Đức Mẹ là Khuôn Mẫu Tình Yêu Hoàn hảo

 

 

Đức Mẹ là Khuôn Mẫu Tình Yêu Hoàn hảo

Bài giảng của Chân phước GH Gioan Phaolô II trong buổi tiếp kiến chung ngày 4-12-1996

Đức Mẹ là Khuôn Mẫu Tình Yêu Hoàn hảo1. Mặc dù sự việc xảy ra theo công việc của Chúa Thánh Thần và Đức Maria, việc Chúa Giêsu hạ sinh, cũng như các phàm nhân khác, trải qua thời gian “trong bụng mẹ” và “chào đời”. Thêm vào đó, thiên chức làm mẹ của Đức Maria không bị hạn chế theo quá trình sinh học của việc sinh nở, nhưng khi điều đó xảy ra với mỗi người mẹ khác, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển và trưởng thành của đứa con.
Một người mẹ không chỉ là một phụ nữ sinh con, mà cón là người nuôi dưỡng và dạy dỗ đứa con. Thật vậy, chúng ta có thể nói rằngtheo kế hoạch của Thiên Chúa, nhiệm vụ giáo dục là sự mở rộng tự nhiên của sự sinh sản.

Đức Maria là Theotokos (*), không chỉ vì Mẹ thụ thai và sinh Con Thiên Chúa, mà còn vì Mẹ đồng hành với Con suốt quá trình phát triển con người.

Đức Maria rất thích hợp với sư phạm

2. Chúng ta có thể nghĩ rằng, vì Chúa Giêsu có đầy đủ thiên tính, Ngài không cần thầy dạy. Nhưng mầu nhiệm Nhập thể mặc khải cho chúng ta biết Con Thiên Chúa đến thế gian trong dạng con người y như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4:15). Đó là trường hợp phát triển của Chúa Giêsu, từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành (x. Lc 2:40), và Ngài cũng cần sự giáo dục của cha mẹ.

Phúc âm theo thánh Luca, đặc biệt chú ý tới thời thơ ấu, nói rằng tại Nadarét, Chúa Giêsu đã vâng lời Đức Giuse và Đức Maria (x. Lc 2:51). Sự tín nhiệm này cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu dễ lĩnh hội, mở lòng đón nhận giáo huấn của cha mẹ Ngài. Chính Ngài cũng thực hiện nhiệm vụ bằng nhân đức ngoan ngoãn mà Ngài luôn thể hiện.

3. Tặng phẩm đặc biệt Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Maria đã khiến Đức Maria rất thích hợp với nhiệm vụ làm mẹ và làm thầy dạy. Trong các trường hợp cụ thể của cuộc sống, Chúa Giêsu có thể tìm thấy ở Mẹ Maria gương mẫu để noi theo, bắt chước và làm gương hoàn hảo đối với Thiên Chúa và các anh chị em.

Cùng với sự hiện diện của người mẹ, Chúa Giêsu có thể hy vọng ở người cha Giuse, một người công chính (x. Mt 1:19), cung cấp sự cân bằng cần thiết trong hoạt động giáo dục. Thực hiện vai trò làm cha, Đức Giuse đã hợp tác với hiền thê trong việc tạo dựng tổ ấm ở Nadarét một môi trường thích hợp với sự phát triển và trưởng thành cá nhân của Đấng Cứu Thế. Sau đó khi dạy con trai làm việc chăm chỉ với nghề thợ mộc, Đức Giuse đã làm cho Chúa Giêsu có thể liên quan thế giới công việc và cuộc sống xã hội.

4. Vài yếu tố mà Phúc âm đưa ra không cho chúng ta biết rõ và đánh giá những cách mà Đức Mẹ dạy dỗ Con Thiên Chúa. Chắc chắn là Đức Maria, cùng với Đức Giuse, đã cho Chúa Giêsu biết những nghi lễ và mệnh lệnh của Môsê, biết cầu nguyện với Thiên Chúa của Giao ước bằng cách dùng các Thánh vịnh, biết lịch sử của dân Israel tập trung vào cuộc xuất hành từ Ai Cập. Nhờ cha mẹ, Chúa Giêsu biết vào giáo đường Do Thái và hàng năm hành hương về Giêrusalem để mừng Lễ Vượt Qua.

Nhìn vào hệ quả đó, chúng ta có thể kết luận chắc chắn rằng giáo huấn của Đức Mẹ sâu sắc và hiệu quả, và thấy mảnh đất mầu mỡ theo tâm lý nhân loại của Chúa Giêsu.
Đức Maria và Đức Thánh Giuse là khuôn mẫu cho các bậc cha mẹ

5. Trách nhiệm giáo dục của Đức Maria với mối quan tâm Con như thế cho thấy vài nét đặc trưng khi so sánh vai trò của những người mẹ khác. Đức Mẹ chỉ cung cấp những điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển các giá trị mạnh mẽ và chủ yếu đối với sự trưởng thành, đã thể hiện nơi Đức Giêsu. Ví dụ, không có dạng tội lỗi nào nơi Đức Giêsu cần sự định hướng tích cực từ Đức Maria, ngoại trừ sự can thiệp sửa lỗi. Hơn nữa, dù Đức Mẹ cho Chúa Giêsu biết văn hóa và truyền thống của dân Israel, chính lúc tìm thấy Ngài trong Đền thờ đã cho biết rõ Ngài là Con Thiên Chúa, được sai đến để loan báo sự thật cho thế gian theo ý định của Chúa Cha. Từ việc làm “thầy dạy” của Chúa Giêsu, Đức Maria trở nên môn đệ khiêm nhường của Đấng mà chính Đức Mẹ đã sinh ra.

Tầm quan trọng trong nhiệm vụ của Đức Mẹ vẫn còn: từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành của Chúa Giêsu, Đức Mẹ đã giúp Chúa Giêsu phát triển “ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2:52), đồng thời chuẩn bị cho sứ vụ của Con Một.

Do đó, Đức Maria và Đức Giuse có thể được coi là kiểu mẫu đối với các nhà giáo dục. Đức Maria và Đức Giuse giúp họ trong những lúc khó khăn mà gia đình ngày nay gặp phải, và cho họ thấy cách giáo dục con cái hiệu quả và chính xác.

Kinh nghiệm giáo dục của Đức Maria và Đức Giuse là điểm tham khảo chắc chắn đối với các bậc cha mẹ Kitô giáo, những người được kêu gọi, trong những hoàn cảnh khó khăn và phước tạp nhất, để dấn thân phục vụ trong việc phát triển trọn vẹn tính cách của con cái, giúp chúng sống xứng đáng là con người và theo kế hoạch của Thiên Chúa.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Catholic Information Network)

(*) Theotokos là Trinh nữ Maria, Mẹ của Đức Giêsu Kitô. Theotokos khác với Christotokos, mặc dù cả 2 từ này đều nói về Trinh nữ Maria. Theotokos nói tới phụ nữ sinh Thiên Chúa và Christotokos nghĩa là phụ nữ sinh Chúa Giêsu. Chữ Theo nói tới “Thiên Chúa” và chữ Tokos là sinh sản. Cũng như người mang gươm giáo (spear-bearer hoặc doryphoros), theophoros theo nghĩa đen là “người mang Thiên Chúa” (god-bearer), mặc dù Theotokos cũng thường được hiểu theo nghĩa này. Những người theo tà thuyết Nestorian (thuyết của Nestorius, tập trung ở Ba Tư, chủ yếu ở Tiểu Á, bị kết án năm 431) coi Đức Mẹ là Christotokos hơn là Theotokos, họ tin rằng Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu ở dạng con người, họ cũng tin Đức Mẹ là Theotokos và tin Đức Mẹ sinh Giêsu là Thiên Chúa.

Trả lời