Cn 5 C : … Anh sẽ là người thu phục người ta.

 

Từ nay… Anh sẽ là người thu phục người ta.

Cn 5 C : ... Anh sẽ là người thu phục người ta.Kể từ khi bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng. Khởi đi từ Galilê cho tới vùng thập tỉnh. Từ thành  Giêrusalem, miền Giuđê và  vùng bên kia sông Giodan. Danh tiếng của Đức Giêsu được : “đồn ra khắp nơi, khắp các vùng lân cậ­n miền Galilê” (Mc 1,28). Tiếng đồn rằng; những lời giảng dạy của Ngài; bất cứ ai nghe cũng đều phải : “sửng sốt” . Và những lời giảng dạy đó  : “Thì mới mẻ. Người dạy lại có quyền uy” (Mc 1,27).

Chính vì thế, mỗi lần Đức Giêsu xuất hiện rao giảng Tin Mừng; ngay lậ­p tức bên cạnh Ngài là  một rừng người lũ lượt kéo đến lắng nghe.

Hôm nay, một lần nữa. Khi bình minh vừa ló dạng ở cuối chân trời… Khi từng đoàn thuyền  kéo về neo đậ­u bên hồ Ghen-ne-za-ret sau một đêm vật lộn với sóng gió để mưu sinh. Thì cũng là  lúc Đức Giêsu xuất hiện. Ngài lặng lẽ : “Đứng ở bờ hồ”.(Lc 5,1).

Như một vết dầu loang. Sự xuất hiện của Đức Giêsu lậ­p tức được loan truyền một cách nhanh chóng.. Nhanh đến nỗi chỉ trong một thời gian ngắn, dân chúng đã phải : “chen lấn nhau (mới có thể)   đến gần Ngài”.

Chắc hẳn tiếng đồn về một Giêsu với những  lời giảng dạy như là  lời của một : “Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư” – những kinh sư mà họ đã quá nhàm chán mỗi khi đi nhóm ở hội đường trong những ngày sabat – đã được loan truyền đến tai của họ.

Bờ hồ Ghen-ne-za-ret chìm ngậ­p trong khung cảnh nhộn nhịp và  sống động. Với tâm tình của sự ước ao. Ước ao đến bên Giêsu : “để nghe lời Thiên Chúa”.(Lc 5, 1)

Trước sự nhiệt tình đón nhận “lời Thiên Chúa” của dân chúng. Không còn cách nào khác. Đức Giêsu đã phải biến con thuyền đánh cá của ông Simon làm thành một “sân-khấu-di-động”. Đang khi cái sân-khấu-di-động đó được “tài công” Simon chèo-ra-xa-bờ làm một khoảng cách an toàn. Thì đám đông dân chúng cũng đang được tái lập trật tự.

Đấng-thẩm-quyền-Giêsu  “Ngồi xuống, và  từ trên thuyền – Ngài (bắt đầu) giảng dạy”.(Lc 5, 3). Như một thông lệ; sau mỗi lần giảng dạy – Đức Giêsu đều làm phép lạ như là  để “bầy tỏ vinh quang của Ngài” và cũng là để cho : “các môn đệ tin vào Ngài” (Ga 2, 11).

Nếu cách đó mấy hôm ở Caphacnaum – sau khi giảng dạy trong hội đường. Đức Giêsu với quyền năng của mình. Ngài đã: “chữa lành một người bị quỷ ám” (Lc 4, 31).

Thì hôm nay – ở Ghen-ne-za-ret; Đức Giêsu đã làm một phép lạ. Một phép lạ đã khiến cho : “tất cả mọi người có mặt ở đó đều  kinh ngạc” (Lc 5, 9). Phép lạ về một mẻ-cá-lạ-lùng !!!

Chuyện là  thế này. Sau một đêm vất vả trên ngư trường. Simon và các bạn chài của ông ta : “không bắt được gì cả” (Lc 5, 5).

Có là  nực cười không kia chứ ! Giêsu – một “tay thợ mộc” lại muốn làm thầy dạy cho đám ngư dân !!! Không thể tin được khi Thầy Giêsu “lịnh” cho họ ra khơi trong một thời điểm hoàn toàn bất khả thi cho việc đánh bắt cá !!!

“Nhưng vâng lời Thầy”… Vâng ! “Thầy” ở đây không phải là  “Ông thầy dạy nghề”… Simon hiểu rõ điều này. Ông ta nhận thấy ở Giêsu hình ảnh một “Ông Thầy” khác. Thế là  họ đã ra khơi… Và  phép lạ đã xảy ra.. Câu chuyện được kể lại như sau : “Họ bắt được rất nhiều cá, đến nỗi hầu như rách cả lưới” (Lc 5, 6).

một chút tâm tình….

Phép lạ này không trực tiếp lên con người mà  trực tiếp lên thiên nhiên. Phép lạ này như một lời tái khẳng định rằng : “Thiên Chúa là Đấng tạo dựng trái đất muôn loài”.

Và  hơn thế nữa – phép lạ này như muốn – một lần nữa – trao ban cho con người quyền : “làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã  thú, tất cả mặt đất và  mọi giống vậ­t bò dưới đất” (St 1,…26) như xưa kia Đức Chúa đã ban cho Adam và  Eva.

Phép lạ này quả là  một phép lạ rất “lạ lùng”. Lạ không chỉ ở chuyện Simon và  các bạn chài của ông ta đã bắt được : “hai thuyền đầy cá” trong một thời điểm không thuậ­n lợi chút nào.

Nó còn lạ ở chỗ –  Đức Giêsu đã bắt được một mẻ “kình ngư” khổng lồ. Những kình ngư Simon, Giacôbê, Gioan.. mà  sau này chính những “kình ngư” này đã làm thay đổi cả thế giới…

Một phép lạ rất lạ lùng. Một phép lạ “2 trong 1”.

Vâng, nếu có thể được gọi là như thế…

một phút suy tư…

Trình thuật Tin Mừng Luca (5, 1-1) – có thể nói – nó như được thu gọn trong Phụng Vụ Thánh Lễ mà chúng ta tham dự mỗi ngày.

Thật vậy; để có thể nhìn thấy Đức Giêsu : “đang đứng ở bờ hồ” không gì tốt bằng, chúng ta hãy tham dự Thánh Lễ. Trong phụng vụ Thánh Lễ; chúng ta cũng nhìn thấy Đức Giêsu – qua vị chủ tế – “đang đứng ở bàn thờ”.

Để có thể : “nghe Lời Thiên Chúa”… Hãy tham dự Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ chúng ta cũng được nghe “Lời Chúa” qua phần đọc Thánh Kinh. Chúng ta cũng được nghe “Người giảng dạy” – qua vị Linh Mục – trong phần chia sẻ Lời Chúa.

Và hơn thế nữa – trong Thánh Lễ – chúng ta sẽ nhận được mẻ-cá-lạ-lùng. Đó là được kết hợp mật thiết với Đức Giêsu qua việc đón nhận chính Mình-Máu-Thánh-Ngài.

Chính sự kết hợp mật thiết này chúng ta mới đủ can đảm để mà đón nhận lời Đức Giêsu truyền bảo rằng : “Đừng sợ, từ nay anh sẽ là người thu phục người ta” (Lc 5,…10).

 

Trả lời