Để được nuôi dưỡng bởi sức sống thần linh

 

Để được nuôi dưỡng bởi sức sống thần linh
Ga 6: 51-58

Lm. Jude Siciliano, OP.
Anh Em Nhà Học Đaminh chuyển ngữ.

Để được nuôi dưỡng bởi sức sống thần linhThưa quý vị,

Quý vị có biết có một số người luyện trí nhớ của mình tốt đến nỗi có thể nhớ được một sấp bài đã bị xáo lên? Tôi đã từng chứng kiến các thành viên trong gia đình tôi chơi bài pinốc vào mỗi tối Chúa Nhật. Dù đó không phải là những người luyện khả năng trí nhớ một cách tài tình nhưng người giỏi nhất trong số đó vẫn nhớ được có bao nhiêu con bài đã đánh ra và thậm chí là những con nào! Nếu như nhớ sai, họ có thể thua ván bài đó và khiến ông cậu, một trong những người chơi cùng, phát cáu lên. Hầu hết chúng ta có trí nhớ bình thường và có thể sai lầm, tôi cho là vậy. Có ai chưa từng quên chìa khóa xe? Thế nhưng rốt cuộc thì ngày hôm sau chúng ta lại tìm thấy nó nằm ngay trong túi áo khoác mình mặc.

Trong bài đọc trích sách Đệ nhị luật hôm nay, Môisê nói với dân Israel khi họ tới gần Đất Hứa sau 40 năm dài lang thang vất vả. Ông gợi lại những ký ức của họ, nhắc lại cho họ nhớ Thiên Chúa đã quan tâm săn sóc họ như thế nào trong suốt hành trình của họ. “Hãy nhớ”, ông nhắc họ “hãy nhớ lại Thiên Chúa của anh em”. Ông không yêu cầu họ nhớ lại những niệm thương nhớ hay chung chung trừu tượng. Ông kêu gọi họ nhớ lại những hành động cụ thể Thiên Chúa đã vì họ mà thực hiện. Ông kể ra những việc cụ thể mà Thiên Chúa thực hiện cho họ và nhắc họ nhớ rằng Thiên Chúa nuôi sống họ trong hành trình sa mạc bằng cách ban cho họ manna.

Đâu là điều tốt đẹp mà dân nhớ? Môisê không kêu gọi họ vẽ các bức tranh hay xây dựng lại những thánh tích để mô tả lại nbao năm lưu lạc của họ. Ông muốn họ nhớ lại lòng trung tín của Thiên Chúa trong quá khứ, để rồi họ có thể trung tín với Thiên Chúa sau khi họ bước vào trong Đất Hứa. Chẳng phải những khi gặp khó khăn là lúc chúng ta ý thức hơn về sự phó thác của chúng ta đối với Thiên Chúa đó sao? Chẳng phải chúng ta cầu nguyện nhiều hơn mỗi khi sự việc trở nên khó khăn? Một khi họ định cư trong Đất Hứa, Môisê khuyên dân hãy trung tín với Đức Chúa. Họ không được quên Đức Chúa đã chăm sóc họ ra sao và thiết lập giao ước với họ thế nào. Trong vùng đất mà họ sắp vào, họ phải nhớ rằng họ lệ thuộc vào Đức Chúa và sống theo luật Người. Thật đáng phải có một trí nhớ như thế, nhưng không phải chỉ để chơi đánh bài cho vui.

Việc liên hệ đến manna trong bài đọc một nối chúng ta với bài Tin mừng hôm nay. Những người nghe Đức Giêsu ngay từ đầu đã phản đối kiểu ám chỉ đến việc ăn thịt của Ngài – quý vị cũng chẳng như thế sao? (Thực ra, Ngài nói đến việc ăn thịt của Ngài đến 4 lần!) “Thịt và máu” đó là cách mà người mẹ ám chỉ đến những đứa con của mình. “Chúng là máu thịt của tôi”. Cũng thế, thời Đức Giêsu, đó là cách ám chỉ việc là một con người. Đức Giêsu là cửa ngõ Thiên Chúa bước vào cuộc đời chúng ta như một con người – bằng xương bằng thịt. Những người đang lắng nghe Đức Giêsu không chỉ khó chịu về việc ăn thịt và uống máu của Ngài nhưng họ còn khó khăn trong việc chấp nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người.

Thánh Phaolô thì nói với cộng đoàn đang đổ vỡ ở Côrintô. Họ có thể đang có những cử hành phụng đẹp, nhưng lại không sống như thân thể của Đức Kitô. Người giàu có không chia sẻ với người nghèo, và những người yếu đuối không được giúp đỡ. Thánh Phaolô đã thách thức họ trở thành thức ăn họ đang dùng – Thân Mình Đức Kitô. Đó là một thách thức liên lỉ mà chúng ta cần phải nghe: cộng đoàn tín hữu chúng ta đây có phải là dấu chỉ tỏ tường cho thấy chúng ta là Mình và Máu Đức Kitô hay không? Đâu là đấu hiệu chứng tỏ cho người khác thấy chúng ta như thế?

Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta không chỉ bản thân mình trở thánh Đức Kitô mà chúng ta ăn vào, nhưng cả cộng đoàn của chúng ta cũng phải trở nên Thân Mình Đức Kitô. “Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”. Bằng cách cùng chung chia của ăn và của uống này, chúng ta thông dự với người khác chặt chẽ hơn thành một Thân mình Đức Kitô.

Thời Trung Cổ, người ta đi từ nhà thờ này đến nhà thờ khác trong dịp lễ này để nhìn vào bánh thánh, hy vọng sẽ được nhận lời cầu. Đó là thời mà họ thường chiêm ngưỡng Thân Mình Đức Kitô hơn là rước lấy. Đại lễ này không phải là một dịp thụ động, một dịp để kính cẩn chiêm ngắm Thánh Thể mà tỏ lòng tôn kính của cá nhân hay cộng đoàn đối với Chúa. Đại lễ chúng ta mừng hôm nay không phải là một lời mời gọi để chỉ nhìn ngắm, nhưng là đón nhận Mình và Máu Đức Kitô để rồi được nuôi dưỡng bởi đời sống thần linh mà chúng ta nhận lãnh được, là Mình và Máu của Đức Kitô cho thế giới.

Nếu lãnh nhận Mình và Máu của Đức Kitô hôm nay, chúng ta có thể tự hỏi mình vài điều. Chẳng hạn như: chúng ta đã làm thế nào để phản chiếu cho thế giới này hình ảnh của Thái Tử Hòa Bình mà chúng ta đón nhận? Chúng ta trở nên giống Đức Kitô ra sao khi cho người đói ăn và chữa lành kẻ bệnh tật. Khi lãnh nhận Mình và Máu của Đức Kitô chúng ta trở nên những gì chúng ta ăn và phải hành động tương ứng như thế.

Hôm nay, khi chúng ta lên hiệp lễ, thừa tác viên Thánh Thể cầm Bánh Thánh, giơ lên trước mặt chúng ta và nói: “Mình Thánh Chúa Kitô; Máu Thánh Chúa Kitô”. Các vị không kêu tên những gì họ đang phân phát cho chúng ta ăn mà còn gọi tên mỗi người chúng ta nữa, vì chúng ta là “Mình Đức Kitô và Máu Đức Kitô”. Nói cách khác, sự hiện diện thực sự thì không chỉ tìm thấy trong giáo hội nhưng nơi mỗi những Kitô hữu đã được rửa tội, được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và trở nên sự hiện hữu thực sự của Đức Kitô trong thế giới này.

Thế giới hiện đại đáng buồn làm cho người ta có quá ít thời gian để bạn bè hay gia đình có thể tụ tập quanh bàn để dùng bữa cùng nhau. Trừ khi chúng ta rất yếu, hay thương tật thì mới có cơ may ngồi ăn chung với nhau như một phương pháp chữa trị. Thường chúng ta bỏ qua một bên những khác biệt nhỏ nhặt với những người ngồi quanh bàn và có thể cảm nghiệm sự chữa lành và trưởng thành trong các mối tương quan. Nếu ở mức độ nhân loại mà còn thế, thì áp dụng vào cộng đoàn đức tin của chúng ta, cộng đoàn quy tụ quanh bàn tiệc Thánh Thể để lắng nghe Sách Thánh, nghe câu chuyện về gia đình chúng ta và cùng bẻ bánh, chia sẻ một chén, sẽ hữu hiệu hơn biết bao nhiêu?

 

Trả lời