Xây Dựng Gia Đình Truyền Thống

 

Xây Dựng Gia Đình Truyền Thống

Xây Dựng Gia Đình Truyền ThốngCâu trả lời, có lẽ, bắt nguồn từ mấy chữ: Những hình mẫu gia đình truyền thống đang ngày càng mất dần hay nhạt nhòa đi trong xã hội năng động hiện nay…
Vậy chúng ta cần làm gì để có thể duy trì và phát triển gia đình truyền thống trong tình cảnh như vậy?

Tạo ra những truyền thống gia đình

Phải biết tạo cơ hội biến những ngày ấu thơ thành những kỷ niệm theo suốt cuộc đời các con bằng cách tiếp tục những truyền thống mà chính bạn được thừa hưởng hoặc tạo ra những truyền thống mới. Có được truyền thống gia đình là điều rất quan trọng.

Đều đặn tổ chức những buổi kỷ niệm đầy hạnh phúc  sẽ mang lại cảm giác thân mật, ấm cúng trong gia đình. Mỗi buổi sum họp trong các ngày lễ, có thể là ngày Tết, ngày Quốc Khánh, ngày Phụ nữ Quốc tế hay một kỳ nghỉ với gia đình sẽ nuôi dưỡng tình yêu thương, sự gắn kết mạnh mẽ trong gia đình bạn.


Đi đến một nơi nào đó

Đến thăm những vườn quất, vườn đào và cùng nhau chọn mua để trang hoang nhà cửa dịp Tết.
Cho bọn trẻ về quê thăm ông bà.
Hàng năm đi thăm một nơi cả gia đình yêu thích như…
Tổ chức các cuộc vui chơi  dã ngoại cùng các gia đình khác

Cùng các con chuẩn bị những món ăn đặc biệt

Bạn và con bạn cùng nhau làm bánh, làm mứt vào dịp Tết.
Làm những món ăn đặc biệt của gia đình vào một số ngày nhất định (những món ăn này bọn trẻ sẽ nhớ mãi).
Làm bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực.

Mua quà

Vào ngày nhà giáo Việt Nam, bạn có thể đưa con đi mua hoa hoặc quà tặng cho thầy cô giáo.
Vào ngày Trung thu bạn có thể đưa con đến cửa hàng quần áo hoặc đồ chơi để chúng chọn mua đồ.

Trang trí nhà cửa

Vào một số dịp, bạn có thể trang trí ngôi nhà với các dây trang trí làm bằng giấy màu, bóng bay, dây ruy-băng hoặc bằng những vật liệu khác. Hãy yêu cầu các con giúp bạn khi lên kế hoạch và khi bắt tay vào việc trang trí ngôi nhà. 
Tụ họp gia đình và cùng nhau làm một số hoạt động vào một số dịp trong năm.

Bữa cơm gia đình truyền thống

Bữa cơm gia đình – đó là chuyện thường ngày dưới mỗi mái nhà. Thế nhưng trong thời đại công nghiệp hiện nay, chuyện thường ngày đó dường như đã bị đảo lộn trong nếp sống thành thị.

Nhiều người quen dùng bữa trưa tại cơ quan, đơn vị hay hàng quán gần nơi làm việc và chiều đến do giao tiếp, bạn bè rủ rê nên cũng xa dần các buổi cơm tại nhà… Sự đảo lộn đó là một tất yếu hay ngược lại cần phải “cứu lấy” bữa cơm gia đình?

Trong khi đó, nhiều gia đình lớn đã mất đi cái nếp nhà, những cô gái trẻ không còn thích chuyện nữ công gia chánh. Tại học đường cũng không quan tâm đến dạy nữ công gia chánh như trước nữa! Có nguy cơ nhiều món ăn độc đáo trong gia đình bị thất truyền.

Trong bối cảnh trên, chúng ta phải làm gì? Phải cứu lấy những món ăn độc đáo trong các gia đình lớn. Hãy sưu tầm những món ăn từ những gia đình có truyền thống lâu đời về ăn uống. Ngoài cỗ giỗ, cỗ tết, cỗ cưới chứa đựng biết bao món ăn đặc sản ba miền, còn có bữa cơm thường ngày gia đình VN, thể hiện nét đặc sắc của văn hóa VN.

Hãy để cho các con quen thuộc với cấu trúc một bữa cơm VN ít nhất gồm ba món. Món thứ nhất là mặn tức các loại kho như thịt, cá, đậu, củ hay trái… Món thứ hai là xào hay luộc đủ loại từ rau, củ, quả với thịt, cá… Món thứ ba là canh đủ loại từ rau, đậu, củ, quả với cá, thịt… Với cấu trúc món ăn như thế, thường thực phẩm được xắt thành miếng nhỏ, vừa mặn như kho hay nhạt như canh hoặc xào, thuận lợi cho việc ăn tập thể hơn là cá nhân riêng rẽ, rất khó chia thành phần riêng

Bữa cơm VN còn không thể thiếu các loại mắm nước hay mắm cái, dưa cà.
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương!

Hãy giữ cho bữa cơm gia đình ấm cúng với những trò chuyện thân mật. Mọi người mời nhau, nhường nhịn nhau. Nó cũng là dịp để dạy dỗ con cái những bài học thường thức gia đình truyền thống như Học ăn, học nói, học gói, học mở – Ăn trông nồi, ngồi trông hướng… Ăn uống cũng là bài học, là nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc!


Nỗ lực từ phía cộng đồng

Ngoài ra, để giữ vững và phát huy truyền thống đạo đức trong gia đình, cần ghi nhận sự năng động, sáng tạo của các cấp,chỉ đạo công tác gia đình và xây dựng gia đình..

Phát biểu tại một cuộc hội nghị về xây dựng cuộc sống gia đình, đồng chí Đặng Ngọc Tùng đánh giá cao việc gắn phong trào “Hai giỏi” với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Đồng chí cũng nhấn mạnh thời kỳ hội nhập với nhiều luồng văn hoá, lối sống du nhập vào nước ta, cấu trúc quan hệ gia đình có nhiều thay đổi, để tiếp tục xây dựng, giữ vững và phát huy giá trị của gia đình VN, cần tiếp tục triển khai Chỉ thị số 49/CT-TW của Ban Bí thư T.Ư và Chiến lược gia đình VN giai đoạn 2005 – 2010 của Chính phủ.

Tóm lại, yếu tố cơ bản của gia đình phương Đông nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng kể cả xưa và nay đều rất tôn trọng tình ruột thịt giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc. Tinh thần truyền thống đó chính là cơ sở để duy trì và phát huy các mối quan hệ cư xử tốt đẹp trong đời sống hiện đại ngày nay. Đó cũng là cái gốc rễ để chúng ta xây dựng thành công mô hình gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế – xã hội.

Lệ Chi

Trả lời