Cn 32 B : Thiên Chúa lắng nghe tiếng người nghèo

Chúa nhật 32 B :

Thiên Chúa lắng nghe tiếng người nghèo

Mc 12: 38-44

Lm. Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp

Cn 32 B : Thiên Chúa lắng nghe tiếng người nghèoTrước hết chúng ta thấy Êlia giống như một ngôn sứ tự phụ và thiếu nhạy bén. Ông gặp một bà góa đang lượm củi để chuẩn bị bữa ăn cho mình và đứa con trai với chút ít lương thực, và bà nói: “chúng tôi sẽ ăn rồi chết”. Vậy mà ông còn yêu cầu: “hãy mang cho tôi ly tách nước…[và] một chiếc bánh nhỏ”. Quý vị thấy không? Chẳng phải có vẻ vô tâm đó sao?

Thiên Chúa đã nói với  Êlia rằng sẽ có một cơn hạn hán trong vùng vì  Vua Ahab của Israel đã cưới Jêzebel, một công chúa của Siđon. Jêzebel thuyết phục Ahab thờ thần Baal. Baal là thần làm ra mưa, sấm chớp. Vì thế, Thiên Chúa không cho mưa nữa để cho thấy sự bất lực của Baal: những lời cầu khẩn lên thần Baal không thể làm cho trời mưa xuống và thế là hạn hán.

Jêzebel từ Siđon đến và mang theo thần của mình dẫn dân đến chỗ không thờ phượng Thiên Chúa đích thực. Thật châm biếm, Thiên Chúa làm một điều ngược lại là sai Êlia đến sống ở Xarépta vùng Siđôn (17,8). Một ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến vùng đất của dân ngoại để làm điều lành. Sau này, trong Tin mừng Luca, Đức Giêsu dùng ví dụ về bà góa thành Xarépta để cho thấy Thiên Chúa vượt xa khỏi lãnh địa Israel và mời gọi Israel cũng làm như vậy – trở nên phúc lành cho “mọi dân nước” (St 12,13).

Nhưng, vị ngôn sứ  có vẻ rất ngỗ ngược và cao ngạo khi ông xin bà góa dân ngoại phần thức ăn cuối cùng của bà. Khi bà bày tỏ sự miễn cưỡng, Êlia hứa rằng bà và con của bà sẽ có đủ lương thực cho đến khi cơn hạn qua đi và nạn đói chấm dứt. Lời yêu cầu của Êlia mời gọi bà góa tin tưởng vào lời và hành động của Thiên Chúa qua ngôn sứ. Bà chưa kiểm chứng được kết quả của lời của Êlia; nhưng bà tin rằng lời ông nói sẽ thành hiện thực.

Câu chuyện cho thấy Thiên Chúa là nguồn mạch của mọi ân sủng cho tất cả  mọi dân. Lời của ngôn sứ Êlia thật hữu hiệu, khi chúng ta lại nghe lần nữa Thiên Chúa chăm sóc kẻ bé  nhỏ nhất. Câu chuyện mô tả rất khéo tình trạng khốn khổ của bà góa trong Cựu Ước và Tân Ước. Nếu họ chẳng còn biết cậy nhờ vào ai, thì họ và con cái họ sẽ chết. Một trong những tiêu chuẩn thánh thiện của dân Chúa, cả trong Cựu Ước lẫn trong Tân Ước, là họ đã chăm sóc bà góa con côi thế nào – hay nói cách khác, chăm sóc những kẻ hèn mọn nhất của xã hội ra sao. Cũng lưu ý, trong Giáo hội tiên khởi, mười hai Tông đồ đã chọn bảy người để chăm sóc những bà góa gốc Hylạp bị bỏ quên (Cv 6,1-4).

Câu chuyện giữa ngôn sứ  Êlia và bà góa chỉ là chuyện nhỏ  xíu trong những nỗi thống khổ mà cơn hạn  gây ra cho thế giới thời ấy. Một ngôn sứ giúp một bà góa – một người được xem là “bên ngoài” cộng đồng tôn giáo. Nhưng, Thiên Chúa thấy được sự thiếu thốn cũng như niềm tin của bà nên đã đến giúp. Cho một bà góa và con trai của bà ăn, thực chất chẳng phải là một hành động gì to tát. Nhưng đó là một dấu chỉ mạnh mẽ cho tín hữu thấy tấm lòng Thiên Chúa đang ở đâu. Có nhiều “cơn hạn hán” trong thế giới chúng ta. Chúng ta có nghe được lời mời gọi trở nên dấu chứng của sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho người những người bé nhỏ và những người bị loại ra ngoài, những ai đang trải qua cơn hạn hán cách nào đó hay không?

Khi được rửa tội, chúng ta trở thành tư tế, ngôn sứ và vương đế. Khi chúng ta sống ơn gọi làm ngôn sứ của phép rửa, đến với những ai mà Thiên Chúa sai chúng ta đến để nói một lời khích lệ và nên dâu chỉ cho họ thấy rằng họ không bị bỏ rơi? “Hạn hán” là một dấu hiệu và một lời nhắc nhở chúng ta quan tấm đến những người đang trong cảnh bi đát, đang thiếu thốn: những nhu cầu căn bản như thức ăn chỗ ở; một lời khích lệ; một lời mời vào những nơi đã cấm hay bỏ rơi họ; một sự trân trọng khả năng của họ; và một sự chân nhận phẩm giá con cái Thiên Chúa của họ,…

Nơi Đức Giêsu hiện diện một Thiên Chúa nhân từ, Đấng nhìn thấy và đáp ứng nhu cầu của bà góa con côi. Như ngôn sứ Êlia, Người đi qua các biên giới giữa Israel và Các Dân Ngoại. Bên cạnh việc khen ngợi đức tin của bà góa Xarepta, Người cũng cho thấy lòng thương cảm của Thiên Chúa dành cho những người đói khát bằng cách nuôi đám đông dân chúng (Mc 6,30-44; 8,1-10).

Bài Tin mừng hôm nay từng được  mang tên là “đồng xu của bà góa” vì bà góa và số tiền ít ỏi mà bà đóng góp cho đền thờ — “tất cả những gì bà có để sống”. Nhưng câu chuyện của bà góa trong bối cảnh lớn hơn và khởi đầu với những lời khuyến cáo của Đức Giêsu chống lại các Kinh sư.

Các kinh sư phô trương hết cỡ sự nhiệt thành của mình và dễ dàng để người khác nhận ra và chào hỏi họ nơi công cộng, dành cho họ “ưa chiếm chỗ danh dự trong Hội Đường và thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc”. Giới kinh sư là những chuyên gia tôn giáo thời ấy, dễ thấy vì tác phong và cách ăn mặc của họ. Quý vị có thể nói nhìn vào cách ăn mặc của họ cũng biết họ xa cách thế nào đối với cuộc sống vất vả của đa số dân chúng xung quanh. Họ là những người nhiệt thành hời hợt, thanh thế và quyền lực.

Bên cạnh việc kết án các kinh sư về sự phô trương tôn giáo của họ, Đức Giêsu còn đả kích việc họ lợi dụng các bà hóa, người nhỏ bé nhất và những người nghèo nàn nhất. “Họ nuốt hết tài sản của các bà góa, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ”. Các Kinh sư có lấy tài sản để dành của các bà góa đổi lấy việc cầu nguyện cho họ hay không? Hay thu phì khi các bà đến xin lời khuyên hay không? Họ trục lợi trên sự mất mát của bà góa và Đức Giêsu thấy sự cùng khổ của người nghèo cũng như những kẻ bị lãng quên – như Thiên Chúa luôn thấy.

Bà góa trong bài Tin mừng là hình ảnh của bà góa trong câu chuyện của  Êlia; cả hai là những người có niềm tin. Tuần trước (Chúa nhật 31 TN, Mc 12,28-34) Đức Giêsu đã trích lại điều răn quan trọng nhất, “Nghe đây, hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi”. Cả hai bà góa đều xuất hiện với những hành động đức tin lớn lao vào Thiên Chúa đầy lòng quan tâm, Đấng không ngừng chăm sóc họ. Họ là gương mẫu cho chúng ta, nhất là trong những “lúc hạn hán”, khích lệ chúng ta giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng không bao giờ làm cho ai thất vọng.

Nhưng xin đừng thu nhỏ bối cảnh của bà góa trong Tin mừng. Tôi sẽ không chọn bài đọc ngắn. Đức Giêsu lên án mạnh mẽ  giới lãnh đạo tôn giáo, những người lẽ ra phải bảo vệ những kẻ khốn cùng. Nhưng, họ lại thích phô trương thanh thế trong khi quên mất trọng tâm giáo huấn của họ – quan tâm đến bà góa con côi. Trong ý nghĩa của những gì Đức Giêsu nói về việc các kinh sư ăn tươi nuốt sống “tài sản của các bà góa”, chúng ta không chịu được nhưng thắc mắc liệu chỉ có các bà góa mới là nạn nhân của các kinh sư. Tài sản của bà có bị các kinh sư “nuốt sống” hay không?

Nếu thế, bà đã chẳng thể chờ trông được những nhà lãnh đạo tôn giáo bảo vệ như Luật Chúa đòi hỏi họ dành cho người nghèo và những người không thấp cổ bé miệng. Vì thế, bà chỉ còn biết chạy đến với Đấng mà bà tin tưởng, là Thiên Chúa. Sự đóng góp bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa tỏ cho thấy bà tuyệt đối tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng thấu suốt đức tin của bà và giúp đỡ bà.

Thiên Chúa thực sự thấy bà và hoàn cảnh của bà, vì thánh Maccô cho biết rằng Đức Giêsu “ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền thờ và quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao”. Thông thường, khi Tin mừng mô tả Đức Giêsu ngồi là nhấn mạnh đến vai trò thầy dạy của Người. Nhưng những quan tòa cũng ngồi để tuyên án. Đức Giêsu thực hiện cả hai vai trò đó, dạy dỗ và lên án.

Đức Giêsu nói nhiều lần trong Tin mừng “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”. Điều mà chúng ta lắng nghe tuần trước “Nghe đây! Hỡi Israel!” Hôm nay, chúng ta có thể nói cách khác “Lắng nghe này!” Tuy nhiên chúng ta diễn tả nó, chúng ta lại được nghe căn cốt của giáo huấn sách thánh: Thiên Chúa nghe thấy tiếng kêu than của người nghèo – chúng ta cũng hãy lắng tai để nghe tiếng họ.


Trả lời