CN 15 TNB: Chúng ta được sai đi như những ngôn sứ



Chúng ta được sai đi như những ngôn sứ

Am 7,12-15; Ep 1,3-14; Mc 6,7-13

Lm. Jude Siciliano, OP.

 (HV Đaminh chuyển ngữ)


Thưa quý vị,

CN 15 TNB: Chúng ta được sai đi như những ngôn sứCó một nghệ thuật viết lý lịch để xin được việc hay để lên một vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Có những quyển sách, trang web và cả những chuyên viên quý vị có thể mướn họ để giúp đánh bóng trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc cho quý vị. “Hãy để chúng tôi đưa bạn bước lên phía trước một cách tốt nhất” – có lẽ là một cách quảng cáo thích hợp cho những tư vấn viên, những người hứa giúp chúng ta sắp xếp lý lịch của mình. Sau cùng, những ông chủ tương lai hầu như chọn ngay khi lướt qua lá đơn xin việc và lý lịch của chúng ta.

Vậy, sao Thiên Chúa lại không kiểu cách khi Người kêu gọi một người trở thành ngôn sứ? Thiên Chúa tìm những nơi ra như bình thường để chọn những ứng viên “thích hợp” cho vai trò quan trọng, nói lời Thiên Chúa cho thính giả luôn chống đối. Chính những ngôn sứ cũng tự nhận mình chỉ là thường dân – ít là cho đến khi họ được Thiên Chúa kêu gọi.

Ngôn sứ Amốt rao giảng ở vương quốc phía bắc tại đền riêng của Vua ở Bethel. Vương quốc phía bắc đang trong thời thịnh vượng, vậy tại sao Thiên Chúa lại cần chọn và sai một sứ giả đến với họ? Vì, trong khi một số người giàu có, thì những người thiếu thốn lại bị lãng quên và các việc thực hành tôn giáo lại giản lược thành những nghi lễ rỗng tuếch – nặng tính hình thức phô trương hơn là thờ phượng chân thành.

Ngôn sứ Amốt phản đối lối sống vô độ và những thực hành tôn giáo trống rỗng. Thượng tế tại đền Bethel là Amátgia và hôm nay chúng ta nghe ông chống lại lời giảng của Amốt: “Này thầy chiêm ơi, mau chạy về đất Giuđa”. Hay nói cách khác “Hãy về phía nam và cố mà tuyên sấm ở đó, hãy rời khỏi đây!” Amátgia là thượng tế, ông có uy thế và quyền lực chính trị. Amốt có lẽ ít uy thế và không được hưởng nền giáo dục chu đáo đủ để chống lại ông ta – ít là người ta có thể nghĩ thế.

Hay Thiên Chúa đã chọn nhầm lý lịch của Amốt, vì chính vị ngôn sứ đã thú nhận: “Tôi không phải là ngôn sứ,… Tôi chỉ là người chăn nuôi súc vật và chăm sóc cây sung”. Thiên Chúa chọn một người làm vườn để đến một trung tâm tôn giáo mà rao giảng một thông điệp cải chính dân chúng, những nhà lãnh đạo tôn giáo lỗi lạc và vua của nó.

Nếu Thiên Chúa đã chọn một người gần như không chắc chắn để hoàn thành mục đích của Thiên Chúa và để nói lời của Chúa, thì chắc hẳn Thiên Chúa phải bổ túc cho họ khi họ chu toàn bổn phận của mình. Thiên Chúa phải nhúng tay làm việc, chứ tự con người không thể làm thế.

Có những ngôn sứ quyền năng trong thời đại chúng ta, những người xuất thân từ giới bình dân, nhưng rõ ràng được Thiên Chúa chọn để hoàn tất ý định của Người: Nelson Mandela, Mẹ Têrêsa, Martin Luther King,… bên cạnh đó còn có những người lãnh đạo vĩ đại của Giáo hội, các họa sỹ và chính trị gia.

Nhưng tại sao những ngôn sứ lại ít thấy xuất hiện trên hàng đầu? Hãy nhớ lại những lời ngôn sứ trong cuộc sống chúng ta: cha mẹ, ông bà, thân nhân, bạn hữu, thầy cô và thậm chí cả những kẻ hay phê phán ta, những người đã nói cho ta một lời vào giây phút quyết định và đã làm thay đổi con đường hiện tại cũng như tương lai của ta. Những con người có vẻ không được đào tạo đức tin chính thức, chẳng hạn như một đứa trẻ hay một em sinh viên. Nhưng họ mở đôi mắt ta để hìn thấy những hời hợt trên con đường chúng ta đang đi, hay sự thờ ơ của xã hội chúng ta đối với những người thiếu thốn.

Hằng ngày những người này, như ngôn sứ Amốt và rất nhiều ngôn sứ khác, nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa thường kêu gọi những con người bình thường để nói lên lời thách đố và lời ân sủng. Đừng quên liệt chúng ta vào danh sách những “người bình thường” – người ta được kêu gọi để nói và hành động như sứ giả của Thiên Chúa trong thế giới này. E rằng chúng ta không nằm trong số những công việc mà Amốt mô tả về chính ông “Đức Chúa đã bắt lấy tôi…và đã truyền cho tôi : ‘Hãy đi tuyên sấm cho Ít-ra-en dân Ta”. Thiên Chúa chọn những người như chúng ta để mà hoàn thành những công việc đặc biệt. Mỗi người trong chúng ta qua bí tích Rửa Tội, đã được mời gọi ttrở thành một ngôn sứ.

Bài trích thư Êphêsô hôm nay cũng là một bản văn tương tự thế. Không phải Thiên Chúa đã mặc định cho chúng ta từ thuở đời đời, và chẳng cho chúng ta quyền chọn lựa nào. Nhưng chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để biết Đức Giêsu Kitô và mầu nhiệm cứu độ sẵn đó cho chúng ta qua Người. Thánh Phaolô nói rằng, chúng ta được chọn để sống thánh thiện và cảm nghiệm sự tròn đầy của tình yêu mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Kitô. Biết được ân sủng Thiên Chúa ban cho chúng ta và mời gọi chúng ta đón nhận ân sủng ấy cũng như biểu hiện ra trong cuộc sống qua lời nói và việc làm – hay nói cách khác là trở nên ngôn sứ nói lời Thiên Chúa cho mọi người.

Trong bài Tin mừng tuần trước, thánh Maccô nói về việc Đức Giêsu bị khước từ ở quê hương của mình. Đáp lại sự chống đối của họ, Đức Giêsu nói: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi”. Còn tuần này Đức Giêsu sai Nhóm Mười Hai đi thi hành những hành động và nói lời ngôn sứ.

Bài Tin mừng hôm nay là đoạn tiếp theo của bài Tin mừng tuần trước. Thánh Máccô nhấn mạnh rằng: như Đức Giêsu đã bị khước từ, thì cũng vậy, những người được sai đi nhân danh Người cũng sẽ bị đối xử như vậy. Đức Giêsu muốn rằng, nếu bị từ chối, họ nên “…ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Nói cách khác, chúng ta không nên ngạc nhiên khi lời nói và hành động nhân danh Đức Giêsu và bị khước từ – Đức Giêsu biết điều đó sẽ xảy ra.

Việc sai các môn đệ đi không kết thúc ở việc Người sai Nhóm Mười Hai ra đi, hay ở cuối mỗi sách Tin mừng. Chúng ta cũng được mời gọi để tiến đến vương quốc của Thiên Chúa, để nói và hành động trong Thánh Thần của Đức Giêsu. Lời Đức Giêsu đề nghị các Tông đồ ra đi “không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy ; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng”, chắc chắn loại tôi khỏi bức tranh ấy – vì tôi gói gém lương thực và tờ báo để lên máy bay có cái mà đọc và mà ăn, cũng như tôi nhét chật vali với nào là sách vở, vớ tất, áo khoác, …. Nhưng tôi nghĩ tôi hiểu phần nào lời yêu cầu của Người.

Tôi băn khoan vì vẫn còn quá nhiều vật sở hữu và cái laptop mới nhất khiến tôi không tập trung vào sứ vụ khi được sai đi vào thế gian thì sao? Làm thế nào tôi kể câu chuyện của Đức Giêsu cho thế giới bằng chính lời nói và gương mẫu của tôi? Tôi phải bỏ lại những gì, hay phải thay đổi gì trong cuộc sống hằng ngày, để tôi có thể làm chứng cách hữu hiệu hơn cho Đức Giêsu? Hay cụ thể hơn, liệu cách sống của tôi có mâu thuẫn với danh xưng “Kitô hữu” của tôi hay không?

Đó là những câ hỏi riêng tư, nhưng cò có những câu hỏi quen thuộc hơn mà người ta cần nghĩ đến. Còn đó đầy dẫy những “ma quỷ” chúng ta cần trục xuất ra khỏi xã hội của chúng ta. Hãy nghĩ về sự nghiện ngập, tiền tài, tình dục, ma túy, chủ nghĩa duy vật, buôn lâu, tàn phá môi trường,… những thứ ám ảnh và cám dỗ chúng ta mỗi ngày. Chúng ta nói mình đang chống lại chúng, nhưng chính phủ đã cắt giảm trợ cấp cho người nghèo, người bệnh, nghiện ngập, cắt giảm chi phí dành cho giáo dục và các hoạt động bảo vệ môi trường.

Lịch sử Giáo hội cho thấy rằng Giáo hội cũng không loại trừ bị “cám dỗ” – tham lam, lạm dụng tính dục, lạm quyền, đồng minh với các chính quyền hủ bại, đàn áp các nhà trí thức, bỏ quên người nghèo,…

Đức Giêsu sai chúng ta đi như những ngôn sứ, kêu gọi thế giới hoán cải; thế giới mà chúng ta đang hiện cư ngụ hay thế giới rộng hơn mà chúng ta là một phần trong đó. Người muốn chúng ta thay đổi lối hành xử của mình cũng như xua đuổi những thứ ma quỷ có thể hủy hoại hay cản trở chúng ta sống như một con người. Hôm nay chúng ta cùng quy tụ nơi đây để được nuôi dưỡng bằng Lời và Thánh Thể để chúng ta có thể lên đường cách mạnh mẽ làm ngôn sứ cho thế giới như Đức Giêsu đã tin tưởng nơi chúng ta.


Trả lời