HOME

 
   

4.
Tiền bạc
không mua được hạnh phúc
 

“Tri túc, đăi túc, tiện túc, hà thời túc,
Tri nhàn, đăi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”
(Nguyễn Công Trứ )

“Biết là đủ, cho là đủ, th́ nó là đủ
Biết là nhàn, cho là nhàn, th́ nó là nhàn”.

 

Có lẽ chúng ta đă rất quen với câu ngạn ngữ này : “Đồng tiền là tên đầy tớ tốt nhưng lại là ông chủ hà khắc”. Nếu chúng ta coi đồng tiền là phương tiện, th́ tiền bạc rất hữu ích, là tên đầy tớ phục vụ chúng ta trong mọi công việc; nhưng nếu chúng ta coi đồng tiền là mục đích th́ hỡi ôi, đă bao lần người ta sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích này; tiền bạc trở nên ông chủ khắc nghiệt, tàn nhẫn, vùi dập cuộc đời ta. V́ đồng tiền, người ta sẵn sàng làm tất cả, bán rẻ lương tri, tán tận lương tâm của ḿnh. Có lẽ chúng ta từng chứng kiến bao cảnh thương tâm, gia đ́nh tan nát, huynh đệ tương tàn cũng v́ sự tác oai tác quái của đồng tiền. Nếu mượn lời của thi hào Nguyễn Du mà ví von lúc này cũng có thể diễn tả được điều ǵ đó :

“Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn ḷng”.


ĐẶT ĐỒNG TIỀN VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ CỦA NÓ

Việc chọn lựa và sử dụng tiền bạc là thách đố khôn cùng. Sống trong thế giới thời mở cửa, nền văn hóa hưởng thụ đang kích thích sự thèm khát của con người, bạn có thể dễ dàng nói “không” ? Trong một thế giới đồng tiền đang được thượng tôn, đang là ch́a khóa vạn năng có thể mở ra nhiều cánh cửa của cuộc sống, nhiều bậc thang giá trị bị đảo lộn, và người ta cứ ảo tưởng một âm vang ngọt ngào rót vào tai mỗi ngày : “Có tiền là có tất cả !”

Sự thực có phải là như thế ?

Biết thế nào là đủ ?

Nhu cầu của con người th́ vô chừng, biết thế nào là đủ ! Nhà Nho Nguyễn Công Trứ quan niệm :

“Tri túc, đăi túc, tiện túc, hà thời túc,

Tri nhàn, đăi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”

Tạm dịch là :    

“Biết là đủ, cho là đủ, th́ nó là đủ

Biết là nhàn, cho là nhàn, th́ nó là nhàn”. 

Th́ ra cái đủ của con người rất chủ quan, rất tương đối; nó phụ thuộc vào quan niệm và sự chọn lựa của bạn. Vốn thói đời, túi tham vẫn vô đáy, “có voi” lại “đ̣i tiên”, sở hữu bằng nào vẫn chưa đủ. Của cải lúc này không phải là thứ nhu cầu cần thiết để sống nữa, không c̣n phải là một phương tiện phục vụ cho cuộc đời, cho hạnh phúc nhân sinh nữa, mà nó biến thành ngục thất nhốt kín con người lại, ở trong đó con người lấy tự do của ḿnh đổi lấy sự khoái lạc được sở hữu và những nỗi lo lắng, chỉ lo ngay ngáy trong ḷng có ngày tiền bạc đội nón ra đi, chỉ sợ sự an toàn của ḿnh bị phá vỡ.

Thực ra, tiền bạc chẳng bao giờ là sự an toàn cả. Chúng ta rất cần tiền bạc để trao đổi, để phục vụ cho đời sống; tự bản chất, tiền bạc không có ǵ là xấu. Tiền bạc trở nên xấu hay tốt là do con người sử dụng. Nếu bạn làm chủ được những nhu cầu của bạn, bắt đồng tiền phục vụ cho sự công bằng, ḷng nhân ái, cho công thiện công ích, th́ tiền bạc là người bạn thân, và lúc ấy bạn thực sự biết thế nào là đủ đối với bạn. Con tim sẽ mách bảo cho bạn biết phải làm ǵ với số tiền bạn có.

Những tham vọng thái quá

Cũng như tiền bạc, tham vọng tự nó chẳng có ǵ đáng trách; điều đáng nói ở đây là những tham vọng thái quá, người ta t́m mọi cách để đạt cho bằng được, kể cả những cách thức xấu xa nhất.

Có nhiều ngưởi lầm tưởng chiều cao hạnh phúc được đo bằng những hố sâu tham vọng được lấp đầy. Thực ra khát khao có bao giờ được hoàn toàn thỏa măn. Giáo lư nhà Phật coi đây là căn nguyên của khổ lụy, muốn hạnh phúc phải triệt tiêu mọi tham vọng, mọi ước muốn, phải buông xả, phải ĺa tất cả. Hạnh phúc không hệ tại ở những ǵ ḿnh có, hạnh phúc không thể đổi chác hay mua bán bằng tiền bạc. Bạn có thể trang bị cho ḿnh đầy đủ tất cả mọi tiện nghi, nhưng biết đâu tâm hồn bạn vẫn trống vắng, không thể lấy chi để lấp đầy; và có lẽ lúc này chúng ta mới hiểu đôi chút tại sao văn hào Nga, Lev Tolstoi, lại nói : “Con người sống bằng t́nh yêu”. Giả như bấy lâu nay thế giới trong tôi là thế lực của đồng tiền lên tiếng, th́ trong khoảnh khắc tĩnh lặng nào đó, hăy để cho t́nh yêu ngỏ lời, biết đâu những sợi dây tham vọng thái quá sẽ chùng lại, sự quân b́nh tràn về và cung đàn hạnh phúc lại ngân lên. Nếu bạn đồng ư với tôi, cùng đích cuộc đời chúng ta là hạnh phúc, th́ kinh nghiệm ngàn đời và sự khôn ngoan đích thực mách bảo cho chúng ta rằng những tham vọng thái quá chẳng bao giờ có thể dẫn đến nguồn hạnh phúc đích thực.


CẠM BẪY CỦA VIỆC SỞ HỮU TIỀN BẠC

Chúng ta rất dễ dàng ảo tưởng về tiền bạc và việc sở hữu, dễ có những lầm lẫn; do vậy rất cần phải phân biệt giữa ước muốn và nhu cầu, giữa quan niệm của xă hội và giá trị nội tại của sự vật, giữa việc tiêu xài và sự tự do.

Sự lẫn lộn giữa ham muốn và nhu cầu

Nhiều khi chúng ta rất dễ dàng đồng hóa ham muốn và nhu cầu là một. Thực ra, hai lănh vực này có sự khác biệt rơ ràng.

Ham muốn của chúng ta có thể vươn đến vô cùng; có thể liệt kê ra đây hàng loạt ham muốn mà không phải chỉ riêng của tôi hay của bạn : Ham muốn được thành đạt ở địa vị cao trong xă hội, được mọi người yêu quư trọng vọng; ham muốn có thật nhiều tiền của, có nhà lầu xe hơi, có vợ đẹp con khôn … và có những ham muốn chẳng bao giờ đạt được. C̣n nhu cầu, có lẽ khiêm tốn hơn; nhiều khi người ta bị cuốn hút vào nhu cầu giả tạo hơn là thỏa măn nhu cầu thực sự của bản thân ḿnh. Ví dụ lúc bạn đang đói, bạn cần có thức ăn; bạn đang khát, bạn cần có nước uống; bạn đang mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi, đó là những nhu cầu thực sự cần thiết; nhưng chỉ cần bạn thay đổi một chút như : đói, nhưng phải đi ăn ở nhà hàng đặc sản, kiếm chút rượu Tây giải khát, và thuê đỡ căn pḥng ở khách sạn năm sao để nghỉ ngơi…,. th́ lúc này bạn đă đáp ứng quá mức nhu cầu của ḿnh rồi; đó là nhu cầu giả tạo, là ḷng ham muốn. Bạn ạ, một lần nữa chúng ta lại thấy ḷng ham muốn th́ vô chừng.

Điều quan trọng chúng ta phải phân định đâu là nhu cầu thực sự cần thiết cần phải đáp ứng, đâu là nhu cầu giả tạo đang đ̣i được thỏa măn cái tôi ích kỷ của ḿnh. Sống tṛn đầy là sống thật, đáp ứng những nhu cầu thật và cũng biết khước từ thật ! Khước từ lại là một cách tuyệt vời có thể ngăn chặn bớt những hố sâu tham vọng không làm cho nó tiếp tục bị bào ṃn, tiếp tục thẳm thẳm hơn. Nhiều khi sự thỏa măn về thể chất lại tỉ lệ nghịch với những sung măn của tinh thần. Khi mọi nhu cầu của thân xác quá đầy đủ, coi chừng tâm hồn lại bị khoét sâu trong sự trống vắng ư nghĩa sống, trống vắng đời sống tinh thần. Một tâm hồn đói khát, cho dù thân xác có no thỏa th́ cũng chẳng bao giờ có thể gọi là cuộc sống tṛn đầy được.

Sự lẫn lộn giữa quan niệm xă hội và giá trị nội tại sự vật

Đành rằng sự vật có giá trị do quan niệm xă hội mặc cho, đồng tiền đơn giản chỉ là mảnh giấy, nhưng v́ được xă hội công nhận nên có giá trị. Tuy nhiên, mỗi sự vật đều có giá trị nội tại của nó. Đặc biệt khi áp dụng cho con người, chúng ta không thể đánh giá một ai chỉ theo quan niệm xă hội, theo những ǵ người ấy sở hữu, theo cách thức người ấy tiêu xài. Mỗi người đều có giá trị tuyệt đối.

Cơn cám dỗ lớn của thời đại chúng ta là dễ dàng đánh giá người khác theo hiệu năng công việc, theo những ǵ người ấy sở hữu. Kiểu đánh giá này dễ dàng dẫn đến một thái độ loại trừ, khinh miệt, gạt ra bên lề những con người thấp cổ bé miệng, không địa vị, không tiền của …

Mặt khác, quan niệm của xă hội không phải lúc nào cũng nhất quán, bậc thang giá trị nhiều khi bị đảo lộn; bên cạnh đó c̣n biết bao áp lực khác ảnh hưởng đến; do vậy nếu không tỉnh táo, chúng ta rất dễ mắc phải sai lầm nghiêm trọng.  

Sự lẫn lộn giữa việc tiêu xài và sự tự do

Muốn đánh giá đúng giá trị sự vật, giá trị một con người, chúng ta phải vượt qua hàng rào định kiến (dù là của xă hội hay là của riêng chúng ta), phải nh́n với tâm hồn trong sáng và óc phán đoán bén nhạy, phải nh́n sự vật như là sự vật, không trát phấn, tô màu.

Xă hội chúng ta đề cao việc tự do chọn lựa, điều này dễ gây ra ảo tưởng rằng việc mua sắm tiêu xài là một cách thức diễn tả sự tự do của ḿnh. Tuy mua sắm là một h́nh thức tự do chọn lựa, nhưng đó là một khía cạnh rất giới hạn về tự do : tự do như một khả năng chọn lựa giữa muôn ngàn chọn lựa.

Nếu chúng ta quan niệm ư nghĩa sâu xa của tự do như một khả năng để cân nhắc, phản hồi, đặt vấn đề, quyết định và hành động một cách có trách nhiệm, th́ quan niệm về tiêu xài mua sắm như thế, thay v́ đề cao sự tự do, đă phá hủy mất sự tự do rồi.

Rất nhiều người không phải v́ nhu cầu, nhưng có cái thú mua sắm. Nguy cơ cho ai không kiềm chế được việc tiêu xài quá độ của ḿnh, tự do của họ bị bào ṃn, họ bị lôi cuốn vào lối sống duy vật chất, thực dụng. Họ khó kháng cự lại những cám dỗ ngọt ngào, tự do bị thử thách mỗi ngày. Trên phương tiện thông tin báo chí, truyền thanh, truyền h́nh, nhiều sản phẩm được phơi bày kích thích ḷng ham muốn của các “thượng đế”. Tất cả đều để phục vụ con người, giúp con người sống tốt hơn, nhưng mặt trái, nó cũng có thể biến con người thành một thứ nô lệ cho hưởng thụ, nô lệ cho một thứ tự do biến chất của ḿnh.

Bên cạnh thú tự do mua sắm, có người c̣n nuôi tham vọng “làm giàu cấp tốc” bằng bài bạc, số đề … những h́nh thức này càng hạ thấp giá trị lao động của con người và bào ṃn nhân cách cũng như tự do của họ. Đă vậy, họ c̣n làm khổ bao người khác, nhất là những người kề cận ruột thịt của ḿnh. Có khi cả năm ky cóp vất vả, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc, thế mà chỉ qua vài ván đỏ đen, của vợ công chồng đều tiêu ma hết. Điều chắc chắn, đây không phải là lối sống đẹp, nhưng là một lối sống vỡ vụn, không thể tṛn đầy được.


HƯỚNG ĐI CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU :

VẠCH TRẦN NHỮNG ẢO TƯỞNG

Bạn và tôi đang được mời gọi vạch trần những ảo tưởng, những cạm bẫy hào nhoáng của tiền bạc và việc sở hữu tiền của. Tin Mừng tŕnh bày cho chúng ta một lối sống dẫn đến tự do, thoát khỏi ṿng lẩn quẩn của ảo vọng, dĩ nhiên muốn sống được sự tự do đích thực này, chúng ta phải chấp nhận lột xác và mở ḷng ra để đón nhận ân sủng.

Hăy cảnh giác với sự giàu có

Thánh Phaolô, khi viết thư cho người môn đệ của ḿnh là Timôthê, đă vạch ra cho thấy mối nguy hại của giàu có, và khuyên người môn đệ của ḿnh chọn lựa một cuộc sống thanh đạm, khước từ những nhu cầu giả tạo. Lời chỉ bảo của thánh nhân c̣n rất hữu ích cho mỗi người chúng ta hôm nay :

Đă hẳn, việc giữ đạo là nguồn lợi lớn đối với những ai lấy cái ḿnh có làm đủ. Quả vậy, chúng ta đă không mang ǵ vào trần gian, th́ cũng chẳng mang ǵ ra được. Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hăy lấy thế làm đủ, c̣n những kẻ muốn làm giàu, th́ sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người ch́m đắm trong cảnh hủy diệt tiêu vong” (1 Tm 6, 6 - 10).

Quả thực, chúng ta vào trần gian với đôi bàn tay trắng, và khi vĩnh biệt cuộc đời, kết quả con người lại trở về trắng tay. Thánh Giacôbê cho thấy rơ sự bấp bênh và chóng qua của tiền bạc và cũng cho thấy sức mạnh huỷ hoại của nó. Ngài cảnh cáo những người giàu có :

“Giờ đây, hỡi những kẻ giàu có, các ngươi hăy than van rên rỉ về những tai họa sắp đổ xuống trên đầu các người. Tài sản của các người đă hư nát, quần áo của các ngươi đă bị mối ăn. Vàng bạc của các ngươi đă bị rỉ sét; và chính rỉ sét ấy là bằng chứng buộc tội các ngươi; nó sẽ như lửa thiêu hủy xác thịt các ngươi” (Gc 5, 1 - 3).

Kinh thánh mở ra cho chúng ta thấy mối bận tâm sâu xa của con người về tiền bạc và việc sở hữu. Mặc dù giàu sang tự nó không xấu, nhưng v́ của cải dễ làm mờ mắt con người, làm họ không c̣n nhận ra được chân giá trị đích thực và bám víu vào của cải như là cứu cánh đời ḿnh, thay v́ tin tưởng, phó thác cho t́nh thương quan pḥng của Thiên Chúa. Con người dễ núp bóng trong tiền của như là sự b́nh an giả tạo, chạy trốn tự do, và chạy trốn cả Thiên Chúa; chính v́ vậy, chúng ta mới hiểu điều đă được mặc khải trong Kinh Thánh : người nghèo được Thiên Chúa yêu thương. Họ được yêu thương v́ họ biết ḿnh không tự xoay sở được đời ḿnh và họ cần Thiên Chúa; c̣n người giàu có th́ cứ nghĩ ḿnh sẽ làm được tất cả, Thiên Chúa không có chỗ đứng trong cuộc đời của họ.

Quà tặng tự do

Tự do là món quà cao quư nhất Thiên Chúa trao vào tay con người. Sứ điệp Kitô giáo cũng nhắn nhủ chúng ta phải giữ ḿnh tự do, đừng bao giờ để ḿnh trở thành nô lệ cho của cải vật chất. Hơn ai hết, Đức Giêsu hiểu rơ cạm bẫy tiền của :

Không ai có thể làm tôi hai chủ, v́ hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể  vừa làm tôi Thiên Chúa  vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6, 24).

Cuộc đấu tranh bản thân với cơn cám dỗ tiền của thật không đơn giản. “Vũng lầy êm ái” người ta lại cứ thích ngă vào, và càng khó hơn khi tiền của đội lốt tự do, con người tôn thờ nó lúc nào cũng không hay nữa.

Một cách thức mới hướng tới việc sở hữu

Theo cái nh́n Kinh thánh, tất cả mọi sự trên thế gian này, trước tiên và sau cùng, đều thuộc về Đấng Tạo Hóa. Trái đất và tất cả những ǵ trên trái đất đều là của Chúa. Thánh giáo phụ Cyprianô nói với chúng ta : “Tất cả những ǵ thuộc về Chúa, th́ cũng thuộc về mọi người”. Trong thông điệp “Về quyền lao động của con người”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhắc lại lời của thánh giáo phụ Cyprianô khi ngài viết : “Quyền sở hữu riêng tư phụ thuộc vào quyền sử dụng chung, v́ của cải là tài sản chung của mọi người” (Số 14). Quan niệm về cách sở hữu tài sản như thế sẽ dẫn đến một số hệ luận :

- Quyền hành đối với tài sản riêng không phải là thứ quyền tuyệt đối; những ǵ chúng ta có đều do lănh nhận từ Thiên Chúa, và chúng ta có trách nhiệm phải sinh ích cho mọi người. Chúng ta không được tự do sử dụng những ǵ ḿnh đang sở hữu để làm phương hại đến tha nhân hoặc trái đất này.

- Việc tích lũy của cải của một số người trên thế giới này đă phản bội lại ư nghĩa quà tặng của Đấng sáng tạo.

Như vậy, với quan niệm của Kinh thánh, của cải trên thế giới này là tài sản chung của mọi người, người Kitô hữu chúng ta được mời gọi sở hữu của cải trong tinh thần mới, tinh thần chia sẻ, giản dị và b́nh đẳng.

Tinh thần chia sẻ

Tinh thần chia sẻ là một trong những nét đặc sắc của Kitô giáo, đó là ḷng bác ái, và hơn nữa, đó là cách thể hiện niềm tin. Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy các tín hữu thời sơ khai đă sống triệt để tinh thần này : “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mọi người tùy theo chu cầu” (Cv 2, 44 - 45). Và kết quả xem thấy là : “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn” (Cv 4, 34). Đây là một nếp sống hết sức lư tưởng và trở thành gương mẫu để cho chúng ta sống sao cho cân bằng, hợp lư.

Sự cân bằng hợp lư

Ngay từ buổi sơ khai, cộng đoàn các môn đệ Đức Giêsu là cọng đoàn chia sẻ huynh đệ. Và đây cũng là điều các cộng đoàn tín hữu tiên khởi không khỏi bận tâm, họ sống trong sự giằng co, do dự.  Côrintô là một thành phố cảng giàu có, thế mà các tông đồ dạy họ phải chia sẻ, hạn chế quyền sở hữu; thật là một thách thức không nhỏ ! Thánh Phaolô đă viết thư hướng dẫn cộng đoàn này sống tinh thần bác ái :

Vấn đề không phải là bắt anh em sống eo hẹp để cho người khác bớt nghèo khổ. Điều cần thiết là phải có sự đồng đều. Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế sẽ có sự đồng đều, hợp với lời đă chép : kẻ được nhiều th́ không dư, mà người được ít th́ không thiếu”. (2Cr 8, 13 - 15)

Và cũng trong lá thư này, đoạn khác thánh nhân nhắc nhở phải chia sẻ nhưng với tấm ḷng vui tươi chứ không phải là miễn cưỡng : “Mỗi người hăy cho tùy theo quyết định của ḷng ḿnh, không buồn phiền, không miễn cưỡng, v́ ai vui vẻ dâng hiến th́ được Thiên Chúa yêu thương” (2Cr 9,7).

Điều quan trọng chúng ta thấy ở đây, tất cả mọi việc làm phải xuất phát từ đức ái, không thể có sự áp đặt hay miễn cưỡng; chúng ta cũng thế, một khi có chia sẻ, hăy làm với ḷng hân hoan, v́ cũng có lời rằng : “Cho th́ có phúc hơn nhận”.

Người anh em trong cơn hoạn nạn

Ngạn ngữ Anh có câu : “A friend in need is a friend in deed” – “Bạn khi hoạn nạn mới là bạn thân”. Truyền thống Việt Nam cũng mang đậm những nét tinh túy và yêu thương như thế :       

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Hay : “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Chỉ xét trên b́nh diện con người, ḷng bác ái tư nhiên cũng không cho phép chúng ta lăng quên người anh em trong cơn hoạn nạn; hơn thế nữa, ḷng bác ái Kitô giáo lại không dạy chúng ta phải yêu thương người đồng loại như chính ḿnh sao ?

Thánh Giacôbê dạy chúng ta không những phải chia sẻ cho người nghèo mà c̣n phải yêu thương và kính trọng họ (Gc 2, 1 - 9); chính thái độ yêu thương kính trọng này là một lời tuyên xưng đức tin cụ thể và sống động nhất :

“Thưa anh em, ai bảo rằng ḿnh có đức tin mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích lợi ǵ ? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng ? Giả như có người anh em hay chị em không có áo che thân và không đủ của ăn hằng ngày, mà có ai trong anh em lại nói với họ : ‘hăy đi b́nh an, mặc cho ấm và ăn cho no’, nhưng lại không cho những thứ thân xác họ cần, th́ nào có ích lợi ǵ ? Cũng vậy, đức tin không có hành động quả là đức tin chết.” (Gc 2, 14 - 17).

Tinh thần giản dị

Một đặc tính khác của cách thức Kitô hữu sở hữu của cải đó là tinh thần giản dị. Đời sống giản dị không có nghĩa là bần cùng đói rách, không phải là dung túng cái nghèo. Tinh thần giản dị chính là lối sống đạm bạc, sống những nhu cầu tối thiểu, khước từ xa hoa phung phí và hoàn toàn tin tưởng phó thác vào t́nh thương quan pḥng của Thiên Chúa. Một trong những nét của tinh thần giản dị là trung dung.

Trung dung

Trung dung nghĩa là vừa đủ, không thừa, không thiếu. Lời sách Châm Ngôn sau đây mô tả cho chúng ta một lối sống trung dung, quân b́nh :

“Xin đừng để con túng nghèo,

cũng đừng cho con giàu có;

chỉ xin cho con cơm bánh cần dùng,

kẻo được quá đầy đủ,

con sẽ khước từ Ngài mà nói :

“Đức Chúa là ai vậy ?”

Hay nếu phải túng nghèo,

con sinh ra trộm cắp,

làm ô danh Thiên Chúa của con.”

(Cn 30, 8 - 9)

Trung dung là nhân đức trong cuộc sống !

Sống giản dị, tự do

Sống giản dị là một nếp sống quân b́nh, không dư thừa cũng không thiếu thốn, có tâm hồn hào phóng và nồng nàn, lấy sự sung măn của người khác làm niềm vui của ḿnh hơn là cứ loay hoay tích cóp. Lư tưởng là vậy, nhưng thể hiện điều này thật không chút dễ dàng. Chúng ta phải phân định đâu là nhu cầu thực sự cần thiết, đâu là điều xa hoa phung phí, và đâu chỉ là tṛ lố bịch.

Hơn nữa, lối sống giản dị cũng đ̣i hỏi chúng ta phải có tinh thần cởi mở, phóng khoáng, hành động có chọn lựa, chứ không kéo lê đời ḿnh theo những ham muốn hay muôn ngàn thứ mà ngôn ngữ quảng cáo bày ra.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới choáng ngợp những ngôn từ mơn trớn, ru ngủ, kích thích sự thèm khát của con người, và hàng loạt sản phẩm tung ra như muốn thỏa măn cơn thèm khát tưởng là chính đáng đó. Thực ra, con người có thể lạc vào mê hồn trận, đánh mất tự do của ḿnh lúc nào không biết. Với lối sống tự do của bậc thánh hiền, của người quân tử, những ngôn ngữ thực dụng như  trên thật xa lạ với họ. C̣n chúng ta th́ sao ?

Sự công bằng

Một đặc tính khác trong cung cách của người Kitô hữu sở hữu của cải đó là quan niệm về đức công bằng. Trong nhăn quan Thiên Chúa, mọi người đều b́nh đẳng, đều được hưởng trọn vẹn t́nh yêu thương. Với cái nh́n đức tin, không thể có sự phân biệt đối xử, phân cấp sang - hèn, giàu – nghèo. Thánh Giacôbê, trong thư gởi cho cộng đoàn tín hữu, ngài viết :

“Thưa anh em, anh em đă tin vào Đức Kitô, Chúa chúng ta, là Chúa vinh quang, th́ đừng đối xử thiên tư. Quả vậy, giả như có một người bước vào nơi hội họp, tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy, đồng thời có một người nghèo khó, ăn mặc tồi tàn, cũng bước vào, mà anh em kính cẩn nh́n người ăn mặc lộng lẫy và nói : ‘Xin mời ông ngồi vào chỗ danh dự này’, c̣n với người nghèo, anh em lại nói : ‘Đứng đó !’ hoặc ‘Ngồi dưới bệ chân tôi đây !’, th́ anh em đă chẳng tỏ ra kỳ thị và trở thành những thẩm phán đầy tà tâm đó sao ? … Đă hẳn, anh em làm điều tốt, nếu anh em chu toàn luật Kinh thánh đưa lên hàng đầu : Ngươi phải yêu người thân cận như chính ḿnh. Nhưng nếu anh em đối xử thiên tư, th́ anh em phạm một tội và bị lề luật kết án là kẻ vi phạm”. (Gc 2, 1 - 4; 8 - 9)

Một lần nữa chúng ta nhắc lại giới luật căn bản của người Kitô hữu là yêu thương tha nhân như chính ḿnh; và hơn nữa yêu thương tha nhân như chính Chúa yêu ta, đây phải là sợi chỉ hồng thống nhất, xuyên suốt đời sống chúng ta.


KẾT LUẬN

Trong thế giới quyền lực, đồng tiền đóng vai tṛ sức mạnh. Thế lực đồng tiền đang khuynh đảo cả bộ mặt thế giới này. Bao nhiêu giá trị sống bị lật nhào và được xếp bậc theo những ǵ bạn đang sở hữu. Dù muốn dù không, bạn vẫn phải nghe măi những lời đường mật : “Sống là hưởng thụ !”. Ngôn ngữ quảng cáo hứa hẹn cho bạn một thiên đường tại thế tuyệt vời với điều kiện bạn chấp nhận được tôn là thượng đế !

Đó có phải là sức mạnh của chúng ta ?  Sức mạnh của chúng ta có lẽ phải là sức mạnh phi quyền lực, sức mạnh t́nh thương, sức mạnh trao ban và chia sẻ.

Chúng ta được trao ban tự do, tự do để chọn lựa kho tàng đích thực. Lời Đức Giêsu dạy bảo chúng ta thật là thấm thía :

“Anh em đừng tích trữ cho ḿnh kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư mất, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hăy tích trữ cho ḿnh kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi kẻ trộm cắp không đào ngạch mà lấy đi được. V́ kho tàng của anh ở đâu, th́ ḷng anh ở đó” (Mt 6 19 - 21).