn nguyên thủy Gierusalem

3. Giáo hội của các Dân tộc

II. Thánh Phaolô trên đường truyền giáo

1. Hành tŕnh thứ nhất (45-49) của th. Phaolô và Công đồng Gierusalem (49)

2. Hành tŕnh thứ hai (50-52) của thánh Phaolô

3. Hành tŕnh thứ ba (52-57) của thánh Phaolô

4. Thánh Phaolô bị bắt và tử đạo (57-67)

III. Thánh Pherô lập Ṭa ở Roma và hoạt động của các tông đồ khác

1. Thánh Pherô từ Gierusalem đến Roma

2. Thánh Pherô lập Ṭa ở Roma và tử đạo ở đây

3. Hoạt động của các tông đồ khác

4. Giáo hội phôi thai tách biệt khỏi hội đường Do Thái

IV. Một đức tin, một phượng tự, một quyền bính

1. Đức tin, cái hồn của Kitô giáo

2. Tổ chức phụng vụ và bí tích

3. Tổ chức giáo quyền và bác ái xă hội

 

Nếu Giáo hội Công giáo định nghĩa là một khối tín hữu vây quanh Chúa Cứu Thế và vâng lời Người, th́ Giáo hội đă có từ khi bốn dân chài: Pherô và Anrê, Giacobê và Gioan, đáp lời mời của Chúa Giêsu bỏ thuyền lưới tại hồ Galilea, để trở thành những “ngư ông câu người” (Mt IV, 18-22).

Theo các nhà thần học, Giáo hội được thành lập vào buổi sáng ngày Chúa Thánh Thần Hiện xuống, khi thánh Phêrô và các Tông đồ được tràn đầy ơn Thánh Thần, mạnh dạn làm chứng nhân về sự Chúa sống lại, lên Trời, trước công chúng từ bốn phương kéo về Gierusalem nhân ngày lễ “Ngũ Tuần” (Cv II, 1-4) [1]. Theo các nhà hộ giáo, Phục sinh và Hiện xuống là hai sự kiện quan trọng trong việc khai sinh Giáo hội. Nếu Chúa không sống lại như lời tiên báo, th́ các Tông đồ, những chứng nhân của Chúa, sao có thể biến đổi từ người ngu dốt hèn nhát thành những nhà truyền giáo can đảm, nhiệt thành, những nhà hộ giáo khôn ngoan thông minh được.

Nhưng các sử gia, v́ chỉ nh́n vào những sự kiện bên ngoài, coi Giáo hội là một thực thể xă hội và tôn giáo, chăm lo việc phượng thờ Thiên Chúa và nghe theo lời giáo huấn của Chúa Kitô, nên chỉ chấp nhận Giáo hội Công giáo có vào khoảng sáu hoặc bảy năm sau cuộc tử nạn của Chúa, và sự thành lập đă được ghi chép trong sách Tông đồ Công vụ. Giáo hội thành lập để nối tiếp công cuộc của Chúa ở trần gian, ban đầu cũng đă sống và lớn lên trong dân Chúa kén chọn với những con người có truyền thống từ bao thế hệ, để từ đây bành trướng khắp thế giới theo như ư muốn của Chúa: “Các con hăy đi rao giảng khắp muôn dân, làm phép Rửa cho chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy cho chúng giữ hết mọi điều Ta đă truyền cho các con” (Mt XXVIII, 19-20).


  

I

GIÁO HỘI THỜI NGUYÊN THỦY Ở PALESTINA


1. Chúa Giêsu, Đấng sáng lập Giáo hội

Từ khi là một dân tộc được Thiên Chúa kén chọn, người Do Thái, dù là Pharisê, Sađukê hay Esseni [2], đều mang trong ḿnh sự trông đợi Đấng Cứu Thế. Cứ mỗi lần quốc gia họ lâm nguy hoặc dân chúng rơi vào cảnh nô lệ, ḷng trông đợi lại nổi lên mạnh mẽ. Qua các thời đại, nhờ sự nhắc nhở của các ngôn sứ, họ càng ư thức rơ rệt hơn về sự chọn lựa mà Thiên Chúa đă giao ước với các Tổ phụ họ.

Lúc này sống dưới ách đế quốc Roma, ḷng trông đợi một lần nữa bị kích động mănh liệt. Dựa theo lời ngôn sứ, họ lư luận: “Thời gian trông đợi đă đầy”, ngôn sứ Đaniel đă chẳng bảo là sau 69 “tuần năm”, các đau khổ của Israel sẽ chấm dứt và Nơi Cực Thánh sẽ đón nhận Đấng Kitô đó sao ? (Đn IX, 20-27), Đấng Cứu Thế sẽ là người thế nào ? Người Do Thái khi ấy không có một quan niệm rơ rệt và c̣n sai lầm nữa. Sống trong cảnh nô lệ áp bức, hầu hết họ cho rằng Đấng Cứu Thế sẽ là vị anh hùng cứu quốc, trong tay có cả trăm ngàn binh sĩ. Ngài sẽ báo thù cho dân Ngài, “đập tan các thù địch như đập b́nh gốm”. Ngài sẽ thống trị muôn dân, mở đầu cho một thời huy hoàng của Israel. Như vậy, họ đă quên đi lời ngôn sứ Isaia nói về Chúa Cứu Thế sẽ phải chịu đau khổ và nhục nhă (Is LIII).

Giữa lúc dân Do Thái nóng ḷng trông đợi như thế, Đức Giêsu Kitô đă sinh ra ở Belem xứ Judea, triều vua Herodes (?14) vừa ban hành lệnh kiểm tra dân số trong cả thiên hạ. Sau khi sinh ra được ít lâu, Chúa được thánh Giuse và Đức Maria đem đi trốn bên Ai Cập để tránh bàn tay t́m giết của Herodes. Ông này chết, hai ông bà đưa Chúa trở về quê quán, sống đời ẩn dật ở Nazareth bằng nghề mộc. Năm 30 tuổi, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai, nhưng trước đấy, Gioan đă làm Tiền hô dọn đường cho Người. Bắt đầu Chúa giảng Phúc Âm ở xứ Judea, tỏ ra cho dân chúng biết chính Người là Đấng Kitô các ngôn sứ đă loan báo, nhưng họ không tin. Sau khi Gioan bị bắt, Người bỏ Judea sang xứ Galilea, tiếp tục rao giảng Nước Trời, làm nhiều phép lạ, chữa người bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, xua đuổi quỷ ám... Tin Mừng của Chúa được tŕnh bày nhất là trong bài giảng trên núi. Người đem đến cho nhân loại nguồn hạnh phúc thật sự, và luật của Người là luật t́nh yêu, một t́nh yêu mới và hoàn hảo.

Qua những bài dụ ngôn về Nước Trời, Chúa cho dân chúng biết Tin Mừng và công cuộc Cứu Thế của Người không hạn hẹp trong vùng Palestina, nó phải tỏa lan đi các nơi và trải qua mọi thời đại. Đó là lư do khiến Người sẽ lập Giáo hội. Ngay từ khi đời sống công khai bắt đầu, Chúa đă để ư kêu gọi nhiều môn đệ. Người chọn lựa tông đồ, ban cho các ông quyền chữa bệnh tật, trừ quỷ ám và sai đi giảng tin lành cho các miền lân cận. Chúa c̣n đặt Pherô làm tông đồ trưởng: “Con là Pherô, nghĩa là đá, Ta sẽ xây Giáo hội Ta trên đá tảng này, dù quyền lực hỏa ngục có tung ra cũng không thể phá nổi. Ta sẽ trao ch́a khóa Nước Trời cho con. Điều ǵ con cầm buộc ở dưới đất, trên Trời cùng cầm buộc và mọi điều con tháo cởi dưới đất, trên Trời cũng tháo cởi” (Mt XVI, 18-19).

Nghe lời Chúa giảng dạy, thấy phép lạ Chúa làm, dân chúng tin theo rất đông. Thấy ḿnh bị mất ảnh hưởng, nhóm Pharisê ghen ghét Chúa, nhất là khi họ bị Chúa vạch trần sự giả h́nh và lối sống câu nệ; họ t́m cách làm hại Người. Cả nhóm Sađukê cũng lo ngại trước ảnh hưởng của Chúa trong dân chúng. Họ sợ Người gây phong trào cách mạng chống Roma, mà họ đang là những tay sai trung thành.

Biết rằng cuộc tử nạn gần đến, Chúa loan báo cho các tông đồ biết và dọn ḷng các ông đón nhận sự kiện đó. Dịp lễ “Vượt qua” năm cuối cùng, Chúa lên Gierusalem và được dân chúng đón rước rất trọng thể, trong khi ấy những đàn anh lập mưu bắt Người. Ngày thứ năm trước lễ “Vượt qua”, trong bữa tiệc ly, Chúa lập phép Thánh Thể, cũng đêm ấy Giuđa bội phản dẫn lính đến bắt. Đứng trước công nghị Do Thái (Sanhédrin), Chúa bị kết án tử h́nh. toàn quyền Pilatus (? 39) thấy Người vô tội muốn tha. Nhưng v́ nhát sợ trước áp lực của dân chúng có các bậc đàn anh hậu thuẫn xúi dục, Pilatus đă y án tử h́nh thập ác. Suốt đêm thứ năm và sáng thứ sáu, Chúa bị đánh đập và chịu xỉ nhục trước khi vác thập giá lên núi Calvary. Chiều thứ sau, lúc tắt thở trên Thánh giá, màn ngăn cách Nơi Cực Thánh trong Đền thờ xé ra làm hai, báo hiệu thời Tân Ước trong lịch sử.

Chúa Giêsu đă chết, nhưng khi c̣n sống Người đă tiên báo sau ba ngày sẽ sống lại. Lời đó Chúa đă thể hiện, và trong 40 ngày ở lại trần thế, Người hiện ra với các tông đồ, các môn đệ và nhiều người khác. Người hứa sai Thánh Thần đến với họ, làm họ trở nên những chứng nhân, không phải chỉ ở Palestina mà c̣n cho tận cùng trái đất. Đồng thời Chúa đặt thánh Pherô đứng đầu đoàn chiên, tức Giáo hội của Người: “Con hăy chăn các chiên con và chiên mẹ của Ta” (Ga XXI, 17). Sau đó, Chúa lên Trời.

Sau khi được chứng kiến Chúa về Trời, các tông đồ và môn đệ, khoảng 120 người, trở lại Gierusalem hội nhau trong nhà tiệc ly để cầu nguyện, trông đợi Chúa Thánh Thần; Đức Maria cũng có mặt với họ. Ngay từ ban đầu, Pherô đă ư thức trách nhiệm làm đầu Giáo hội của Chúa. Ông đề nghị t́m người thay thế Giuđa, tên bội phản nộp Thầy. Trong số những chứng nhân cuộc đời Chúa, Matthia đă trúng thăm để liệt vào hàng 12 tông đồ. “Bỗng từ Trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh lùa vào nhà, nơi các tông đồ và môn đệ đang hội họp. Rồi mọi người thấy những h́nh lưỡi lửa tản ra, đậu trên đầu mỗi người. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói những tiếng lạ, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv II, 2-4). Giáo hội khai sinh từ đấy.


2. Giáo đoàn nguyên thủy Gierusalem

Hôm ấy lễ “Ngũ tuần” dân Do Thái hội nhau ở Gierusalem để mừng lễ rất đông. Nghe biết có điềm lạ, họ kéo nhau đến xem và gặp Pherô đang giảng: “Đức Giêsu Nazareth Đấng mà Thiên Chúa đă minh chứng bằng nhiều phép lạ ... Đấng mà các ông đă dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh treo thập ác. Người đă được Thiên Chúa cho sống lại, và chúng tôi là chứng nhân ... Người đă ban Thánh Thần xuống cho chúng tôi như các ông thấy và nghe (Cv II, 22-23, 32-33). Mọi người lấy làm lạ v́ các tông đồ nói nhiều thứ tiếng khác nhau và khi nghe các ông giảng, dù họ là người nói tiếng Partha hay Ai Cập, Cyrène hay Roma đều hiểu hết. Lời giảng và dấu lạ ấy đă làm họ xúc động và 3.000 người tin theo : đó là giáo đoàn nguyên thủy.

Luca trong Tông đồ Công vụ đă ghi lại những sự kiện quí giá về Giáo Hội thời nguyên thủy. Cộng đồng nguyên thủy ở Gierusalem có một tổ chức vừa theo khuôn khổ Do Thái vừa có những đặc tính mới mẻ và riêng biệt của Kitô giáo. Cộng đồng mới này chưa tách biệt khỏi hội đường Do Thái, họ vẫn nhiệt thành tham dự các lễ bái ở Đền thờ và các buổi họp ở hội đường; nhưng họ cũng những buổi họp riêng “bẻ bánh” và cầu nguyện, nghĩa là cử hành Tiệc Thánh. T́nh yêu liên kết họ thành một trái tim và một tâm hồn, họ cố thực hiện lời Chúa: “Người ta sẽ nhận ra các con là “môn đệ” của Thày v́ thấy các con yêu thương nhau” (Ga XIII, 35). “Họ bán tài sản đem nộp cho các tông đồ để phân phát cho mọi người, ai nấy tùy theo sự cần thiết. Họ đồng tâm nhất trí ngày ngày chuyên cần đến Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh ở nhà, họ cùng nhau dùng bữa trong t́nh huynh đệ” (Cv II, 45-46).

Phép lạ Pherô chữa người què ở cửa Đền thờ đă làm cho người ta để ư đến các tông đồ và Giáo hội phôi thai. Bài giảng của vị tông đồ trưởng đă thu hút thêm nhiều người, con số kẻ tin Chúa lên tới 5.000. Công nghị Do Thái lo ngại, bắt giam Pherô và Gioan. Trước một phiên ṭa, hai ông can đảm minh chứng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế. “Đấng mà họ đă đóng đinh và Thiên Chúa đă cho sống lại”. Bị đe dọa không được tiếp tục giảng, hai ông thẳng thắn trả lời: “Trước mặt Thiên Chúa, phải nghe lời các ông hay vâng lời Thiên Chúa, điều nào phải lẽ? Xin các ông xét. Phần chúng tôi, điệu chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi không thể không nói ra!” Dầu vậy, công nghị Do Thái cũng phải tha cho hai tông đồ về, v́ sợ dư luận quần chúng sau phép lạ mới xảy ra (Cv IV, 1-22).

Các tông đồ tiếp tục rao giảng Tin Mừng; việc này đă dẫn các ông vào ngục một lần nữa, nhưng ban đêm Thiên thần đến đưa các ông ra khỏi ngục. Hôm sau. công nghị bỡ ngỡ thấy các ông đang giảng ở Đền thờ. Bị điệu ra ṭa, Pherô thay mặt các chứng nhân can đảm tuyên bố: “Phải vâng phục Thiên Chúa hơn loài người. Thiên Chúa của cha ông chúng ta đă cho Đức Giêsu sống lại ... mà chúng tôi đây là chứng nhân”. Công nghị nghe, rất uất hận muốn giết ngay các ông, nhưng Gamaliel can thiệp. Các tông đồ tuy thoát chết, song trước khi được tha về các ông đă phải một trận đ̣n ghê sợ (Cv V, 27-40).

Giáo đoàn nguyên thủy mỗi ngày thêm đông. Lúc này vẫn toàn là người Do Thái, có người sinh trưởng ở Palestina nói tiếng Hy Bá (Do Thái), có người sinh quán ở những khu phân tán (diaspora) trong các miền thuộc đế quốc Roma, nói tiếng Hy Lạp. Nhóm người này phàn nàn v́ trong việc phân phát của vật chất, quả phụ của họ bị bỏ rơi. Thấy thế, các tông đồ đề nghị đặt chức Phó tế, để trông coi vấn đề vật chất. Giáo dân chọn bảy người và các tông đồ đặt tay truyền chức cho họ. Trong số có hai nhân vật lỗi lạc là Stêphan và Philipphê quê ở vùng phân tán, có tài giảng thuyết và không bị trói buộc bởi những thành kiến quốc gia như những người Do Thái sinh trưởng tại Palestina.

Stêphan mở đầu một cuộc hộ giáo dựa theo Thánh Kinh, và kết luận bằng những lời lên án dân Do Thái: “V́ các người cứng đầu cứng cổ, ḷng chai dạ đá, nên các người luôn luôn chống Chúa Thánh Thần”. Những lời lẽ can đảm này đă đem lại cho thày Stêphan cái chết v́ đạo đầu tiên như một phần thưởng. “Nghe những lời ấy người Do Thái nghiến răng căm giận Stêphan, lại được nhà cầm quyền Roma làm thinh, họ ném đá ông cho đến khi chết” (Cv VI VIII).

Cái chết của Stêphan năm 34 mở đầu cuộc bách hại Giáo hội ở Palestina. Saolô quê thành Tarses là người hăng say bắt đạo hơn cả. Nhiều giáo dân phải bỏ Gierusalem tản cư về các vùng quê ở Judea hay Samaria, đi tới đâu họ truyền đạo tới đó. Như thế cuộc bách hại đă mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Kitô giáo, đem vào cộng đồng nguyên thủy những phần tử mới, đó là những anh em Dân Ngoại, tức không phải Do Thái.


3. Giáo hội của các Dân tộc

Thày phó tế Philipphê mở đầu cuộc truyền giáo ở Samaria. Với lời giảng hấp dẫn kèm theo nhiều phép lạ minh chứng, số người tin theo rất đông. Trên đường đi Gaza, thày rửa tội cho viên thái giám của nữ hoàng xứ Ethiopia. Ở Cesarea, nhà của thày trở thành nơi hội họp của giáo đoàn mới. Việc thâu nhận những thành phần mới này vào Giáo hội đă gây ra một vấn đề. Có cần phải chịu phép Cắt b́ để được gia nhập Kitô giáo, như đă được vào dân Do Thái không ? Vấn đề khá quan trọng về giáo thuyết, v́ nếu Cắt b́ là điều bó buộc th́ hóa ra đức tin Kitô giáo không đủ để cứu rỗi, nhưng nếu Cắt b́ không cần nữa tức là bỏ rơi Do Thái giáo trong thực hành. Đàng khác, nếu Kitô giáo đ̣i những ai theo đạo phải Cắt b́, chắc chắn nhiều người v́ kỳ thị Do Thái sẽ không chấp nhận điều kiện đó C̣n các tông đồ, tuy Chúa đă dạy phải đi truyền giáo cho muôn dân, nhưng các ông vẫn chưa dứt bỏ hết những quan niệm có tính chất quốc gia và Do Thái về Nước Trời. Pherô, vị tông đồ trưởng, cũng thấy rất khó giải quyết, song Chúa đă can thiệp.

Vào khoảng năm 40, cuộc bách hại lần đầu, Pherô đi thăm các giáo đoàn mới. Thánh tông đồ trước hết đến Lydda, rồi Joppea, chữa nhiều bệnh tật và cho một bà ở Joppea sống lại. Sau đó, thánh nhân. lên Cesarea, thủ phủ xứ Palestina, tại thành này một sĩ quan Roma tên là Cornelius và cả gia đ́nh xin học đạo. Ông là người đạo hạnh tử tế, kính sợ Thiên Chúa, nhưng là người dân ngoại. Theo luật Cựu ước th́ “người Do Thái không được tiếp xúc với người ngoại”, nhưng thánh Pherô đă được mặc khải cho biết “không c̣n kể ai là ô uế hay không sạch”. Thánh nhân giảng dạy về cuộc đời Chúa Giêsu và phép Rửa tội. Trong khi giảng, các kẻ nghe được Chúa Thánh Thần đánh động và xuống ơn. Ông kết thúc bài giảng: “Những anh em này đă chịu Chúa Thánh Thần như chúng ta, vậy th́ ai có quyền cấm lấy nước mà rửa tội cho họ?” Rửa tội cho Cornelius là một việc làm khác thường, nghĩa là không qua con đường Do Thái giáo (Cắt b́). Cộng đồng Do Thái ở Gierusalem xôn xao bàn tán, khiến thành Pherô phải giải thích cho họ: “Tôi biết Thiên Chúa không thiên tư ai, song bất luận dân nào, hễ kính sợ Ngài làm việc phúc đức, đều đẹp ḷng Chúa và được đón nhận” (Cv X. 24-48). Nhưng vấn đề chưa giải quyết dứt khoát cho tới khi Phaolô được chọn làm tông đồ dân ngoại, và Cộng đồng Gierusalem được triệu tập (49).

Phaolô, thuở nhỏ mang tên Saolô, sinh khoảng năm 8 tại Tarses, một thương cảng phồn thịnh thuộc ảnh hưởng văn minh Hy Lạp. Thân phụ ông là người thành Giscalat (Galilea), cả hai cha con gốc Do Thái có quốc tịch Roma, thuộc phái Pharisê, sinh sống về nghề dệt. Hồi 15 tuổi, Saolô đă tỏ ra thông minh và được gởi đi Gierusalem theo học Gamaliel, một giáo sư nổi tiếng. Vốn tính nóng và nhiệt thành lại được giáo dục trong môi trường đạo hạnh khắc khổ nên khi thấy một tôn giáo lạ vừa xuất hiện, ông đă vội coi các tín đồ là những quân dấy loạn, mà vị Giáo chủ là người bi kết án tử h́nh thập ác. Trong buổi hành h́nh thày phó tế Stêphan, Saolô không tích cực tham gia, nhưng đă nhận đứng giữ áo cho kẻ ném đá vị Tử đạo tiên khởi. Và sau đó, ông quyết ra tay tiêu diệt bọn mà ông kêu là “phiến loạn”.

Nghe biết Damas có nhiều “tổ” Kitô giáo, Saolô t́nh nguyện dẫn đầu toán lính vơ trang của công nghị Do Thái đi dẹp. Lúc đó vào khoảng gần trưa một ngày mùa hạ năm 35, “khi Saolô gần tới Damas, bỗng có ánh sáng bởi Trời bao phủ ông: ông ngă xuống đất. Có tiếng phán: Saolô, Saolô, tại sao ngươi t́m bắt Ta ? - Thưa ngài, Ngài là ai? Ta la Giêsu ngươi đang bắt bớ. Song hăy đứng dậy vào thành; có người sẽ nói cho ngươi phải làm ǵ” (Cv IX 3-6). Saolô đứng dậy, mắt mở nhưng không thấy ǵ. Ông được dẫn vào thành, ở đó ba ngày liền không ăn uống. Một người đạo đức tên là Anama được Chúa sai đến khuyên bảo, chữa mắt và rửa tội cho Saolô.

Ngay sau đó, Saolô đi tiếp xúc với giáo đoàn Damas, vào giáo đường rao giảng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Điều đó làm nhiều người bỡ ngỡ và không tin, có người t́m bắt ông, song ông trốn vào sa mạc Ả Rập, để qua một thời gian tĩnh tâm cầu nguyện và học hỏi thêm về chân lư mới (Gl I, 11-12,17). Ba năm sau, Saolô trở lại Damas, rồi đánh liều đến Gierusalem, nhưng chỉ được tiếp nhận một cách lạnh nhạt v́ c̣n bị nghi ngờ. Barnabê, người bạn học của ông, phải đứng ra bảo lănh để ông được gặp Pherô và Gioan. Trong một cầu nguyện tại Đền thánh, Saolô ngất trí xem thấy Đấng phán rằng: “Mau lên, hăy ra khỏi Gierusalem ngay, v́ họ chẳng nhận ngươi làm chứng về Ta” (Cv XXII, 18). Các bạn hữu khuyên ông trở về Tarses. Bị người ta không hiểu ḿnh, Saolô vẫn cương quyết làm “Phát ngôn nhân” của Chúa Giêsu. V́ ông c̣n nhớ măi lời Chúa phán: “Cứ đi, Ta sai ngươi đến cùng dân ngoại ở phương xa” (Cv XXII, 21). Saolô nghe bạn hữu khuyên trở về quê hương (năm 38), hoạt động truyền giáo trong các vùng thuộc Cilicia và Syria.

Barnabê ở Antiokia, nhân một cuộc viếng thăm các giáo đoàn, có đến gặp Saolô. Barnabê thấy cần phải dùng vị tông đồ trẻ tuổi thông minh, nhiệt thành và quả cảm này vào môi trường hoạt động rộng lớn hơn, nên đă đưa Saolô về Antiokia thủ phủ xứ Syria, nơi tập trung đủ sắc dân, ngôn ngữ và tôn giáo. Quả nhiên, nhiều người tin theo, giáo đoàn Antiokia mỗi ngày thêm đông: “Chính tại đây, lần thứ nhất các tín hữu được mang danh Kitô hữu” (Cv XI, 26). Trong khi đó, các giáo đoàn ở Judea lâm cảnh khó khăn, nạn đói hoành hành, Agrippa được đặt làm vua Judea và Samaria (41-44) là người từ lâu có ác cảm với Kitô giáo: ông giết Giacobê Tiền (42) anh Gioan, và c̣n đ̣i xử tử Pherô bấy giờ đang bị giam trong ngục. Chính lúc ấy, Barnabê và Saolô từ Antiokia tới Gierusalem thăm và an ủi các anh em. Nhưng thánh Pherô, sau khi được Thiên thần cứu cho vượt ngục đă trốn khỏi Gierusalem (Cv XII, 6-17).

 
II

THÁNH PHAOLÔ TRÊN ĐƯỜNG TRUYỀN GIÁO

 
1. Hành tŕnh thứ nhất (45-49) của thánh Phaolô  và Công đồng Gierusalem (49)

Di dân Do Thái bấy giờ vào khoảng 3 triệu (đông gấp 4 hoặc 5 lần số người c̣n ở lại trong nước). Họ là những thành phần đầu tiên của công đồng Kitô giáo và cũng có thể là những thù địch đáng sợ. Hầu hết họ sống về thương mại. Họ được hưởng nhiều đặc ân trong đế quốc Roma, có khu vực riêng, luật lệ riêng, ṭa án riêng, tự do tín ngưỡng và lễ bái. Họ luôn giữ sắc thái dân tộc, chống ảnh hưởng của ngoại bang; trung tâm tôn giáo của họ vẫn tại Gierusalem. Chính v́ sự quan tâm đến những người anh em Do Thái này, mà Barnabê và Saolô khởi hành chuyển đi lần thứ nhất (Cv XII, 25- XIV, 27). Và cũng từ đây, lịch sử truyền giáo của Giáo hội Công giáo bắt đầu.

Mùa xuân năm 45, sau khi lănh nhận sứ mạng, Barnabê cùng với Saolô vâ Gioan Marcô (cháu của Barnabê) lên tàu tại cửa Seleucia. Trước hết tàu cập bến Salamina, đảo Cypro, quê hương của Barnabê. Ở đây, hai tông đồ đàm thoại với người Do Thái trong hội đường. Tới Paphoa, Saolô rửa tội cho Sergius-Paulus, toàn quyền Cypro. Ông này thích khoa bói toán và quỷ thuật, nên có dùng một phù thủy Do Thái tên là Barjesu. Nghe tin có ba nhà truyền giáo làm dấu lạ, Sergius cho mời Barjesu đến t́m cách ngăn cản, bị Saolô, cũng gọi là Phaolô, quở mắng và phạt mù mắt. Được xem nghe các phép lạ và lời lẽ của thánh tông đồ, quan toàn quyền đă tin theo (Cv XIII, 4-12).

Bỏ Paphos, ba vị qua Tiểu Á, lúc ấy là mùa thu năm 45. Tiểu Á hồi đó gồm 17 xứ, dân chúng theo tôn giáo huyền bí dị đoan. Đặt chân lên hải cảng Attalia (xứ Pamphilia), ba thừa sai tiến vào Perga, gặp một thành phố bỏ hoang v́ ôn dịch, Phaolô nhất định đi sâu vào nội địa, nhưng Gioan Marcô thấy đường đi gian nguy vất vả, đă xin rút lui về Gierusalem, mặc Phaolô và Barnabê hết sức khuyên can. [3] Sau nhiều ngày đường trường khó nhọc, Phaolô và Barnabê tới Antiokia (xứ Pisiđia). Một chiều thứ bảy, hai tông đồ vào hội đường Do Thái và được ông chủ sự mời lên nói mấy lời. Bài diễn văn đầu tiên của Phaolô đă gây xúc động trong kiều bào Do Thái; nhưng lần thứ hai, một bọn người ngoan cố t́m cách gây rối. Thay thế, Phaolô và Barnabê quay sang dân ngoại : “Bởi v́ anh em chối nghe lời Chúa, nên chúng tôi quay đi với dân ngoại”. Sau một năm hoạt động hai tông đồ thu được nhiều kết quả. Trước sự tiến triển của giáo đoàn, nhóm Do Thái quá khích nhất định phá, hai ông đành phải ra đi.

Đầu mùa thu năm 46 hai tông đồ tới Iconium (xứ Lycaonia), một thành phố nhỏ cách Antiokia 120km. Ở đây hơn một năm, các ông lập được một giáo đoàn đông đúc. Nhưng cuối cùng, cũng bị nhóm Do Thái ác cảm quấy rối định ném đá, hai ông phải bỏ trốn sang Lystra và Derba cách Iconium khoảng 40km. V́ hai thành phố nhỏ này không phải là nơi thương mại, nên không có người Do Thái; dân chúng sống nghề chăn nuôi và đặc biệt sùng bái thần Jovis và Mercurius. Tới Lystra, hai ông may mắn bắt liên lạc với một gia đ́nh Do Thái độc nhất, tức gia đ́nh của Timotheô, một thiếu niên ngoan ngoăn hiền lành. Tuy sống trong khung cảnh ngoại giáo, Timotheô cũng được bà mẹ dạy cho biết Thánh Kinh, nhưng chưa chịu Cắt b́. Nhà của Timotheô được dùng làm trụ sở cho hai nhà truyền giáo.

Trong một buổi giảng dạy ở Lystra, Phaolô chữa lành một người bất toại từ khi mới sinh. Cho Barnabê là thần Jovis và Phaolô là thần Mercurius giáng thế, dân chúng cấp báo cho sư săi các chùa mang ít vật đến sát tế. Hai tông đồ phải hết sức can ngăn, họ mới thôi. T́nh h́nh tiến triển đang có lợi cho các ông th́ một nhóm Do Thái từ Antiokia và Iconium đến phá. Bị bọn chúng tuyên truyền phỉnh gạt, dân chúng đổi ḷng t́m bắt Phaolô, đưa ra ngoài ném đá. Tưởng ngài đă chết, họ bỏ về. Khi trời tối, giáo dân đến mai táng mới biết thánh tông đồ c̣n sống. Bỏ Lystra, hai ông qua Derba ở đấy chừng một năm và lập được một giáo đoàn thịnh vượng.

Trên đường trở về, hai tông đồ viếng thăm các giáo đoàn đă thiết lập và tổ chức cho có cơ sở vững chắc. Đi đến đâu, các ông cũng được an ủi thấy giáo dân nhiệt thành giữ đạo. Các ông chọn những người đạo đức sáng suốt, đặt tay ban quyền Linh mục và trao trọng trách chỉ huy giáo đoàn. Khi qua Perga, thấy dân chúng đă trở về làm ăn đông đúc, hai tông đồ ở lại giảng dạy ít bữa trước khi xuống Attalia lấy tàu về Antiokia. Về tới nhà, “các ông họp giáo dân tường thuật cho họ nghe bao nhiêu công việc Thiên Chúa đă dùng ḿnh làm và sự dân ngoại đón nhận Tin Mừng”.

Những kết quả hai tông đồ thu hoạch được trên đất dân ngoại đă gây nhiều phản ứng. Ở trong xứ Judea người ta xôn xao bàn tán, rồi những người vô trách nhiệm đến tận Antiokia hạch lạc về sự trở lại của dân ngoại, họ nói: “Phép Rửa không thành, nếu không chịu Cắt b́ trước”. Với những người Do Thái mới trở lại và có óc thủ cựu ấy, hai tông đồ đă tranh luận nhiều buổi, nhưng vô ích. Cuối cùng, giáo đoàn Antiokia cử Barnabê và Phaolô đi Gierusalem gặp các tông đồ, để giải quyết dứt khoát vấn đề quan trọng này.

Công đồng Gierusalem được triệu tập năm 49, đặt dưới quyền chủ tọa của thánh Phêrô. Trong Công đồng, Phaolô và Barnabê thuật lại chuyến đi truyền giáo lần thứ nhất với những kết quả tốt đẹp đă thu lượm được. Các ông nói thêm: “Chúng ta không nên ngăn cản bất cứ ai muốn tin theo, cũng không nên bỏ dở công cuộc bắt đầu mà chúng ta đă được chứng kiến nhiều sự lạ lùng”. Pherô đồng ư nói: “Chính nhờ ơn Chúa Giêsu Kitô mà chúng ta tin chúng ta được cứu rỗi, th́ họ cũng thế”. Sau đó, với tư cách tông đồ trưởng, thánh Pherô tuyên bố quyết định không buộc những người dân ngoại gia nhập Kitô giáo phải mang “ách” luật Môisen. Giacobê Hậu, lúc ấy đứng đầu giáo đoàn Gierusalem, vốn có tiếng bảo thủ với lễ nghi cổ truyền Do Thái, cũng lên tiếng ủng hộ quyết định của Công đồng, chỉ đ̣i phải kiêng đồ cúng, máu và thịt những vật chết ngạt, cùng sự gian dâm. Một Thông điệp được gởi đến dân ngoại ở Antiokia, Syria và Cilicia (Cv XI, 1-29; Gl II, 1-10). Vấn đề được giải quyết và Công đồng thứ nhất của Giáo hội đă giải phóng anh em Dân ngoại. Từ nay, với hoạt động của Phaolô, Giáo hội sẽ rộng tay đón nhận họ từ các nơi tràn đến.


2. Hành tŕnh thứ hai (50-52) của thánh Phaolô

Sau Công đồng Gierusalem, Phaolô trở về Antiokia, đề nghị với Barnabê một chuyến đi thứ hai, mục đích viếng thăm các giáo đoàn, đồng thời công bố và giải thích Thông diệp của Công đồng, thiết lập thêm giáo đoàn mới. Barnabê muốn đem theo Gioan Mar­cô nhưng Phaolô nhất định từ chối, một cuộc bàn căi sôi nổi xảy ra khiến hai tông đồ rời xa nhau: Barnabê đem Gioan Marcô sang đảo Cypro, c̣n Phaolô chọn Sila.

Mùa xuân năm 50, Phaolô và Sila theo đường bộ qua Syria và Cilicia, thăm các giáo đoàn cũ: Tarses, Derba, Lystra, Iconium, Antiokia. Ở Lystra, Phaolô được thêm một bạn đồng hành nữa là Timotheô (Cv XV, 35 XVIII, 22).

Bỏ Antiokia (xứ Pisidia), đoàn truyền giáo tiến lên miền Phrygia và Galatia. Phaolô không ở lại đây lâu v́ muốn dành nhiều thời giờ cho những đô thị lớn. Quan niệm rằng một khi Tin Mừng có cơ sở tại những nơi đô hội, sẽ phổ biến đi các vùng chung quanh. V́ thế, thánh nhân định đưa đoàn truyền giáo xuống miền Nam, có nhiều thành phố lớn như Smyrna, Epheso, Mileto... nhưng Chúa không muốn. Tại Troas, thương cảng xứ Mysia, đang lúc Phaolô lúng túng không biết đi đâu th́ gặp Luca, một y sĩ danh tiếng và thông thạo đường thủy: Luca đề nghị sang xứ Macedonia. Đêm ấy, Phaolô chiêm bao thấy người xứ Macedonia yêu cầu ngài đem tin lành đến với họ. Ngay hôm sau, Phaolô cùng với Sila, Timotheô và Luca đáp tàu sang Macedonia, cập bến Neapoli.

Từ hải cảng Neapoli, các tông đồ tiến lên Philip. Dân chúng ở đây là những người cần cù tử tế, tôn trọng đạo gia đ́nh, nên sẵn sàng đón nhận Tin Mừng hơn nhiều nơi. Một bà hàng tấm giàu có tên là Lyđia được ơn tin theo, đă rước đoàn truyền giáo đến cư ngụ nhà ḿnh. Công cuộc truyền giáo kết quả, nhưng một phép lạ của Phaolô đă làm cớ đưa ngài vào ngục. Phaolô trừ quỷ cho một thiếu nữ nô lệ làm nghề bói toán. Thấy mất mối lợi, người chủ mưu làm hại thánh tông đồ. Nhân việc hoàng đế Claudius ra lệnh trục xuất các người Do Thái ở Roma v́ nghi họ âm mưu phản loạn, ông chủ nói trên cũng tố cáo Phaolô xúi dân làm cách mạng, và cho bộ hạ đến nhà bà Lyđia bắt Phaolô và Lila dẫn đến đại diện chính quyền Roma. Không tra hỏi ǵ, vị đại diện ra lệnh đánh đ̣n hai tông đồ rồi tống giam. Ban đêm, một dấu lạ xảy ra: đất động, các cởi mở tung, xiềng xích đứt hết. Thấy thế, lính cai ngục theo đạo. Sáng hôm sau, Luca và Timotheô cũng ngầm báo cho nhà cầm quyền biết Phaolô và Timotheô có quốc tịch Roma, việc đánh đ̣n trái phép hôm qua có thể là một tử tội. Họ vội vàng đến xin lỗi hai ông và yêu cầu bỏ Philip. Nhưng các ông c̣n ở lại ít ngày để tổ chức giáo đoàn, đặt Luca ở lại coi sóc.

Bỏ Philip, đoàn truyền giáo ba người c̣n lại đi về miền Tây, đến Thessalonic, thủ phủ xứ Macedonia, một hải cảng lớn và cũng là trung tâm kỹ nghệ có rất nhiều anh em lao động sống nghèo khổ. Cũng như ở các nơi khác, ba nhà truyền giáo giảng Tin Mừng cho kiều bào Do Thái, nhưng họ cứng ḷng nên các ông đi t́m anh em Dân ngoại, và ở đây Phaolô để ư đến giới cần lao. Người Do Thái tố các nhà truyền giáo đến gieo rắc tinh thần chống đối hoàng đế Roma, và cho người đến bắt tại xưởng dệt của ông Jason. May mắn lúc đó ba ông vắng mặt. Thấy t́nh h́nh căng thẳng, các tông đồ vội tổ chức giáo đoàn đặt người lănh đạo, rồi tiếp tục lên đường.

Đến Berea cách Thessalonic 75km, ba nhà truyền giáo được kiều bào Do Thái tiếp rước tử tế hơn. Họ chen nhau đến nghe tin lành và trở lại khá đông. Được tin đó, người Do Thái từ Thessalonic kéo đến quấy phá, Phaolô đành rút lui, để Sila và Timotheô ở lại tiếp tục hoạt động.

Mùa đông năm 50, một ḿnh Phaolô lên tàu đi Athêna, thời đó là trung tâm văn hóa của cả thế giới. Roma tuy có uy thế về chính trị, nhưng vẫn phải tôn trọng và kiêng nể Athêna. Tới đây, Phaolô không khỏi đau ḷng khi thấy hai bên lộ đầy tượng thần, dân chúng thi đua học hỏi sự khôn ngoan thế gian nhưng tối tăm về chân lư Nước Trời. Lợi dụng đức tính hiền ḥa của dân thành, thánh tông đồ giảng một bài tại tối cao pháp viện (Aréopage). Ngài mở đầu: “Thưa quí vị công dân thành Athêna, phàm việc ǵ tôi cũng thấy quí vị rất say mê. Nhân khi đi qua, nhận xét các thần tượng của quí vị tôi gặp một bàn thờ có đề hàng chữ “Kính Thần Bất Minh”. Vậy đấng quí vị thờ mà không am tường đó, tôi xin tŕnh bày hiến quí vị”. Rồi với một giọng hùng hồn, thánh tông đồ giảng về Đấng Tạo thành trời đất muôn vật, Đấng không ngự trong ngôi nhà do bàn tay loài người tác tạo, Đấng chẳng giống như vàng bạc hay đá gỗ do tài ba của nghệ thuật chạm trổ nên. Ngài không ở xa chúng ta, bởi v́ “ta sống, ta động, ta có đều do Ngài”. Sau cùng, thánh tông đồ nói đến sự phán xét và sống lại. Nhưng hai vấn đề này đă làm thính giả không muốn nghe nữa, cử tọa nhôn nhao, tiếng nói x́ xào: “Thôi để khi khác sẽ nghe ông ta nói về vần đề đó” (Cv XVII, 22-32). Thánh Phaolô chịu thất bại trước những con người quá thiên về lư trí ấy.

Phaolô ra đi đến Corintô, một trung tâm thương mại và kỹ nghệ lớn, nhưng t́nh trạng luân lư và tôn giáo rất suy đồi; số thương gia Do Thái khá đông. Tới nơi, thánh tông đồ liên lạc với gia đ́nh ông bà Aquila và Priscilla đă được rửa tội ở Roma và mới bị trục xuất do lệnh hoàng đế Claudius. Sila và Timotheô sau khi tổ chức xong giáo đoàn Berea cũng đến cộng tác với ngài. Như hầu hết các nơi khác, đứng trước sự cứng ḷng của người Do Thái, ba tông đồ quay về phía Dân ngoại và đem Tin Mừng đến cho họ. Các ông đă thành công rực rỡ, một giáo đoàn đông đúc và nhiệt thành được thiết lập với đủ mọi thành phần xă hội. Chính ở đây, Phaolô viết hai Thư gởi giáo đoàn Thessalonic vào khoảng năm 51.

Trong 18 tháng hoạt động ở Corintô, người Do Thái vẫn là kẻ thù của thánh tông đồ. Họ bắt ngài nộp cho chính quyền Roma, vu cáo làm cách mạng. Nhưng Gallius, em nhà hiền triết Seneca, lúc đó giữ chức trấn thủ, là người sáng suốt đă gạt đi. Được tha về, Phaolô lo tổ chức giáo đoàn để có thể đứng vững khi ngài vắng mặt. Mùa hè năm 52, thánh Phaolô đáp tàu trở về Antiokia bằng đường biển, ghé qua Epheso Và Gierusalem.


3. Hành tŕnh thứ ba (52-57) của thánh Phaolô

Sau một thời gian nghỉ ngơi ở Antiokia, Phaolô lại nghĩ đến chuyến đi thứ ba. Đoàn truyền giáo lần này đông hơn, gồm có Timotheô, Titô, Erastus, Gaius, nhưng không thấy Sila, có lẽ ông này ở lại Gierusalem làm thư kư cho thánh Pherô. Chuyến đi khởi hành vào mùa thu năm 52. Cũng như lần trước, Phaolô muốn thăm viếng các giáo đoàn cũ, nên đă theo đường bộ qua Derba, Lystra, Iconium, Antiokia. Sau đó, ngài qua Colosse, Laodicea, tới Epheso vào mùa thu năm 53. Epheso bấy giờ là thủ phủ Xứ Asia, một thương trường rộng lớn, phồn thịnh, trụ sở của toàn quyền Roma, đồng thời là “Thánh địa” của nữ thần Diana với ngôi đền lộng lẫy, nguy nga, tức đền Artemi kỳ quan thế giới. Chính đây là trọng tâm truyền giáo của thánh tông đồ trong cuộc hành tŕnh thứ ba này (Cv XVIII, 21 - XXI 16).

Ở Ephesô, Phaolô làm nghề dệt để khỏi phiền lụy đến người khác và sống trong gia đ́nh ông bà Aquila và Priscilla, v́ hai ông bà này đă bỏ Corintô đến trú ngụ ở đây. Trước hết, thánh tông đồ tiếp xúc với 12 người trong nhóm “Thanh tẩy Gioan”, và đă thuyết phục được họ theo Tin Mừng. Nhưng đối với kiều bào Do Thái mà chuyến đi trước Phaolô đă được tiếp đón nống hậu, th́ lần này thánh tông đồ nhận ra sự cố chấp của họ như nhiều nơi khác, nên ngài bỏ đi truyền giáo cho Dân ngoại. Trong ba năm trời, Chúa chúc lành cho công cuộc của Phaolô, cho ngài làm nhiều phép lạ và thu được nhiều kết quả. Đang khi đó, các cộng sự viên của ngài đi truyền giáo ở các thành phố lân cận, như Colosse, Hierapoli, Laodicea, và các nơi xa hơn như Smyrna, Pergamo, Mileto.

Từ Epheso, thánh tông đồ vẫn liên lạc với các giáo đoàn. Năm 54, ngài nhận được nhiều tin bi quan về giáo dân ở Galatia. Năm đó, những cộng sự viên của ngài đi điều tra về, cho biết có một số người Do Thái tự xưng là đặc phái viên của Gierusalem đến, tuyên truyền vu khống nhiều điều không hay về ngài. Phaolô liền viết Thư gởi giáo đoàn Galatia biện hộ cho thiên chức tông đồ của ḿnh, và Tin Mừng ngài giảng là chính Tin Mừng Chúa Giêsu đă mặc khải. Cũng trong Thư đó. Phaolô chống lại chủ trương Cắt b́ của nhóm thủ cựu cố chấp, minh chứng rằng: Đức tin chứ không phải Cắt b́ làm cho người ta nên công chính.

Phaolô cũng rất đau ḷng khi nghe biết giáo dân Corintô có sự chia rẽ và nhiều tội loạn luân xảy ra. Năm 55, ngài sai Timotheô và Erastus đến dàn xếp công việc, và trước đó ngài đă gởi cho giáo đoàn một bức Thư. Thư thứ nhất gởi cho thành Corintô này là bức Thư dồi dào tư tưởng và hay hơn hết trong các Thư của thánh tông đồ. Trong phần I, tác giả khiển trách giáo dân về tội chia rẽ và loạn luân; phần II, tác giả giải đáp những thắc mắc họ nêu ra có liên hệ đến lương tâm người Kitô hữu.

Vào khoảng tháng 5 năm 56, đại hội Diana được tổ chức long trọng, Phaolô muốn lợi dụng cơ hội để truyền bá đức tin. V́ số người tin theo từ trước đến giờ mỗi ngày thêm đông, nên người mua ảnh tượng và đồ thờ cúng thần Diana mỗi ngày giảm bớt. Demetrius, chủ tịch nghiệp đoàn thợ bạc chuyên tạc tượng làm ảnh, đă tổ chức một cuộc biểu t́nh, vận động quần chúng đến bắt Phaolô. Nhưng hôm ấy ngài vắng nhà, chúng bắt Gaius và Aristarcus, hai cộng sự viên của ngài, điệu đi các khu phố. May nhờ có sự can thiệp của nhà cầm quyền, cuộc biểu t́nh bị giải tán và hai ông được trả tự do.

Sau vụ nói trên, Phaolô bỏ Epheso cùng với đoàn truyền giáo đi Troas, chờ Timotheô và Erastus cho biết tin lức về Corintô, nơi hai ông đă được sai đi. Timotheô trở về cho biết dư luận xôn xao về bức Thư của thánh tông đồ, và một số người không chịu tuân phục. Phaolô sai Tirô đến dàn xếp lần nữa. Sau hơn ba tháng nóng ḷng đợi tin của Titô, Phaolô bỏ Troas sang xứ Macedonia đến thăm giáo đoàn Philip. Ở đây Phaolô gặp Luca, và ít lâu sau Titô cũng đến đem tin về Corintô; giáo dân hầu hết đă đổi ḷng, chỉ c̣n lại một số người cố chấp. Thánh tông đồ bèn viết Thư thứ hai gởi giáo đoàn Corintô, trao cho Titô mang đến. Trong Thư ngài an ủi và tha thứ cho họ, đề cập đến cuộc lạc quyên giúp anh em ở Gierusalem và cuối cùng biện hộ cho thiên chức tông đồ của ḿnh. Ở lại Philip cho đến cuối năm 56, ngài mới đích thân đến Corintô, để đem lại b́nh an và trật tự cho giáo đoàn.

Lúc này nh́n lại kết quả ba cuộc hành tŕnh, Phaolô nhận thấy các thành phố lớn miền duyên hải và nội địa Tiểu Á đă được nghe giảng Tin Mừng, nên ngài muốn sang Tây phương: Ư Đại Lợi và Tây Ban Nha. Thánh nhân cũng nghĩ tới kinh thành Roma, nơi hoạt động của Pherô. Nhưng trước khi đến, ngài viết Thư bắt liên lạc với họ (đầu năm 57). Có thể nói, đây là bản lược tóm giáo lư của thánh tông đồ về tín lư (phần I) cũng như luân lư (phần II).

Sau khi gởi Thư cho giáo dân Roma, Phaolô công đoàn truyền giáo sửa soạn về Gierusalem để kịp mừng lễ Phục sinh vào tháng 3 năm 57. Nhưng khi sắp lên tàu, th́ được tin báo người Do Thái đă tổ chức ám sát Phaolô rồi quẳng xác xuống biển, cuộc hành tŕnh v́ thế đă phải thay đổi. Phaolô và một ít người theo đường bộ lên Macedonia mừng lễ Phục sinh với giáo đoàn Philip, c̣n các người khác cứ lên tàu như thường, nhưng sẽ cập bến Troas và chờ thánh tông đồ ở đấy.

Nhưng h́nh như vị tông đồ linh cảm thấy ḿnh sẽ không c̣n được gặp lại giáo đoàn thân yêu, nên đi tới đâu, Phaolô cũng từ biệt họ một cách hết sức cảm động. Bỏ Troas, thánh tông đồ xuống tàu đi Mileto, ở đây ngài cho mời các kỳ lăo giáo đoàn Epheso đến cho ngài gặp lần sau hết. Chuyến tàu sau đó chạy đi Tyro, anh em ở đây can ngăn Phaolô không nên đến Gierusalem v́ có sự nguy hiểm, nhưng ngài không nghe. Tới Cesarea, một giáo dân được ơn nói ngôn sứ cũng cho biết: ở Gierusalem thánh tông đồ sẽ bị người Do Thái bắt nộp cho chính quyền ngoại đạo. Giáo dân khuyên Phaolô lánh đi nơi khác, nhưng thánh nhân muốn chịu đau khổ giống Chúa, nên cứ tiến về Gierusalem.

Đến đây, Phaolô chấm dứt các cuộc hành tŕnh, để bước vào con đường tử đạo. Thánh nhân đă mở đầu những trang sử truyền giáo của Giáo hội, và thật xứng đáng với danh hiệu “Tông đồ Dân ngoại”.


4. Thánh Phaolô bị bắt và tử đạo (57-67)

Tới Gierusalem trước lễ “Ngũ tuần” năm 57, Phaolô đi gặp Giacobê để tŕnh bày những hoạt động truyền giáo và kết quả đă thu lượm được trong các chuyến đi vừa qua. Tất cả mọi người tạ ơn Thiên Chúa và ca tụng Phaolô. Nhưng những phần tử bảo thủ và cố chấp tiếp đón ngài cách lạnh nhạt. Để phá đổ những tuyên truyền vu khống, thánh tông đồ theo đề nghị của một số người, làm một tuần chay đền tội theo lễ giáo Do Thái (Naziréat), để công khai minh chứng ḷng thành với luật Maisen.

V́ là lễ “Ngũ tuần”, người Do Thái từ các nơi về Gierusalem đông. Trong số này, có nhiều người thuộc bọn cố chấp, thù địch của Phaolô. Biết ngài có mặt ở Gierusalem, họ nhất định thanh toán. Khi Phaolô và bốn giáo dân lên Đền thánh, một nhóm Do Thái sinh trưởng ở Epheso đă đợi sẵn. Thấy thánh nhân, chúng liền la lối vu cho ngài là xúc phạm đến Đền thánh, mang người ngoại giáo vào khu cấm. Dân chúng tin theo, định lôi Phaolô ra ngoài ném đá, nhưng nhà cầm quyền v́ không hiểu truyện, vội ra lệnh tống giam để điều tra. Phaolô phải nại đến quyền công dân Roma mới thoát khỏi những trận đ̣n ghê sợ. Muốn biết đầu đuôi câu truyện, hôm sau Lysia họp công nghị Do Thái để đối chứng với Phaolô. Thánh tông đồ một nhà tâm lư sành nghề, ngài lớn tiếng nói: “Thưa quí vị tôi là người Pharisê, song thân tôi cũng là Pharisê, sở dĩ tôi bị điệu ra xử hôm nay chỉ v́ tôi tin tưởng người chết sống lại” (Cv XXIII, 6). Kết quả câu nói đó là làm cho hai phe đả kích nhau dữ dội, Lysia lo ngại, phải đưa Phaolô về trại giam.

Thất bại v́ câu nói của Phaolô, người Do Thái căm thù: một số chừng 40 thề tuyệt thực cho đến khi giết được thánh nhân. Để đạt ư định ấy, công nghị Do Thái xin Lysia cho điệu Phaolô ra lấy khẩu cung lần nữa, bọn họ sẽ mưu sát dọc đường. May có người cháu đến báo cho Phaolô, khiến âm mưu bị đổ bể. Để khỏi bận tâm về vụ lôi thôi như thế, trấn thủ Lysia huy động một số binh sĩ khoảng 470 người áp giải Phaolô đi Cesarea, trao cho toàn quyền Felix. Ông này là người độc ác, đa dâm, thi hành lệnh hoàng đế một cách nô lệ. Sau ít ngày, thánh tông đồ được đem ra đối chứng trước công nghị. Biết rằng chỉ là sự bất đồng về mấy điểm tôn giáo, Felix muốn tha nhưng lại sợ người Do Thái. Ông kéo dài thời gian giữ thánh nhân đến hai năm, tuy là người độc ác, ông không dám xử tệ với ngài, c̣n cho tự do liên lạc và tiếp xúc với các cộng sự viên.

Năm 59, Festus đến thay thế Felix ở chức toàn quyền. Nhân dịp này, người Do Thái yêu cầu Festus đưa Phaolô lên xét xử ở Gierusalem với thâm ư sẽ mưu sát dọc đường. Nhưng Phaolô kháng cáo lên Cesar. Bấy giờ là mùa thu năm 59, Julius cùng một số cảnh binh Roma được lệnh áp giải tù nhân. Nhận thấy Phaolô có nhiều đức tính cao quí, nên Julius đối xử đặc biệt với ngài, cho Timotheô, Luca và Aristarcus đi theo. Cứ mỗi khi tàu ghé bến có giáo dân, Phaolô lại được phép lên thăm. Con tàu tiến dọc theo bờ biển Syria, qua đảo Cypro, theo bờ biển xứ Lycia. Tới hải cảng Myra, gặp tàu đi Ư Đại Lợi, Julius cho chuyển tù nhân sang đó. Chuyến tàu chở tất cả 276 người kể cả thủy thủ, hành khách, c̣n thêm nhiều hàng hóa. Gặp gió lớn, tàu giạt vào hải cảng Bonoporto (đảo Creta). Thấy nguy hiểm, Phaolô đề nghị ở lại đây, đợi qua mùa đông, nhưng không ai nghe. Tàu vừa nhổ neo được mấy ngày th́ gặp băo lớn. Sau 14 ngày đêm đương đầu với băo tố, mọi người thất vọng, Phaolô cố gắng an ủi và lấy lại niềm tin cho bạn tàu. Khi gần tới đảo Malta tàu đụng vào một cồn cát, vỡ tan tành, nhưng đúng như lời Phaolô đă nói trước, mọi người thoát nạn và vào tới bờ.

Ở Malta, trong khi t́m củi để sưởi ấm, Phaolô bị một con rắn độc quấn vào tay, song ngài b́nh tĩnh giũ nó vào lửa. Dân chúng thấy thế cho Phaolô là hiện thân của một vị thần tới thi ân cho họ. Người ta tranh nhau đưa bệnh nhân đến xin ngài chữa, cả thân phụ của Publius, người cầm quyền đảo này, cũng được chữa khỏi bệnh; nhiều người xin theo đạo. Cuối tháng 2 năm ấy, có chuyến tàu chở lá ḿ qua Ư, Julius cho tù nhân quá giang. Sau ít ngày, tàu cập bến Puteolo gần thành Napoli, rồi theo đường bộ Phaolô bị áp giải lên Roma. Giáo dân nghe biết gởi phái đoàn đến rước ngài, trong phái đoàn có gia đ́nh ông bà Aquila và Priscilla.

Ở Roma nhờ có báo cáo của toàn quyền Festus và của Julius. Phaolô được đối xử đặc biệt. Ngài được phép sống trong một căn nhà thuê và dân chúng có thể đến viếng thăm. Trong 2 năm giam lỏng, thánh tông đồ không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể rao giảng Tin Mừng. Ngài dấn thân hoạt động cả những nơi mà chính thánh Pherô và các giáo dân khác không lọt vào được. Những thủ tục của ṭa án đă cho thánh tông đồ nhiều cơ hội tiếp xúc với giới quan chức, với cận thần nhà Vua, và thường xuyên với các sĩ quan có nhiệm vụ canh gác. Phaolô giải thích cho họ tại sao người ta tố cáo và muốn làm hại ḿnh, v́ lẽ hết mọi người đều biết “chính v́ Chúa Kitô mà tôi phải mang xiềng xích” (Pl I, 13, IV,22; Cv XXI. 17-XXVIII,31).

Trong thời gian này, thánh Phaolô viết bốn Thư gởi giáo đoàn Epheso. Colosse, Philip và ông Philemon. Thánh tông đồ viết cho Epheso, nhân lúc ở Tiểu Á có phong trào triết học ngoại giáo muốn giải quyết những vấn đề liên hệ đến Thiên Chúa và vạn vật, gây hoang mang về địa vị Chúa Kitô. Trong phần tín lư, tác giả nêu cao chương tŕnh của Thiên Chúa, đặt Đức Kitô làm trung gian để mọi người trở về với Người. Trong phần luân lư, thánh nhân khuyên đoàn kết, cải thiện đời sống, và nêu rơ bổn phận vợ chồng, cha mẹ, con cái... Viết cho thành Colosse tác giả muốn đả phá những dị đoan mê tín, đồng thời đề cao địa vị Chúa Kitô và Giáo hội của Người. C̣n viết cho giáo đoàn Philip là để cảm ơn họ đă gởi tiền giúp đỡ ḿnh, đồng thời khuyên họ ít điều bằng những lời lẽ chân thành và tha thiết. Bức thư viết cho Philemon tuy ngắn, nhưng hàm xúc chân lư nền tảng công b́nh, bác ái, xă hội.

Theo Tông đồ Công vụ, th́ sau 2 năm chịu giam giữ Phaolô đă được tha. Vừa được phóng thích, Phaolô tiếp tục ngay công việc truyền giáo. Biết rằng đời ḿnh sắp kết liễu bởi tay lư h́nh, ngài cố gắng đi hết những phần đất c̣n lại và nhất là thăm viếng một lần nữa các giáo đoàn. Theo thánh Clementê, chứng nhân của thế kỷ I, và nhiều giáo phụ trong những thế kỷ sau, th́ vị tông đồ Dân ngoại đă thực hiện ước vọng đi truyền giáo trên bán đảo Tây Ban Nha (Rm XV 24). Trở lại Roma, thánh nhân đă tham dự vào việc viết Thư gởi giáo đoàn Do Thái. Đây là một thiên tiểu luận hay một bài giảng, nhằm vào những người Do Thái di tản xa quê hương, đă theo đạo Chúa Kitô từ lâu, nay bị cám dỗ muốn quay lại lễ giáo Do Thái và coi đó như cần thiết để được cứu rỗi: “Chúng ta có một bàn thờ, mà các kẻ phụng sự Nhà tạm không có quyền ăn” (Dt XIII, 10).

Kế đấy, Phaolô nghĩ đến việc thăm các giáo đoàn cũ. Đoàn truyền giáo bắt đầu tới đảo Creta, Phaolô để Titô lại đây coi sóc giáo đoàn, rồi qua Mileto đến Epheso. Timotheô ở lại Epheso, c̣n ngài tiến lên miền Bắc tới hải cảng Troas, rồi sang xứ Macedonia thăm Philip và Berea. Trong thời gian trên đất Macedonia, thánh tông đồ viết hai Thư, một cho Timotheô ở Epheso và một cho Titô ở Creta. Cùng với Thư thứ hai gởi Timotheô, người ta gọi là những Thư mục vụ, hiến chương hoạt động tông đồ của bậc thày để lại cho các môn đệ.

Mùa đông năm 65, sự đi lại khó khăn, Phaolô phải tạm trú ở Nicopoli. Lúc ấy cuộc bách hại của Neo ở Roma đang gắt gao và tràn đi các nơi, khiến thánh tông đồ phải đề pḥng sự theo dơi của người Do Thái thù địch. Nhưng do sự chỉ điểm của tên thợ đúc Alexander (II Tm IV, 14), Phaolô bị bắt có lẽ tại nhà ông Carpus ở Troas, trên đường trở lại thăm viếng các giáo đoàn một lần nữa. Từ đây thánh tông đồ bị áp giải về Roma (mùa thu năm 60).

Ở Roma, gặp thời bách hại, Phaolô phải chịu cảnh giam cầm ghê sợ, chứ không được đối xử như lần trước. Ra ṭa lần thứ nhất, tài hùng biện của ngài đă làm cho bản án được hoăn lại, như ngài có khoe với Timotheô trong Thư thứ hai. Đó là “chúc thư“ của Phaolô gởi Timotheô, người con yêu dấu. Thánh tông đồ khuyên Timotheô can đảm bảo vệ đoàn chiên trong nhẫn nhục và sáng suốt, c̣n ngài đă muốn dâng cái chết làm lễ vật hy sinh. “Giờ chết của cha đă gần, suốt đời cha đă cương quyết chiến đấu cho Thiên Chúa. Cha đă chạy tới đích và bảo vệ đức tin, chỉ c̣n chờ lănh triều thiên bởi tay Đấng Thẩm phán chí công” (II Tm IV, 6-8).

Về án tử h́nh và cái chết của thánh tông đồ, không có tài liệu để lại. Chúng ta chỉ được biết qua lưu truyền: sau 9 tháng chờ đợi, lần xét xử thứ hai, Phaolô bị kết án trảm quyết, nghĩa là bị chém đầu theo sự đ̣i hỏi của quyền công dân Roma. Thánh nhân bị hành quyết trên con đường đi Ostia (cùng ngày hoặc trước thánh Pherô một ngày) tại một nơi nay gọi là Tre-Fontane. Giáo dân chôn táng thánh tông đồ trên khu đất của bà Lucina, là nơi hiện nay một thánh đường lớn đă được xây cất, tức đền Thánh-Phaolô ngoại thành.

 
III

THÁNH PHERÔ LẬP T̉A Ở ROMA

VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÔNG ĐỒ KHÁC


1. Thánh Pherô từ Gierusalem đến Roma

Ngay từ khi Giáo hội được thành lập ở Gierusalem, Pherô đă ư thức trách nhiệm Chúa đặt làm đầu. Ông nắm giữ địa vị quan trọng trong tổ chức tông đồ và trong công đồng dân Chúa. Trên đây, chúng tôi đă nói đến hoạt động truyền giáo của ngài tại Judea và Samaria kể từ ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống cho tới khi rời bỏ Gierusalem (năm 44), do cuộc bách hại của Agrippa I. Sách Tông đồ Công vụ kể rằng: “Sau khi được cứu thoát khỏi ngục, Pherô đă đi nơi khác” (XII, 17).

Pherô đi đâu ? Lúc ấy giáo đoàn Antiokia đă thành h́nh, và Barnabê được sai tới đó để tổ chức. Có lẽ Pherô đến Antiokia vào thời kỳ này, ngài chuyển Ṭa từ Gierusalem đến đó [4]. Giáo hội từ thành thánh mở rộng sang các vùng Judea, Samaria, Galilea, đến lúc cần phải đi xa hơn: Antiokia sẽ là điểm xuất hành các cuộc truyền giáo vào những vùng ảnh hưởng Hy Lạp, rồi sang tận Roma. Ở Antiokia ít lâu, Pherô đặt một vị tên là Evodes thay ngài, tiếp theo Evodes là thánh Ignatiô tử đạo (110). Thánh tông đồ đi đâu?

Sử gia Eusebius cho rằng ngài đi lập nhiều giáo đoàn ở vùng Cappadocia, Ponto, Bithynia, Galatia và Asia, nghĩa là ở miền Bắc Tiểu Á [5].1 Cũng thời điểm này, người ta c̣n nhớ Barnabê và Phaolô thực hiện chuyến đi lần thứ nhất truyền giáo trong vùng Pamphylia, Pisidia và Lycaonia thuộc miền Nam.

Căn cứ vào Thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Corintô để dàn xếp những chia rẽ do ba phe đối lập: Phaolô, Kêpha (tức Pherô) và Apollo (I Cr I, 12) th́ người ta cho rằng Pherô đă qua Corintô trước khi tới Roma. Thế kỷ II, trong Thư gởi cho giáo dân Roma, thánh Đionisiô (166-174) giám mục Corintô cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Pherô và Phaolô thành lập.

Pherô đến Roma vào năm nào ? Không có sử liệu nào cho biết chắc. Các sử gia thời thượng cổ chỉ tin rằng thánh Pherô đă điều khiển giáo đoàn Roma suốt 25 năm. Như vậy có nên kết luận rằng: Pherô có mặt ở Roma từ năm 42 không ? Một điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Pherô mới đi khỏi Gierusalem và năm 49, lại có mặt ở Gierusalem chủ tọa công đồng. Có sử gia cho rằng sau khi đi khỏi Gierusalem vào năm 44, thánh Pherô qua Antiokia, rồi sang Roma, rửa tội cho nhiều người trong số ấy có gia đ́nh ông bà Aquila và Priscilla, và tổ chức một giáo đoàn khá lớn ở đó, song chỉ được mấy năm, vị tông đồ phải đi khỏi do lệnh hoàng đế Claudius trục xuất người Do Thái vào khoảng năm 46. Nhưng lại có ư kiến khác cho rằng, thời ấy nhiều giáo đoàn chỉ được một vị tông đồ ở xa điều khiển. Nếu Thánh Phaolô, đang khi ở Epheso vẫn điều khiển hai giáo đoàn Philip và Thessalonic mà không cần nhờ đến vị nào khác, th́ đó cũng là trường hợp thánh Pherô, tuy c̣n ở trong xứ Judea ngài cũng có thể điều khiển giáo đoàn Antiokia, Bithynia và Roma nữa. Theo ư kiến này, th́ thánh Pherô chỉ tới đế đô sau năm 50, nghĩa là khoảng từ năm 42 đến 54.

Không có tài liệu nào cho chúng ta biết những chi tiết về nguồn gốc giáo đoàn Roma, khi ấy ít là gồm những người Do Thái đă được ơn trở lại từ ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống ở Gierusalem, gia đ́nh sĩ quan Cornelius, ông Andronicus và bà Junia “là những người đă thuộc về Chúa Kitô trước Phaolô” (Rm XVI, 7). Sử gia Sueto cho chúng ta hay: dưới triều Claudius (41-54) vào khoảng năm 45-46, có những cuộc tranh luận rất sôi nổi giữa cộng đoàn Do Thái tại Roma về vấn đề “một người tên là Chrestos”, và từ đấy một khủng hoảng xảy ra [6]. Kế đó là chiếu chỉ nhà Vua đ̣i trục xuất hết người Do Thái ra khỏi đế đô, Corintô là nơi đón nhận rất nhiều người tị nạn từ Roma đến, trong đó có gia đ́nh ông bà Aquila và Priscilla.

Nhưng vấn đề cần biết là tại sao Pherô đặc biệt chủ ư đến Roma, và lập giáo đô ở đây. Trước hết là v́ tâm lư của giáo dân tại đế đô ­ớc ao được liên lạc với những người có bảo đảm nhất về giáo lư của Chúa, do đó họ tự nhiên hướng về nhân vật đă được Thày chí thánh chỉ định đích danh làm Chủ chăn và Thủ lĩnh. Giáo dân Roma khi ấy phần lớn là người gốc Do Thái, nhưng từ khi họ định cư trên đất Ư Đại Lợi, họ đă biết “tư tưởng theo người Roma”. Chính v́ để làm vừa ḷng mong ước của giáo đoàn này mà Pherô bỏ Antiokia để quyết định lập Ṭa ở Roma. Hơn nữa, Roma bấy giờ là kinh đô, lẽ đương nhiên có tầm quan trọng về chính trị, nơi tập trung mọi hoạt động quốc gia, do đấy có thể góp phần nào cho sự bành trướng ảnh hưởng của Giáo hội, hết mọi giáo hữu v́ lư do chính trị, tư pháp hay thương mại mà Phải đến Roma, đều có dịp được tiếp xúc với vị lănh đạo tinh thần tối cao tại đế đô. Roma v́ vậy được chọn để trở nên nơi qua lại và gặp gỡ giữa nhiều giáo đoàn. Nhưng trước khi nói đến việc thánh Pherô lập Ṭa và tử đạo ở đây, chúng ta dừng lại để t́m hiểu Roma và đế quốc thời Giáo hội khai nguyên này.

Roma được thành lập năm 754 trước Chúa Giáng sinh, do một nhóm người thuộc bộ lạc Latium và Sabina. Dần dần họ làm chủ cả Ư Đại Lợi, đương đầu với cường quốc thời đó, chiếm Carthago (Bắc Phi), Macedonia, Gallia... Trong hai thế kỷ đầu (754-509), Roma tổ chức hành chính theo chính thể quân chủ tuyển cử, với ông vua đầu tiên là Romulus (754-715), rồi hơn bốn thế kỷ sau (509-46) đổi sang chính thể cộng ḥa quí tộc. Năm 46, Julius Cesar nắm chính quyền lập chế độ quân chủ độc tài, tự xưng hoàng đế. Ông bị ám sát chết năm 44. Octavius lên kế vị là người có tài nhưng đầy tham vọng, từng bước ông chiếm quyền tối cao quân sự, hành chánh và tôn giáo. Năm 27, thượng viện tôn phong ông làm hoàng đế (Augustus), từ đó ngôi hoàng đế được thần thánh hóa, và cũng nhờ đấy đế quốc trở nên vững mạnh, hùng cường và thống nhất. Việc tôn sùng hoàng đế lên tột điểm dưới thời Trajanus (98-117), rồi trở thành chuyên chế dưới thời Septimus-severus (193-211).

Đấy là ở đế đô, c̣n ở các tỉnh thuộc địa, chính sách của người Roma là tôn trọng tổ chức hành chánh và tập tục xă hội của mỗi dân tộc. Các nhân viên hành chánh được chọn lựa trong hàng quí tộc, họ rất trung thành với Hoàng đế. Bên cạnh c̣n có một lực lượng quân sự hùng hậu, kỷ luật chặt chẽ, chiến thuật khôn ngoan và con số rất đông. Về phương diện kinh tế, cùng với việc mở rộng bờ cơi, Roma bước vào một thời cường thịnh: chiến lợi phẩm, nguồn lợi thiên nhiên và thuế má từ các thuộc địa đưa về. Hoàng đế c̣n t́m cách thu quyền thương mại vào tay người Roma, mở các thị trường tiêu thụ nhất là lặp ra nhiều trục giao thông, đô thị và trung tâm thương mại.

Trong suốt hai thế kỷ đầu sau Chúa Giáng sinh, đế quốc Roma tiếp tục sống trong thời kỳ huy hoàng vô cực thịnh. Đế quốc lúc đó chiếm 1/4 thế giới đă được khám phá, diện tích ước chừng ba triệu cây số vuông với một số dân trên 60 triệu, hầu hết ở vừng xung quanh Địa Trung Hải. Nhưng t́nh trạng xă hội và tôn giáo rất tồi tệ. Nhiều tiền lắm của, người Roma dần sa vào cuộc sống ăn chơi phóng túng. Sự dă man của chế độ nô lệ lên tới tột độ: Scaurus nhạc phụ của Sylla có tới 8.000 nô lệ. Đời sống gia đ́nh trước kia được tôn trọng, giáo dục con cái được bảo đảm, nay bị đe dọa v́ ảnh hưởng văn hóa đồi bại của ngoại lai: phóng túng dâm dật. Cùng với các chiến lợi phẩm thu được, đoàn quân viễn chinh đă đưa về Roma những tượng thần với đủ thứ thần thoại, thêm vào đó những lối thờ cúng mê tín dị đoan và dâm dật: thần Isidis với Asiridis của Ai Cập, thần Cybela với Attidis của Phrygia, thần Mithra của Persia, thần Baal của Syria..., khiến Octavius-Augustus lập đền Pantheon để thờ các thần.

Đó là t́nh trạng đế quốc Roma, khi Pherô tới đế đô.


2. Thánh Pherô lập Ṭa ở Roma và tử đạo ở đây

Đế đô Roma hồi đó dân số có tới một triệu người. Tất cả mọi chủng tộc trong đế quốc đều có mặt ở đây. Nhưng nổi bật hơn cả vẫn là dân Do Thái, v́ bất kỳ ở đâu họ sống đóng kín và biệt lập, tuy con số của họ chỉ từ 40 đến 50 ngàn. Họ có chừng 10 giáo đường và nhiều nghĩa trang riêng. Phần lớn sống bên kia sông Tiber, c̣n th́ rải rắc ở các khu Capena, Suburo, Marzo, và phần đông sống về nghề buôn bán, đổi chác. Cũng như hầu hết ở các đô thị khác, giáo đường Do Thái được chọn làm cơ sở đầu tiên để gieo mầm Phúc âm. Trong sách Tông đồ Công vụ (II, 10), khi nói đến các giáo dân tiên khởi ở Gierusalem, đă nhắc đến một số người Do Thái từ Roma tới. Trở về, chắc chắn họ đă truyền giáo cho người đồng hương của ḿnh. V́ thế khi thánh Pherô tới Roma đă có sẵn một số giáo dân, và chiếu chỉ Claudius (46) trục xuất người Do Thái minh chứng lực lượng và con số khá đông của giáo đoàn này.

Lệnh trục xuất sau một thời gian đă được nới rộng và người Do Thái lần lần trở về. Đời sống giáo dân Roma trở lại như xưa. Không có tài liệu nào nói thánh Pherô tới đế đô vào năm nào sau Công đồng Gierusalem (49). Chúng ta chỉ biết chắc rằng sau Công đồng, Pherô có qua Antiokia và tại đây xảy ra truyện Phaolô phản đối Pherô (Gl II, 11-15). Theo như Công đồng Gierusalem dạy và vị tông đồ trưởng công bố, th́ con người được công chính hóa nhờ đức tin chứ không do những việc làm theo luật Mai sen, như “cắt b́” hay tuân giữ các nghi lễ. Nhưng hồi đó nhóm Dân Thái thủ cựu c̣n mạnh lắm, khiến thánh Pherô phải có một thái độ dè dặt. Khi mới đến Antiokia, Pherô ngồi ăn cùng bàn với anh em dân ngoại. Nhưng từ khi có một số người thủ cựu ở Gierusalem tới, Pherô đổi thái độ và không ngồi ăn với anh em dân ngoại nữa. Cho rằng làm như thế là “không thẳng thắn” và có thể đưa đến kết quả tai hại, Phaolô “chỉnh Kepha (Pherô) trước mặt mọi người”. Pherô b́nh tĩnh nhận lỗi và tỏ ra khôn ngoan, nên không có truyện ǵ đáng tiếc xảy ra [7].

Sau câu truyện ở Antiokia, Pherô đi đâu? Chúng ta không biết rơ; nhưng chắc chắn là khi viết hai Thư gởi các giáo đoàn ở Ponto, Cappadocia, Galatia, Asia, Bithynia, th́ Pherô đang ở Roma và Marcô cũng đang sống với ngài. Trong hai Thư, mở đầu tác giả tự xưng là Pherô, tông đồ Chúa Kitô. Ở cuối Thư I (V, 13) ngài cho biết là Thư viết từ Babylon, tức kinh thành giáo dân thời đó quen ám chỉ đế đô Roma tội lỗi. Nhiều nhà chú giải Thánh Kinh căn cứ vào bản văn cho rằng hai bức Thư viết vào năm 64, ngay trước chiếu chỉ cấm đạo của Nero được ban hành. Mục đích Thư thứ nhất là để an ủi các giáo đoàn trong cơn thử thách. Thư thứ hai viết theo sau, để trả lời những thắc mắc về ngày thế mạt và khuyên giáo dân đề pḥng những ngôn sứ giả. Chúng ta cũng không quên là Marcô đă cho ra đời cuốn Phúc âm vào thời kỳ này, theo Clementê thành Alexandria (150-215) th́ Phúc âm đó là của Pherô đă giảng ở Roma.

Tháng 8 năm 64, cuộc bách hại của Nero bắt đầu. Thánh Pherô không khỏi đau ḷng và lo ngại, nhất là t́nh trạng yếu kém của một số người chối bỏ Chúa. Quan niệm rằng đoàn chiên mất chủ chăn sẽ tan ră, nên cần phải bảo vệ sự sống ḿnh v́ đoàn chiên, Pherô quyết định đi khỏi Roma t́m nơi trú ẩn. Nhưng trên đường Appia, gần cửa Capena, thánh nhân gặp Chúa, liền hỏi “Lạy Chúa, Chúa đi đâu?”. Chúa trả lời: “Ta đi đâu ­? Ta đến Roma để chịu đóng đinh lần nữa”. Hiểu ư Chúa, Pherô trở lại để tử đạo.[8]

Năm ấy 64, Pherô bị bắt và bị tống giam. Nhà ngục Tullianum ở Roma là một hầm dưới đất chỉ có một lỗ hổng ở trên nóc ṿm. Theo lưu truyền, Pherô đă cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus; cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng, v́ không có quốc tịch Roma, thánh tông đồ bị kết án tử h́nh thập ác. Bị dẫn đến hí trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Pherô cảm thấy ḿnh không xứng đáng được chết như Thày ḿnh, đă yêu cầu cho được đóng đinh ngược. Pherô chết, Linô lên kế vị và ngôi Giáo hoàng tiếp tục cho tới ngày nay. [9]

Sau khi chết, thi hài thánh Pherô được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất Đền Thánh Pherô ngày nay trên đồi Vatican. Năm 258, chiếu chỉ Valerianus đe dọa các nghĩa trang Kitô giáo, người ta đem xác thánh giấu trong hang toại đạo trên đường Appia. Khi cơn bách hại lắng dịu, giáo dân lại đưa hài cốt ngài về nơi cũ [10].1 Sau khi Constantinus Cả ra chiếu chỉ tha đạo (313), đức Thánh Cha Silvestrê được hoàng đế giúp thiết lập một đại thánh đường ngay trên mộ thánh tông đồ (Confessio).


3. Hoạt động của các tông đồ khác

Giáo hội nguyên thủy ở Gierusalem, trong thời gian bị bách hại, đă bành trướng khắp Palestina và Syria. Trong khi Phaolô đi sâu vào lục địa Tiểu Á, th́ thánh Pherô tổ chức giáo đoàn Roma và lập Ṭa thánh tại đế đô. Đó là công tŕnh sự nghiệp của hai đại thánh tông đồ, những hoạt động của các tông đồ khác không phải là không kết quả hay không đáng để ư.

Trước hết, phải kể thánh Gioan, vị tông đồ Chúa yêu. Trong những năm đầu, ngài luôn sống bên cạnh Đức Maria. Khi Đức Mẹ về Trời, thánh nhân qua truyền giáo ở miền Asia (Tiểu Á) và đặt trụ sở ở Epheso, huấn luyện được nhiều môn đệ, trong số đó có Papias giám mục thành Smyrna. Dưới triều đại Domitianus (81-96), thánh tông đồ bị bắt đưa sang Roma. Bị kết án tử h́nh và để giáo dân khiếp sợ người ta ném vị tông đồ vào vạc dầu sôi ở cửa Latina, nhưng Chúa ǵn giữ thánh nhân vô sự. Sau đó, ngài bị lưu đày sang đảo Patmo (95). Ở đây, được ơn mạc khải về tương lai, thánh tông đồ viết cuốn Khải huyền. Ngài c̣n viết nhiều Thư gởi các giáo đoàn Đông phương lúc đó đang bị nhiều tà thuyết phá hoại. Bức Thư thứ nhất quan trọng và dài hơn cả, văn thể giống cuốn Phúc âm thứ bốn, mục đích khuyên giáo dân đề pḥng các lạc thuyết và an ủi họ trong cơn bách hại. Năm 96, thánh nhân được trở về Epheso và có lẽ vào thời kỳ này ngài cho ra đời cuốn Phúc âm IV, Phúc âm t́nh yêu. Thánh nhân qua đời khoảng năm 100.

Sau Gioan, phải kể đến Giacobê Tiền. Trong đời Chúa, thánh nhân đă được cùng với Pherô và Gioan chứng kiến phép lạ làm cho con bà Jaira sống lại, được thấy Chúa hiện ra trên núi Tabor và cơn hấp hối của Chúa trong vườn Gietsimani. Khi Agrippa bách hại đạo, thánh tông đồ bị bắt giam, và chịu trảm quyết vào dịp lễ “Ngũ tuần” năm 42. C̣n Giacobê Hậu, ngay từ đầu đă được đặt trông coi giáo đoàn Gierusalem. Theo lưu truyền, ngài sống đời chay lạt hăm ḿnh rất nhiệm nhặt. Năm 62, thánh nhân bị người Do Thái xô đẩy từ trên cao xuống và ném đá chết. Thánh nhân có để lại một Thư viết (50-58) cho người Do Thái trở lại sống trong các khu phân tán. Đó là một bài giảng dạy luân lư, đề cao đức khó nghèo, cảnh báo người giàu có và nhấn mạnh đến việc bố thí, đề pḥng một đức tin không việc làm, và gọi nó là đức tin chết.

C̣n các tông đồ khác, khi cuộc bách hại bùng nổ năm 42, đă bỏ Gierusalem đi truyền giáo mỗi người mỗi nơi. Theo lưu truyền, Simon và Giuđa cũng gọi là Thađeô, anh em với Giacobê Hậu, cả hai ban đầu truyền giáo tại những vùng khác nhau: Simon ở Ai Cập Giuda ở Mesopotamia; sau đấy gặp nhau ở Persia và tử đạo ở đó. Giuda cũng đề lại một Thư viết vào khoảng năm 70-80, khuyên giáo dân xa tránh những tiên tri và tiến sĩ giả. Thánh Mattheô, sau khi viết Phúc âm I bằng tiếng Aram [11] khoảng năm 50, theo Rufinus, ngài đi truyền giáo trong xứ Ethiopia (châu Phi) và được phúc tử đạo v́ bài giảng về đức đồng trinh. Philiphê giảng Tin Mừng cho vùng Phrygia và nhiều nơi ở Tiểu Á, tử đạo tại Hierapoli. Anrê ở Scythia, Ponto và nhất là ở Akaia, bị đóng đinh ở Patras, Bartholomeô xuống miền Nam Ả Rập rồi lên Armenia, tử đạo ở Albanopoli: có người cho rằng bị chém đầu, người khác nói bị lột da và đóng đinh. Matthias truyền giáo cho Persia và Mesopotamia. C̣n thánh Thomas đi xa hơn, sau một thời gian ở Partha, Assyria, Mesopotamia, đă sang tận Ấn Độ và bị giết ở Meliapour (Nam Ấn).

Barnabê cũng được gọi là tông đồ như đồng bạn Phaolô. Sau khi bỏ Phaolô, thánh nhân nhận việc truyền giáo trên đảo Cypro và tử đạo ở đấy. Trong số các môn đệ phải nói đến Marcô, Luca, Timotheô và Titô. Marcô đă cộng tác với Barnabê và Phaolô trong chuyến đi truyền giáo thứ nhất. Sau đó, người ta thấy Marcô ở Roma với Pherô, viết Phúc âm II và cộng tác với Phaolô trong thời gian bị giam ở đế đô. Bỏ Roma, Marcô đi Ai Cập, lập giáo đoàn Alexandria và chết v́ đạo ở đấy. Luca, cộng từ viên của Phaolô trong chuyến đi truyền giáo lần thứ hai và ba, cũng như trong hai lần bị bắt giam. Ngài viết Phúc âm III và cuốn Tông đồ Công vụ. Sau khi Phaolô tử đạo, Luca đi truyền giáo trong xứ Akaia và chết v́ đạo ở đấy Timotheô, người con yêu dấu của Phaolô, được trao cho nhiều nhiệm vụ và luôn sống bên cạnh ngài. Được đặt làm giám mục Epheso, theo lưu truyền nhân một ngày lễ tế thần, Timotheô bị người ngoại giáo lôi qua các phố và ném đá chết năm 97. Titô cũng là con yêu dấu của Phaolô và được đặt làm giám mục ở đảo Creta. Người ta không biết Titô chết ở đâu và năm nào.

Các tông đồ và các môn đệ của Chúa hầu hết đă lấy máu đào minh chứng cho đức tin. Những lời giảng dạy của các ông nhiều điều không được ghi lại, nhưng đă được lưu truyền trong Giáo hội, mà chứng nhân trực tiếp là các giáo phụ thời sứ đồ, như thánh Giáo hoàng Clementê (92-101), thánh Ignatiô thành Antiokia (110), thánh Polycarpô (155), cùng nhiều tác phẩm và thư từ.[12]


4. Giáo hội phôi thai tách biệt khỏi hội đường Do Thái

Năm 44, Agrippa người bách hại Giáo hội chết một cách thê thảm, do vi trùng đục khoét loang lở đầy ḿnh. Palestina trở lại chế độ toàn quyền Roma. Cuspius Padua ra lệnh ngưng cuộc bách hại. Hồi đó, đế quốc chưa có thái độ thù nghịch Giáo hội, họ coi Kitô giáo như những tôn giáo khác, cần được bảo vệ và dành quyền tự do. Bởi đấy, mỗi khi người Do Thái muốn bắt bớ và lên án một người Kitô hữu phải qua tay nhà cầm quyền, như trường hợp thánh Phaolô (57-59), hoặc lợi dụng ṭa toàn quyền trống ngôi, như vụ giết thánh Giacobê Hậu (62) do thày cả thượng phẩm Anano.

Đă đến lúc Lời Chúa tiên báo về số phận Gierusalem phải thực hiện. Không chịu được lối cai trị quá độc đoán và nghiêm khắc của viên toàn quyền Gesse Flori, năm 66 dân Do Thái nổi loạn. Nhớ lời Chúa, giáo dân Gierusalem trốn sang tỉnh Pelia, bên kia sông Jordan, khu vực kiều dân Hy Lạp, giáo đoàn mới thành lập do Simeon em Giacobê Hậu điều khiển.

Hoàng đế Nero (54-68) sai tướng Vespasianus sang dẹp loạn. Năm 69 Vespasianus lên ngôi hoàng đế (69-79) sai con là Titus tiếp tục công việc, năm 70 Gierusalem bị bổ vây. Trong 7 tháng, theo Flavius Josephus có hơn một triệu người chết đói, chết dịch, chết cháy hoặc bị giết, chỉ c̣n 97.000 người sống sót bị bán làm nô lệ; Đền thánh bị thiêu hủy. Nhưng mấy chục năm sau, dân Do Thái lấy lại lực lượng và nổi dậy một lần nữa. Năm 112, hoàng đế Trajanus (98-117) sai quân sang dẹp. Nhưng năm 132, Bar Kabeba tự xưng là Đấng Cứu Thế, chiếm lại Gierusalem, tuyên bố Do Thái độc lập. Hoàng đế Hadrianus (117-138) phải xuất đại quân với nhiều tướng tá tài giỏi, dầu vậy măi 3 năm sau mới hạ được thánh thành. Trên nửa triệu người bị giết, một số lớn bị bán làm nô lệ. Gierusalem biến thành một đô thị ngoại giáo, ngay trên khu Đền thánh xưa, người Roma cho xây cất một ngôi chùa thờ thần Jovis.

Đối với người Do Thái, Đền thánh là trung tâm tôn giáo, nung nấu ḷng trông đợi Đấng Cứu Thế mà Thiên Chúa đă hứa với dân tộc họ. Chúa Cứu Thế đă đến, Đền thánh bị phá hủy, như vậy địa vị của dân Do Thái chấm hết, đồng thời cắt đút những liên lạc c̣n lại giữa Kitô giáo và Do Thái giáo: từ đây Giáo hội phôi thai tách biệt khỏi hội đường Do Thái. Đàng khác, khi Đền thánh bị phá hủy, Pherô đă lập thủ dô Giáo hội ở Roma, và Phaolô đă đem rất nhiều phần tử dân ngoại vào Giáo hội, họ chiếm phần đa số. Xét về con số cũng như lănh thổ, Giáo hội vượt ra ngoài giới hạn Do Thái giáo để vươn ḿnh đi khắp nơi theo ư muốn của Đấng Sáng lập.

Từ hạ bán thế kỷ I sang thế kỷ II, giáo dân rải rắc khắp đế quốc. Nhất là ở Tiểu Á và Syria, Kitô giáo không những có mặt tại các đô thị lớn như Antiokia, Epheso, Smyrna, Mileto, Troas, mà c̣n ở cả những vùng quê. Riêng trong xứ Bithynia, Kitô giáo mở rộng khắp nơi, đến độ các chùa chiền không c̣n ai lui tới, các lễ nghi thần giáo tàn dần, khiến các lái buôn súc vật dùng vào việc tế thần căm giận v́ mất thị trường tiêu thụ.[13] Ở Âu châu, ngoài những giáo đoàn nổi tiếng như Philip, Thessalonic, Corintô, c̣n có nhiều giáo đoàn trên đất Ư Đại Lợi như Dyrrakio, Brinsidi, Puteolo, Ostia, Pompeia, Syracusa và nhất là Roma. Xa hơn nữa, phải kể đến những giáo đoàn Tarragona, Carthagena xứ Tây Ban Nha; Nar­bonne, Arles, Marseille, Lyon xứ Gallia.[14] Ở phi châu, giáo đoàn Alexandria, Ai Cập thời danh hơn cả, rồi đến Carthago, Cyrène... Nhưng Giáo hội, ngay từ cuối thế kỷ I, c̣n vượt ra ngoài ranh giới đế quốc và có mặt, tại các xứ Partha, Armenia, Scythia, Mesopotamia, Assyria, Ả Rập, Persia, Ấn Độ, Ethiopia...

Phần lớn giáo dân thời phôi thai ở Palestina cũng như ở các nơi khác sống cuộc đời khiêm tốn, phải làm mới có ăn, và thường chuyên nghề tay chân như dệt dạ, thuộc da, kéo tơ, nhuộm vải, rèn đúc, trồng trọt... [15] Bấy giờ chế độ nô lệ hăy c̣n, nhưng sống rải rác nhiều nơi, nhất là ở đô thị, họ được chủ trả tự do dần dần; nhiều người được phóng thích và được những gia đ́nh giầu có thâu dụng vào việc giữ nhà, lau quét hoặc sai khiến lặt vặt.

Tuy nhiên, cũng không thiếu những thành phần quí tộc trong các giáo đoàn. Thánh Luca thuật lại việc: “những bà quí phái” theo đạo ở Berea. Nhiều người giàu sang thuộc giáo đoàn Conrintô, Epheso, Laodicea (Kh XXI, 17). Aquila và Priscilla bấy giờ cũng là dân có nhiều tiền. Kitô giáo c̣n len lỏi cả vào hàng quí tộc và hoàng tộc nữa. Dưới triều Nero, năm 57 Pomponia Grecina, phu nhân một danh tướng bị tố cáo là “tin theo dị đoan ngoại quốc”. Bị dẫn ra ṭa, bà được tuyên bố vô tội, nhưng rồi bà phải sống cô đơn lam lũ vất vả suốt đời. Aciilus Glabrius, chấp chánh quan (consul) năm 91, là một trong những vị ân nhân của giáo đoàn Roma. Nhiều anh em họ của Domitianus, như chấp chánh quan Flavius Clemens và phu nhân Domitilla cùng hai con, năm 95 bị cáo về hai tội “vô thần và theo phong tục Do Thái”. [16] Tư thất của những anh em giầu sang và quyền thế này thường được dành làm nơi cử hành các lễ nghi phụng vụ và tổ chức tiệc huynh đệ. Họ dâng cúng đất đai chắn Giáo hội dùng làm nghĩa trang, như hang Toại đạo Priscilla của gia đ́nh Glabrius, hang Toại đạo Domitilla trên lănh thổ nhà Flavius, hang Toại đạo Calixtus ở đại lộ Appia thuộc gia tộc Cecilius ...

Như vậy, Kitô giáo ngay từ đầu không phải là tôn giáo riêng của một dân tộc hay giai cấp nào. Trong lễ nghi phụng vụ cũng như khi ban phát các bí tích, nó không kỳ thị ai, không biệt đăi người giầu sang, và các giám mục thường xuất thân từ những gia đ́nh b́nh dân. Trong các bữa ăn chung, nó khuyên những người may mắn hơn hăy sống tiết độ, dành của phân phát cho các anh em, tức những “chi thể Chúa Kitô”, mà hết mọi người, không trừ ai, có nhiệm vụ thương giúp tùy theo khả năng của mỗi người.


IV

MỘT ĐỨC TIN, MỘT PHƯỢNG TỰ, MỘT QUYỀN BÍNH


1. Đức tin, cái hồn của Kitô giáo

Tôn giáo nào cũng có những điều phải tin. Bởi v́ tôn giáo là ǵ ? Nếu không phải là mối tương quan giữa con người với Thượng Đế Đấng Cao cả hay Thần thánh nào đó? Mà đă nói tới Thượng Đế hay Thần thánh là phải chấp nhận những sự xem chẳng thấy, suy không thấu. Bởi thế cần phải tin. Vậy từ thuở ban đầu, người Kitô hữu đă tin ǵ ? Chắc chắn, họ tin có một Thiên Chúa duy nhất. Nhưng c̣n tin ǵ nữa ? Lần giở những tài liệu cổ kính, giá trị nhất như Phúc âm thư, Tông đồ Công vụ..., người ta sẽ thấy đối tượng niềm tin của họ.

Thật vậy, đức tin của họ đặc biệt hướng về Đức Giêsu Kitô, Đấng do Thiên Chúa sai đến để mang Tin Mừng cho muôn dân. Đấng sinh làm người, làm nhiều phép lạ, chịu chết nhục nhă, rồi sống lại vinh quang, lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Thánh Pherô đă công khai tuyên xưng và rao giảng đức tin ấy trước công chúng đông đảo như sau: “Các ông biết điều đă xảy ra trong toàn cơi Juđea, bắt đầu từ Galilea, sau khi Gioan rao giảng phép Rửa. Đức Giêsu người thành Nazaret, chính là Đấng Thiên Chúa đă xức dầu bằng Thánh Thần và quyền năng. Người đă đi khắp nơi thi ân giáng phúc và chữa lành mọi kẻ bị quỉ áp bức thống trị, v́ Thiên Chúa ở cùng Người. Chúng tôi đây đă được chứng kiến hết mọi việc Người đă làm trong xứ sở Do Thái và ở Gierusalem, Đấng mà họ đă giết treo trên thập giá. Chính Người, Thiên Chúa đă làm cho sống lại ngày thứ ba, và đă hiện ra không phải với toàn dân nhưng với chúng tôi là những người được Thiên Chúa chọn từ trước, để làm chứng nhân; chúng tôi dă được ăn uống với Người sau khi bởi kẻ chết sống lại. Hơn nữa, Người c̣n truyền chúng tôi phải rao giảng cho dân chúng và chứng thực rằng: Chính Người là Đấng Thiên Chúa đă tôn lên làm quan án xét xử người sống và kẻ chết. Người là Đấng các tiên tri đă tuyên xưng rằng: ai tin Người sẽ được ơn tha tội nhân danh Người” (Cv X, 37-43).

Người Kitô hữu c̣n tin Chúa Giêsu là Vua và là Đấng Cứu chuộc muôn dân: “Thiên Chúa đă dâng quyền phép mà tôn Người lên làm Vua, làm Đấng Cứu Thế”' (Cv V, 32). “Người là ánh vinh quang, là h́nh ảnh Đức Chúa Cha, là Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt XVI, 16). Thánh Phaolô trong Thư gởi giáo đoàn Colosse đă thẳng thắn quả quyết: “Người là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh, là trưởng tử giữa các thụ sinh, v́ trong Người vạn vật được tạo thành. Ngài có trước mọi sự và mọi sự được tồn tại là nhờ Người” (I, 15-17). Nhưng đối tượng đức tin không phải chỉ có thế, nghĩa là chỉ tin vào Chúa Giêsu Con Thiên Chúa. Người tín hữu c̣n tin Chúa Thánh Thần là sức mạnh, là linh hồn của Giáo hội: “Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu đuối của chúng ta... chuyển cầu cho chúng ta bằng những lời tha thiết khôn tả” (Rm VIII, 26). Ngài là Đấng phải đến để hoàn tất công việc do Chúa Giêsu đă khởi công (Cv VIII, 16 và XIX, 3-6).

Đó là mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, tuy Ba Ngôi nhưng một Thiên Chúa duy nhất. Đó cũng là trung tâm đức tin, linh hồn của Kitô giáo. Các tín hữu đă tin tưởng mănh liệt: “Tuy không hề được thấy Đấng anh em yêu mến, và hiện nay dầu không thấy nhưng vẫn kính tin, anh em được hân hoan trong niềm vui khôn tả và được phúc vinh quang” (1 Pr I, 8)

Với Chúa Kitô, nơi Thiên Chúa biểu dương sức mạnh oai hùng tạo chiến thắng từ cơi chết, người Kitô hữu luôn phấn khởi mỗi khi liên tưởng tới ngày Chúa trở lại. Và trong khi chờ đợi, sự hiện diện của Người trong phép Thánh Thể là nguồn an vui khích lệ họ. V́ thế tất cả hân hoan say mến đến bàn tiệc thánh để t́m sức mạnh và vinh hiển của Người. Thánh Phaolô đă diễn tả sự vui miệng hănh diện do niềm tin đó: “Đă vậy th́ c̣n phải nói làm sao nữa ? Nếu Thiên Chúa ủng hộ chúng ta, ai sẽ chống lại chúng ta được ?... Đức Giêsu Kitô, Đấng đă chết, hơn nữa đă sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa, chính Người đang cầu xin cho chúng ta. Ai sẽ phân cách chúng ta ra khỏi t́nh yêu mến Đức Kitô được ? Gian truân ư ? Bĩ cực ư ? Bắt bớ, đói khói, trần truồng, gươm đao ư?. ... Nhưng trên hết mọi sự, chúng ta toàn thắng rực rỡ nhờ Đấng yêu mến chúng ta!” (Rm VIII 31-37). Thánh Gioan cũng nói: “Ai là kẻ toàn thắng thế Gioan, nếu không phải là kẻ tin Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa ?” (1 Ga V, 5).

Đức tin Kitô giáo ngay từ đầu đă có những kẻ thù: chia rẽ, hoài nghi, xuyên tạc, phỉ báng; đó là những lạc giáo thường bắt nguồn từ “con cái trong nhà”. Khi Chúa Giêsu c̣n tại thế, đă có “những kẻ mạo danh Người để trừ quỷ” (Mc IX, 39). Đến thời các tông đổ bắt đầu xuất hiện những ngôn sứ giả, những bè phái mà thánh Gioan kêu là “những kẻ ở giữa chúng ta mà ra, song kỳ thực họ không thuộc về chúng ta” (1 Ga II, 19). Họ là những kẻ nh́n nhận Đấng Kitô và tin xưng Danh Người có sức nhiệm mầu, song không nhận Người là Thiên Chúa, mà chỉ là một ngôn sứ, lớn hơn Gioan Tẩy giả, hơn cả Maisen, nhưng vẫn chỉ là người, con của bà Maria và ông Giuse. Hoặc là những kẻ kính tin Người là một Thiên thần của Đấng Tối cao, là Thủ lănh của Thiên thần, là Thần linh của Thiên Chúa, song phủ nhận Người có nhân tính. Kẻ khác dạy rằng: từ khi chịu phép Rửa cho tới ngày chịu nạn, Đức Giêsu Nazarét có ngôi vị một Thiên thần, nhưng vào giờ chết Thiên thần ấy đi khỏi, bỏ mặc Người vật lộn với đau thương trên thập ác để rồi trở về trong vinh quang phục sinh. Các Thư chung của thánh Gioan đă ra kịp thời để cảnh cáo những kẻ không tin “Chúa Kitô Nhập thể” họ không tin mầu nhiệm Giáng sinh và ơn Cứu chuộc. Đại diện cho lạc giáo này có Cerinthus.

Trên đây là những lạc thuyết về bản tính Đấng Cứu Thế, kế đến là những kẻ nhầm lạc về luân thường đạo lư. Nhờ Danh Chúa Giêsu, có những người tưởng ḿnh đă nắm chắc hạnh phúc trường sinh, dẫn độ họ tin rằng: nhờ phép Rửa, họ mặc sức phạm tội, v́ tội lỗi họ sẽ được tha thứ măi; họ c̣n cho việc băi luật Maisen tức là băi bỏ mọi lề luật, và quên đi những ǵ trọn lành của Phúc âm. Đó là đức tin mà thánh Giacobê kêu là “đức tin chết” (Gc, II.17). H́nh như lạc giáo Nicolaism bấy giờ chủ trương sống phóng đăng là cái họa, mà thánh Gioan đă khuyến cáo Giáo hội Asia phải coi chừng (Kh II, 6 và 15).

Ngược lại, có những giáo thuyết quá khắt khe của những người bi quan yếm thế, hằng tin ngày thẩm phán gần đến. Họ không chấp nhận số phận hèn yếu và tội lỗi của con người, nên đă coi tởm vật chất, lên án hôn nhân và cấm hôn nhân: “Đừng lấy, đừng nếm, đừng chạm vào!” (Cl II, 21). Người ta phải hiểu đúng ư của thánh Phaolô : nếu thánh tông đồ dạy chúng ta phải kính trọng thân thể đă được thánh hóa, và gọi là “Đền thờ của Chúa Thánh Thần” (I Cr VI, 13-19), nếu thánh nhân ca tụng đức trinh khiết, th́ chính ngài cũng đă nêu cao sự thánh thiện và quí trọng của bậc hôn nhân (Ep V, 21- 33). Với một lấm ḷng hào hiệp sẵn có, thánh tông đồ đă cứu được nhiều tâm hồn quá nhát sợ ấy, khỏi những luật lệ bị coi là khắt khe.

Chính v́ muốn bảo toàn đức tin khỏi “những hư ngôn lố bịch và tất cả những ǵ gọi là khoa học giả hiệu” mà thánh Phaolô đă có lời với người môn đệ yêu quí nhất: “Hỡi Timotheô, con hăy giữ ǵn cái kho báu” (I Tm VI, 20). Và cũng chỉ v́ muốn rao giảng đức tin một cách trung thực mà các giám mục sau này, như thánh Clementê thành Roma, thánh Ignatiô, thánh Ireneô sẽ theo sát những lời giảng dạy của thánh tông đồ.


2. Tổ chức phụng vụ và bí tích

Nguyên tin không đủ, chính Chúa Giêsu đă nói rơ: “Ai tin và chịu phép Rửa mới được cứu thoát” (Mc XVI, 16). Bởi thế, trước hết phải gia nhập nước Thiên Chúa qua phép Rửa. Đó là nghi lễ thanh tẩy rất quen thuộc nơi nhiều tôn giáo. Nhưng trong Kitô giáo ngoài ư nghĩa tẩy rửa, c̣n có ư nghĩa “nhuộm thấm”. Nhờ sự nhuộm thấm này, phát sinh một công hiệu khác nữa là làm cho người chịu phép Rửa được tái sinh trong Chúa Kitô, trở nên con cái Thiên Chúa và được ghi dấu để một ngày kia sẽ được Phục sinh trong vinh quang. Đó là ơn thánh đặc biệt, không ơn nào khác có thể thay thế được, v́ chỉ có “một đức Tin, một phép Rửa”.

Phép Rửa do chính Chúa Giêsu thiết lập trước ngày tử nạn. Ban đầu, phép Rửa được cử hành “ở biển, trong ao, dưới suối”, [17] với những lễ nghi trang nghiêm, long trọng. Rửa tội không những bằng cách ǵm ḿnh xuống, mà c̣n bằng cách rảy hay đổ nước, nhất là khi thiếu nước và trường hợp đau yếu không ǵm ḿnh được. [18] Thời các thánh tông đồ, có thói quen rửa tội người lớn ngay sau khi tuyên xưng đức tin, rồi mới huấn luyện về giáo lư (Cv II, 41; VII, 12). Nhưng đến sau, Giáo hội đ̣i phải có sự sửa soạn rất kỹ lưỡng trong 3 năm, tĩnh tâm 40 ngày. Trong thời gian sửa soạn, người dự ṭng phải ăn chay cầu nguyện, thú tội, sống đời lương thiện. Đó là những thử nghiệm trước khi được chính thức gia nhập Giáo hội. Ngày ấy thường là ngày áp lễ Phục sinh hay Hiện xuống, với những lễ nghi, kinh nguyện đầy ư nghĩa. [19]

Tiếp theo sau lễ nghi Rửa tội, là nghi lễ đặt tay xin ơn Chúa Thánh Thần.[20] Theo Thánh Kinh, giám mục là người duy nhất có quyền cử hành nghi lễ này (Cv VIII, 14-17, XIX, 6). Đây là một việc mới bắt đầu. Các thánh tông đồ rất quan tâm đến nghi lễ đó. Dù ở Samaria hay ở Epheso, các ngài luôn dạy rằng: phép Rửa chỉ có giá trị đầy đủ khi được bổ túc bởi ơn Chúa Thánh Thần qua nghi lễ đặt tay trên đầu. Nghi lễ này c̣n được diễn ra trong các dịp truyền chức thánh, trừ tà ma, an ủi bệnh nhân... Tất cả đều mang một ư nghĩa duy nhất, là xin ơn Chúa Thánh Thần để tăng sức mạnh.

Người Kitô hữu tuy đă gia nhập Nước Chúa, được ban ơn và sức mạnh, nhưng họ vẫn có thể sa ngă, v́ họ chưa hết là con người yếu đuối mang theo mầm mống tội lỗi. Một khi lỡ lầm do yếu đuối như vậy, điều can hệ là đứng dậy và trở về. Thiên Chúa hằng mong đợi tâm t́nh thống hối để đón nhận và tha thứ hết. Chính Chúa Giêsu đă lập bí tích ḥa giải, khi Người trao quyền cho các tông đồ: “Điều ǵ các con cầm buộc ở dưới đất, trên Trời cũng cầm buộc, và mọi điều các con tháo cởi dưới đất, trên Trời cũng tháo cởi” (Mt XVIII 28).

Các tác giả xưa đều ghi nhận có hai h́nh thức xưng tội: công khai trước mặt nhiều người, kín đáo với giám mục hay linh mục. Phúc âm đă tường thuật: khi Gioan Tẩy giả rao giảng sự ăn năn hối cải, nhiều người tuốn đến sông Jordan xin ông làm phép Rửa và “thú lỗi” (Mt III, 5-6). Tại Epheso, sau khi nghe thánh Phaolô giảng, nhiều người xúc động và sợ hăi đă “tự xưng ra những hành vi bất chính của ḿnh”, có kẻ đem sách bói toán, dị đoan đến và đốt trước mặt mọi người (Cv XIX, 18-19). Đó là những trọng tội (thờ quỷ thần, giết người, ngoại t́nh) phạm công khai nên cũng phải xưng công khai để cất gương xấu, và thường được sửa chữa, hàn gắn bằng những h́nh phạt nặng nề trong một thời gian lâu dài, có khi tới chết. [21] H́nh phạm giảm bớt dần kể từ thế kỷ III.

Nếu là những tội phạm lần đầu, th́ chỉ xưng trong ṭa kín với một vị giám mục hay linh mục, phải tự thú hết các tội, kể cả những tội tư tưởng và ước muốn; sau đó lănh nhận việc đền tội. Khi giảng về sự dọn ḿnh để đáng được “chịu lấy Bánh và Chén của Chúa”, thánh Phaolô nói: “Mỗi chúa nhật, anh em hăy họp nhau bẻ Bánh và tạ ơn Chúa, nhưng trước khi đó anh em phải cáo tội ḿnh để của lễ anh em được tinh tuyền”. Origenes cũng viết: "Sự thú tội phải nhờ thày thuốc linh hồn, nếu chúng ta muốn được khỏi tội”. [22]

Trong những thế kỷ đầu, có lẽ Giáo hội chưa xác định phải xưng tội một cách chi tiết như thế nào, nhưng việc đền tội th́ quả là thiết thực và nặng nề mà ngày nay cho là quá khắt khe, cay nghiệt. Sự thực, thái độ đó không có mục đích nào khác là giúp tội nhân thành thực hối cải, giă từ con đường lầm lạc, trở về đường chính và sống măi trong nhà Cha. Và đó là điểm chính yếu và quan trọng nhất của bí tích Ḥa giải, chứ không phải là sự kể lể tội lỗi.

Cầu nguyện là thái độ tự nhiên đi liền với niềm tin, sự nh́n nhận Thiên Chúa là Cha. Sách Tông đồ Công vụ có ghi lại lời kinh nguyện sau đây của giáo dân, khi hay tin Pherô và Gioan được trả tự do sau lần bị dẫn đến công nghị Do Thái: “Lạy Chúa, là Đấng tạo dựng trời, đất, sông, biển, cùng muôn vật trong đó; lại đă cho Chúa thánh Thần dùng tôi tớ Chúa là David tổ phụ chúng tôi mà phán rằng: Nhân sao các nước náo động các dân mưu toan vô ích? Các vua trần gian nổi dậy, quan chức hợp lại bội phản cùng Thiên Chúa và Đức Kitô? Thật thế Herodes, Pontius Pilatus cùng dân ngoại và Do Thái đă hùa tập nhau trong thành chống lại Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu, Đấng đă được xức đầu để thi hành mọi uy quyền và Chúa đă định trước. Lạy Chúa, xin hăy đoái nh́n xem chúng đang đe dọa, mà ban cho các tôi tớ Chúa được can đảm rao giảng Lời Chúa, xin hăy giơ tay cứu chữa mọi bệnh tật, làm những dấu lạ v́ Danh thánh Giêsu, Con Chúa” (Cv IV, 24-30). Đó là bản kinh nguyện cổ kính nhất mà Giáo hội xưa quen đọc chung, và lưu lại tới ngày nay. Đọc lên, chúng ta thấy tương tự như kinh lạy Cha; trước hết là tôn vinh, rồi tạ ơn, sau cùng mới xin ơn.

Không những tôn thờ cầu xin Chúa Cha, mà cả Chúa Con nữa. Bởi v́ hai Ngôi không bao giờ tách biệt nhau, nhưng cùng chiếu ánh sáng vinh quang bất diệt. Do đó, cả hai cùng đón nhận mọi lời cầu xin của các giáo hữu: “Chúc tụng Thiên Chúa và là Cha của Chúa chúng ta Đức Giêsu Kitô, Đấng đă chúc lành cho chúng ta bằng mọi chúc lành Thánh Thần ở trên Trời trong Đức Kitô” (Ep I, 3). Thánh Pherô cũng cùng một ư ấy: “Đấng đă kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô sẽ làm cho anh em, những kẻ phải chịu khổ ít lâu trở nên hoàn hảo ... Chúc tụng Danh thánh Chúa đến muôn đời. Amen” (I Pr V, 10-11). Thánh Gioan đă mạnh dạn dâng lên Chúa Giêsu Kitô những lời ca tụng, mà cho tới khi đó chỉ dành cho Ngôi Cha: “Bái chúc Đấng yêu mến chúng ta, và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi nhờ Máu Người, cùng đă phong chúng ta làm đế vương làm tư tế cho Thiên Chúa và là Cha của Người, nguyện chúc Người vinh quang và quyền lực đến muôn đời. Amen” (Kh I, 5-6).

Những lời ca tụng, cầu xin ấy đều dựa theo Phúc âm và thánh Kinh. Đó là những tâm t́nh được diễn ra dưới nhiều h́nh thức khác nhau, khi dài khi ngắn, khi ca tụng lúc cầu xin, chỗ này bằng văn xuôi chỗ kia bằng văn vần, khi đọc khi hát. Nói tóm lại, với sáng kiến của con người, dưới ánh sáng soi của Thiên Chúa, các tín hữu đă sáng chế ra những cử điệu, những lời nguyện, hầu giúp nhau dâng hướng tâm hồn về với Thiên Chúa, Đấng ḿnh tôn thờ và kính tin.

Nói tới cầu nguyện, chúng ta không thể bỏ qua Thánh Lễ, trung tâm điểm đời sống Kitô hữu. Plinius Junior toàn quyền xứ Bithynia, trong một tờ tường tŕnh gởi về Roma năm 110, đă diễn tả một cách vô tư về việc tế lễ của giáo dân thời đó như sau: “Người tín hữu có thói quen hội nhau vào ngay đă định, trước khi mặt trời mọc, và ca đối xướng bài hát dâng lên ông Kitô tựa như dâng lên một vị Thần. Họ c̣n khuyên nhau không được trộm cướp, ngoại t́nh hay bội ước, phải có tinh thần trách nhiệm về những công việc được ủy thác. Sau đó họ giải tán, nhưng rồi lại gặp nhau dùng bữa, một bữa ăn thanh đạm, tốt lành”. [23] Đó chỉ là những ǵ bên ngoài do con mắt thịt của một người ngoại đạo nh́n vào và thuật lại, họ không hiểu được ư nghĩa thâm sâu và cao quí bên trong. Đây không phải là bữa ăn phàm tục, nhưng là bàn ăn huynh đệ, tức Tiệc thánh: “Chén chúc tụng ta (cầm lên mà) đội ơn kia lại không phải là sự hiệp nhất với Máu Đức Kitô đó sao? Bánh ta bẻ kia, lại không phải là hiệp nhất với Ḿnh Đức Kitô sao ?” (I Cr X, 16).

Có lẽ v́ chương tŕnh quá dài, nên từ đầu thế kỷ II bữa ăn huynh đệ đă được tách khỏi Tiệc thánh tức Thánh Lễ: chiều hôm trước (thứ bảy) là bữa Agapê, sáng hôm sau (chúa nhật) là Thánh Lễ. Từ đó, cuộc họp ban tối chỉ có một phần chương tŕnh. Đây là gốc tích của ngày gọi là Vigilia (áp lễ, canh thức) dành cho việc đọc Thánh vịnh, nghe Thánh Kinh và giảng dạy.[24] Phần nầy bắt đầu từ ca “Dâng lễ”, mọi người cùng dâng lời nguyện chung. Lời nguyện có thay đổi tùy theo hoàn cảnh, địa điểm và thời gian. Thày phó tế mang lễ vật, bánh, rượu pha nước; tiếp đến là hôn chúc b́nh an, cầu nguyện cho Giáo hội, toàn thể thế giới, và cho chính quyền. Phần trọng nhất là “kinh nguyện Thánh Thể”, lời “Truyền phép”, kinh “Tạ ơn”, bẻ Bánh và phân phát, thày phó tế đem đến cho những anh em vắng mặt. Khi trao, đọc: “Ḿnh Thánh Chúa Kitô, Máu Chúa Kitô Chén Cứu độ”; đáp: “Amen”. Trong khi rước lễ, hát Thánh vịnh. [25]

Có điều đáng chú ư là giáo dân hồi bấy giờ có một đức tin rất sống động. Lời nguyện trong Thánh Lễ phần nhiều có tính cách ứng khẩu, thành thật trào ra từ đáy ḷng của vị chủ tế và giáo dân, nên thường rất sốt sắng và tự nhiên. Mọi người đều một ḷng một ư theo dơi lời nguyện, để đồng thanh thưa: “Amen”. Nhờ thế mà tất cả mọi người tham dự một cách tích cực vào việc tế lễ. Họ ư thức ḿnh thực sự là những chi thể của một Thân thể duy nhất, liên lạc chặt chẽ với nhau trong Chúa Kitô: “V́ Bánh chỉ có một nên ta tuy có nhiều cũng chỉ là một thân ḿnh, v́ hết thảy ta thông phần vào Bánh độc nhất” (1 Cr X, 17).

Nơi cầu nguyện và tế lễ trong mấy thế kỷ đầu cũng là điều chúng ta nên biết, Dom Cabrol đă ghi lại khá tỉ mỉ trên một bức tranh linh động. Đọc lên, ta tưởng tượng như thấy những bước chân theo nhau tới thánh đường: “Mọi người tiến đến nơi tế lễ trong hang Toại đạo. Mộ của các đấng tử đạo trong một Arcosolium dùng làm bàn thờ. Mọi tín hữu quây quần chung quanh. Tựa như trên một tấm thảm t́nh thường, người quyền thế giàu sang ngồi lẫn với kẻ nghèo hèn; không có sự phân cách. Chỉ có một điều là đàn ông một chỗ, đàn bà một nơi, các linh mục có chỗ danh dự gần giám mục chủ tọa”.[26]

Thường người ta chỉ biết hang Toại đạo là nơi trú ẩn của giáo hữu trong các thời bách hại. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Đọc lịch sử, chúng ta mới hiểu hang Toại đạo là nơi thế nào, có mục đích ǵ ? Bấy giờ, người ta quen làm nghĩa trang ngầm dưới đất, như những hang đă được khám phá ở Campania, Bắc Phi, Ai Cập, Tiểu Á, chứ không phải chỉ người Kitô hữu ở Roma mới có. Tuy nhiên, những nghĩa trang nổi tiếng thời bấy giờ chính là những hang Toại đạo ở Roma, trong số đó có hang Priscilla và Domitilla là cổ kính nhất, từ thế kỷ I. Những hang ngầm dưới đất này có nhiều lối đi hành lang, hai bên là những phần mộ kẻ chết được đục khoét trong đất đá chồng chất lên nhau, được khép kín bằng một tảng đá có ghi tên tuổi, ngày qua đời, với những lời cầu xin cho người quá cố được an nghỉ, hoặc lời nguyện chúc về cuộc sống đời sau.[27] Ở đây không thấy vết tích ǵ đau buồn, thương tiếc hay thất vọng; trái lại tất cả đều tỏa ra một bầu khí vui tươi, hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu với Chúa Kitô, Đấng mà các linh hồn đă sẵn ḷng chịu mọi áp bức, bách hại, có khi đă đổ máu và chết v́ Người nữa [28].

Chính mộ của các thánh tử đạo đă được chọn làm bàn thờ dâng Thánh Lễ, và hang Toại đạo trở thành nơi phượng tự, đặc biệt trong thời bách hại. Trong 2 hoặc 3 thế kỷ, những hang này được giáo dân lui tới kính viếng mộ các thánh và xin ơn. Đến thời thánh đường được xây cất tự do, người ta rước hài cốt các đấng thánh nổi tiếng về đó, khiến nhiều vị khác bị bỏ quên. Lắm chỗ người ta tự ư lấp đi nhiều chỗ gần sập đổ gây nguy hiểm không ai dám qua lại.


3. Tổ chức giáo quyền và bác ái xă hội

Những ǵ thuộc về Thiên Chúa là phải trật tự, Chúa khôn ngoan không bao giờ làm ǵ lộn xộn. V́ thế, ngay từ khi mới khai sinh, Giáo hội đă được sắp xếp rất thứ tự, tổ chức chu đáo. Cũng như trong một thân thể có nhiều cơ năng khác nhau, th́ trong Giáo hội cũng có nhiều thành phần hướng về cùng một mục đích: “Thiên Chúa đă thiết lập trong Giáo hội trước là các tông đồ, thứ đến các ngôn sứ, sau nữa là các tiến sĩ, rồi đến quyền làm phép lạ, các ơn chữa bệnh, các việc từ thiện và quản trị, các thứ ngôn ngữ” (I Cr XII 28). Mỗi phần tử có một nhiệm vụ riêng: “Mỗi người tùy theo ơn lộc đă được, hăy lợi dụng mà phục vụ nhau” (I Pr IV, 10). Sự sắp xếp này do chính Chúa Kitô “Đấng đă đặt kẻ làm tông đồ, kẻ làrn ngôn sứ, người làm giảng viên, kẻ làm linh mục, làm thày dạy, cốt để giúp các thánh” (Ep IV, 11-12).

Ngay từ buổi đầu, đă có ba chức vụ chính trong Giáo hội: tông đồ, ngôn sứ và các giảng viên giáo lư Thánh Kinh, được đặt ra để lo việc giảng huấn. Tuy nhiên, ba chức vụ đó cũng có quyền thánh hóa, nghĩa là các vị đều là những linh mục cử hành lễ nghi phụng vụ và ban phát bí tích: Bởi v́ đức tin, cầu nguyện, tín lư và lễ nghi luôn luôn đi với nhau. Đọc lịch sử, chúng ta c̣n gặp những chức vụ có tên Diaconi, Pastores, Presbyteri, Episcopi. Tiếng Diaconi, thày phó tế có nghĩa rơ ràng, nhưng ba tiếng sau rất khó phân biệt, người ta không phân biệt được là linh mục hay giám mục, tỉ như hai tiếng PresbyterEpiscopus trong Tân ước được dùng lẫn lộn. (Cv XX, 17 và 28: I Tm III, 2).

Cuối thời sứ đồ, thánh Ignatiô thành Antiokia (qua các lá thư) cho chúng ta biết Giáo hội đă có phẩm trật rơ ràng: giám mục, linh mục, phó tế, ngài viết cho các giáo đoàn thành Epheso như sau: “Các linh mục khả kính của anh em kết hiệp với các giám mục như dây đàn với phím đàn”.[29] Thánh nhân cũng khuyên họ đoàn kết vâng phục các vị : “Ai không đoàn kết với giám mục, linh mục, phó tế, th́ không có lương tâm trong trắng”. [30] Trên lănh vực hoạt động, giám mục, linh mục, phó tế có phạm vi rơ rệt. Giám mục là chủ cộng đoàn có trách nhiệm săn sóc các linh hồn. Chỉ ḿnh ngài có quyền cử hành Thánh Lễ, ban phát các bí tích. Linh mục dưới quyền giám mục, chỉ được thi hành những công tác ngài thông chia.[31] Khi giám mục qua đời hay ngăn trở, linh mục tạm thay quyền. Các phó tế cũng có nhiệm vụ riêng; ban đầu, các thày chuyên lo dọn bữa ăn huynh đệ (Cv VI, I và tiếp). Về sau, ở gần các giám mục và linh mục, các thày có nhiệm vụ săn sóc người nghèo, quản trị tài sản, dọn bàn thờ, mang Bánh cho bệnh nhân, tù đày. Đôi khi các thày làm phép Rửa, lo giúp tội nhân ăn năn hối cải.[32] Nhiều phụ nữ có tuổi, đức độ cũng được đặt làm nữ phó tế (Diaconissa) giúp các thày trong công việc nói trên.

Phẩm trật được đặt ra không những để cai trị Giáo hội, lo việc phượng tự, ban phát bí tích mà c̣n để lo cho người nghèo nữa; v́ Giáo Hội đặc biệt là của người nghèo. Lịch sử cho ta thấy những chứng tá của t́nh thương nơi Giáo hội từ thời nguyên thủy. H́nh ảnh cụ thể đẹp đẽ nhất là bữa ăn huynh đệ. Đây là chứng tá của t́nh bác ái nơi người Kitô hữu, đồng thời là con đường phát huy sự hiệp nhất Giáo hội. Thật vậy, trong bữa ăn đó, “tất cả cùng nhau chia sẻ của nuôi thân, ḷng hân hoan, dạ chân thành, trong lời ngợi khen Thiên Chúa, trong sự mến phục của toàn dân” (Cv II, 46-47). Dĩ nhiên không khỏi có sự lạm dụng khiến thánh Phaolô phải cảnh cáo (I Cr X 20-21). Đầu thế kỷ II, bữa ăn tách biệt khỏi Thánh Lễ; và khi giáo dân thêm đông, bữa ăn huynh đệ thường ngày không c̣n duy tŕ nữa.

Tuy nhiên, t́nh bác ái của Kitô giáo không phai mờ. Trái lại, nó vẫn phát triển dưới nhiều tổ chức khác nhau tùy theo hoàn cảnh, thời thế. Mở đầu, công cuộc bác ái rất giản dị, có tính cách t́nh nguyện, cá nhân. Thánh Giustinô viết: “Ai sung túc hăy giúp các anh em thiếu thốn... Ai dư dật, hăy vui ḷng cho đi một phần. Những ǵ thu được đều đem về trao cho giám mục, chính ngài sẽ phân phát cho những mồ côi goá bụa, hoặc túng thiếu bởi bệnh tật, tù đày...” [33]

Nửa thế kỷ sau, sự tương thân tương trợ đă có tổ chức hoàn bị hơn. Tertullianus viết: “Đó là ngân quỹ do ḷng đạo đức. Người ta không dùng vào việc tiệc tùng, nhậu nhẹt, nhưng để trợ cấp và chôn tạng người nghèo khổ, cấp dưỡng trẻ em trai cũng như gái thiếu thốn và mồ côi, giúp đỡ những đầy tớ già nua, những người bị đắm tàu và những chiến sĩ đức tin đang sống trong hầm mỏ, hoang đảo, lao tù”. [34]

Tất cả những ai không thể tự ḿnh kiếm ăn, đều được hưởng sự trợ cấp của Giáo hội. Tuy nhiên, cũng có những tiêu chuẩn để tránh lạm dụng. Trước hết phải quan tâm đến kẻ thân thuộc. Thánh Phaolô viết: “Ai không chăm lo đến kẻ thân thuộc, đặc biệt những người trong gia đ́nh, th́ đă chối bỏ đức tin và c̣n tệ hơn người “ngoại đạo nữa” (I Tm V, 8). Người ta cũng lưu ư đến những gia đ́nh đông con, những người lâm cảnh đau thương thất nghiệp, với điều kiện là thực sự họ không thể kiếm được việc làm. Giáo hội không bao giờ bênh vực nhưng kẻ ươn l­ời, ăn bám, v́ làm như thế là gián tiếp cổ vơ thói xấu. C̣n những kẻ làm nghề không tốt đẹp, thánh Cyprian tuyên bố không ủng hộ: “Thứ người này cùng lắm chỉ cho ăn bữa đạm bạc, chứ không thêm khoản trợ cấp nào khác. Làm như chẳng ích lợi ǵ cho chúng ta; nhưng chính là để họ đừng phạm tội nữa”.[35] Trái lại, với những người chăm lo phượng thờ Thiên Chúa mà phải thiếu thốn, cơ cực, Giáo hội rất rộng răi, không những cung cấp của ăn áo mặc mà có khi cả tiền bạc, để họ có thể an tâm chu toàn phận sự cao quí.

Ngoài ra, c̣n phải kể đến những hành vi và thái độ, nói lên t́nh bác ái Kitô giáo cao đẹp chừng nào. Đó là sự tiếp rước lữ khách một cách nồng hậu ân cần, đặc biệt các giáo sĩ trên đường rao giảng Tin Mừng; rồi sự tận tụy săn sóc bệnh nhân, nhất là trong thời ôn dịch, họ đă không quản ngại nắng mưa, dơ bẩn hăng hái lo chôn táng kẻ chết. Những cử chỉ đó đă làm cho người ngoại đạo cảm động: “Họ có vài dấu hiệu để biết nhau, và có thể nói: họ yêu nhau trước khi biết nhau”.[36] Trên đây là một số hoạt động bác ái có tính cách thường xuyên; thản hoặc tai tương xảy đến, liền có những cuộc lạc quyên bất thường để đối phó: lạc quyên được bao nhiêu, đem phân phát ngay cho mỗi nạn nhân tùy theo sự cần thiết của mỗi người. Đó là đức bác ái không phân biệt ranh giới, nó đi liền với sứ mạng rao giảng Phúc âm, và “cứ dấu này người ta sẽ nhận ra ai là người Kitô hữu, con cái Chúa” (Ga XIII, 35).

 


[1] Phúc Âm theo thánh Mattheô, Tông đồ Công vụ của thánh Luca và các Thư của Thánh Phaolô là những tài liệu chính, để viết chương này. Sách tham khảo : Dom Ch. Poulet: Histoire du Christianisme, Q.I Paris 1935. D. Rops: L’Église des Apôtres et des Martyrs, Paris 1960, tr 7-170.

[2] Giới lănh đạo Do Thái bấy giờ thuộc hai khuynh hướng : Pharisê, quốc gia dân tộc quá khích, trung thành với luật Môisen ; Sađukê, chính trị hơn tôn giáo, có cảm t́nh với Đế quốc Roma. Nhóm Pharisê (cũng gọi là nhóm Hassidim) chủ trương trung thành với luật Giavê, giải thích luật một cách khắt khe, đồng thời tự tách biệt khỏi quần chúng và được kêu là "Biệt phái" (Pharisê) ; có người sống đạo đức đáng khen, có người giả h́nh kiêu ngạo. Nhóm Sađukê cho ḿnh thuộc ḍng dơi thầy cả Sađoc thời Đavid và Salomon. Hầu hết thuộc gia đ́nh quư tộc, giàu có chủ trương theo thời và nhượng bộ trước ảnh hưởng ngoại lai : giữ luật rất tỉ mỉ, không tin đời sau và sự sống lại. Ngoài ra c̣n có nhóm Esseni sống khắc khổ trong sa mạc, nhóm này không nhiều.

[3] Có người cho rằng Gioan Marcô bảo thủ, không muốn theo chủ trương cấp tiến của Phaolô, là cho anh em dân ngoại gia nhập Kitô giáo mà không chịu ràng buộc luật Môisen, nên đă rút lui.

[4] Việc Phero đến lập Ṭa Antiokia được Phaolô nhắc đến trong thư gởi giáo đoàn Galata (II, 11), và được Origenes: In Lucam Hom, VI và Eusebius: Chronicon 2 công nhận.

[5] Eusebius căn cứ vào thư thánh Pherô gởi “những người được chọn hiện là khách tha phương kiều ngụ ở Ponto, Galatia, Cappadocia, Asia và Bithynia” (I Pr I, 1)

[6] Sueto: Vita Claudii, XXV, 4.

[7] Về vụ này, Bossuet nói: “Pherô bị chỉnh và tự sửa lỗi đă tỏ ra lớn hơn Phaolô”

[8] Theo lưu truyền, người ta đă xây ngay chỗ Chúa hiện ra với thánh Pherô một thánh đường, manh danh hiệu Quo Vadis, Domine ?

[9] Từ khi Giáo hội thành lập cho đến thế kỷ XIV không hề có ai đưa ra nghi vấn Pherô lập Ṭa thánh ở Roma và tử đạo ở đây. Sự mặc nhiên công nhận của 13 thế kỷ về một vấn đề quan trọng như thế, đă đủ để minh chứng một cách hùng hồn cho sự kiện này. Nhưng đầu thế kỷ XIV, Marsillius thành Padua làm cố vấn cho Ludwig xứ Bavaria, hoàng đế La Đức (1328-46), chống lại Đức Thánh Cha Gioan XXII (1316-36), để cho ra đời cuốn Defensor Pacis (1324) phủ nhận quyền tối thượng của ngôi Giáo hoàng, trong đó ôn đưa ra nghi vấn việc thánh Pherô ở Roma. Tiếp đến nhiều người theo giáo phái Luther và Calvin cũng chủ trương như vậy. Nhưng ngày nay, ngay cả người Tin lành cũng đồng ư với Công giáo nh́n nhận sự kiện lịch sử này. Theo bằng chứng tiêu cực, không thấy một đô thị nào, ngoài Roma, dám dành cho ḿnh cái danh dự có Pherô đến lập Ṭa và tử đạo. Bằng chứng tí­ch cực: ngay từ đầu đă có hai Thư của thánh Pherô, rồi đức Clementê trong thư gởi dân thành Conrintô (96-97) cũng nhắc đến cuộc tử đạo của hai tông đồ Pherô và Phaolô ở Roma. Ngoài ra, c̣n có nhiều tài liệu khác của thánh Ignatiô thành Antiokia (thư gởi cho giáo dân Roma, 107), Dionisius thành Corintô (thư gởi cho giáo dân Roma, 170), thánh Ireneô thành Lyon (trong Adv. Haereses), Tertullianus (trong De Praescriptione HaereticCarminibus adv. Marcionem), Origenes viết “Thánh Pherô đă đến Roma và chịu đóng đinh lộn ngược”, linh mục Caius (đầu thế kỷ thứ III): “Tôi sẽ chỉ cho quí vị đài kỷ niệm của hai tông đồ hoặc quí vị tới đồi Vatican hay đi trên đường Ostia, quí vị sẽ thấy trước mắt đại kỷ niệm người thiết lập Giáo hội chúng ta” của sử gia Eusebius (Hist. Eccl. II, 25,7).

[10] Niên hiệu 29.6.258 khi trong cuốn Martyrologium hierommianum chưa chắc đă đúng. Theo cuốn Liber Pontificialis, th́ chính đức Thánh Cha Comeliô (khoảng 251, năm Decius chết và cuộc bách hại tạm ngưng) là người đă rước hài cốt cả hai thánh Pherô và Phaolô đồi Vatican và đường Ostia, nghĩa là trở về hai mộ cũ. Nếu người ta nhận lưu truyền rằng hài cốt của hai thánh tông đồ được cất giấu ở hang Toại đạo suốt 40 năm, th́ cuộc rước xương thánh vào hầm mộ thánh Sebastian phải từ thời đức Thánh Cha Zepherinô (199-217) dưới triều Septimus-Severu­s. Năm 1915, khi người ta đào bới hang Toại đạo, c̣n thấy trên tường có tới 150 bút kư viết bằng ch́ những lời cầu khẩn Pherô và Phaolô.

[11] Aram là thổ ngữ Sémitique xưa kia thông dụng trong xứ Mesopotamia và miền từ sông Euphrates đến Palestina.

[12] Về các thánh giáo phụ, xem chương Bốn

[13] Plinius Junior: Epist. X, 96.

[14] Cũng thời này, theo sử gia Beda: Hist. Eccl. I , IV, một ông hoàng xứ Britannia tên là Lucius đến xin đức Thánh Cha Eleuthenô (175-199) cho học đạo.

[15] Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, tôi khuyên các kẻ ăn bám hăy yên tâm làm việc, để tự ḿnh nuôi lấy ḿnh” (II Ts III, 12).

[16] Dion Cassius: Hist. Romaine, LXVII, 14.

[17] Tertullianus: De Bapismo, IV.

[18] Didachès,VII.

[19] Didachès. VII - Tertullianus: op. cit. XIX.

[20] Teltulianus: op. cit, XVII.

[21] Xem E. Vacandard: Confession des Péchés, trong Dict. de Théol. Cath - Tertullianus: De Paenitentia. VII.

[22] Origenes: Hom. III in Lev 4.

[23] Ep. X, 96.

[24] Dom Cabrol: Le Livre de la Prière antique, Paris 1900, VI, 77.

[25] Xem thánh Cyrillô thành Gierusalem: Catech Myst. V, 21-22 - Thánh Giustinô: Apol. LXVII, 3-6.

[26] Dom Cabrol : op. cit. VI, 9-97.

[27] In pace, In Xto vivas, Pete pro nobis, Vivis in gloria.

[28] Xem cuốn Album lộng lẫy của Mgr Xilpert Die Malereien der Katakombs, Roms, I và II, Fribourg-in-Br. 1930- L. Bréhier: L’Art Chrétien. Paris 1928

[29] Thánh Ignatiô: Ep. ad Eph IV.

[30] Thánh Ignatiô: Ep. ad Trallianos,. III.

[31] Thánh Ignatiô: Ep. ad Smyrn. XII.

[32] Xem Zockler Diakonen und Evangelisten, Munich 1893.

[33] Thánh Giustinô: Apol. LXVII.

[34] Tertullianus: Apol. LXVII.

[35] Thánh Cyprian : Ep. II.

[36] Minucius Felix : Octavius, VIII.