Cát Đàm : Sức Sống Hồi Sinh

 

Giáo xứ Cát Đàm : Sức Sống Hồi Sinh

 

Về lại Cát Đàm, đập vào mắt mọi người là Tòa nhà chủng viện Mỹ Đức (nay là Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu) cao ngất, nơi mà nhiều thế hệ cha anh trong Dòng, cũng đã được đào tạo và trưởng thành tại đây. Thời gian trôi qua hơn sáu mươi năm, thế mà ngôi nhà vẫn kiên gan cùng mưa nắng như dấu chứng cho mọi người về một thời vàng son tại vùng đất Thái Bình này.

 

Cát Đàm : Sức Sống Hồi Sinh
Từ trái sáng phải : Chủng viện Mỹ Đức, nhà thờ và trụ sở Phụ Tỉnh

Theo như chúng tôi được biết, thì sau một thời gian dài phải “ngủ yên” vì thời cuộc, thì hơn một năm nay, nhờ tài khéo của Đức cha Phanxicô Xaviê, chủng viện đã bắt đầu hoạt động trở lại để đào tạo một số đông các thầy “vì sa cơ lỡ vận” mà tạm ngưng việc bút nghiên trong nhiều năm.

Cát Đàm : Sức Sống Hồi SinhTuy nhiên, những sinh hoạt của Chủng viện và việc đào tạo vẫn còn gặp một số những khó khăn nhất định, vì thiếu nhân sự và đa số các thầy lại cao tuổi… Nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sáng nhờ sự dẫn dắt của vị Chủ chăn mới của Giáo phận.

Còn ngôi nhà thờ dở dang của Giáo xứ Cát Đàm hiện nay được cha Chính Cẩm (nay là Đức ông Giuse) và bà con giáo dân xây dựng từ năm 1996 trên nền ngôi nhà nguyện nhỏ bé đơn sơ trước đây của các cha Dòng.

Phần cơ bản bà con giáo dân đã có nơi thờ tự, nhưng vẫn còn đấy rất nhiều công sức mới có thể trở thành một ngôi thánh đường đúng nghĩa và xứng đáng.

 

 

Sinh Hoạt

Hiện nay, cha Giuse Lý Văn Thưởng, OP., chánh xứ đương nhiệm vẫn chưa có nhà xứ và phòng khách riêng. Để có chỗ nghỉ ngơi và làm việc, ngài được giáo phận cho mượn một dãy 4 phòng nhỏ ở tầng trệt phía đầu nhà của chủng viện để dùng cho những sinh hoạt của nhà xứ. Đang cộng tác với Cha là thầy sáu Cẩm và thầy Dũng

Cát Đàm : Sức Sống Hồi SinhĐón tiếp chúng tôi là căn phòng khách 3 trong 1. Đó là căn phòng vừa dùng làm nhà bếp, nhà ăn và nơi để tắm giặt, vệ sinh. Theo thầy quản lý Cẩm cho biết, mỗi ngày anh em được chi tiêu cho các khoản theo mức 10 ngàn cho một người. Chuyện tưởng như đùa, thế mà vẫn đang xảy ra hàng ngày !!! (Mức chi tiêu này vẫn cao hơn gấp 3 lần các dì dòng nữ Đaminh Thái Bình, tọa lạc bên cạnh giáo xứ. Mỗi ngày các dì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt vỏn vẹn trong mức giá 3.000)

Sáng nay nhà có khách, thay cho món cơm nguội, tép rang và rau muống vườn. Thầy quản lý thay đổi thực đơn, mỗi người được một gói mì đổi vị. Bình thường, rau, được cô bếp, một giáo dân nhiệt tình trong xứ trồng ở những rẻo đất quanh nhà thờ, tép thì nhiều công hơn, được bắt dưới ao của chủng viện và ngoài đồng. Thái Bình là đất ruộng nên tép rang là món ăn thường trực. Thường thì mỗi khi có khách bà con giáo dân cũng mang vào biếu “con gà con vịt hoặc chân giò chai rượu” để cha xứ và các thầy tiếp khách. Nhưng thật xui xẻo cho chúng tôi ở Cát Đàm mấy ngày mà bà con giáo dân lại quên mất thói quen tốt lành trên, nên đành phải…

 

Cát Đàm : Sức Sống Hồi Sinh

Làm Việc

Hằng ngày, cha sở cùng các thầy ra nhà thờ nguyện kinh sáng cùng bà con giáo dân vào lúc 4giờ 30. Thánh lễ được diễn ra ngay sau đó. Thánh lễ sáng hầu hết chỉ có người già, vì thanh niên trong xứ, số thì bỏ xứ đi các thành phố lớn làm ăn sinh sống, số thì làm việc theo ca tại những khu công nghiệp gần nhà, nên rất ít người tham dự. Các dì dòng Đaminh Thái Bình cũng tham gia thánh lễ vì họ chưa có cha tuyên úy. Ngày nào có cha trong Nam ra dạy học hoặc giảng giải, ngày ấy nhà thờ chỉ còn lèo tèo vài người dâng lễ cùng cha xứ và các thầy.

Trong ngày, các thầy cùng với quý dì giúp xứ chia nhau đến các giáo xứ, giáo họ khác để gặp gỡ các anh chị em Huynh đoàn, dạy giáo lý, dạy hát và thăm viếng bà con. Nói thì nghe nhẹ nhàng, nhưng có đi mới biết. Các giáo xứ, giáo họ tại miền Bắc từ chỗ này đến nơi kia vừa xa vừa khó ngoằn nghoèo khó đi. Tính trung bình, mỗi ngày các anh em đi khoảng trên dưới trăm cây số.

Mỗi khi giáo xứ có việc, Ban hành giáo cùng bà con tham gia công tác rất tích cực. Thế nhưng, Cha xứ không thể trao phó trọn vẹn cho họ vì những điều kiện rất khách quan.

Nhà xứ tắt đèn vào khoảng 22giờ, khi mọi người kết thúc những công tác của mình.

 

Tương Lai

Cát Đàm : Sức Sống Hồi SinhVề Cát Đàm, nhìn khuôn mặt rạng rỡ của bà con giáo dân để thấy những tình cảm tốt đẹp họ dành cho cha sở và quý thầy. Nếu như trước đây, nhà thờ cỏ mọc đến tận tiền đường, nơi an nghỉ của các cha Cố cũng “hương tàn khói lạnh”… thì nay, Cát Đàm đang mang một khuôn mặt mới và ấm áp hơn, vì cha xứ đang nỗ lực quy hoạch và củng cố giáo xứ trên nhiều phương diện. Mọi người đang mong đợi từng ngày để có được ngôi thánh đường hoàn chỉnh như những giáo xứ khác. Thế nhưng…

Còn đấy nhiều khó khăn phía trước. Khi nhận bàn giao quản nhiệm giáo xứ, vốn quỹ nhà thờ còn lại cũng rất khiêm tốn… vì không giống như những nhà thờ khác trong giáo phận có ruộng trồng lúa, có ao thả cá, có vườn trồng cây, có chuồng nuôi lợn. Cát Đàm không có một khoản thu nhập nào, ngoài sự trông cậy vào lòng thành tâm khấn cầu thánh Vinhsơn của bà con giáo dân, nhưng cũng chẳng đáng là bao vì chỉ đủ trang trải tiền nhang đèn, dầu nến hàng tháng. Vật chất khó khăn là chuyện đương nhiên, nhưng bên cạnh đó còn có những khó khăn “tế nhị và phức tạp” khác nữa từ nhiều phía.

 

Cát Đàm : Sức Sống Hồi Sinh

Cầu mong cho Cát Đàm sớm lấy lại vị thế quan trọng của mình trong giáo phận, trong Dòng. Hy vọng một ngày không xa, Cát Đàm sẽ lại là một trung tâm của anh em Đaminh Việt Nam tại đất Bắc, nơi anh em sẽ tụ về để tỏa ra phục vụ cho vùng đất vốn là niềm tự hào của những người tự xưng mình là con cái thánh Đaminh.

 

Trả lời